Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Hoạt động thực thi chủ quyền của việt nam trên vùng biển đảo miền trung thời pháp thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ


TRƯƠNG VĨNH DUY

HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHỦ QUYỀN
CỦA VIỆT NAM TRÊN VÙNG BIỂN ĐẢO
MIỀN TRUNG THỜI PHÁP THUỘC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ

ĐÀ NẴNG, NĂM 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHỦ QUYỀN
CỦA VIỆT NAM TRÊN VÙNG BIỂN ĐẢO
MIỀN TRUNG THỜI PHÁP THUỘC

SVTH

: TRƯƠNG VĨNH DUY

LỚP



: 14SLS

GVHD

: TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH

: SƯ PHẠM LỊCH SỬ

ĐÀ NẴNG, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Hoạt động nghiên cứu khoa học và khóa luận luôn là một phần quan trọng trong
chặng đường học tập của sinh viên các trường đại học trên cả nước nói chung và
trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng nói riêng. Những công trình nghiên cứu này sẽ góp
phần đi sâu hơn vào các vấn đề của xã hội, mở ra tư duy mới cho các công trình
nghiên cứu sau này tiếp tục phát triển.
Là một sinh viên Khoa Lịch Sử, em cảm thấy mình rất may mắn khi được học
tập và được tham gia những hoạt động liên quan đến học thuật, may mắn hơn khi em
được tham gia nghiên cứu đề tài “Hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam trên
vùng biển đảo miền Trung thời Pháp Thuộc”, là một đề tài rất ý nghĩa và giá trị.
Với lòng biết ơn sâu sắc, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Duy
Phương – cán bộ hướng dẫn khoa học và cũng là người đã hỗ trợ rất tận tình về các tài
liệu và nội dung để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Lịch Sử- Trường Đại Học Sư Phạm đã
tạo điều kiện về thời gian cũng như các nguồn tư liệu để bài khóa luận của em được
hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn đồng hành cùng
em, động viên em thực hiện bài khóa luận cuối khóa này. Dù đã cố gắng rất nhiều,
song bài khóa luận nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sơ
xuất. Đó sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp cho bản thân em hoàn thiện hơn trong
công tác nghiên cứu sau này.
Đà Nẵng, ngày…. Tháng… Năm 2018
Tác giả

Trương Vĩnh Duy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................3
5. Đối tượng, phạm vi đề tài nghiên cứu......................................................................3
6. Nguồn tư liệu nghiên cứu ..........................................................................................3
7. Phương pháp thực hiện .............................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................4
9. Bố cục của khóa luận .................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN VÙNG
BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG THỜI PHÁP THUỘC ...................................................6
1.1. Tổng quan vùng biển đảo miền Trung ................................................................6
1.2. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Vùng biển đảo
mền Trung trước thời Pháp thuộc .............................................................................10
1.3. Vùng biển đảo miền Trung trong nhận thức của chính quyền thực dân ........16
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN
VÙNG BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG THỜI PHÁP THUỘC ....................................18

2.1. Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và hệ thống phòng thủ .......................18
2.2. Hoạt độngTuần tra, kiểm soát vùng biển đảo Miền Trung ..............................23
2.3. Hoạt động thương nghiệp ....................................................................................28
2.4. Hoạt động ngoại giao ............................................................................................31
2.4.1. Ngoại giao với Trung Quốc ............................................................................31
2.4.2 Ngoại giao với Nhật Bản .................................................................................33
KẾT LUẬN ..................................................................................................................36
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO ...................................................................38
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam, một quốc gia từ lâu đã gắn liền với biển đảo. Nằm trong một vị trí
thuận lợi và có hơn ba ngàn km đường bờ biển từ Bắc chí Nam, vì vậy biển đảo đối
với mỗi người dân Việt đã không còn đơn thuần chỉ là các giá trị kinh tế, chiến lược
mà đã trở thành như một phần của đất nước, một phần máu mủ của dân tộc không thể
tách rời.
Các triều đại phong kiến Việt Nam đều coi biển đảo là một phần vô cùng quan
trọng, chính vì vậy đã có rất nhiều công trình phòng thủ, các hoạt động để bảo vệ và
khai thác vùng biển này. Khu vực biển đảo miền Trung lại có vị trí chiến lược hết sức
quan trọng, nơi có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa cho đến hôm nay vẫn còn
đang nằm trong sự dòm ngó, tranh chấp của các nước. Sự kiện lớn gần đây nhất là việc
dàn khoan HD-981 của Trung Quốc vào khai thác trái phép năm 2014, hay những
truyền thông sai lệch về đường 9 đoạn bao trọn cả 2 quần đảo của Việt Nam, cùng với
đó là những tranh giành trên các đảo nổi, đảo chìm ở Trường Sa với Phillipin…. Biển
đảo vẫn đang nằm trong tình trạng báo động và vẫn nóng lên từng ngày bởi những giá
trị và vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của con người nói chung và người dân
Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi vấn đề chủ quyền trên biển
và các đảo , quần đảo đang trở nên bức thiết và vô cùng nóng trên các diễn đàn cũng

như xã hội.
Xuyên suốt trong quá trinh dựng nước và mở mang bờ cõi, biển đảo miền Trung
được từng bước xác lập qua các triều đại Lý Trần Hồ Lê Nguyễn… để đến hôm nay,
vùng biển miền Trung trở nên một con đường hàng hải quan trọng với nhiều giá trị
kinh tế, lịch sử và văn hóa. Biển đảo Việt Nam nói chung và biển đảo miền Trung nói
riêng có những tài nguyên rất phong phú như dầu mỏ, hải sản, san hô, quốc phòng an
ninh, du lịch …. Đó là những giá trị mà biển đã đem lại, nuôi sống những người ngư
dân Việt Nam qua bao thế hệ. Chính vì những giá trị dồi dào đó mà Việt Nam trở
thành một “miếng mồi” ngon trong mắt những kẻ có tham vọng xâm lược. Chúng đã
tiến vào xâm chiếm bằng đường biển, và chúng cũng nhận thấy sự quan trọng của biển
để quan tâm phát triển. Biển miền Trung vốn đã nhiều bão tố, nay lại thêm những sóng
gió của thời cuộc, tác động đến cả chủ quyền và mỗi con người Việt Nam.
1


Với tầm quan trọng của biển đảo tổ quốc Việt Nam nói chung và của vùng biển
miền Trung nói riêng, đề tài mong muốn mang lại một sự khẳng định chắc chắc về chủ
quyền biển đảo trong giai đoạn đất nước có tiếng súng Tây phương xâm chiếm bờ cõi.
Qua đề tài, chúng ta có thể nhận thấy và khẳng định được các giá trị lịch sử, những
việc làm, chính sách mà nước ta từ thế kỉ XIX-XX đã thực hiện. Cùng với đó, nghiên
cứu việc thực thi chủ quyền biển đảo giai đoạn 1858-1945 sẽ góp phần làm sáng tỏ
hơn nữa những vấn đề lịch sử và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong truyền
thống giữ nước. Chính vì những lý do trên mà việc nghiên cứu này có những ý nghĩa
to lớn đối với thời sự, khoa học và thực tiễn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu đến đề tài chủ quyền biển đảo Việt Nam thời Pháp thuộc mới chỉ có
một số đề tài. Trong đó tiêu biểu như tác phẩm của PGS.TS Đỗ Bang (chủ biên), Tổ
chức và hoạt động bao vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn 1802-1885, Nxb
Thuận Hóa. Tác phẩm đã bàn về một số giá trị quan trọng của biển đảo quốc gia,
nhưng cũng chỉ đề cập đến khoảng thời gian đầu thế kỉ XIX mà chưa đi sâu vào giai

