Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Văn hóa hà nội qua góc nhìn của thạch lam và martín rama (khảo sát qua hà nội băm mươi sáu phố phường và hà nội, một chốn rong chơi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.32 KB, 63 trang )

Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

NGHIÊM THU HẰNG

VĂN HÓA HÀ NỘI QUA GÓC NHÌN
CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA
(Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường
và Hà Nội, một chốn rong chơi)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2018


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

NGHIÊM THU HẰNG

VĂN HÓA HÀ NỘI QUA GÓC NHÌN
CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA
(Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường
và Hà Nội, một chốn rong chơi)



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN PHƯƠNG HÀ

HÀ NỘI - 2018


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt
tình của giảng viên, ThS. Nguyễn Phương Hà, Tổ văn học Việt Nam cùng
sự nhận xét, góp ý của toàn thể các thầy cô khoa Ngữ văn, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô,
đặc biệt là giảng viên, ThS. Nguyễn Phương Hà đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nghiêm Thu Hằng


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của

riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên, ThS. Nguyễn Phương
Hà. Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất kì tác giả nào khác. Nếu sai
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nghiêm Thu Hằng


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.................................................... 8
1.1. Tác giả Thạch Lam..................................................................................... 8
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học ............................................................... 8
1.1.2. Tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường ..................................... 10
1.2. Tác giả Martín Rama............................................................................... 11
1.2.1. Cuộc đời ................................................................................................ 11
1.2.2. Tác phẩm Hà Nội, một chốn rong chơi................................................. 13
1.3. Cảm hứng văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín
Rama ............................................................................................................... 14

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN GÓC
NHÌN VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA . 18
2.1. Kiến trúc cảnh quan Hà Nội..................................................................... 18
2.2. Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực người Hà Nội .........................................
24
2.3. Nhịp sống người Hà Nội .......................................................................... 35
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
GÓC NHÌN VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN
RAMA ............................................................................................................ 42
3.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................. 42


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

3.2. Ngôn ngữ.................................................................................................. 44
3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 49
KẾT LUẬN .................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong bối cảnh hiện nay, văn học Việt Nam ngày càng có những
bước phát triển mạnh mẽ, tích cực. Bên cạnh việc phát triển từ nội tại, sự giao
lưu giữa với các nền văn học nước ngoài cũng khiến văn học đa dạng, phong
phú hơn. Đặc biệt với sự xuất hiện nhiều cây bút mới là người nước ngoài, bắt
đầu khai thác những đề tài vốn quen thuộc trong văn học Việt Nam đã đem lại
luồng gió mới cho văn học.

1.2. Hà Nội vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền thống
văn hóa. Hà Nội đi vào trái tim người nghệ sĩ, làm rung lên những cung bậc
cảm xúc diệu kì để họ cho ra đời nhiều kiệt tác. Bạn đọc đã từng quen thuộc
với sáng tác viết về Hà Nội của các tác giả như: Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy
Tưởng, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi, Băng Sơn, Vũ Bằng, Nguyễn Ngọc
Tiến… Nhà văn Thạch Lam cũng là một trong những tác giả gắn bó với văn
học, văn hóa Hà Nội qua tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường. Ấn
tượng và xúc cảm mà Hà Nội đem đến không chỉ chạm tới trái tim của những
người con sinh sống trên dải đất hình chữ S mà nó còn lôi cuốn một chuyên
gia kinh tế người Uruguay. Sự xuất hiện của Martín Rama với cuốn sách có
nhan đề Hà Nội, một chốn rong chơi đã thu hút nhiều độc giả. Mặc dù sinh
ra và lớn lên ở hai nền văn hóa khác nhau song đều xuất phát từ tình yêu thủ
đô, Thạch Lam và Martín Rama đã đem đến cho người đọc những tác phẩm
có giá trị. Với Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong
chơi, người đọc cảm nhận rõ hơn về Hà Nội - thủ đô nghìn năm văn hiến ở
nhiều góc nhìn khác nhau. Hai tác giả với những nhãn quan riêng đã khắc họa
hình ảnh Hà Nội qua thời gian với những góc quay chân thực và sống động.
Hà Nội đẹp, nguyên sơ và cổ kính qua sự trân trọng, ngợi ca của Thạch Lam.

