Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tìm Hiểu Về Thực Trạng Giáo Dục Đào Tạo Báo Chí Truyền Thông Ở Việt Nam Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 53 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
*****

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
MÔN HỌC: CHUYÊN ĐỀ
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
ĐỀ TÀI: Tìm Hiểu Về Thực Trạng Giáo Dục Đào Tạo
Báo Chí Truyền Thông Ở Việt Nam Hiện Nay
Giảng viên:

Th.S Nguyễn Thị Thu Hường

Sinh viên:

Bùi Thị Hương

Mã sinh viên:

B15DCTT036

Hà Nội, tháng 6, năm 2019

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường
đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu
sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông đã cùng với tri thức và tâm huyết


của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Hường –
Giảng viên bộ môn “CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG
TIỆN” đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên
lớp cũng như những buổi thảo luận, rèn luyện. Nếu không có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài báo cáo
này khó có thể hoàn thiện được.
Với điều kiện thời gian cũng như kiến thức của em còn hạn
chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những
thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, những ý kiến đóng góp quý báu của Cô giáo để kiến thức
của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa,
em xin chân thành cảm ơn cô !

Sinh viên
Bùi Thị Hương

2


3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................2
MỤC LỤC....................................................................................3
A. MỞ ĐẦU................................................................................3
1. Lí do lựa chọn đề tài............................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài..................................................5

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài...........................................5
B. NỘI DUNG.............................................................................6
I. Lý Thuyết Về Báo Chí Truyền Thông.............................6
1. Khái niệm báo chí truyền thông........................................6
2. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................7
3. Đặc trưng và đặc điểm của báo chí................................12
4. Các loại hình báo chí........................................................15
II. Bối Cảnh Báo Chí Truyền Thông Tại Việt Nam Hiện
Nay 18
1. Đặc điểm của báo chí hiện đại.........................................18
2. Các xu hướng báo chí hiện nay........................................19
3. Một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của báo chí.........26
III. Thực Trạng Vấn Đề Giáo Dục Đào Tạo Báo Chí
Truyền Thông.......................................................................27
1. Nhà báo với việc đào tạo báo chí.....................................27
2. Vấn đề đào tạo cử nhân báo chí trong thời kì mới...........29
IV. Đề Xuất Đóng Góp Đào Tạo Báo Chí Truyền Thông
Hiện Nay...............................................................................31
C. KẾT LUẬN...........................................................................36
1. Đóng góp mới của đề tài...................................................36
2. Ứng dụng của đề tài..........................................................38
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.............................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................40
4


5


A. MỞ ĐẦU

1. Lí do lựa chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay có hơn 18.000 nhà báo. Nguồn nhân
lực hoạt động trong các trong cơ quan báo chí, truyền thông
chủ yếu được đào tạo từ các trường chuyên ngành, một bộ
phận nhỏ trưởng thành từ thực tiễn, có năng khiếu và say mê
nghề báo. Mô hình đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền
thông phổ biến ở Việt Nam hiện nay hướng tới mục tiêu là đào
tạo các chuyên gia có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, chuyên
biệt về một loại hình báo chí, truyền thông nhất định, như báo
in, báo ảnh, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng và các
ngành truyền thông khác.

Mô hình đào tạo có tính chuyên biệt như vậy đem lại cho
người học những lựa chọn khác nhau, đồng thời tăng cường tính
chuyên sâu của mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, mô hình ấy đã bộc
lộ nhiều hạn chế bởi sinh viên chỉ thiên về một loại hình, không
phù hợp với sự biến đổi mạnh mẽ của báo chí, truyền thông
đang phát triển theo hướng hội tụ, đa phương tiện trong giai
đoạn hiện nay. Năng lực chuyên môn của sinh viên đang trở
6