đoạn tiếp theo.
Liên quan đến đề tài này còn có luận án tiến sĩ của Lê Tiến Công (2013), “Hệ
thống phòng thủ cảng biển miền Trung trong cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm dưới
triều Nguyễn (1858-1883)”, Hội thảo khoa học Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ
biển đảo tổ quốc vào thế kỷ XIX do Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Đề tài
đã đề cập đến những công trình phòng thủ và sự kiện trong buổi đầu kháng chiến
chống giặc ngoại xâm trong buổi đầu vương triều Nguyễn.
Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Trung Tiến(2015), Tổ
chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn giai đoạn
1802-1885, do Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Tác giả đã nghiên cứu khá
đầy đủ và chi tiết về các hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam, tuy nhiên chỉ đề cập đến
thời kì đầu thế kỉ XIX, chưa khái quát được giai đoạn thực dân Pháp đô hộ.
Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài hoạt động thực thi chủ
quyền biển đảo Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu về đề tài hoạt động thực thi chủ quyền
của Việt Nam trên vùng biển đảo miền Trung thời Pháp thuộc thì chưa có đề tài nào.
Những công trình đó là cơ sở để tôi kế thừa và tham khảo nhằm hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu của mình.
2


3. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận này nghiên cứu về những hoạt động cụ thể diễn ra trong giai đoạn từ
1885 đến 1945 nhằm hướng đến mục tiêu lớn nhất là làm rõ những hoạt động thực thi
chủ quyền trên vùng biển đảo miền Trung thời Pháp thuộc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài mong muốn sẽ làm rõ được việc thực thi chủ quyền của Việt Nam và
chính quyền thuộc địa Pháp tại các vùng biển miền Trung để thấy được nững sự đánh
giá, coi trọng khu vực này. Qua đó sẽ góp phần hiểu thêm về chủ quyền biển đảo
chung cho đất nước Việt Nam và đưa ra những bằng chứng lý lẽ thuyết phục để khẳng
định vùng biển của quốc gia.

Ngoài ra chúng ta có thể rút ra được những bài học, những kinh nghiệm trong
việc thực thi những vấn đề trên vùng biển qua các sự kiện lịch sử, để có thể tiếp biến
và vận dụng vào công cuộc thực thi, bảo vệ chủ quyền biển đảo cả nước nói chung và
miền Trung nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
5. Đối tượng, phạm vi đề tài nghiên cứu
Đối tượng của đề tài chính việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với vùng
biển đảo miền Trung thời Pháp thuộc.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm các tỉnh thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, các
hải đảo ven bờ và 2 quần đảo lớn Hoàng Sa, Trường Sa , nghiên cứu xoay quanh các
vấn đề việc thực thi trên biển đảo, các chính sách, các việc làm của địa phương gắn với
nhà nước trong việc xác lập và gìn giữ vùng biển.
6. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Khóa luận này sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trong đó, nguồn tư liệu
quan trọng nhất là các tư liệu gốc liên quan trực tiếp đến triều Nguyễn như Đại Nam
thực lục chính biên, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ…
Khóa luận còn sử dụng tư liệu từ các sách như Tổ chức và hoạt động bao vệ biển
đảo việt nam dưới triều Nguyễn 1802-1885, Chủ quyền quốc gia VN tại hai quần đảo
hoàng sa trường sa, Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường sa tư liệu và sự
thật lịch sử.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác
giả đi trước gồm các nhóm tài liệu như: các báo cáo kết quả công trình nghiên cứu
khoa học, các luận án, luận văn, các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí
chuyên ngành.
3


Ngoài ra còn có một số những trang thông tin có uy tín và kiểm định đúng về chất
lượng trên các trang web trong và ngoài nước.
7. Phương pháp thực hiện
Với đề tài này tôi dựa trên quan điểm sử học Mác xít, quan điểm của Đảng và

nhà nước để tiến hành nghiên cứu.Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai
phương pháp chính trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra còn có các phương pháp như
sưu tầm, phân tích tài liệu, so sánh, đối chiếu và mô tả. Trong quá trình nghiên cứu có
thường xuyên có sự kết hợp giữa các phương pháp.
Thu thập những thông tin, tư liệu lịch sử có liên quan đến biển đảo, đặc biệt là
vùng biển Miền Trung để có những nền tảng cơ bản vững chắc trong quá trình làm
khóa luận. Những tài liệu thu thập được phải đối chứng, điều tra nguồn sử liệu, các
tư liệu địa phương cũng như tư liệu chính thống để đảm bảo tính chân thực cho
khóa luận.
Phân tích những thông tin, sự kiện lịch sử được ghi chép lại, chú trọng vào những
việc làm, những chính sách của triều đình nhà Nguyễn và chính quyền Pháp để làm bật
lên được những tác động và ý nghĩa của việc xác lập và thực thi chủ quyền trên vùng
biển đảo miền Trung.
So sánh việc xác lập chủ quyền thời kì trước và thời kì sau trong giai đoạn thực
dân Pháp xâm lược.
Thống kê bằng cách ghi lại những lần vượt hải, những việc làm để chứng tỏ hoạt
động thực thi chủ quyền của Nhà Nguyễn cũng như của thực dân Pháp.
Khóa luận sẽ dùng phương pháp nêu vấn đề và phân tích vấn đề đó để tạo nên sự
thống nhất trong cách viết và tạo sự dễ dàng cho người đọc hiểu rõ hơn.
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết và góp phần vào việc khẳng
định chặt chẽ chủ quyền biển đảo của đất nước, nhất là khu vực miền Trung với 2 quần
đảo lớn vẫn đang còn nằm trong sự tranh chấp xâm chiếm của các quốc gia kề cận.
Làm rõ hơn những việc làm, hoạt động của giai đoạn 1858-1945 trong vấn đề biển đảo
để giúp chúng ta hiểu biết thêm về giai đoạn có nhiều sự biến chuyển về chính trị xã
hội này, cũng như thấy được những sự quan tâm của Pháp đối với vùng biển Việt Nam
để khẳng định thêm giá trị to lớn của biển đảo Việt Nam.

4



Ngoài ra đề tài cũng có thể trở thành một tư liệu nghiên cứu cho các công trình
khoa học về biển đảo Việt Nam tham khảo, gợi ý thêm những khu vực hay từng khía
cạnh của giá trị biển đảo khu vực và cả nước.
9. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa
luận được kết cấu thành 2 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở thực thi chủ quyền của VN trên vùng biển đảo miền Trung thời
Pháp thuộc
Chương 2: Hoạt động thực thi chủ quyền của VN trên vùng biển đảo miền Trung
thời Pháp thuộc

5


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN
VÙNG BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG THỜI PHÁP THUỘC
1.1 . Tổng quan vùng biển đảo miền Trung
Việt Nam là một quốc gia gắn liền với biển đảo từ lâu đời. Việt Nam có đường
bờ biển dài và kề cận biển Đông, hướng ra Thái Bình Dương với nhiều tuyến đường
hàng hải quốc tế đi qua.
Tổng đường bờ biển của Việt Nam dài trên 3260km , trong đó, đường bờ biển
của khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã hơn 1600km, chiếm đến
một nửa đường bờ biển cả nước. Vùng biển Miền Trung nằm giữa đất nước, nối liền
Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan bằng những con đường giao thông hàng hải huyết
mạch. Bên cạnh đó nơi đây còn nằm trong khu vực của những tuyến đường biển quốc
tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương kinh tế và giao lưu văn hóa Đông Tây.
Vùng biển miền Trung ngoài vùng bờ biển còn bao gồm những đảo gần bờ nổi

