Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 207 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

LÊ ANH ĐỨC

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

LÊ ANH ĐỨC

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
1. GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường


2. TS. Phan Chính Thức

Hà Nội, năm 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những nội dung mà tôi viết trong Luận án này là do sự
tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân, được thực hiện tại các trường cao đẳng và
các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tất cả kết quả
nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác khi tôi sử dụng đều có trích
dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận án này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ
luận án tiến sĩ nào ở trong nước cũng như ở nước ngoài và cho đến nay chưa
từng được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở
trên./.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019

Lê Anh Đức


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam đã quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho NCS tham gia trình bày
Đề cương đầu vào và học tập 05 chuyên đề tiến sĩ, đồng thời hướng dẫn, góp ý
Tổng quan vấn đề nghiên cứu và 03 chuyên đề tiến sĩ, góp ý seminar luận án để
NCS đi đúng hướng và hoàn thiện luận án của mình.
Đặc biệt, NCS xin gửi lời tri ân đến GS.TSKH.Nguyễn Minh Đường,

TS.Phan Chính Thức đã tận tình hướng dẫn, xác định hướng đi vừa kế thừa
những nội dung nền tảng lý luận vừa đáp ứng thực tiễn và dự báo xu hướng của
gíao dục nghề nghiệp trong tương lai làm cơ sở giúp NCS hoàn thành luận án
theo kế hoạch.
NCS chân thành cảm ơn, CB- Giáo viên và HS-SV Trường Cao đẳng
nghề Công nghệ cao Đồng Nai, các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh và lân cận,
các doanh nghiệp và hiệp hội nghề nghiệp, Sở Lao động-TBXH, Ban Quản lý
các KCN Đồng Nai đã giúp nhiều thông tin bổ ích làm cơ sở thực tiễn cho NCS
trong nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp. Trong đó cám ơn sự hỗ trợ
nhiệt tình của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI tại TP.HCM,
các chuyên gia nước ngoài của Liên đoàn các DoN NaUy (NHO), Trung tâm
trao đổi nguồn lực Thái Bình Dương-Pacific Resource Exchange Center-PREX
(Nhật Bản), GIZ (Đức) đã giúp NCS trong nghiên cứu và triển khai đào tạo gắn
với DoN tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai từ 2014 đến nay.
Sau cùng xin cảm ơn các anh chị NCS cùng khoá và các khoá trước cùng
với tất cả những tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình ủng hộ về tinh thần, động viên
NCS nghiên cứu để áp dụng hiệu quả vào thực tế tại Đồng Nai./.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019

Lê Anh Đức


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................... ix
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ......................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của luận án ................................................................. 3
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3
3.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................. 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
5.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 4
5.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4
6. Phương pháp luận nghiên cứu ...................................................................... 4
6.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................. 4
6.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
7. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu .................................................................... 6
8. Luận điểm bảo vệ .......................................................................................... 6
9. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 7
10. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 9
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển CTĐT theo tiếp cận quan
hệ trường và DoN .......................................................................................... 9
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý phát triển CTĐT .............. 12
1.2. Khái niệm công cụ .................................................................................... 16


iv
1.2.1. Quản lý .............................................................................................. 16
1.2.2. Chương trình đào tạo ........................................................................ 16
1.2.3. Phát triển chương trình đào tạo........................................................ 19

1.2.4. Quản lý phát triển CTĐT .................................................................. 20
1.2.5. Tiếp cận quan hệ trường và DoN ...................................................... 20
1.2.6. Chủ thể quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và
DoN ............................................................................................................. 20
1.3. Một số mô hình đào tạo ............................................................................ 21
1.3.1. Mô hình đào tạo theo quá trình ........................................................ 21
1.3.2. Mô hình CIPO ................................................................................... 22
1.3.3. Mô hình CDIO................................................................................... 23
1.3.4. Mô hình đào tạo theo chu trình (Circular Training Model) ............. 24
1.4. Phát triển CTĐT dựa vào mô hình đào tạo theo chu trình với tiếp cận
quan hệ trường và DoN ................................................................................... 26
1.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo ................................................................. 26
1.4.2. Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo....................................................... 27
1.4.3. Triển khai đào tạo ............................................................................. 30
1.4.4. Đánh giá kết quả các khóa đào tạo................................................... 31
1.5. Mối quan hệ giữa trường và DoN trong phát triển CTĐT ...................... 32
1.5.1. Các nguyên tắc để phát triển bền vững mối quan hệ giữa trường và
DoN ............................................................................................................. 33
1.5.2. Nội dung và lợi ích của mối quan hệ giữa trường và DoN trong phát
triển chương trình đào tạo .......................................................................... 35
1.6. Quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN ............ 40
1.6.1. Quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo với sự phối hợp của DoN ... 44
1.6.2. Quản lý việc lập kế hoạch các khóa đào tạo và thiết kế đào tạo với sự
phối hợp của DoN ....................................................................................... 47
1.6.3. Quản lý việc triển khai các khóa đào tạo với sự phối hợp của DoN 50