1


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

Còn dưới góc nhìn của Rama thành phố không chỉ quyến rũ mà còn đang từng
bước chuyển mình đổi thay.
Nghiên cứu về đề tài Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam
và Martín Rama nhằm thấy được sự vận động của diện mạo văn hóa Hà Nội
xưa và nay, cũ và mới, truyền thống và hiện đại qua ngòi bút của một nhà văn
Việt Nam và một người ngoại quốc. Đồng thời, đây chính là cơ sở giúp mở

rộng kiến thức văn học cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp
trong nhà trường hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề
Giữa bộn bề của buổi chợ phiên văn chương, giữa sự náo nhiệt, đông
đúc của các gian hàng lãng mạn, Thạch Lam giống như một lữ khách đặc biệt.
Người con của Tự lực văn đoàn đã không đưa bạn đọc đến những chân trời
phiêu du, bay bổng của tình yêu mơ mộng, của sự thoát li đầy lãng mạn mà
dắt chúng ta đi vào giữa cõi đời rất thực. Cái cốt cách dịu dàng, nhân ái ấy đã
nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, trân trọng cuộc
sống nơi trần gian. Nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Xúc cảm của nhà
văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với
những con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến
cuộc sống trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. Ngày nay
đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác
phẩm có cốt cách và tác phẩm văn học” [7,375].
Từ năm 1939 - 1942, các nhà nghiên cứu như Trương Chính, Vũ Ngọc
Phan đã đánh giá về các tác phẩm của Thạch Lam. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc
Phan khẳng định: “Từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc, Thạch Lam đã tiến một bước
khá dài trên đường nghệ thuật”.

2


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

Sau Cách mạng tháng Tám, có nhiều nghiên cứu về Thạch Lam. Tiêu
biểu phải kể đến đóng góp của tác giả Lê Thị Đức Hạnh trong cuốn Mấy ý
kiến đánh giá Thạch Lam (Tạp chí văn học số 4, năm 1965), Hà Minh Đức
trong cuốn sách Nhà văn và tác phẩm, (Nxb Văn học Hà Nội, 1971). Các nhà

nghiên cứu này khẳng định Thạch Lam là nhà văn lãng mạn có thái độ trân
trọng người nghèo khổ.
Năm 1988, GS. Phong Lê xuất bản Tuyển tập Thạch Lam. Tháng 8
năm 2000, công trình nghiên cứu với nhan đề Thạch Lam của cái đẹp được
biên soạn bởi Hoàng Trần Vũ gồm những bài viết xoay quanh cuộc đời và tác
phẩm Thạch Lam của các nhà phê bình, nhà văn nổi tiếng như: Vũ Ngọc
Phan, Phong Lê, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Thế Lữ, Nguyễn Tuân,…
Ngoài các tuyển tập các bài viết nhỏ, nhiều công trình nghiên cứu về
Thạch Lam. Có thể kể đến luận án PTS của tác giả Phạm Thị Thu Hương với
nhan đề Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong Văn học Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1945: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh; luận án
tiến sĩ của Lê Minh Truyên có tên gọi Thạch Lam với Tự lực văn đoàn;
cuốn sách Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam cuả nhà nghiên cứu
Nguyễn Thành Thi; luận văn thạc sĩ Đặc sắc của ký Thạch Lam của tác
giả Lê Thị Xuân... là những đóng góp không nhỏ về phương diện nội dung
và nghệ thuật trong tác phẩm của Thạch Lam. Qua đó, khẳng định vị trí
của ông trong nền văn học nước nhà.
Nghiên cứu về Thạch Lam, các nhà phê bình không chỉ xoay quanh các
tiểu thuyết, truyện ngắn mà thể loại kí trong sáng tác của ông cũng nhận được
nhiều sự quan tâm. Trong đó phải kể đến tập bút kí Hà Nội băm sáu phố
phường. Đây là một tác phẩm thành công, đáng ghi nhận trên nhiều phương
diện cả về nội dung và hình thức. Lời tựa cuốn sách, tác giả Khái Hưng khẳng
định: “Thạch Lam là người chép sử đặc biệt cho Thăng Long văn vật… Đó là

3


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

lịch sử cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của dân thành thị với tất cả những

phong tục, tập quán, với tất cả những cái vui, buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ
trong xó tối, không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại đời sau” [6,3].
Trong bài viết Thạch Lam người đi tìm cái đẹp trong cuộc sống đời
thường và trong văn chương, TS. Lê Dục Tú cho rằng: “Hà Nội băm mươi
sáu phố phường đã đến với Thạch Lam bằng con mắt trông nhìn và thưởng
thức của một tâm thức Việt Nam: “muốn giao lưu hòa nhập với văn minh
nhân loại luôn nâng niu và bảo tồn truyền thống””. Tâm hồn và tài năng
Thạch Lam hòa quyện với nhau khắc họa nên những giá trị đẹp của văn hóa
Hà Nội.
PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp trong cuốn Tuyển tập kí - tản văn Thăng
Long Hà Nội cũng đánh giá cao và dành những lời ca ngợi, trân trọng cho tập
kí: “Kí Hà Nội của Thạch Lam như đã thâu tóm hết cái hồn cốt của đất kinh
kì - Kẻ Chợ. Nó âm âm trong lối phố, tao nhã, thanh lịch trong các thú chơi,
các thức quà, hòa quyện, luyến quyện trong từng thời khắc giao mùa, trong
nét cười thiếu nữ”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi đã từng nhận xét: “Thạch Lam
cũng đi tìm cái đẹp, nhưng với ông, trong đời sống cái đẹp vốn tiềm tàng,
khuất lấp và trong văn chương cái đẹp là sự sống được cảm thấy”. Từ hiện
thực đời sống, Thạch Lam đã tái hiện vẻ đẹp truyền thống văn hóa chốn kinh
thành Thăng Long đọng lại qua những trang văn.
Khác với tập bút kí của Thạch Lam, Hà Nội, một chốn rong chơi của
Martín Rama là một ấn phẩm mới. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều
công trình nghiên cứu trọn vẹn nào về cuốn sách này. Báo chí hay các trang
mạng xã hội mới chỉ xuất hiện những bài viết sơ lược về tác phẩm này. Trong
bài viết Lang thang đất Hà thành với Hà Nội, một chốn rong chơi của Bùi
Ngọc Hà trên trang báo mạng baotritre.vn (24/3/2014), tác giả nhận định:

4



Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

“Thông qua “Hà Nội một chốn rong chơi , Martin Rama gửi gắm một
thông điệp về sự bảo tồn và gìn giữ những nét đặc trưng của mảnh đất kinh
k ”. Nhà báo Thiên Thanh cũng từng nhận xét về tác phẩm này: “Hà Nội,
một chốn rong chơi chính là bức tranh Hà Nội trong con mắt một người
ngoại quốc đã có nhiều năm tháng sống trên mảnh đất rồng thiêng và gắn bó
với nó như máu thịt. Những độc giả người Việt Nam khi đọc trang sách viết
về Hà Nội quen thuộc có thể thấy những bất ngờ, thú vị mà chỉ những người
ngoại quốc như Martín Rama mới nhìn thấy được. Có lẽ cũng là lí do khiến
cuốn sách này nhận được nhiều yêu mến đến vậy” [12].
Qua việc khảo sát và nghiên cứu về đề tài Hà Nội, chúng tôi nhận thấy
có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố
phường của Thạch Lam song còm mang tính chất khái quát hoặc gợi mở. Với
Hà Nội, một chốn rong chơi của M. Rama, đây được coi là một tác phẩm
mới mẻ với bạn đọc, chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu
một cách trọn vẹn mà bước đầu chỉ dừng lại ở tiếp cận tác phẩm. Vì vậy, thực
hiện đề tài Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama (Khảo
sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi),
chúng tôi mong muốn tái hiện lại bức tranh văn hóa Hà Nội xưa và nay qua
cái nhìn độc đáo, khác lạ của một người gắn bó máu thịt với Hà Nội và một
người ngoại quốc yêu mến thủ đô.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau:
- Xác định vị trí của tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường
trong sáng tác của Thạch Lam, Hà Nội, một chốn rong chơi của Martín
Rama và tài năng của các nhà văn trong việc khám phá, miêu tả, khắc họa vẻ
đẹp văn hóa.

5



Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

- Chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong cảm hứng văn hóa Hà
Nội của hai tác giả.
- Khẳng định sự ảnh hưởng của giá trị văn hóa thủ đô cũng như nhìn
nhận mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác như kiến
trúc, nhiếp ảnh, hội họa, ẩm thực,…
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng đến những nhiệm vụ sau:
Một là, tìm hiểu một số phương diện nội dung thể hiện văn hóa Hà Nội
dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama (kiến trúc, nét đẹp trong văn
hóa ẩm thực và nhịp sống người Hà Nội).
Hai là, tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Hà
Nội dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama (không gian và thời gian
nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu).
Ba là, khẳng định giá trị truyền thống văn hóa Hà Nội, sự hòa quyện,
đan xen giữa cái mới - cái cũ, Hà Nội xưa - nay. Qua đó khẳng định tài năng,
tình yêu Hà Nội của hai tác giả Thạch Lam và Martín Rama.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp phân tích, bình giảng

6


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama


6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Như tên gọi của đề tài, đối tượng mà chúng tôi hướng đến là Văn hóa
Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama.
- Đề tài nghiên cứu tập trung qua hai tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu
phố phường, Thạch Lam (Nxb Văn học, 2016) và Hà Nội, một chốn rong
chơi, Martín Rama (Nxb Thế Giới, 2015).
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận chia
làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Một số phương diện nội dung thể hiện văn hóa Hà Nội dưới
con mắt của Thạch Lam và Martín Rama
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Hà Nội
dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama

7


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tác giả Thạch Lam
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học
Thạch Lam là viên ngọc quí của nhóm Tự lực văn đoàn nói riêng và
nền văn học Việt Nam nói chung. Ông sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà
Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại đã đến kì sa sút. Cha ông là