nên bất cập so với công nghệ và kỹ năng truyền thông đang
phát triển rất nhanh, rất mới, vì vậy, sinh viên khó tiếp cận việc
làm trong các cơ quan truyền thông đa phương tiện, các tòa
soạn hội tụ đang ngày càng phát triển phổ biến.
Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển báo chí, truyền
thông, các cơ sở đào tạo phải tích cực đổi mới căn bản, toàn
diện các mặt hoạt động của nhà trường với các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền

thông ở Việt Nam hiện nay.
Với mong muốn góp một phần công sức nho nhỏ của mình
vào công cuộc nghiên cứu, đề xuất đóng góp đối với vấn đề đào
tạo nguồn nhân lực báo chí, em đã lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu
về thực trạng giáo dục đào tạo báo chí truyền thông ở
việt nam hiện nay”
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Hiện nay, công tác quản lý báo chí truyền thông đang
đứng trước những thách thức và yêu cầu mới, do đó, phải đổi
mới toàn diện, đồng bộ vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông. Trong bài nghiên cứu
này chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về hoạt động báo chí
truyền thông hiện đại, bối cảnh báo chí Việt Nam hiện nay và
thực trạng vấn đề giáo dục đào tạo nhân lực báo chí truyền
thông hiện nay. Và quan trọng hơn hết, đề tài nghiên cứu “ Tìm
hiểu về thực trạng giáo dục đào tạo báo chí truyền
thông ở việt nam hiện nay” sẽ đề xuất một vài đóng góp giải
pháp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo báo chí truyền thông

7


trong thời đại mới đến các thế hệ nhà báo, những người học
báo, và những người nghiên cứu về báo chí hiện đại.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài này, em sẽ vận dụng đồng bộ những
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giúp em đi vào nghiên
cứu, tìm hiểu thực trạng bối cảnh lĩnh vực báo chí truyền
thông Việt Nam hiện nay

- Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh, phân tích giúp
em thấy được những mặt hạn chế mà mô hình đào tạo báo
chí hiện nay đang mắc phải
Ngoài ra, trong đề tài này em còn kết hợp sử dụng phương
pháp nghiên cứu thu thập số liệu và tổng hợp ý kiến của các
chuyên gia trong ngành báo chí, kết hợp với các kiến thức đã
được học tại Bộ môn “ Chuyên đề Truyền thông Đa phương tiện”
của Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Từ đó
kết hợp với những hiểu biết của bản thân để đề xuất đóng hóp
giải pháp đối với đề tài:
“Tìm hiểu về thực trạng giáo dục đào tạo báo chí
truyền thông ở việt nam hiện nay”.
B. NỘI DUNG
I.
Lý Thuyết Về Báo Chí Truyền Thông
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội,
ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của
con người. Mặc dù ra đời chậm so với các hình thái ý thức xã
hội khác, nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành vũ khí, công
cụ sắc bén mặt trận tư tưởng - văn hóa.
8


1. Khái niệm báo chí truyền thông
Theo Wikipedia: “Báo”, hay gọi đầy đủ là báo chí xuất phát
từ 2 từ “báo”- thông báo, và “chí”- ghi lại. Hiểu một cách khái
quát là những xuất bản định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật,
hiện tượng hay con người nổi bật mà xã hội cần quan tâm.
Điều 3 Luật Báo chí 2016: Báo chí là sản phẩm thông tin
về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ

viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và
phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại
hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử.
Theo Dương Xuân Sơn: “Báo chí là phương tiện truyền
thông đại chúng truyền tải thông tin các sự kiện, sự việc, hiện
tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanh
chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng,
nhầm tích cực hóa đời sống thực tiễn. (Các loại hình báo chí
truyền thông - Dương Xuân Sơn)
Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các
phương pháp tìm kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chú và các
9