tiếng và có giá trị lớn về kinh tế như Lý Sơn, Cù Lao Chàm… đặc biệt còn có thêm hai
quần đảo lớn xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hai quần đảo đang rất được
quan tâm và nằm trong vùng tranh chấp của các nước ven biển Đông. Vùng biển này
đã được gọi bằng nhiều cái tên như Biển Đông, Giao Chỉ dương, biển Nam Hải… .
“Là một trong sáu vùng biển lớn trên thế giới có diện tích khoảng 3.447.000km2,
ngoài Việt Nam còn tiếp giáp với các nước khác trong khu vực gồm : Malaysia,
Indonesia, Phillippins, Brunei, Singapore, Thái Lan, campuchia, đảo Đài Loan và lục
địa Trung Quốc. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng nối liền Thái Bình Dương
với Ấn Độ Dương, Châu Á Châu Âu, Châu Úc với Trung Đông “[1,tr15-16]
Điều kiện tự nhiên của vùng biển miền Trung rất đa dạng và phong phú, nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho các sinh vật biển phát triển,
thảm thực vật cũng đa dạng nhờ nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 đến 20 độ C,
lượng mưa 1500mm/năm tác động đến cả vùng bờ biển, nhiều loài thủy sinh nước lợ,
các nguồn tôm cá ở hệ sinh thái đầm phá cũng có sự phát triển đặc trưng đối với khu
vực này. Nguồn lợi hải sản phong phú trên 2040 loài cá, trên 600 loài rong biển là
nguồn thức ăn và dược liệu như hải sâm, vích, đồi mồi, rau câu, yến…. Các loài cá chủ
yếu như cá Nổi nhỏ, cá Bò da (Aluterus monoceros) cá Nục đỏ đuôi (Decapterus
6


kurroides), cá Nục sồ (Decapterus maruadsi), cá Cơm thường (Stolephorus
commersoni), cá Chim đen (Parastromatus niger)... Ngoài ra vùng biển miền Trung
còn là nơi sinh sống của những loài cá đặc biệt như cá Đáy, các họ cá Sơn phát
sáng (Acronomatidae), họ cá Liệt (Leiognathidae), họ cá Mối (Synodontidae), họ cá
Khế (Carangidae). Trữ lượng cá của vùng biển nước ta khoảng 3 triệu tấn/năm.
Dưới đáy biến có nhiều khoáng sản quý như Thiếc, Titan, Thạch Anh, Nhôm,
Đất hiếm, Măng gan… và có 25% trữ lượng dầu dưới biển Đông. Nguồn lợi dầu mỏ
trên biển Đông là rất lớn, ước tính có đến hơn 500.000km2 nằm trong vùng triển vọng
có dầu khí, số lượng khai thác có thể lên đến khoảng 20 triệu tấn/năm. Toàn thềm lục
địa của Việt Nam được dự báo có khoảng 10 tỷ tấn quỹ dầu. Từ điển Bách khoa mở

Wikipedia cho biết rằng vùng biển Đông đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ
khoảng 1,2km3 (7,7 tỷ thùng), với ước tính tổng khối lượng là 4,5km3 (28 tỷ thùng).
Trữ lượng khí tự nhiên được ước tính khoảng 7500km3.
Ở Hoàng Sa và Trường Sa còn có trữ lượng phốt phát lên đến khoảng 2.780.000
tấn. Không chỉ có khoáng sản, trên hai quần đảo này còn có những tài nguyên khác
như vỏ sò, vỏ ốc, cát.. những loại nguyên liệu này vừa dễ khai thác, vừa áp dụng chữa
phèn cho đất rất hiệu quả, thậm chí còn có thể trộn theo một tỉ lệ nhất định để làm thức
ăn cho gia súc.
Một lợi thế khác của vùng biển miền Trung đó chính là hệ thống các cửa biển
cảng biển. Từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có rất nhiều cửa biển lớn nhỏ, không ít
trong số các cửa biển đó có những cái tên nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả ngoài
nước. Cụ thể :
Thanh Hóa có Cửa Càn,Cửa Lèn, Cửa Hới, Cửa Lạch Ghép, Cửa Lạch Bạng. Có
cảng Nghi Sơn
Nghệ An có Cửa Lò, Cửa Hội. Cảng biển Cửa Lò
Hà Tĩnh có Cửa Sót, Cửa Nhượng. Cảng biển Vũng Áng
Quảng Bình có Cửa Gianh, Cửa Nhật Lệ.
Quảng trị có Cửa Tùng, Cửa Việt .
Huế có Cửa Thuận An, Cửa Tư Hiền. Cảng biển Chân Mây
Quảng Nam Đà Nẵng có Cửa Đại, Cửa Nam Ô. Cảng biển Đà Nẵng, Hội An
Quảng Ngãi có Cửa Sa Kỳ, Cửa Đại Cổ Lũy, Cửa Lở, Cửa Trà Câu . Cảng biển
Dung Quất
7


Bình Định có Cửa Tam Quan, Cửa Thị Nại. Cảng biển Quy Nhơn
Phú Yên có Cửa Tiên Châu, Cửa Đà Diễn, Cửa Đà Nông
Khánh Hòa có Cửa Hà Liên, Cửa Lớn (Đại Cù Huân), Cửa Bé (Tiểu Cù Huân),
Cửa Cam Ranh . Cảng biển Nha Trang, Vân Phong, Ba Ngòi.
Miền Trung còn rất nổi tiếng với các bãi biển đẹp , nằm trong danh sách các bãi

biển đẹp của thế giới, sự nổi tiếng của các bãi biển như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò
(Nghệ An), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Thiết… góp phần rất
lớn vào tiềm năng kinh tế biển và du lịch biển. Bãi biển Đà Nẵng, Nha Trang luôn nằm
trong top các bãi biển đẹp của thế giới. Các vịnh biển như Đà Nẵng, Vũng Áng, Vũng
Rô có giá trị to lớn về kinh tế và quân sự trong thời kì cận đại cũng như hiện đại. Các
đảo gần bờ như Cù Lao Chàm, Lý Sơn.. luôn hấp dẫn du khách tham quan hàng năm,
đặc biệt là lượng khác ở các nước Châu Âu, Đông Bắc Á. Tại các đảo còn nuôi trồng,
thu hoạch nhiều sản vật ngon và nổi tiếng như nước mắm, hành , tỏi, yến sào, tôm hùm,
hàu… Bên cạnh những giá trị kinh tế, du lịch, các địa danh đó còn góp phần vào an
ninh , quốc phòng với các cảng biển lớn như Đà Nẵng, Vũng Rô… có vị trí quân sự hết
sức quan trọng. Có thể quan sát được đường giao thông quốc tế và khu vực.
Biển Đông án ngữ một vùng lãnh hải rất quan trọng về chính trị, nơi có những
tuyến đường biển thường xuyên nhộn nhịp và quan trọng của thế giới. Hàng năm khối
lượng vận chuyển hàng hóa qua biển Đông được xếp vào vị trí cao trong hàng hải quốc
tế. Biển Đông là điểm nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, liên kết các khu
vực Đông Bắc Á, Châu Đại Dương, Châu Phi, Ấn Độ, Châu Mỹ lại với nhau. Nằm
trong trung tâm của Đông Nam Á, biển Đông vận chuyển khoảng 90% khối lượng
hàng hóa thương mại toàn cầu. Mặt khác, đây còn là con đường vận chuyển năng
lượng từ Trung Đông, Châu Phi đến các nước Đông Bắc Á. Dầu khí là một mặt hàng
thiết yếu và mang tính chiến lược, khiến cho biển Đông trở nên quan trọng với an ninh
hàng hải và an ninh năng lượng.
Nằm án ngữ ngay trung tâm của biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa có vị trí vô cùng quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng. Việc kiểm soát
đi lại của tàu thuyền, khống chế, phong tỏa các tuyến đường biển đến Việt Nam và đến
các nước khác sẽ rất dễ dàng khi thực hiện trên hai quần đảo này.
Nơi đây còn là nơi trú ngụ của những tàu thuyền thế giới tránh bão. Từ nơi này
hoàn toàn có thể theo dõi thời tiết, những hiện tượng thủy văn, khí hậu. Theo dõi vùng
trời, vùng biển, đảm bảo an ninh quốc phòng tổ quốc.
8