v
1.6.4. Quản lý việc đánh giá kết quả các khóa đào tạo với sự phối hợp của
DoN ............................................................................................................. 54

1.7. Các yếu tố tác động đến quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ
trường và DoN................................................................................................. 58
1.7.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................. 58
1.7.2. Yếu tố khách quan ............................................................................. 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 61
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO
TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI.................................................... 63
2.1. Tình hình phát triển KT-XH và nhu cầu nhân lực của DoN tỉnh Đồng
Nai ................................................................................................................... 63
2.1.1. Thực trạng kinh tế xã hội và DoN tại Đồng Nai ............................... 63
2.1.2. Thực trạng nhân lực các DoN tại Đồng Nai trong các năm gần
đây .............................................................................................................. 64
2.1.3. Thực trạng giáo dục nghề nghiệp tại Đồng Nai ............................... 67
2.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng .................................................... 71
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 71
2.2.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................ 71
2.2.3. Quy mô và cơ cấu mẫu khảo sát ....................................................... 71
2.2.4. Nội dung khảo sát (xem phụ lục các phiếu khảo sát) ....................... 72
2.2.5. Phương pháp khảo sát....................................................................... 72
2.2.6. Thang điểm đánh giá ......................................................................... 73
2.3. Thực trạng phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN ....... 73
2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo với sự phối hợp của DoN ........................ 73
2.3.2. Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo với sự phối hợp của DoN ............. 75
2.3.3. Triển khai đào tạo với sự phối hợp của DoN.................................... 75
2.3.4. Đánh giá kết quả đào tạo với sự phối hợp của DoN ........................ 77
2.3.5. Thực trạng phương pháp phát triển nội dung CTĐT tại các trường
cao đẳng ...................................................................................................... 78



vi
2.3.6. Thực trạng về mức độ mức độ phù hợp của nội dung CTĐT của các
trường cao đẳng tại Đồng Nai so với yêu cầu của DoN............................. 79
2.4. Thực trạng quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và
DoN tại tỉnh Đồng Nai .................................................................................... 81
2.4.1. Thực trạng mức độ nhận thức về vai trò quan trọng của quản lý phát
triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại tỉnh Đồng Nai ........ 81
2.4.2. Quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo với sự phối hợp của DoN ... 82
2.4.3. Quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo với sự phối hợp của
DoN ............................................................................................................. 83
2.4.4. Quản lý việc triển khai đào tạo với sự phối hợp của DoN ............... 85
2.4.5. Quản lý việc đánh giá kết quả đào tạo với sự phối hợp của DoN .... 86
2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận
quan hệ trường và DoN ............................................................................... 94
2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý phát
triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN ....................................... 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 102
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI .............. 104
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Đồng Nai đến 2025 và
2030 ............................................................................................................... 104
3.1.1. Nhu cầu nhân lực cho phát triển KT-XH tại Đồng Nai đến 2025 và
2030 ........................................................................................................... 104
3.1.2. Phát triển mạng lưới các trường cao đẳng tại tỉnh Đồng Nai ....... 108
3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp .......................................................... 109
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.................................................. 109
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................. 109
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................... 110