hoạt động ( có thể là chuyên nghiệp hoặc không chuyên
nghiệp) của báo chí.
Trong xã hội hiện đại, báo chí là công cụ cung cấp thông
tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng. Tuy
nhiên, báo chí không phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm
và truyền tải thông tin. Truyền thông báo chí có thể mở rộng
sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
a) Lịch sử báo chí thế giới
Thế kỷ XVI - XVII, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, buôn
bán giữa các nước tăng lên, từ đó nảy sinh nhu cầu tin tức và
thương mại và những tin tức khác về tình hình trong nước và
thế giới. Sau đó, báo chí đã hình thành và phát triển với những
tham vọng của giai cấp tư sản. Họ đã sử dụng kỹ thuật ấn loát
cho việc xuất bản báo chí với mục đích thương mại.
Đầu thế kỷ XVII ở châu Âu, những tờ báo in được phát

hành định kỳ đã xuất hiện, trước hết dành cho nhà buôn. Nội
dung của nó chủ yếu đăng tải những tin tức về cách buôn bán,
giá cả, nguồn hàng, sự dao động về hàng hoá, tình hình thị
trường trong nước và thế giới. Sự phát triển của kỹ thuật in ấn
đã cho phép các nhà xuất bản đáp ứng được mối quan tâm của
giai cấp tư sản đang cần nhu cầu những thông tin kinh tế.
Tạp chí xuất hiện từ thế kỷ XVII như một sản phẩm đánh
dấu sự phát triển của báo chí, với sự ra đời tờ The Gentlemen’s
Magazine (Tạp chí dành cho quý ông, xuất bản ở Anh, năm
1731). Trong tiến trình phát triển, cùng với báo, tạp chí phục vụ
mọi nhu cầu thông tin trong xã hội, được sử dụng trong mọi lĩnh
vực.
10


Đến thế kỷ XIX, báo chí thực sự trở thành vũ đài của cuộc
đấu tranh chính trị - tư tưởng gay gắt. Các giai cấp thống trị đã
sử dụng báo chí như một công cụ, vũ khí sắc bén để gây ảnh
hưởng của mình và phân chia quyền lợi giai cấp. Báo chí trở
thành lĩnh vực quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội.
- Năm 1836, tờ báo chính trị - văn học “La Presse” của Pháp
ra đời, mở đầu cho kỷ nguyên báo ngày.
- 1848 - 1849: xuất hiện báo “Sông Ranh mới” do C.Mác
sáng lập và Ph.Ăngghen là người cộng tác đắc lực đã khai
sinh ra một nền báo chí kiểu mới - Báo chí cách mạng
Vào cuối thế kỷ XIX phim ảnh được chế tạo. Cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX radio và truyền hình ra đời. Và cuối thế kỷ
XX, Internet ra đời đã làm xuất hiện loại hình báo chí chí mới Báo điện tử. Những loại hình báo chí mới đã tạo bước phát triển
về chất, làm phong phú và đa dạng hơn các loại hình báo chí,

góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin - giao tiếp ngày càng cao
của xã hội.
b) Lịch sử báo chí Việt Nam
Lịch sử báo chí Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn
khác nhau với khá nhiều thăng trầm do tác động của các điều
kiện lịch sử, xã hội.

11


12


Ở Việt Nam, báo chí chỉ xuất hiện từ khi quân đội Pháp
chiếm được Nam Kỳ và bắt đầu thiết lập chế độ thuộc địa ở
nước ta, khoảng giữa thế kỷ XIX. Tờ báo in bằng chữ quốc ngữ
đầu tiên là tờ “Gia định báo” số 1, ra ngày 15/4/1865. Tờ báo
này được coi là một cơ quan thông tin chính thức của nhà cầm
quyền Pháp tại Việt Nam, đánh dấu cột mốc khởi nguyên của
lịch sử báo chí Việt Nam.
Tháng 5- 1888: Phát hành số 1 nguyệt san Thông loại khóa
trình - tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. Đến 15/5/1913, tờ tạp
chí xuất bản đầu tiên của báo chí Việt ngữ là tờ Đông Dương
Tạp chí, số 1 ra ngày do Schneider làm chủ nhân và Nguyễn
Văn Vĩnh làm chủ bút dưới sự điều khiển của nhà cầm quyền
Pháp ở Đông Dương. Trên phương diện chính trị, đây là tờ báo
có bổn phận làm vũ khí tinh thần cho Chính phủ Bảo hộ, chống
nước Đức và tuyên truyền về sức mạnh Đại Pháp. Đến tờ Đông
Dương Tạp chí ra đời đã mở ra nghề làm tạp chí trong nghề làm
báo nói chung. Mặc dù ở giai đoạn đầu nó mang tính chất như