+ Quần đảo Hoàng Sa, hay còn gọi là “Bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường được
thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và
một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực
quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2. Phạm vi quần đảo được giới
hạn bằng các đảo, bãi ở các cực Bắc, Nam, Đông, Tây.
Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là
đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển
các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.
Hoàng Sa nằm trong vùng "xích đạo từ" có độ sai lệch từ không thay đổi hoặc
thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới,
nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến
tháng 8 hằng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, có cây cối, chim và rùa biển
sinh sống.
Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế huyết
mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có
tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế,
quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển
và trên không trong khu vực phía bắc Biển Đông.
+ Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa từ 300 đến 500 hải lý. Biển tuy
rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2.
gồm 137 đảo, đá, bãi không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi
Phúc Trần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính). Căn cứ vào hải đồ vẽ
năm 1979 của Cục Bản đồ Quân sự Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm các cụm chính kể từ bắc xuống
nam: cụm Song Tử, Thị Tứ, Loai Ta, Nam Yết hay Ti Gia, Sinh Tồn, Trường Sa, An
Bang, Bình Nguyên.
Việc xác lập, sử dụng và khai thác biển từ lâu đã là một truyền thống của người
Việt Nam. Từ thuở hoang sơ với các câu chuyện Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử.. đã cho
thấy nhân dân ta rất chú trọng đến biển đảo. Cùng với quá trình tồn tại phát triển, dân

tộc Việt Nam luôn có ý thức bảo vệ ranh giới lãnh thổ của đất nước mình. Đặc biệt
trong tình hình hiện nay việc bảo vệ đó càng cần được quan tâm chú ý hơn.

9


1.2 . Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Vùng biển đảo
mền Trung trước thời Pháp thuộc
Trước khi miền Trung về với Đại Việt thì đây là địa bàn được làm chủ bởi người
Chămpa, một dân tộc có truyền thống hướng biển và làm chủ mặt biển. Người Chămpa
rất giỏi nghề đi biển, điều đó được khẳng định như một tất yếu. Kỹ thuật đóng thuyền
đi biển của người Chămpa đạt đến trình độ kỹ thuật cao. Họ có tiếng hung bạo trên
biển, làm chủ mặt biển và bố trí lực lượng dự phòng tại các cửa biển. Qua các thời kì
sau này, bắt đầu từ thời Lý, công cuộc mở rộng lãnh thổ về phương Nam cũng đã kéo
theo sự mở rộng ra miền biển.
Biển đảo miền Trung đã được xác lập từ rất lâu cùng với quá trình xây dựng đất
nước, đáng chú ý là trong giai đoạn khai hoang mở cõi từ năm 1553 của Nguyễn
Hoàng và các con cháu sau này, song song với việc mở rộng cương vực về Nam thì
vùng biển đảo cũng đã được chú trọng và mở rộng.
Cùng với quá trình Nam tiến, các chúa Nguyễn cũng rất chú trọng đến việc xác
lập và thực thi chủ quyền của mình đối với vùng biển đảo ở Đàng Trong. Từ thời của
chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã có sự khai thác các sản vật trên hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Ngoài ra còn thành lập đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải chuyên đi khai thác
và bảo vệ chủ quyền của vương triều trên hai quần đảo này. Các đảo gần bờ như Cồn
Cỏ, Lý Sơn cũng được xác lập trong quá trình Nam tiến.
Trong các bản đồ, thư tịch cổ của nước ta đều có những ghi chép khẳng định hai
quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc phần lãnh thổ do các triều đại phong kiến Việt
Nam quản lý, khai thác. Đây là hai quần đảo nằm xa bờ, không phải là dải cát ven biển
miền Trung kéo dài từ cửa Nhật Lệ (Quang Bình) tới Tư Dung (Thừa Thiên Huế)
thường được gọi là “Đại Trường Sa”, “Tiểu Trường Sa”. Tác giả Phan Huy Lê đã nhấn

mạnh rằng, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
với dải cát Đại Trường Sa, Tiểu Trường Sa: “Đại Trường Sa đã xuất hiện từ thời Lý
để chỉ dải cồn cát ven biển từ cửa Nhật Lệ (Đồng Hới, Quảng Bình) đến cửa Tư Dung
(Tư Hiền, Thừa Thiên Huế). Sau khi cửa Eo bị vỡ thì dải cồn cát từ Cửa Việt (Quảng Trị)
đến cửa Tư Dung gọi là Tiểu Trường Sa” [9,tr7 -10]
Việc khai thác cũng được đề cập trong Tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
được Đỗ Bá Công Đạo vẽ năm Chính Hòa thứ 7 (1686) có ghi chép về việc quản lý và
khai thác của chúa Nguyễn trên quần đảo Hoàng Sa. Ở tập bản đồ này, phần phủ
10


Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi ở phía biển có vẽ “Bãi Cát Vàng” và có lời chú giải
nói rõ việc họ Nguyễn quản lý và khai thác “Bãi Cát Vàng”: “…Giữa biển có một dải
cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ
cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. Mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các
nước đi ở phía trong trôi dạt ra đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy phía ngoài
cũng trôi dạt ở đấy, đều bị chết đói cả. Hàng hóa đều vứt bỏ ở đó. Mỗi năm vào tháng
cuối Đông, họ Nguyễn đưa 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hóa, của cải, phần nhiều
được vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đó thì một ngày
rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đó thì nửa ngày. Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mỗi…” [23].
Những tư liệu được chép trước thế kỷ XIX hầu hết có những nội dung tương tự
như trên. Đó là đều có miêu tả về vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa giữa Biển
Đông do các chúa Nguyễn quản lý. Bên cạch đó các tài liệu cũng cho biết về cơ cấu,
chức năng và hoạt động của đội Hoàng Sa lúc bấy giờ. Trong các ghi chép về Hoàng
Sa, Trường Sa trước triều Nguyễn thì sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết vào
năm 1776 có thể xem là đầy đủ nhất. Sách này chép: "Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa
biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré...; phía ngoài nữa lại có đảo
Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa
để lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải.... Trước họ Nguyễn đặt
đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2

nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3
ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của
tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì,
súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải
sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để
nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm,
rồi lĩnh bằng trở về...”[7,tr116-120]
Các chúa Nguyễn cho lập đội Bắc Hải từ đinh tráng các làng ven biển như Từ
Chính (Bình Thuận), Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế). Những người này đăng ký tình
nguyện và được miễn các tiền sưu, tiền tuần đò. Họ được đi thuyền nhỏ ra các xứ Bắc
Hải, khu vực đảo Côn Lôn, đảo Hà tiên để tìm và thu lượm các sản vật như đồi mồi,
hải ba, bào ngư,hải sâm. Hoạt dọng cùng với Hải đội Bắc Hải còn có cai đội Hoàng Sa
kiêm quản.
11


Trong lúc xác lập dần chủ quyền của quốc gia trên các vùng biển đảo thì cũng có
một vài sự kiện đánh dấu những hoạt động nhòm ngó của các nước kề cận.”Người đi
thuyền có lúc gặp thuyền đánh cá Bắc Quốc, hỏi nhau ở trong biển. Tôi đã từng thấy
một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho
Thuận Hoá nói rằng: năm Kiền Long thứ 18 có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh đội Cát
Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn Lý
Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió
đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên
quán. Nguyễn Phúc Chu (Nguyễn Phúc Khoát?) sai cai bạ Thuận Hoá là Thức Lượng
hầu làm thư trả lời" [7,tr116-120]. Khảo tả của Lê Quý Đôn có thể xem là một ghi
chép hoàn chỉnh về vị trí, đặc điểm của các quần đảo mà ông chép là đảo Đại Trường
Sa, Vạn Lý Trường Sa từng được đội Hoàng Sa của chúa Nguyễn hàng năm đều tới
quản lý, khai thác.
Có thể nói việc quản lý và khai thác quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước thế kỷ