3.3. Giải pháp quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN
tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai ........................................................ 110


vii
3.3.1. Giải pháp 1: Thành lập nhóm chuyên trách phát triển CTĐT ....... 110
3.3.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng các thành viên của nhóm chuyên trách về
phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN ........................... 116
3.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý phát triển CTĐT
giữa trường và DoN .................................................................................. 119
3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng các tiêu chí, chỉ báo đánh giá quản lý phát
triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN ................................... 124
3.3.5. Giải pháp 5: Thiết lập hệ thống thông tin 2 chiều giữa trường và
DoN trong việc xác định NCĐT ................................................................ 132
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp...................... 140
3.5. Thử nghiệm giải pháp ............................................................................ 146
3.5.1. Khái quát chung về tổ chức thử nghiệm ......................................... 147
3.5.2. Kết quả thử nghiệm........................................................................... 148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 154
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 155
1. Kết luận ..................................................................................................... 155
2. Khuyến nghị............................................................................................... 157
2.1. Với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ......................................... 157
2.2. Với UBND tỉnh Đồng Nai .................................................................. 157
2.3. Với các trường cao đẳng .................................................................... 157
2.4. Với các DoN và các Hiệp hội nghề nghiệp ........................................ 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 158
CÁC CÔNG TRÌNH NCS ĐÃ CÔNG BỐ ................................................... 166
PHỤ LỤC, PHIẾU KS, BẢNG HỎI ............................................................. 167
Phụ lục 1-PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho giáo viên và CBQL trường) ....... 168

Phụ lục 2- PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho cán bộ quản lý và kỹ sư của
DoN) .............................................................................................................. 177
Phụ lục 3- PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho cựu HS-SV đã tốt nghiệp từ các
trường cao đẳng) ........................................................................................... 181


viii
Phụ lục 4- PHIẾU KHẢO NGHIỆM (Dành cho CBQL, GV các trường cao
đẳng, kỹ sư các DoN) .................................................................................... 185
Phụ lục 5- PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC BỒI DƯỠNG (Thành viên nhóm
chuyên trách- nhóm đặc nhiệm) .................................................................... 187
Phụ lục 6- PHIẾU KHẢO SÁT SAU BỒI DƯỠNG (Thành viên nhóm chuyên
trách-nhóm đặc nhiệm) ................................................................................. 189
Phụ lục 7-DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TẠI ĐỒNG NAI (Tiến
hành khảo sát CBQL, GV tháng 12 năm 2017) ............................................ 191
Phụ lục 8- DANH SÁCH CÁC DoN THAM GIA KHẢO SÁT. ..................... 192


ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Ký hiệu, viết tắt
ABCD

Nhóm chuyên trách phát triển CTĐT
(Advisory Board of Curriculum Development)

CBQL


Cán bộ quản lý

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTĐT

Chương trình đào tạo (Programme)



Cao đẳng

CSĐT

Cơ sở đào tạo

CSGDNN

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

CSVC

Cơ sở vật chất

CN 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4


DoN

Doanh nghiệp/ Tổ chức sử dụng lao động

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên, giảng viên

HS-SV

Học sinh, sinh viên, người học

HSPT

Học sinh phổ thông

ICT


Công nghệ thông tin và truyền thông

IoT

Internet vạn vật (Internet of Things)

KCN

Khu công nghiệp

KH-CN

Khoa học-công nghệ

KĐT

Khóa đào tạo

KQHT

Kết quả học tập

KTTT

Kinh tế thị trường

KT-XH

Kinh tế-xã hội



x
Viết đầy đủ

Ký hiệu, viết tắt
LĐKT

Lao động kỹ thuật

LĐTBXH

Lao động-Thương binh và Xã hội

NCĐT

Nhu cầu đào tạo

NCNL

Nhu cầu nhân lực

NCXH

Nhu cầu xã hội

NLTH

Năng lực thực hiện (Competence)


NLKT

Nhân lực kỹ thuật

PTNL

Phát triển nhân lực

TTLĐ

Thị trường lao động

TBDH

Thiết bị dạy học

TEVT

Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề


xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN . 40
Bảng 1.2: Bảng ma trận xác định nhu cầu của HS-SV và DoN theo thứ tự ưu
tiên ................................................................................................................... 46
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của các DoN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai............. 64
Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các DoN tại
Đồng Nai năm 2017 ........................................................................................ 65
Bảng 2.3: Quy mô tuyển sinh cao đẳng, trung cấp tại tỉnh Đồng Nai năm