một tờ báo tuần nhưng phần nào đã biểu hiện rõ diện mạo của
một loại hình báo chí, khởi đầu cho giai đoạn phát triển tạp chí
sau này.
Ngày 21-6-1925: Tuần báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn
ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên được in ở Quảng Châu, Trung
Quốc, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, đây được coi
như là một sự kiện lớn trong nền báo chí cách mạng và ngày
này được trang trọng chọn làm Ngày Báo chí Việt Nam. Sau đó,
là hàng loạt tờ báo khác ra đời, góp phần vào việc tuyên
truyền, giáo dục và tổ chức những phong trào yêu nước, giải
phóng dân tộc.
13


Và rất nhiều dấu mốc quan trọng khác:
- Ngày 7-9-1945: Thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam - báo nói
quốc gia.
- Ngày 15-9-1945: Ra đời hãng Thông tấn chính thức của
Nhà nước “Việt Nam thông tấn xã”
- Ngày 21-4-1950: Thành lập hội những người viết báo Việt
Nam
- Ngày 11-3-1951: Ra đời báo Nhân dân
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đặc biệt là thời kỳ đổi
mới, báo chí nước ta đã có bước phát triển vượt bậc cả về số
lượng lẫn chất lượng, nội dung và hình thức, quy mô và tính
chất hoạt động. Báo chí trở thành phương tiện thông tin đại
chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận
của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn
đàn của nhân dân.
- Năm 1991: Thành lập giải thưởng báo chí toàn quốc

- Tháng 2-1997: Ra đời tờ báo điện tử đầu tiên
- Tháng 4-2001: Báo Việt Nam đầu tiên phát hành tại Châu
Âu
Dưới ánh sáng các đường lối, quan điểm của Đảng, hoạt
động trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước, các loại hình
báo chí nước ta đã phát triển với tốc độ nhanh về số lượng, cơ
cấu, loại hình; nội dung và hình thức thể hiện của báo chí có
nhiều đổi mới. Tính đến hết năm 2009, cả nước có 706 cơ quan
báo chí in, trong đó có 178 báo (Trung ương 76 báo, địa phương
102 báo) và 528 tạp chí. Lĩnh vực phát thanh, truyền hình có 67
đài (gồm 3 đài phát thanh - truyền hình ở Trung ương, 64 đài
14


phát thanh - truyền hình địa phương). Có 21 báo điện tử, 160
trang điện tử của các cơ quan báo in và hàng ngàn trang tin
điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, hội,
hiệp hội, các doanh nghiệp.
Báo chí Việt Nam đã có bước tiến nhanh trong việc ứng
dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ, nhất là công
nghệ thông tin hiện đại, do đó đã đáp ứng kịp thời và đa dạng
nhu cầu thông tin của công chúng, của xã hội, phục vụ có hiệu
quả việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của Đảng và của
dân tộc; tạo điều kiện và cơ sở để tiến tới hiện đại hóa công
nghệ làm báo ở nước ta, từng bước khắc phục sự tụt hậu về kỹ
thuật truyền thông so với khu vực và thế giới.
Ngày nay, thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ mạnh mẽ, trong xu thế toàn cầu hoá truyền
thông đại chúng; đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn
diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, hội nhập, phát

triển kinh tế, vai trò của báo chí ngày càng được coi trọng và
nâng cao; song cũng đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi sự đổi
mới mạnh mẽ cả nội dung và hình thức thể hiện, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của công chúng hôm nay.
3. Đặc trưng và đặc điểm của báo chí
a. Đặc trưng cơ bản của báo chí
Hiện nay, báo chí vẫn là phương tiện thông tin đại chúng
nhanh nhất , hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất... Báo
chí đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, trở thành
một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của xã
hội .