XIX đã được ghi chép trong các thư tịch trong và ngoài nước. Các tư liệu đều khẳng
định từ đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã quản lý và khai thác tại đây. Công việc này
do nhà nước quản lý và đội Hoàng Sa, Bắc Hải thực thi nhiệm vụ. Hàng năm vào lúc
thuận gió, từ tháng 3 đến tháng 8 họ lại ra biển để làm nhiệm vụ của Nhà nước giao
phó. Họ đã xác định được tại đây có hơn 130 bãi cát và hải trình đi tới các hòn đảo như
thế nào. Bên cạnh đó, họ tổ chức thu lượm hóa vật, sản vật đem về phủ Phú Xuân giao
nộp. Hoạt động này diễn ra thường xuyên, được duy trì dưới thời Tây Sơn và được kế
tục, nâng cao hơn dưới triều Nguyễn.
Vào giai đoạn đất nước chia cắt, tình hình chiến tranh trong các thế kỉ XVI-XVII,
cùng với nhu cầu bảo vệ, thực thi chủ quyền vùng biển trước sự xâm nhập của thực
dân phương Tây đã thúc đẩy quân thủy phát triển mạnh theo hai hướng: tăng cường
trang bị và khả năng chiến đấu; mở rộng phạm vi hoạt động trên biển
Chúa Nguyễn bố trí lực lượng thủy quân trên ba vùng chiến lược nhằm chống sự
đe dọa từ phương Bắc (quân Trịnh), phương Nam (Chămpa) và một lực lượng bảo vệ
cửa biển "Kẻ Chiêm", đại diện cho mặt kinh tế, thương mại và là vùng "yết hầu" của
chúa. Cristoforo Borri cho biết người Đàng Trong rất thành thạo trong nghệ thuật sử
dụng các đại bác và thủy chiến: “họ biết nạp đạn và bắn giỏi hơn cả người Âu Châu.
Họ tự huấn luyện để đảm bảo khả năng bằng các cuộc thực tập liên tục và các cuộc
12


bắn bia, họ khá thành công vì thế họ kiêu ngạo về chuyện đó và tự tán tụng giá trị của
mình; khi các tàu Âu Châu đến hải cảng của họ, các thủy binh của nhà vua liền thách
đố các xạ thủ của chúng ta, những người này biết rằng không thể so sánh với họ nên
tránh cuộc thách thức chừng nào họ tránh được”. Ông cho biết thêm, người Đàng
Trong “có hơn 100 chiến thuyền. Và như thế họ trở nên mạnh trên mặt biển”[5].
Từ thế kỉ XVI-XVIII, kinh tế ngoại thương có sự phát triên và mở ra những
thương cảng lớn như Hội An, giao lưu kinh tế với nước ngoài đã bắt đầu tăng dần đòi
hỏi cần có sự an ninh và yêu cầu phát triển quân đội, bảo vệ vùng lãnh hải khỏi những
âm mưu đưa quân vượt biển hay các hải tặc quấy phá. Trong giai đoạn này thủy quân

Việt Nam rất phát triển và có nhiều chiến công văng dội trong việc đánh đuổi quân
xâm lược và các đoàn hải tặc.
“Biển Đông vạn dặm muôn tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình..”
Hai câu sấm truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm như một lời nhắc nhở cho các thế
hệ mai sau về sự quan trọng của vùng biển đảo nước nhà, và như chúng ta đã biết,
người tiên phong trong việc xác lập và thực thi chủ quyền ở vùng biển miền trung
chính là Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Ông đã đến và không chỉ khai phá vùng Thuận
Hóa, mà còn khai phá cả vùng biển nơi đây. Bởi lẽ Thuận Hóa này vốn là vùng đất của
Champa ăn sát ra biển, đất đồng bằng nhỏ hẹp lại thêm phần sông ngắn và dốc làm con
nước phù sa không bồi đắp nhiều khiến nơi đây trở thành vùng đất kém độ phì nhiêu.
Không những thế, do địa hình nơi đây tạo điều kiện cho gió Nồm Nam thổi mang theo
hơi nóng, biến vùng Thuận Quảng trở thành vùng đất nắng cháy. Để tồn tại và phát
triển ở vùng đất này cư dân Việt sau khi chiếm vùng đất này của Champa không còn
cách nào khác phải theo truyền thống của cư dân Champa là hướng ra khai chiếm Biển
Đông. Những nhà hàng hải Tây Dương đã có những sự ghi chép về truyền thống hàng
hải của cư dân Việt ở nơi đây. “Nhiều bản đồ hàng hải phương Tây đánh dấu nhóm
bãi cạn ở phía Tây nam quần đảo Hoàng Sa (quần đảo được gọi chung là Pracel hay
Paracels, khu vực này thiên về phía Tây Nam, gần bờ biển Việt Nam) cái tên hết sức
có ý nghĩa là Baxos de Chapar ( bãi ngầm Champa) và Pulo Capaa (đảo của
Champa).” [12,tr125 ].
Trong 56 năm cai quản vùng Thuận Quảng, Chúa tiên Nguyễn Hoàng đã gây
dựng nên một vùng đất trù phú, năng động và an cư từ nơi khở đầu là một vùng đất đói
13


nghèo. Trong công cuộc Nam tiến này, việc di chuyển bằng đường biển là một bước đi
vững chắc và nhanh nhẹn nhất, chính vì thế ông đã vừa gây dựng cơ sở trên đất, liền,
vừa gây dựng và tạo con đường biển an toàn, chiếm các đảo ngoài khơi làm bệ đỡ, hỗ
trợ cho các đoàn thuyền lương, thuyền quân hay cả thuyền buôn và đánh cá của cư dân

được an toàn di chuyenr dọc theo các vùng ven biển xuống Nam hay ra Bắc. Chính vì
vậy Nguyễn Hoàng Nhận thấy không chỉ phải giữ gìn vùng đất mà còn phải bố trí lực
lượng giữ gìn ngoài khơi, ông đã nhiều lần đưa người ra Hoàng Sa, thế nhưng ghi chép
về các chuyến cử người ra đảo này hiện vẫn chưa tìm được nguồn tư liệu xác thực.
Nhưng chác chắn rằng đến thời chúa Phúc Nguyên, là người kế vị đã đã thực
hiện đầy đủ và trọn vẹn tất cả những gì Nguyễn Hoàng đã giao phó, đặc biệt trong việc
xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa mà đến nay vẫn còn các tư liệu xác thực một
cách rõ ràng, cụ thể.
“Ất Dậu, năm thứ 28 (1585), bấy giờ có tướng giặc nước Tây Dương hiệu là
Hiển Quý đi 5 chiếc thuyền lớn, đến đậu ở Cửa Việt để cướp bóc ven biển. Chúa sai
hoàng tử thứ 6 lĩnh hơn 10 chiếc thuyền, tiến thẳng đến của biển đánh tan 2 chiếc
thuyền giặc. Hiển Quý sợ chạy. Chúa cả mừng nói rằng: Con ta thực là anh kiệt, và
thưởng cho rất hậu. Từ đó giặc biển im hơi” [24,tr 32] . Vị hoàng tử thứ 6 này chính là
Nguyễn Phúc Nguyên, việc thực thi chủ quyền đã được đánh một dấu mốc nổi bật
trong việc tiểu trừ bọn giặc biển, bảo vệ cửa biển Đàng Trong.
Năm 40 tuổi , Phúc Nguyên cho mở rộng thương cảng Hội An thành thương cảng
chính của Đàng Trong và còn là thương cản lớn trên toàn khu vực tương đương với
Việt nam và Đông Nam A hiện nay. Các số liệu thông kê cho thấy độ sầm uất của
thương cảng này rất lớn và hầu như các nước có đường hàng hải đi qua Biển Đông này
đều ghé vào Hội An. Sự buôn bán sầm uất đó không xảy ra những tình trạng bất ổn
hay các sự kiện cướp bóc trên biển quá lớn đã cho thấy những chính sách hàng hải và
bảo vệ vùng biển của Chúa Nguyễn.
Không chỉ ở vùng biển ven bờ, Nguyễn Phúc Nguyên còn ý thức sâu sắc vị trí
đặc biệt của các quần đảo xa bờ.. Vì vậy ông cũng sớm có những chủ trương , chính
sách và thực thi chủ quyền nơi các vùng đảo ở giữa Biển Đông. “Nguyễn Phúc Nguyên
đã quyết định đặt ra đội Hoàng Sa đặc trách công việc khai thác và bảo vệ Biển Đông
từ tuyến ngoài. Đây là một hình thức xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần
đảo giữa Biển Đông dưới danh nghĩa nhà nước lần đầu tiên, duy nhất và chưa từng có
14