2017 ................................................................................................................. 67
Bảng 2.4: Số lượng HS-SV tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp tại Đồng Nai ..... 69
Bảng 2.5: Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo mà trường đang sử dụng để
tuyển sinh hàng năm ........................................................................................ 73
Bảng 2.6: Phương pháp lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo mà các
trường đang thực hiện ..................................................................................... 75
Bảng 2.7: Phương pháp triển khai các khóa đào tạo mà các trường đang thực
hiện .................................................................................................................. 76
Bảng 2.8: Thực trạng CSVC, thiết bị phục vụ cho đào tạo ............................ 77
Bảng 2.9: Thực trạng phương pháp đánh giá kết quả đào tạo ....................... 78
Bảng 2.10: Thực trạng phương pháp phát triển nội dung CTĐT tại các
trường cao đẳng .............................................................................................. 78
Bảng 2.11: Thực trạng mức độ phù hợp của nội dung CTĐT của các trường
cao đẳng tại Đồng Nai so với yêu cầu của DoN ............................................. 80
Bảng 2.12: Mức độ nhận thức về vai trò quan trọng của quản lý phát triển
CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại tỉnh Đồng Nai ..................... 81
Bảng 2.13: Thực trạng quản lý việc xác định NCĐT với sự phối hợp của
DoN ................................................................................................................. 82
Bảng 2.14: Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo với sự
phối hợp của DoN ........................................................................................... 83


xii
Bảng 2.15: Thực trạng quản lý việc triển khai đào tạo với sự phối hợp của
DoN ................................................................................................................. 85
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả đào tạo với sự phối hợp
của DoN........................................................................................................... 86
Bảng 2.17: Thực trạng quản lý đầu ra của nhà trường .................................. 89
Bảng 2.18: Chất lượng đào tạo của trường so với yêu cầu của DoN và người
lao động ........................................................................................................... 92

Bảng 2.19: Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển CTĐT theo tiếp
cận quan hệ trường và DoN ............................................................................ 94
Bảng 2.20: Điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý phát triển CTĐT theo tiếp
cận quan hệ trường và DoN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai ............ 96
Bảng 2.21: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản
lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN ........................... 100
Bảng 3.1: Nhu cầu lao động trên địa bàn Đồng Nai từ 2015 đến 2025 ..... 1055
Bảng 3.2: Danh mục ngành công nghiệp mũi nhọn trong các giai đoạn như
sau: .............................................................................................................. 1077
Bảng 3.3: Tiêu chí, chỉ báo đánh giá quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận
quan hệ trường và DoN ............................................................................... 1255
Bảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp .............. 1411
Bảng 3.5: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp ................... 143
Bảng 3.6: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải
pháp ............................................................................................................. 1455
Bảng 3.7: Thực trạng năng lực quản lý phát triển CTĐT của 2 nhóm trước
thử nghiệm ................................................................................................... 1507


xiii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình CIPO ................................................................................. 22
Hình 1.2: Mô hình đào tạo theo chu trình ...................................................... 24
Hình 1.3: Biểu đồ DACUM ............................................................................. 28
Hình 1.4: Phát triển CTĐT theo chu trình với tiếp cận quan hệ trường và
DoN ................................................................................................................. 32
Biểu đồ 2.1: Mức độ nhận thức về vai trò quan trọng của quản lý phát triển
CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại tỉnh Đồng Nai..................... 81
Biểu đồ 2.2: Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo với sự
phối hợp của DoN ........................................................................................... 84

Biểu đồ 2.3: Thực trạng quản lý việc triển khai đào tạo ................................ 86
Biểu đồ 2.4: Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả đào tạo với sự phối
hợp của DoN ................................................................................................... 89
Biểu đồ 2.5: Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển CTĐT theo tiếp
cận quan hệ trường và DoN ............................................................................ 94
Hình 3.1: Quy trình thành lập nhóm chuyên trách phát triển CTĐT ......... 1111
Hình 3.2: Quy trình xây dựng Bộ tiêu chí, chỉ báo đánh giá quản lý phát triển
CTĐT theo tiếp cận quan hệ Trường và DoN ............................................. 1254
Hình 3.3: Quy trình thiết lập hệ thống thông tin giữa trường và DoN ....... 1344
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý phát triển CTĐT ...... 13939
Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất .......... 1466