Nguyễn Tường Nhu, dòng dõi gia đình văn võ kiêm toàn. Ông thông thạo chữ
Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu
hay Phán Nhu. Mẹ Thạch Lam là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang
Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc. Ông bà Nhu có
tất cả bảy người con: Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long,
Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ Tường Thụy, làm công chức, các
người con còn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp văn chương. Trong số đó, nổi
bật là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh
(Thạch Lam).
Tháng 7/1917, ông Nhu đi làm thông ngôn ở Sầm Nứa - Lào, ít lâu sau
ốm và qua đời. Kể từ đó, mẹ Thạch Lam phải đưa các con về quê, tần tảo
buôn bán nuôi con. Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học
Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn
Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), gia đình ông chuyển
theo, lúc ở Hà Nội khi lại về Cẩm Giàng sinh sống.
Là người con có hiếu, muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã đổi tên
và khai tăng tuổi để học thành chung. Ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở

8


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

Hà Nội. Một thời gian sau vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú
tài. Đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh.
Buổi đầu, ông tham gia nhóm Tự lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam
sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày
nay của nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, Thạch Lam được giao làm Chủ
bút tờ Ngày nay. Năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị Thế
nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội). Ngày 27

tháng 6 năm 1942, Thạch Lam qua đời do căn bệnh lao phổi, khi ông mới 32
tuổi với nhiều dự định dang dở.
Thạch Lam mất sớm, khi tài năng đang ở độ chín. Sự nghiệp sáng tác
của ông không xếp vào hàng đồ sộ song lại trải rộng ở các thể loại khác nhau.
Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách, có
thể kể đến một số tác phẩm chính như:
- Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1937)
- Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1938)
- Ngày mới (truyện dài, Nxb Đời nay, 1939)
- Quyển sách Hạt ngọc (truyện thiếu nhi, Nxb Đời nay, 1940)
- Theo giòng (tiểu luận, Nxb Đời nay, 1941)
- Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1942)
- Hà Nội băm sáu phố phường (tập bút kí, Nxb Đời nay, 1943)
Tác phẩm của Thạch Lam không nhiều nhưng có giá trị. Văn Thạch
Lam đẹp, tinh tế, con người Thạch Lam hồn hậu, rất mực tài hoa. Đó là lý do
vì sao ông luôn chiếm được cảm tình đặc biệt của người đọc nhiều thế hệ.
Đúng như lời khẳng định của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “Ngay trong tác
phẩm đầu tay, người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng. Ông có
một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và
rất đẹp. Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy” [7,4].

9


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

1.1.2. Tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường
Sau khi Thạch Lam qua đời khoảng một năm, nhà xuất bản Đời nay in
cuốn bút kí với nhan đề Hà Nội băm mươi sáu phố phường (1943). Đây là
cuốn sách cuối cùng được in trong đời viết văn của Thạch Lam nhưng lại

mang theo những giá trị tốt đẹp còn đọng mãi với thế hệ sau.
Năm 1943, trong Lời tựa cho bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố
phường, Khái Hưng đã viết: “Hà Nội - Thăng Long - chốn cố đô yêu dấu của
chúng ta đã gần hai nghìn năm soi bóng trên dòng sông Nhị. Nó sẽ mãi mãi
soi bóng trong lòng người Việt Nam, khi mà mỗi thời còn có những trang
phong lưu mặc khách đem ghi chép trong văn, thơ, để truyền lại hậu thế cái
đời sống của nó, cái lịch sử của nó. Lịch sử Thăng Long đâu phải chỉ là
những lớp sóng phế hung dồn dập từ đời vua này sang đời vua khác, kế tiếp
nhau mà xây dựng cung điện nguy nga ven hồ Trúc Bạch, bên hồ Hoàn Kiếm?
Nó còn là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của dân thành thị, với tất cả những
phong tục, tập quán, với tất cả những nhân vật k khôi, với tất cả cái vui, cái
buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ và thoáng qua của những tâm hồn nho nhỏ
trong xó tối, không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại đời sau” [6,3].
Hà Nội băm mươi sáu phố phường là tập hợp của những bài kí nhỏ,
được Thạch Lam viết theo cảm nghĩ, cảm nhận cá nhân. Giống như tên gọi
của tác phẩm, tập tùy bút chủ yếu nói về chuyện phố, chuyện phường, đời
sống thường ngày của cư dân Hà thành và cả những thức quà riêng mà chỉ
mảnh đất này mới có. Ấy là những mái nhà cổ kính khoác lên mình lối kiến
trúc độc đáo, những biển hàng, con phố quen thuộc đang chuyển mình, là nét
văn hoá ẩm thực tinh tế giữa không gian lúc êm ả, thanh bình, khi rộn rã. Hai
mươi mốt câu chuyện nhỏ là hai mươi mốt bức tranh chan chứa hoài niệm,
khắc họa hình bóng Hà Nội xưa. Người đọc bắt gặp nhiều cảnh đời qua những
mẩu chuyện ngắn xúc động. Họ là những người phụ nữ tần tảo, sống vất vả