tương tự trong lịch sử khu vực. Vì thế, sự xuất hiện của đội Hoàng Sa phải được coi là
kỳ công mở cõi hết sức tiêu biểu trong toàn bộ lịch sử chủ quyền quốc gia lãnh thổ của
Việt Nam” [12,tr139 ]. Từ đây đội Hoàng Sa bắt đầu công việc bảo vệ , hàng năm cử
các suất đinh được tuyển chọn từ các làng ở Quảng Ngãi và đặc biệt là ở Cù Lao Ré,
thay phiên ra thực thi nhiệm vụ bảo vệ và chủ quyền trên các quần đào Hoàng Sa.
Việc thực thi chủ quyền trên vùng biển miền Trung và các quần đảo được tích
cực quan tâm trong các thời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và đầu thời vua Tự
Đức trước khi Pháp xâm lược. Ngay sau khi lên ngôi , Gia Long đã cử cai đỗ Võ Văn
Phú chỉ huy đội Hoàng Sa tiếp tục thực thi chủ quyền trên các vùng biển đảo. Mộc bản
triều Nguyễn có ghi chép về sự kiện này. Đội Hoàng Sa tiếp tục thực thi nhiệm vụ kinh
tế và chủ quyền ở Biển Đông. Đến thời vua Minh Mạng, việc thực thi chủ quyền
không chỉ ở Hoàng Sa mà còn có ở cả Trường Sa. Bản đồ được đo đạc, vãn thám để có
được thông tin chính xác nhất. “Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền
đến thì cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và
nước biển xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, tình thế hiểm
trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại, xét ngày khởi hành từ
cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào thuyền đi,
tính được bao nhiêu dặm. Lại, từ xứ ấy trông vào bờ bến đối thẳng vào bờ là tỉnh hạt
nào, cách bờ chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ, đem về dâng trình” [25,tr867] .
Từ đấy cho thấy việc thực thi chủ quyền trên vùng biển Miền Trung của Nhà Nguyễn
rất được coi trọng, Đại Nam nhất thống toàn đồ là một ví dụ điển hình cho các công
cuộc đo đạc và hoàn thiện đất nước thời Nguyễn.
Đến thời Vua Thiệu Trị, công cuộc thực thi chủ quyền vẫn được tiếp tục, trong
một bản tâu của Bộ Công ngày 28 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1848) đã ghi lại:
“Hàng năm, vào mùa xuân theo lệ phái binh thuyền vãn thám Hoàng Sa thuộc hải
cương nước nhà cho thành thục đường đi lối lại”. Chúng ta có thể thấy 4 chữ “hải
cương nước nhà” xuất hiện như một lời khẳng định rằng đó chính là khu vực thuộc
Việt Nam, và Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của tổ quốc.
Đất nước bắt đầu đi vào những năm tháng thay đổi của dòng chảy lịch sử. Khi Tự

Đức lên ngôi, phương Tây cũng dòm ngó Việt Nam rõ ràng hơn. Phải đối phó với
phương Tây nên việc phòng bị ở các cửa biển hết sức quan trọng. Các đồn canh, tháp
pháo được bố trí dọc các tỉnh ven biển, trong đó được chú trọng là khu vực ở cảng Đà
Nẵng, Cửa Đại ở Hội An, cảng Sa Kỳ và cửa Thuận An ở Kinh đô Huế.
15


1.3. Vùng biển đảo miền Trung trong nhận thức của chính quyền thực dân
Với vị trí chiến lược cùng với sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, từ rất sớm
các nước Tây Phương đã chú ý đến Việt Nam. Nằm ngay vùng trung tâm của Đông
Nam Á, nơi giao lưu giữa các trung tâm văn hóa lớn của khu vực và thế giới nên biển
Đông đã sớm xuất hiện những con đường giao thương hàng hải quan trọng. Việt Nam
lại có bờ biển dài, nhiều thương cảng nổi tiếng đã khiến cho vùng biển miền Trung
càng thêm giá trị.
Việc chiếm trọn vùng biển Đông sẽ là một lợi thế rất lớn khi Pháp phải chuyên
chở lính viễn dương bằng tàu thuyền, có biển Đông như có một bàn đạp dễ dàng đánh
chiếm rộng ra các nước Đông Dương khác và thậm chí có thể chiếm cả Trung Hoa
cũng đang gặp những khó khăn. Và một điều dù nhỏ nhưng cũng rất quan trọng đó là
mở rộng thêm thuộc địa, biến nơi này thành một phần của mẫu quốc với các chế độ
chính trị, tôn giáo đã được du nhập vào trước đó.
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng mở đầu cho
cuộc tấn công xâm lược Việt Nam. Chúng không chọn Gia Định, hay Vịnh Bắc Bộ
đầu tiên mà chọn cảng Đà Nẵng, đủ để thấy tầm quan trọng của cùng biển này như thế
nào. Vịnh Đà Nẵng tương đối kín gió và rộng, tàu thuyền lớn ra vào dễ dàng và cũng
dễ chuyển quân. Đó chính là lợi thế về quân sự mà Đà Nẵng sở hữu.
Đà Nẵng đã từng được phương Tây biết đến qua tên gọi Tourane, nơi đây cùng
với thương cảng Hội An trở thành một vùng kinh tế thương mại sầm uất và thu hút rất
nhiều nhà giao thương. Đà Nẵng nghiễm nhiên trở thành một bến đỗ của những lái
buôn và cả những nhà truyền giáo.
Pháp đã nhận ra những giá trị của Đà Nẵng từ lâu để chọn nó làm nơi tấn công