15


Báo chí có những cách thức riêng với mục đích nhằm tới
nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu
cầu không giống nhau. Công chúng báo chí đa dạng và phức
tạp. Không phải thông tin nào cũng được số đông tiếp nhận dễ
dàng.
Thông tin báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một
cách xác thực, cụ thể, tỷ mỷ. Nó đặc biệt chú ý đến những cái
mới (tính thời sự) và việc phản ánh những cái mới đó dưới một
góc nhìn thể hiện lập trường của tác giả. Nói cách khác, đặc
trưng cơ bản của thông tin báo chí được thể hiện ở ba điểm cơ
bản nhất: Tính xác thực, tiêu biểu -

Tính thời sự - Tính

định hướng trực tiếp.

b. Đặc điểm cơ bản của báo chí
Thông tin báo chí mang tính chất phức tạp của một hiện
tượng xã hội, tuy nhiên nhận diện được những đặc điểm cơ bản
của nó là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hành
nghề. Do đó, để tìm nhận biết rõ bản chất xã hội của thông tin
báo chí cần phải nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của
nó.
1. Tính thông tin thời sự
Báo chí mang tính thông tin thời sự bởi nó đề cập vấn đề đã
và đang xảy ra, vừa mới xảy ra nóng hổi liên quan đến nhiều
người và có ý nghĩa ngày hôm nay, ngay bây giờ mang ý nghĩa
xã hội và được nhiều người quan tâm. Đó là những sự kiện công
chúng muốn biết, cần biết nhưng chưa biết, hoặc những sự kiện
lãnh đạo cần thông tin cho công chúng để thực hiện mục đích
chính trị của mình. Sự kiện đã xảy ra từ lâu, nhưng nay mới
16


biết, hoặc xảy ra đã lâu nhưng nay mang ý nghĩa thời sự thời
cuộc.
2. Tính công khai của thông tin báo chí
Trong thời đại công nghệ truyền thông số và toàn cầu hóa,
thông tin báo chí không chỉ tác động đến mọi tầng lớp dân cư
trong xã hội, mọi vùng miền trong cả nước mà còn cả các châu
lục khác trên hành tinh. Báo chí hướng tác động đến quảng đại
cư dân, tác động vào số đông. Đó là tính công khai của báo chí.
3. Tính mục đích của thông tin báo chí
Bất cứ hoạt động nào của con người cũng có tính mục đích,
chí ít là mục đích mưu sinh... và sau đó là mục đích khoa học,
nghệ thuật, chính trị... Hoạt động thông tin của nhà báo và báo

chí nói chung càng thể hiện rõ tính mục đích của mình. Để đạt
được mục đích, báo chí luôn tìm mọi cách, mọi phương tiện và
hình thức thực hiện tối ưu hóa trong mối quan hệ giữa sự kiện
và vấn đề thông tin với đông đảo công chúng và dư luận xã hội.
4. Thông tin báo chí có tính định kỳ, đều đặn
Trong báo chí, cứ sau một khoảng thời gian, sản phẩm báo
chí được xuất bản, được truyền phát đi. Cứ như thế, định kỳ,
đều đặn lặp đi lặp lại. Thực chất, tính định kỳ của báo chí là sự
giao ước với cỏ đồng, là hợp đồng trách nhiệm xã hội của cơ
quan báo chí với công chúng xã hội trong việc cung cấp và tiếp
nhận thông tin. Sau khi có quy ước, nếu có sự thay đổi hoặc có
sự cố, cơ quan báo chí phải trân trọng cáo lỗi và thông báo
trước cho công chúng.