10


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Bên cạnh đó, thấp thoáng giữa các số phận éo

le, ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. Tất cả đều là những câu
chuyện về con người Hà Nội, nép mình dưới những khu phố khác nhau, với
những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ dưới ngòi bút chân
thực của tác giả. Văn hóa Hà Nội đi vào từng trang một cách tự nhiên, mềm
mại, uyển chuyển không khuôn mẫu, gò bó.
Có thể nói đó là những trang tùy bút vượt thời gian, có sức sống lâu bền
trong trái tim độc giả. Đã hơn bảy mươi năm trôi qua, ngày hôm nay đọc lại
tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường, chúng ta vẫn cảm nhận được
sự thân thuộc, lôi cuốn trên từng câu chữ. Kể cả khi bạn chưa từng đặt chân
tới Hà Nội cũng có thể hình dung ra và yêu thủ đô qua những trang văn của
ông như chính tác giả đã từng nói: “Hà Nội có một sức quyến rũ với người ở
nơi khác”. Còn những ai đã đặt chân lên mảnh đất này chắc hẳn càng da diết
hơn, nồng nàn, đắm say tình yêu dành cho Hà Nội.
Khẳng định về tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Hà Nội
băm mươi sáu phố phường có giá trị của một tác phẩm văn học giúp ta nhận
thức thêm về những khía cạnh nhiều màu, nhiều vẻ của Tổ quốc ta tươi đẹp”
[3,6]. Tập kí đã khắc họa những điều bình dị, chân thực nhất của Hà Nội trong
những năm đầu thế kỉ XX. Thạch Lam đã tìm ra, trân trọng, nâng niu những
vẻ đẹp khuất lấp, ẩn giấu bên trong cái giản dị, mộc mạc, đời thường, điều mà
không phải nhà văn nào cũng khám phá được.

1.2. Tác giả Martín Rama
1.2.1. Cuộc đời
Martín Rama là Chuyên gia kinh tế trưởng của khu vực Nam Á thuộc
Ngân hàng Thế giới, có trụ sở tại Delhi, Ấn Độ. Công việc chính của ông là

11


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama


thúc đẩy các vấn đề chính sách khó khăn trong khu vực và giám sát chất
lượng chung của công việc phân tích của Ngân hàng trong khu vực. Để thực
hiện các nhiệm vụ này, ông và nhóm của ông tích cực tham gia với các đối tác
trong chính phủ, học viện, xã hội dân sự và cộng đồng doanh nghiệp.
Rama nhận bằng tiến sĩ về Kinh tế vĩ mô ở Pháp năm 1985. Trở lại
quê nhà, Uruguay, ông làm việc tại CINVE, tổ chuyên trách lớn nhất của
nước này, và trở thành giám đốc. Cùng công việc ở Ngân hàng Thế giới, ông
là giáo sư thỉnh giảng về kinh tế học phát triển tại Đại học Paris cho đến năm
2005. Năm 2012, Rama là Giám đốc Báo cáo Phát triển Thế giới. Trước khi
chuyển sang hoạt động của Ngân hàng Thế giới, Rama đã dành mười năm
làm việc cho bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, chủ yếu ở
Washington DC, đồng thời hỗ trợ một số lượng lớn các nước đang phát triển.
Trọng tâm chính của công việc của ông là về các vấn đề lao động. Ông đồng
quản lý một chương trình nghiên cứu lớn về tác động của chính sách và thể
chế thị trường lao động đối với hiệu quả kinh tế. Ông cũng chịu trách nhiệm
cho một sáng kiến nghiên cứu về thu hẹp của khu vực công. Các hoạt động
nghiên cứu của ông đã dẫn đến nhiều ấn phẩm trong các tạp chí khoa học.
Từ 2002 đến 2010, Rama đến Việt Nam và cơ quan của ông có trụ sở
đặt tại Hà Nội. Với tư cách này, ông giám sát chương trình Ngân hàng Thế
giới trong nước về các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế và xóa đói
giảm nghèo. Ông cũng là người đầu mối trong đối thoại chính sách với chính
phủ liên quan đến cải cách kinh tế và dẫn đầu một loạt các hoạt động cho vay
chính sách hàng năm cùng với sự tài trợ của một tá nhà tài trợ.
Tuy là một chuyên gia kinh tế tại World Bank (Ngân hàng Thế giới)
nhưng Rama cũng là người dành cho Hà Nội một tình yêu sâu sắc. Ông nói
rằng bản thân biết Hà Nội từ năm 1998 và từng sống ở đây suốt tám năm,
trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2010. Ông đã từng viết cuốn

12



Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

sách Những quyết sách khó khăn dựa trên nhiều cuộc trò chuyện với cố Thủ
tướng Võ Văn Kiệt. Trong nhiều năm, ông là tác giả của Báo cáo Phát triển
Việt Nam. Đồng thời, ông cũng đưa ra những giải pháp nhằm đóng góp vào sự
phát triển không ngừng của thủ đô ở cả lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Song
song với công việc chính, ông còn được biết đến với tư cách là một nhà nhiếp
ảnh, nhà hoạt động nghệ thuật nghiệp dư.
Tháng 12/2017, Martín Rama nhận quyết định bổ nhiệm làm Giám
đốc dự án tại Trung tâm Phát triển Đô thị bền vững (thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam). Ông là giám đốc danh dự, không nhận lương,
thậm chí còn tự bỏ tiền túi của mình cho dự án. Tuy là một người ngoại quốc
nhưng M. Rama luôn cống hiến hết mình trong công cuộc giữ gìn và phát huy
những bản sắc văn hóa độc đáo của thủ đô với tình yêu nồng nàn, tha thiết.