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyên lý ”học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn” là nguyên lý
cơ bản nhất để phát triển giáo dục nói chung và GDNN nói riêng. Đào tạo gắn với
sử dụng, nhà trường gắn với DoN là xu thế tất yếu của thời đại trong nền KTTT và
là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua.
Chất lượng NLKT của nước ta những năm vừa qua tuy được cải thiện nhưng
vẫn thuộc nhóm thấp nhất khu vực ASEAN, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới
WB và Viện Năng suất quốc gia-Việt Nam thì năm 2013, năng suất lao động của
người Việt Nam bằng 1/15 lần so với Singapore, bằng 1/5 so với Malaysia và 1/2.5
so với Thái Lan [65] và ngày càng gia tăng cách biệt, đến 2015 năng suất lao động
Việt Nam bằng 1/18 so với Singapore, 1/7 so với Malaysia, 1/3 so với Thái Lan,
bằng 1/2 so với Indonesia và Philippines) [66].
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp là
do“Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết… nhà trường chưa gắn chặt với
đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội;

chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành
của học sinh, sinh viên” [55]. Theo Báo cáo GDNN Việt Nam năm 2017 [67] chỉ
có khoảng 7.5% DoN có tham gia phối hợp với nhà trường trong đào tạo, đó cũng
là lý do dẫn đến kết quả trong Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
(2018) [68] khi khảo sát hơn 11.000 DoN thì có 71% các DoN cho rằng chất lượng
đào tạo NLKT đáp ứng một phần yêu cầu, 67% cho là không đáp ứng yêu cầu,
đồng thời các DoN trình bày khó tuyển dụng lao động kỹ thuật,74% DoN cho biết
gặp khó khăn khi tuyển dụng vị trí cán bộ kỹ thuật, riêng các vị trí giám sát và quản
lý, lần lượt có 84% và 91% DoN trả lời là rất khó tuyển dụng, nhưng sau khi tuyển
dụng người lao động lại thường ”nhảy việc”, nghỉ việc làm nản lòng các DoN.


2
Dưới tác động của KH-CN, nhu cầu nhân lực của TTLĐ nói chung và của
DoN nói riêng luôn thay đổi về năng lực cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ
đào tạo. Bởi vậy, sau một chu trình đào tạo các cơ sở GDNN phải xem xét lại
CTĐT, điều chỉnh mục tiêu (chuẩn đầu ra) và nội dung các CTĐT hiện hành cũng
như phát triển các CTĐT mới để đáp ứng yêu cầu mới của TTLĐ và của DoN.
Mặt khác, ở tỉnh Đồng Nai tính đến hết năm 2017 có tới 13.381 DoN, trong
đó có DoN nhà nước, DoN tư nhân, DoN FDI với quy mô lớn nhỏ khác nhau và
nhu cầu NLKT của họ rất đa dạng. Bởi vậy, để đào tạo được NLKT đáp ứng được
yêu cầu của từng loại DoN khác nhau, các cơ sở GDNN phải vận dụng tiếp cận
quan hệ trường và DoN để có thể biết được nhu cầu NLKT của từng DoN đối tác,
dự báo nhu cầu của các DoN cùng khối ngành, đồng thời biết được khả năng hợp
tác của họ với nhà trường trong việc phát triển CTĐT từ khâu xác định NCĐT,
thiết kế các khóa đào tạo cho đến triển khai các khóa đào tạo và đánh giá kết quả
đào tạo.
Trong khi đó, các cơ sở GDNN bao gồm các trường cao đẳng ở Đồng Nai
vẫn chưa quan tâm đúng mức đến quản lý phát triển CTĐT với sự tham gia của
DoN. Các trường chủ yếu đang tổ chức các khoá đào tạo theo chương trình khung

lạc hậu, nặng về lý thuyết, xa rời thực tiễn sản xuất, chậm được cải tiến, chưa cập
nhật được những tiến bộ KH-CN vì không có sự tham gia của DoN. Mặt khác,
trong quản lý, các trường cao đẳng mới chỉ tập trung vào phát triển nội dung CTĐT
theo nghĩa hẹp (curriculum) mà chưa quan tâm nhiều đến việc quản lý phát triển
CTĐT theo nghĩa rộng (programme) với sự tham gia của DoN nên chưa thu hút
được sự quan tâm hỗ trợ từ phía DoN. Các cơ sở GDNN hàng năm cung cấp cho
TTLĐ khoảng 8.000 lao động tốt nghiệp trình độ TC, CĐ. Tuy nhiên, số lượng và
chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của DoN, nên nhiều DoN phải thuê lao
động trình độ cao, chủ yếu là trình độ cao đẳng từ nước ngoài (lao động là người