đầu tiên. Mục đích chiếm Việt Nam của Pháp hoàn toàn nằm trong kế hoạch đã được
xây dựng từng bước trước đó, những giáo sĩ thường vẽ những bản đồ rất chi tiết về
vùng đất này. Theo lời của Christofo Borri phát biểu : “Phải chớp lấy thời cơ để thiết
lập ngay tại Đà Nẵng một thành phố đẹp, thành phố đó sẽ là nơi đảm bảo an ninh,
đồng thời có thể nhanh chóng biến nó thành vị trí khống chế tất cả các tàu thuyền nào
muốnđi vào Trung Quốc, chúng ta cần duy trì ở đó một hải đội để chặn đường Hà Lan
thường qua Trung Quốc và Nhật Bản, dù muốn hay không họ cũng bắt buộc phải đi
vào hải đạo của vương quốc này, giữa hải phận Phú Yên, Cù Lao Chàm và dải đá
ngầm Hoàng Sa”.[21,tr83-98]. Điều này chững tỏ rằng Pháp đã sớm thấy được vị trí
16


về vùng biển Đông của Đà Nẵng nói riêng và của miền Trung nói chung. Chính điều
này đã khiến Pháp rắp tâm muốn thống trị vùng viễn Đông này.
Ngoài lí do trên, Pháp còn nhận ra thêm hai thuận lợi khi tấn công vào Đà Nẵng,
đầu tiên đó lầ nơi đây gần cửa ngõ kinh thành Huế, chiếm được Đà Nẵng sẽ cắt đứt
liên lạc vùng phía Nam và dễ tấn công chiếm kinh thành. Bên cạnh đó nơi đây còn là
nơi tiên khởi của truyền giáo, sẽ có đông giáo dân hưởng ứng, ủng hộ cho chúng thuận
tiện đánh chiếm. Nhưng cuối cùng chúng đều không thể thực tiễn hóa hai lợi thế này.
Quay lại về nhận thức của Tây phương mà cụ thể là Pháp về vùng biển Đông, dù
thất bại ở Đà Nẵng nhưng chúng lại thành công khi chuyển mũi tấn công vào Gia Định
và từng bước chiếm trọn Nam Kì. Từng bản hiệp ước được kí kết với những yêu sách
từ phía người Pháp, ngoài những yêu sách về đất đai, tiền bạc, quyền lợi. Chúng đề
cập cụ thể đến các cửa biển, cảng biển của khu vực Miền Trung. Ngay cả hiệp ước đầu
tiên năm 1862, Pháp đã yêu cầu triều đình mở ba cửa biển Đà NẴng, Ba Lạt, Quảng
Yên cho người Pháp vào tự do buôn bán. Đủ để thấy rắng ngay từ những bước chân
xâm lược đầu tiên, Pháp đã đặt vấn đề biển Đông lên tầm quan trọng từ rất sớm.
Từng hiệp ước được kí kết cũng thể hiện cho sự từng bước đầu hàng của triều
đình nhà Nguyễn. Đất nước ta đã rơi vào tay chúng sau hiệp ước Pa tơ nốt năm 1884.
Từ đây Pháp bắt đầu xây dựng các bộ máy cai trị và thi hành chính sách thực dân cụ

thể trong 2 cuộc khai thác thuộc địa của chúng. Trong các chính sách đó, không thể
thiếu về chính sách biển đảo, con đường mà chúng đã đi để xâm lược Việt Nam

17


CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
TRÊN VÙNG BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG THỜI PHÁP THUỘC
2.1. Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và hệ thống phòng thủ
Sau bản hiệp ước 1884, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Kể từ
đây, một hệ thống chính quyền thuộc địa hình thành và biến đổi xã hội Việt Nam về
mọi phương diện. “Nội dung bản hiệp ước quy định: Nước Đại Nam thừa nhận và
chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ đại diện nước Đại Nam rong mọi
quan hệ đối ngoại của nước Đại Nam. Những công dân Đại Nam ở nước ngoài sẽ đặt
dưới sự che chở của nước Pháp”.[6,tr133]
Là một trong những nước phát triển mạnh mẽ, Pháp đã biến đổi bề mặt cơ sở hạ
tầng cũng như kiến trúc thượng tầng của Việt Nam lên một tầm nhìn khác. Những cái
mới lạ về khoa học công nghệ, công trình kiến trúc, kỹ thuật …. Đều được Pháp đầu tư
phát triển. Chính vì vậy xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc, xuất hiện
thành thị, phố xá, các tầng lớp mới. Tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội đều thay đổi và cứ bước phát triển, đặc biệt là với hệ thống giao thông.
Thế nhưng mục đích chính của Pháp vẫn là biến nước ta thành một thuộc địa,
một nơi để khai thác nhân lực, vật lực, tài nguyên khoáng sản để đem về “mẫu quốc”.
Chúng đặc biệt chú trọng đến các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc xuất nhập
khẩu và chuyển giao hàng hóa từ thuộc địa sang đế quốc. Trong bối cảnh xã hội bấy
giờ, việc di chuyển chủ yếu đến các nước phương Tây phải thông qua đường biển.
Biển Đông là một nơi cực kì thuận lợi và nhiều tài nguyên, lại nằm trong đường hải
phận quốc tế, tiếp giáp với nhiều nước và nhiều vùng đất màu mỡ. Việt Nam có đường

bờ biển dài cộng thêm các thương cảng nổi tiếng, truyền thống đi thuyền, đánh bắt lâu
đời càng khiến Pháp phải tìm mọi cách giữ lấy vùng Biển Đông, giữ lấy 2 quần đảo
tiền tiêu để bảo vệ lấy hải phận của thuộc địa, bảo vệ những chuyến đi dài ngày của
các tàu lớn được an toàn khỏi nạn cướp biển và chống lại các âm mưu xâm lược của
các nước trong khu vực xung quanh.
Nhà Nguyễn dù đã chấp nhận hiệp ước, nhưng vẫn cai quản Trung Kì, và trên
thực tế, Việt Nam vẫn là một quốc gia và có cương vực lãnh hải của riêng mình. “Từ
năm 1884, Việt Nam trực thuộc Bộ Thuộc địa Pháp, nước Việt Nam bảo gồm Nam Kì
18


thuộc địa, Trung Kì và Bắc Kì, danh nghĩa là bảo hộ nhưng trên thực tế là thuộc địa
của Pháp. Pháp thay thế Việt Nam (triều đình Huế lúc này) trong mọi vấn đề đối
ngoại, trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.Song cần khẳng định rõ ràng rằng, tuy
Pháp đại diện Việt Nam nhưng danh nghĩa chủ quyền vùng đảo này vẫn là của Việt
Nam”[6,tr133].
Nha Trang được Pháp xây dựng thành trung tâm của ngành thương mại. Vị trí
của Nha Trang trở thành mạch ngang nối giữa Sài Gòn và các tỉnh ở phía Bắc Đèo Cả
như Tuy Hòa, Quy Nhơn. Trong tác phẩm "Xứ Trầm Hương" của Quách Tấn đã cho
thấy phần nào sức phát triển của một số chợ cũng như vai trò của nền thương nghiệp
của Khánh Hòa thời kì trước năm 1885. Đến khi thực dân Pháp bắt đầu thực hiện
chính sách cai trị, khai thác thuộc địa tại Khánh Hòa bộ mặt toàn tỉnh có nhiều thay
đổi. Một số đô thị hình thành, trong đó có Nha Trang, từ một làng chài nhỏ, đã trở
thành một đô thị sầm uất với các công trình kiến trúc của thực dân Pháp, trong các
công trình đó, nổi bật nhất là Viện Hải Dương Học Nha Trang. Nơi lưu trữ các thông
tin về sinh thái biển Đông và cũng là trung tâm nghiên cứu khảo sát của nười Pháp về
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cảng Nha Trang, Ba Ngòi được đầu tư và mở
rộng, trở thành một trong những thương cảng nổi tiếng với Đà Nẵng, Hội An.
Đà Nẵng ngay từ những ngày đầu đã được người Pháp đánh giá cao. Trong những
ghi chép đánh giá của giáo sĩ Christforo Borri từ những năm 1618 đến 1622 về hai vùng