1.2.2. Tác phẩm Hà Nội, một chốn rong chơi
Hà Nội, một chốn rong chơi ra đời năm 2014. Cuốn sách được viết
dưới con mắt của một chuyên gia kinh tế sau gần mười năm sinh sống tại Hà
Nội. Tác phẩm là món quà từ một tình yêu nồng nàn. Với hai mươi chương,
cuốn sách này được sắp xếp một cách khá tỉ mỉ cùng nhiều hình ảnh lý thú,
lôi cuốn. Chân thực khi viết về mặt trái của đô thị hóa, nhưng đối với Martín
Rama, Hà Nội vẫn là một nơi đáng sống và vô cùng hấp dẫn. Ông giới thiệu
vẻ đặc sắc từ lối kiến trúc Art Déco, sự đa dạng của những ban công, những
khung cửa rồi đến các biệt thự, khu tập thể và cả những danh thắng, vườn hoa,
công viên, công trình công cộng… Thông qua những bức ảnh chân thực, tác
giả đã đưa người đọc từ với nhịp buôn bán đến đời sống tâm linh. Một điểm
nhấn trong cuốn sách này là nét đẹp ẩm thực nổi tiếng của Hà thành được tái
hiện bằng cái nhìn độc đáo, khác lạ, hấp dẫn thú vị.


13


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

Hà Nội, một chốn rong chơi của Martín Rama là một cuốn sách mới
mẻ. Tác phẩm đã được trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội
năm 2014.
1.3. Cảm hứng văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín
Rama
Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã từng chia sẻ: “Hà Nội trong tôi là một
biểu tượng văn hóa vô cùng đẹp. Giá trị của Hà Nội là biểu tượng văn hóa
của cả dân tộc mà được hun đúc qua nhiều đời mới thành danh tiếng như thế
này. Hà Nội có bề dày lịch sử mà hiếm có Thủ đô nào trên thế giới có được”.
Hà Nội đã chinh phục trái tim bao người đã sống, đang sống và cả những ai
chưa từng đến nơi đây. Sức quyến rũ của văn hóa Hà thành là ngọn nguồn
cảm hứng của nhiều nghệ sĩ, trong đó có Thạch Lam và Martín Rama.
Vốn là một con người hiền lành, giản dị, khiêm nhường, Thạch Lam
luôn quan tâm đến số phận của những mảnh đời, thân phận nhỏ bé hay những
điều bình dị, đơn sơ của cuộc sống. Bởi vậy, văn ông đầy chất thơ, luôn phảng
phất tấm lòng đẹp của một tâm hồn nhân ái. Điều đó đi theo nhà văn khắp Hà
Nội, thấm đẫm trong từng trang viết say đắm lòng người. Thạch Lam gắn bó
với thủ đô, với căn nhà cây liễu ven Hồ Tây suốt một thời gian dài đến tận lúc
cuối đời. Từng phố phường, ngõ ngách Hà thành đều để lại trong ông những
dấn ấn đặc biệt. Ông thâm nhập vào đời sống thường ngày của người dân
thông qua những nét văn hóa của những biển hàng, những thức quà Hà Nội,
những giá trị tinh thần thuần khiết và cả những đổi thay của thủ đô khi chuyển
mình theo chế độ, nhịp sống mới. Thạch Lam bộc lộ tình yêu và niềm tự hào
về mảnh đất này. Ông muốn ghi lại tất cả những gì mình trân trọng nhất theo

một cách rất riêng. Mở đầu tập kí, Thạch Lam viết: “Người Pháp có Paris,
người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải,… Chúng ta cũng có Hà

14


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (Chúng ta chỉ còn tìm
những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm
hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris…”
[6,6]. Chẳng hề cầu kì, nhà văn miêu tả những món ăn rất đời, tìm đâu cũng
thấy và muốn lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa cổ truyền sống mãi với thời
gian. Ông đúc kết trong tác phẩm của mình “quà cũng là người”, qua món ăn
hiểu rõ hơn về con người. Cảm hứng văn hóa Hà Nội xuất phát từ cuộc sống,
con người nơi đây. Nó đong đầy, ngập tràn, ùa vào những trang văn của
Thạch Lam rất đỗi tự nhiên. Cảm hứng của tác giả bắt nguồn từ nhiều yếu tố.
Đó là tình yêu Hà Nội, sự kế thừa, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp
hòa quyện với tài năng, cảm xúc tinh tế của người nghệ sĩ. Tất cả những điều
này đã làm nên giá trị riêng của tập bút kí - một giá trị rất đời thường nhưng
không phải ai cũng nắm bắt được.
Với Martín Rama vốn không phải là nhà văn, ông là một nhà kinh tế.
Ông biết đến thủ đô ngàn năm văn hiến trên dải đất hình chữ S từ năm 1998,
nơi đây là để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng vị chuyên gia kinh tế này.
Ông kết duyên cùng Hà Nội khi nhận nhiệm vụ công tác ở đây năm 2002.
Trong khoảng thời gian 2002 - 2010, Martín Rama đã tìm hiểu rất kĩ về thành
phố này và cho ra đời đứa con tinh thần Hà Nội, một chốn rong chơi. Xúc
cảm trước những vẻ đẹp, giá trị văn hóa, tinh thần của thủ đô. Rama thường
dạo chơi khắp các ngõ ngách của Hà thành mỗi dịp cuối tuần. Với chiếc máy
ảnh trong tay, ông ghi lại mọi khoảnh khắc thú vị nhất mà mình bắt gặp.