3
nước ngoài làm việc trong các DoN tại KCN Đồng Nai năm 2016 có hơn 6.000
người [9].
Để nâng cao chất lượng GDNN, thực hiện được sứ mạng của mình trong bối
cảnh mới, hệ thống GDNN tại Việt Nam, trong đó có trường cao đẳng tỉnh Đồng
Nai cần phải có những đổi mới, đặc biệt là đổi mới CTĐT theo hướng:“Thực hiện
liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và
Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội” [55].
Xuất phát từ lý do nêu trên, cho thấy cần thiết phải nghiên cứu đổi mới quản
lý phát triển các CTĐT với sự tham gia của DoN để đào tạo gắn được với sử dụng,
tác giả chọn đề tài “Quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan
hệ trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý phát
triển CTĐT (Programme) theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại các trường cao
đẳng tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu NLKT ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của DoN.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại các
trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay hầu hết các trường cao đẳng tại tỉnh Đồng Nai đều đang quản lý
phát triển CTĐT chủ yếu tập trung quản lý nội dung CTĐT (curriculum) thông qua
chương trình khung của Nhà nước đã ban hành, thiếu sự phối hợp với DoN và chưa
có mô hình phát triển CTĐT phù hợp nên đào tạo nên CTĐT xa rời thực tiễn sản


4
xuất dẫn đến tình trạng một số lượng không nhỏ HS-SV sau khi tốt nghiệp không
tìm được việc làm, ngược lại, nhiều DoN cần nhân lực lại không tuyển đủ lao động.
Nếu quản lý phát triển CTĐT (programme) theo tiếp cận quan hệ trường và
DoN dựa trên mô hình đào tạo theo chu trình thì sẽ phát triển được CTĐT đáp ứng
nhu cầu NLKT cho các DoN.
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ
trường và DoN.
- Đánh giá thực trạng quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường
và DoN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất giải pháp quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và
DoN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai và khảo nghiệm tính cần thiết và tính
khả thi của các giải pháp được đề xuất.
- Thử nghiệm một số giải pháp tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao
Đồng Nai nhằm chứng minh cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa học được đề ra.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khảo sát một số trường cao đẳng, một số DoN tại tỉnh

Đồng Nai. Thử nghiệm một số giải pháp quản lý phát triển CTĐT được thực hiện
tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai.
- Về thời gian: Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý phát triển CTĐT lần 1
trong các năm 2010-2015, và lần 2 các năm 2016 -2017.
- Về cấp quản lý: Các giải pháp quản lý áp dụng ở cấp Trường và DoN.
6. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1. Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp tiếp cận thị trường: Phát triển CTĐT phải tuân theo các quy
luật cung-cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh của nền KTTT, để người học


5
sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm, DoN tuyển dụng được nhân lực
đúng yêu cầu, nhà trường nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo.
- Phương pháp tiếp cận phát triển: CTĐT không thể cố định mà phải phát
triển để đáp ứng nhu cầu phát triển NLKT của các DoN với chất lượng ngày càng
cao, số lượng và cơ cấu ngành nghề, trình độ luôn thay đổi. CTĐT phải dự báo
được tương lai của ngành nghề cần đào tạo trong vòng 3 đến 5 năm.
- Phương pháp tiếp cận lịch sử: Quản lý phát triển CTĐT phải kế thừa những
thành tựu đã có và hướng tới những xu thế hiện đại cuả thế giới để khỏi bị lạc hậu
trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng.
- Phương pháp tiếp cận liên thông: Nội dung của CTĐT phải được thiết kế
thành từng mô đun (module) linh hoạt và liên thông giữa các trình độ đào tạo theo
Khung trình độ quốc gia Việt Nam [57] để có thể thường xuyên cập nhật được các
tiến bộ KH-CN và tạo thuận lợi cho người học có thể học suốt đời để nâng cao
trình độ mà không phải học lại những điều đã học.
- Phương pháp tiếp cận quan hệ trường và DoN: Trường và DoN là 2 thành tố
của thị trường đào tạo, có quan hệ mật thiết với nhau và dựa vào nhau để cùng phát
triển. Bởi vậy, trường phải chủ động bám sát nhu cầu NLKT của DoN về số lượng,
chất lượng, cơ cấu ngành, nghề và trình độ để không xảy ra tình trạng đào tạo vừa

thiếu vừa thừa. Ngược lại, để trường đào tạo đáp ứng các yêu cầu của mình, các
DoN phải tham gia định hướng, cùng với trường trong suốt quá trình quản lý phát
triển CTĐT từ khâu xác định NCĐT, lập kế hoạch và thiết kế các khoá đào tạo cho
đến tổ chức triển khai và đánh giá kết quả các khoá đào tạo.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp các tài liệu, văn bản có
liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: Tác giả đã sử dụng phương
pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để lấy ý kiến 30 CBQL là hiệu trưởng, phó hiệu