Đà Nẵng và Hội An rằng “Hai ngỏ vào ấy là cửa biển Fulln Cianialo (Cù Lao Chàm?)
và Turon (Đà Nẵng), hai cửa biển ấy ban đầu cách nhau 3, 4 dặm rồi rẽ nhau và đi sâu
vào nội địa như hai cong song lớn cách biệt nhau. Sau cùng gặp nhau ở một điểm, ở địa
điểm đó người ta thấy nhiều tàu thuyền vào bằng cửa này hay cửa khác” [8,tr530] cũng
được người Pháp tôn tạo và xây dựng, khu vực cảng Tiên Sa và vịnh Đà nắng được mở
rộng hơn về quy mô. Các tàu lớn của Pháp thường xuyên ra vào .
Một điều có thể nhận thấy rõ rằng dù Đà Nẵng được ra đời muộn hơn nhưng lại
phát triển nhanh chóng và sầm uất hơn các thanh thị khác trong giai đoạn này như Sài
Gòn, Hải Phòng, Chợ Lớn.. “Công sứ Quảng Nam (bao gồm cả Đà Nẵng) A.J Gouin,
năm 1891 đã mô tả sự phát triển đó như sau: Thành phố Đà Nẵng ngày càng phát
triển. Nhà từ đất mọc lên như nấm; một kè được xây dựng và các tàu vận chuyển hàng
hóa từ vịnh vào cảng. Một đại lộ song song với dòng song, hai bên có nhà xây bằng
gạch. Mọi việc chỉ rõ rằng một thành phố thương mại đang hình thành và sẽ nổi tiếng
19


trong tương lai… từ khi tàu hơi nước có khuynh hướng phổ cập, Hội An xuống dốc,
nhường tầm quan trọng lại cho Đà Nẵng.”[11,tr105].
Cảng Đà Nẵng đóng một vai trò quan trọng nhất trong cơ sở hạ tầng thành phố.
Từ một làng quê nhỏ bé, nghèo nàn ven sông Hàn, chỉ dăm ba làng đánh cá, vài hàng
quán của người Trung Hoa thì từ tháng 9/1909 người Pháp đã bắt tay vào xây dựng Đà
Nẵng thành cảng biển lớn nhất Trung Kì. Sông Hàn được nạo vét đáy song để tạo
chiều sâu cho các tàu tải trọng lớn đi sâu vào nội địa, đến nay độ sau trung bình của
thủy lộ song Hàn là 7m, các tàu trọng tải 2000 tấn có thể ra vào và neo đậu dễ dàng.
Kèm theo đó là một con đê biển được xây dựng để ngăn chặn sự bồi đắp của dòng
song do công ty Docks et Houilleres trúng thầu và chịu trách nhiệm các hạng mục.
Trong những năm đầu thế kỷ XX mới xuất hiện các cầu tàu, cần trục để bốc dỡ
hàng hóa, thời gian trước vẫn phải dung đến sức người. “Cầu tàu được xây dựng nhiều
hạng khác nhau: hạng nhỏ nhất dưới 50m2, hạng vừa từ 80 đến 100m2, trên 100m2
thuộc hạng lớn. 3 cầu tàu công cộng do cảng sở hữu gồm 1 cái ở L’llot de bosevatoire,

1 gần sát ga chợ Hàn, bằng bê tông côt sắt và 1 bằng sắt ở Ty Kiểm hóa quan thuế
cho tàu ven bờ” [11,tr127]. Cảng Tiên Sa trở thành một cảng nước sâu lớn với độ sâu
trung bình 20m hoàn toàn thuận lợi cho các tàu neo đậu.
Ngoài các hệ thống công trình trên, vào năm 1902, một hải đăng được xây dựng
ở bán đảo Sơn Trà để hướng dẫn tàu thuyền vào ban đêm.Năm 1904 xây dựng một
tram khí tượng Đà Nẵng ở Sơn Trà để đo khí tượng thủy văn và thời tiết. Năm 1905
xây dựng máy điện báo, đặt ở bờ biển để báo hiệu các tàu bè . Năm 1906 thành lập tại
Mỹ Khê một Sở Quan thuế để thông báo tàu đi hay đến,thông báo về khí hậu thời
tiết… Những công trình trên đã biến đổi Đà Nẵng thành một trong 3 cảng biển lớn
nhất cùng với Sài Gòn ở phía Nam và Hải Phòng ở phía Bắc, từ đây hoạt động giao
thương diễn ra tấp nập và mang lại nhiều hiệu qua kinh tế lớn cho cả thành phố.
Đối với các đảo xa bờ, lần lượt các năm 1887 và 1895, Pháp đã đại diện cho Việt
Nam ký với nhà Thanh Hiệp ước và Hiệp ước bổ sung về biên giới đất liền Việt Nam Trung Quốc. Cũng trong khuôn khổ của cam kết chung đó, Pháp tiếp tục thực hiện chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong lúc này giữa
Trung Quốc và Pháp có một số tranh chấp ở vùng phía Đông và Đông Bắc Móng Cái,
hoàn toàn không đề cập đến các đảo giữa Biển Đông và tranh chấp chủ quyền ở đây
chưa từng có.

20


Năm 1899, toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Paul Doumer, một người có
trí tuệ và tầm nhìn chiến lược của Pháp, đã ra lệnh xây một hải đăng trên quần đảo
Hoàng Sa để hướng dẫn tàu biển qua lại vùng này. Thế nhưng kế hoạch này đã không
thực hiện được vì chính quyền thuộc địa Pháp lúc bấy giờ không có đủ nguồn tài
chính. Mặt khác còn có thể có lí do sâu xa “Thái độ thiếu kiên quyết của chính phủ
Pháp lúc đó không chỉ đối với riêng dự án của P.Doumer, mà còn cả đối với việc đem
quân ra chiếm đóng vùng biển đảo xa xôi này” [6,tr257].Đây là một trong những bước
đầu tiên về sự quan tâm của Pháp trên vùng Biển Đông, mở đầu cho những ý thức và
các chính sách thực thi của Pháp trên vùng biển và 2 quần đảo xa bờ sau này. Sau

những sự kiện có tính chất xâm phạm của Trung quốc từ năm 1920. Pháp bắt đầu đặt
thuế quan và tuần tra trên biển.
Việc đặt thuế quan trên vùng biển miền Trung chính là biểu hiện cho việc Pháp
xây dựng các cơ sở hạ tầng. Từ đất liền đến các hải đảo đều có các trạm canh, hải
đăng, các cơ quan kiểm tra. Thương cảng lúc bấy giờ được mở rộng hơn và bắt đầu
thực hiện các chuyến buôn lớn, xuất nhập khẩu hàng hóa các nước khác và từ Việt
Nam sang Pháp. “Năm 1925, Pháp tiến hành những thí nghiệm khoa học treenhai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Dr.Krempt, Giám đốc Viện Hải Dương học Nha
Trang tổ chức.”[6,tr134]. Viện Hải Dương học là một công trình nổi tiếng và tiêu biểu
không chỉ của miền Trung mà còn trong phạm vi cả nước. đây là một trong những đại
diện tiêu biểu nhất cho những cơ sở mà Pháp xây dựng thực thi các công việc liên
quan đến biển. Viện được xây năm 1922, là nơi lưu trữ các dữ kiện về địa chấn học,
chu kỳ thủy triều và hải lưu vùng Biển Đông. Cho thấy rằng Pháp cũng rất quan tâm
về sự đa dạng sinh hoạc của Biển đông ngoài những mục đích chính trị, kinh tế.
Các cảng biển được tu bổ và mở rộng, trong suốt thời gian cai trị của Pháp, cảng
Ba ngòi cùng với 6 cảng khác (Sài Gòn, Hải phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hòn Gai,
Bến Thủy) là những trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn của thực dân Pháp giữa Bắc
kỳ với Nam Kỳ, giúp chúng có thể khai thác tối đa nguồn lợi của các tỉnh Tây Nguyên.
Ngoài cảng Ba Ngòi, thực dân Pháp còn cho tu sửa và mở rộng cảng Hòn Khói
(vốn có từ thời Chúa Nguyễn). Cảng có cầu cảng dài 30m, được làm bằng sắt và gỗ, độ
sâu ở bến là gần 2m. Năm 1910, cảng được mở rộng để tàu thuyền có thể trao đổi hàng
hóa, mua muối và nông sản của Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên.

21


×