Không chỉ chụp ảnh, ông còn mày mò tự tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, văn
hóa và con người… “Chỉ sau khi tôi chọn lọc, phân loại các bức ảnh, tôi mới
nhận ra rằng chúng có cùng chủ đề, đủ tư liệu để làm một cuốn sách thú vị.
Đó là khoảng năm 2009, tức là 7 năm sau khi tôi đến sống ở Hà Nội” [13].

15


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

Trải qua hai cuộc kháng chiến với bao thăng trầm lịch sử, Hà Nội từng bước
chuyển mình. Sự phát triển đô thị làm bộ mặt thành phố thay đổi, từ kinh tế,
khu công nghiệp, các toàn nhà cao tầng, giao thông hiện đại đến những thói
quen, nhịp sống mới. Sự phát triển ấy cũng kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng
từ văn hóa phương Tây. Trong khi nhiều người Việt Nam đang vô tình lãng
quên những giá trị văn hóa truyền thống đáng quý thì trong mắt bạn bè quốc
tế, Hà Nội vẫn luôn là một thành phố đáng sống, đáng yêu. Đại sứ người Pháp
Franz Jessen sau bốn năm gắn bó với thủ đô, khi kết thúc nhiệm kì, ông đã
bày tỏ: “Mỗi sáng, chúng tôi được đánh thức bởi tiếng gà gáy bên nhà hàng
xóm và tiếng loa phường. Vào buổi tối, chúng tôi lại cảm thấy quen với tiếng
rao của người bán hàng rong hoa quả và trà chanh, những tiếng rao phát ra
từ cái loa chạy bằng pin của họ. Cho dù là một thành phố rộng lớn, nhưng Hà
Nội lại có một sự hấp dẫn riêng mà chỉ những thành phố nhỏ mới có” [14].
Đối với Rama, ngay ở phần Lời mở đầu của cuốn sách, tác giả đã viết
“Cuốn sách này là sản phẩm của tình yêu.Tôi đã yêu Hà Nội từ lần đầu gặp
gỡ, vào tháng Mười năm 1998, và đến giờ, tình yêu đó chưa hề phai nhạt”.
Tác giả khẳng định “trong khi nhiều thành phố ở Đông Nam Á đang trở nên
xấu xí hoặc buồn tẻ thì Hà Nội vẫn là thành phố đáng sống, hơn thế nữa, nó
còn là thành phố rất đáng yêu”. Có thể thấy rằng để có được những cảm xúc,
động lực hoàn thành cuốn sách, Martín Rama đã dành cho Hà Nội một vị trí

thật đặc biệt.
Đúng vậy, dù là Thạch Lam hay Rama tuy có góc nhìn, cách cảm nhận
khác nhau nhưng Hà Nội vẫn hiện lên thật đẹp trong mắt họ. Chúng ta bắt gặp
sự đồng điệu trong cảm hứng về văn hóa Hà Nội của Thạch Lam và Rama
trước hết xuất phát từ tình yêu thủ đô. Những xúc cảm nảy nở khi hai tác giả
sinh sống ở nơi đây. Họ hòa mình cùng nhịp sống Hà thành để quan sát, cảm
nhận và suy ngẫm về vẻ đẹp văn hóa và lối sống của con người trên nhiều

16


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

phương diện, khía cạnh của đời sống thường ngày. Tuy sống và cảm nhận về
Hà Nội ở những thời điểm khác nhau nhưng cả hai tác giả đều quan tâm đến
những giá trị văn hóa lâu đời cùng những đổi thay nhanh chóng của thủ đô
trong giai đoạn chuyển mình. Rama và Thạch Lam đều quan tâm từ lối kiến
trúc xây dựng độc đáo, cảnh quan đa dạng đến đời sống văn hóa tinh thần
người Hà Nội. Song song với cảm hứng tự hào, ngợi ca, các tác giả còn thể
hiện quan điểm cá nhân về những góc khuất của thành phố trong những thời
khắc đổi thay của chế độ xã hội. Tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố
phường và cuốn sách Hà Nội, một chốn rong chơi không chỉ thể hiện tình
yêu thủ đô của Thạch Lam và Martín Rama mà còn cho thấy những hiểu biết
tinh tường của các tác giả này.