6
trưởng, trưởng phòng đào tạo và các trưởng, phó khoa; 300 GV của 11 trường cao
đẳng, 500 cựu HS-SV tốt nghiệp tại một số trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai trong 3
năm gần đây, 200 CBQL và chuyên gia kỹ thuật của 40 DoN trên địa bàn tỉnh để
đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo, quản lý phát triển CTĐT và các điều kiện
đảm bảo chất lượng đào tạo, về tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp.
- Phương pháp phỏng vấn: Một số nội dung khó định lượng hoặc chưa rõ,
thiếu dữ liệu sau khảo sát bằng phiếu hỏi, tác giả phỏng vấn sâu một số CBQL của
các trường cao đẳng, kỹ sư và CBQL nhân sự của 40 DoN ở Đồng Nai (xem phụ
lục 8) để so sánh mức độ nhận thức về tầm quan trọng của quản lý phát triển CTĐT
theo tiếp cận quan hệ trường và DoN. Qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp, khả
thi.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn, phân tích các số liệu thống kê trong báo cáo hàng năm, các buổi trao đổi, tọa
đàm, các cuộc hội thảo chuyên đề…để đánh giá thực trạng các hoạt động và quản
lý phát triển CTĐT của các trường, những định hướng và mong đợi từ DoN.
- Phương pháp thử nghiệm, khảo nghiệm: Tác giả thử nghiệm 02 giải pháp,
khảo nghiệm 05 giải pháp để minh chứng cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học đã được đề ra và cần thiết, tính khả thi của các giải pháp.

- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học
thông qua phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu thu thập được thông qua khảo
sát, thử nghiệm, khảo nghiệm để từ đó rút ra những kết luận phù hợp.
7. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
Viện KHGD Việt Nam và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai.
8. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Xác định NCĐT là xuất phát điểm của đào tạo trong nền
KTTT. Bởi vậy, vận dụng mô hình đào tạo theo chu trình gồm 4 bước: (1) Xác định
nhu cầu đào tạo; (2) Xây dựng kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo; (3) Triển khai


7
đào tạo và (4) Đánh giá kết quả đào tạo đồng thời sử dụng các chức năng cơ bản
của quản lý để quản lý phát triển CTĐT (programme) đáp ứng nhu cầu DoN và
người học là phù hợp.
- Luận điểm 2: Để đào tạo đáp ứng được NCNL của DoN, mục tiêu đào tạo
phải xuất phát từ chuẩn nghề nghiệp. Do vậy, vận dụng phương pháp DACUM để
phân tích nghề tại vị trí lao động mà các DoN đang sử dụng là cần thiết để xây
dựng mục tiêu và lựa chọn nội dung CTĐT.
- Luận điểm 3: Thực hiện đồng bộ các giải pháp: Thành lập nhóm chuyên
trách phát triển CTĐT; Bồi dưỡng các thành viên của nhóm chuyên trách về phát
triển CTĐT; Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý phát triển CTĐT giữa trường và
DoN; Xây dựng các tiêu chí, chỉ báo đánh giá quản lý phát triển CTĐT và Thiết lập
hệ thống thông tin 2 chiều giữa trường và DoN thì sẽ góp phần đổi mới được quản
lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại các trường cao đẳng
tỉnh Đồng Nai.
9. Đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Vận dụng mô hình đào tạo theo chu trình (Circular Training
Model) và các chức năng của quản lý, luận án xây dựng được cơ sở lý luận về quản
lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN.

Về thực tiễn: Luận án đánh giá được thực trạng về phát triển CTĐT và quản
lý phát triển CTĐT hiện nay, phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức hiện nay trong quản lý phát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu các DoN tại
Đồng Nai. Trên cơ sở đó đã đề xuất được 05 giải pháp quản lý phát triển CTĐT
nhằm giúp các trường cao đẳng tại Đồng Nai đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho
các DoN và nhu cầu học tập của HS-SV.
10. Cấu trúc của luận án
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp
cận quan hệ trường và doanh nghiệp.