17


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN GÓC NHÌN
VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA
2.1. Kiến trúc cảnh quan Hà Nội
Kiến trúc là nghệ thuật, cũng là khoa học về tạo dựng những không
gian thích hợp cho hoạt động sống của con người. Có thể nói kiến trúc là một
dạng tổ hợp đặc biệt của văn hóa.
Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1945, người Pháp thực hiện chủ
trương đẩy mạnh đầu tư và khai thác thuộc địa nhầm khôi phục nền kinh tế và
củng cố địa vị của Pháp trên thế giới sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần
thứ nhất vào cuối năm 1918. Hà Nội, một thành phố thuộc địa giữ vai trò
chiến lược quan trọng ở Đông Dương đã trở thành mục tiêu số một cho
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của người Pháp. Hoạt động kinh
tế và xây dựng thành phố với tốc độ và quy mô gấp nhiều lần so với thời kỳ
trước đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Hà Nội. Tuân theo quy luật đô thị hóa
chung, vùng không gian trống, làng xóm đô thị và vùng ngoại vi đã bắt đầu
chịu sức ép về dân cư và đối mặt với các vấn đề xã hội, hạ tầng kĩ thuật. Từ
những năm 1920, trong khu vực phố cổ, người ta bắt đầu tiến hành cải tạo
hoặc xây dựng mới trên nền nhà cũ. Ngôi nhà mới, cao hai ba tầng, mang
phong cách kiến trúc ít nhiều chịu ảnh hưởng của Pháp. Có thể nói, sự xâm
lược của Pháp và ảnh hưởng văn hóa phương Tây đã tạo nên sự thay đổi lớn
trong diện mạo đô thị Hà Nội. Nhà văn Vũ Bằng trong cuốn Miếng ngon Hà
Nội đã tái hiện lại bức tranh Hà thành thời đó: “Sau một cuộc biến thiên, đất
nước đổi thay nhiều. Ai hồi cư năm 1948 - 1949 có nhớ rằng suốt từ Bạch
Mai về đến chợ Hôm có hàng dãy phố bị phá không? Hàng Thiếc, Hàng Đồng

18


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama


chỉ còn trơ lại cái nhà lỏng lẻo, mất cả trần, cả cửa. Có phố cỏ mọc ra cả
đường đi… Bây giờ Hà Nội lại có vẻ mặt mới… Nay đã có những căn nhà
rộng, cửa sổ bịt hoa sắt đứng lên thay thế. Người ta thấy nhà cửa tăm tắp như
vẽ bản đồ. Ấy là vì nhu cầu của văn minh đó” [2,13].
Sự đổi thay trong kiến trúc Hà Nội cũng được Thạch Lam tái hiện lại:
“Hà Nội đã đổi thay nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc với những
nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bực như cầu thang,
những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chỗ cho những phố gạch
thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và
đứng hàng, đó là biểu hiện của văn minh” [6,13]. Bộ mặt kiến trúc xưa vốn
thuần nhất, nay đã bắt đầu có những đổi thay, phong cách hòa trộn tây, ta
khiến nhà văn thốt lên “không còn gì của Hà Nội ngoài năm sáu mươi năm
trở về trước”. Dưới góc nhìn của Thạch Lam: “Khi ông cầm lái chiếc ô tô thì
ông lấy làm dễ chịu vì đường rộng, vì phố thẳng lắm. Nhưng đối với người
tản bộ đi chơi, lòng thư thả và mải tìm cái đẹp, thì phố xá mới không có thú vị
gì” [6,14]. Hà Nội mất dần đi những vẻ cổ kính của mảnh đất kinh kì thời vua
Lê, chúa Trịnh. Những nét cổ kính, xưa cũ của Thăng Long xưa đang dần bị
mai một. Tác giả bùi ngùi, xúc động, tiếc thương cho quá khứ một thời.
Trước khi người Pháp đặt chân tới Việt Nam, Hà Nội là một đô thị
phong kiến. Đô thị Hà Nội có cấu trúc điển hình của các thành phố nông
nghiệp truyền thống Đông Nam Á: sự hòa trộn giữa làng xã trong không gian
đô thị, tính gắn kết cộng đồng trong đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế
nông nghiệp - tiểu khu công nghiệp. “Ngày ấy, đường hẹp chắc hàng xóm
láng giềng ăn ở với nhau thân mật hơn. Người cùng hàng phố tự coi như có
một liên lạc cùng nhau. Bên này một cửa hàng tạp hóa có đầy quả sơn đen, có
chồng giấy bản và ống bút Nho, có cô hàng thùy mị mà hàng phố vẫn khen là
gái đảm đang. Bên kia nhà ông cụ Tú, có tiếng trẻ học vang, có cậu học trò

19



×