8
Chương 2: Thực trạng phát triển chương trình đào tạo và quản lý phát triển
chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh nghiệp tại các trường
cao đẳng tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận
quan hệ trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai.


9
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN
QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ
trường và DoN
- Công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Có thể nói công trình đầu tiên The Curriculum được Bobbitt. F (1918) [71] mô
tả với tư cách là một thuật ngữ khoa học (Curriculum). CTĐT được hình thành dựa

trên nền tảng quan sát tháo tác của người lao động từ thế giới việc làm mà ngày nay
các nhà giáo dục tiếp tục nghiên cứu, phát triển CTĐT để chuyển tải thành nội
dung đào tạo.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển CTĐT theo các
hướng khác nhau như: Curriculum Development: Theory and Practice (Phát triển
CTĐT: Lý luận và thực hành) của Hilda Taba (1962) [75] và The curriculum:
Theory and Practice (CTĐT: Lý luận và thực hành) của Kelly A.V. (1977) [79],
Xây dựng chương trình học của John Wiles và Joseph Bondi (2005) [35], đã nghiên
cứu về CTĐT tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Các công trình Designing a Competency Based Training Curriculum (Thiết kế
CTĐT dựa trên năng lực thực hiện) của Bruce Markenzie (1995) [71], Competency
–Based Education and Training (Giáo dục và đào tạo theo năng lực thực hiện) của
Roger Harris, Hugh Guthrie, Barry Hobart and David Lundberg (1995) [94] và
Designing Competence- Based Training (Thiết kế đào tạo dựa trên năng lực) của
Fletcher S. (1991)[74] đã đề cập đến phát triển CTĐT theo năng lực thực hiện
(competency).


10
Các công trình Developing Modules for Technical and Vocational Education
(Phát triển mô đun cho giáo dục kỹ thuật) của UNESCO (1985) [95], Modular
Design in TAFE courses (Thiết kế mô đun trong khoá học nghề nghiệp) của Donnel
O. (1978) [72], Developing Modules for Technical and Vocational Education
(Phát triển mô đun cho giáo dục nghề nghiệp) của APEID (1985) [69] đã đề cập
đến phát triển CTĐT theo mô đun.
Công trình Experiences and Reflections on Industrial Needs Orientation of
Vocational Technical High School Education in the Republic of Korea (South
Korea)(Kinh nghiệm và ảnh hưởng của xu hướng nhu cầu công nghiệp của giáo
dục kỹ thuật bậc cao tại Hàn Quốc) của Se Yung Lim (2005) [86] đã đề cập phát
triển CTĐT hướng tới nhu cầu phát triển nhân lực của DoN.

- Công trình nghiên cứu ở trong nước
Nguyễn Minh Đường (1993) đã xuất bản cuốn sách Mô đun kỹ năng hành nghềPhương pháp tiếp cận, Hướng dẫn biên soạn và áp dụng [22] đã đưa ra phương pháp
phát triển CTĐT theo mô đun gắn với việc làm. Phan Chính Thức (2003) [59] đã có
tác phẩm Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân
lực cho sự nghiệp CNH-HĐH, đã đề cập đến xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình
liên kết giữa nhà trường và DoN trong đào tạo nghề cho người lao động. Trần Khánh
Đức (2014) đã xuất bản cuốn sách Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI [21] đã đưa ra quy trình xây dựng chương trình đào tạo gồm 5 bước: (1) Phân tích
bối cảnh và nhu cầu đào tạo; (2) Xác định mục tiêu đào tạo; (3) Xây dựng cấu trúc
chương trình; (4) Xác định nội dung đào tạo; và (5) Hướng dẫn thực hiện và đánh giá
chương trình. Đồng thời đưa ra định hướng phát triển chương trình đào tạo theo năng
lực. Nguyễn Đức Chính (2008) trong cuốn Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục
[17] đã trình bày chi tiết các mô hình phát triển CTĐT của các nhà giáo dục nổi tiếng
như Tyler và Taba, Saylor và Alexander, và Lewis. Qua đó cho biết phát triển chương
trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình


×