17


5. Tính phong phú, đa dạng, nhiều chiều của thông
tin
Trong các loại hình truyền thông đại chúng, thông tin báo
chí Phong phú và đa dạng nhất. Thông tin nhiều chiều, nhiều
góc độ tiếp cận của thông tin báo chí giúp cho công chúng nhận
thức sâu sắc hơn bản chất các sự kiện và vấn đề thực tiễn đang
đặt ra.
6. Tình dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo
Đối tượng tác động của báo chí là công chúng xã hội, cộng
đồng dân cư nói chung. Sự kiện và vấn đề mà báo chí thông tin
hướng vào phục vụ sổ động và nhằm giải quyết các vấn đề và
hôm vụ xã hội đang đặt ra hôm nay, hoặc là vấn đề liên quan
đến các nhóm đối tượng, cần cho số đông hiểu ngay, có thể

thống nhất nhận thức ứng xử và xử lý ngay. Cho nên, ngoài
những vấn đề tranh luận, thảo luận để tìm kiếm sự tương đồng,
thông tin báo chỉ bảo đảm cho hàng triệu người cùng phải hiểu
ngay lập tức và hiểu như nhau. Hiểu như nhau mới có khả năng
thống nhất nhận thức nhanh và cùng hành động nhanh, cũng
như thống nhất phương thức ứng xử với vấn đề đang diễn ra.

18


7. Tính tương tác
Tương tác xã hội trong báo chí là đặc điểm thông tin của
báo chí hiện đại, nhờ sự trợ giúp của công nghệ thông tin
truyền thông số, cùng với sự phát triển của xã hội trên các bình
diện trình độ dân cư, thiết chế dân chủ xã hội bảo đảm và trình
độ năng lực của báo chí ngày càng chuyên nghiệp hơn.
8. Tính đa phương tiện - Multimedia
Multimedia là đặc trưng và là thế mạnh nổi trội của báo
mạng điện tử - loại hình báo chí hiện đại ra đời sau và thể hiện
nhiều đặc tính ưu việt hiện đại nhất. Hiện nay, loại hình báo chí
này chủ yếu gắn với nhóm công chúng - đối tượng trẻ, nhóm cổ
dân mạng.
4. Các loại hình báo chí
Các loại hình báo chí được quy định tại Luật Báo chí 1989
29-LCT/HĐNN8, được sửa đổi bởi Luật Báo chí 1999 sửa đổi
12/1999/QH10, theo đó:

19



Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm:
báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói
(chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình,
chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các
phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện
trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân
tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
a. Báo in
Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin
mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội
thông qua các công cụ như máy in, mực in và giấy in
Ưu điểm:
- Có thể phân tích, giải thích những vấn đề phức tạp một
cách hệ thống, sâu sắc với độ tin cậy cao
- Người đọc chủ động về không gian, thời gian khi tiếp cận
thông tin
- Thông tin có độ tin cậy, chính xác và tính tư liệu cao
- Chi phí sản xuất thấp
- Đa dạng về chủng loại: tuần báo, nhật báo, thừa kỳ, tạp
chí, đặc san, phụ san, chuyên san, nội san,....
- Có thể dễ dàng truyền tay nhau các ấn phẩm báo chí
- Việc lưu giữ báo in đơn giản và thuận lợi, do đó báo in trở
thành nguồn tư liệu mà người đọc có thể giữ lâu dài
Nhược điểm:
- Tính thời sự của thông tin chậm

20


- Thông tin chuyển tải chỉ thông qua chữ viết, hình ảnh, sơ

đồ, biểu đồ nên dễ làm suy giảm sự hứng thú của người
đọc;
- Việc phát hành báo in tốn kém, chậm chạp, cồng kềnh
- Giá thành đắt hơn các ấn phẩm truyền thông khác
- Phát triển báo in phụ thuộc vào nguồn giấy, mực in
b. Báo hình
Là một loại hình truyền thông đại chúng, truyền tải thông
tin dưới dạng hình ảnh và âm thanh qua sóng vô tuyến điện.

Ưu điểm:
- Thông điệp truyền tải hấp dẫn, sống động, dễ hiểu
- Tính thời sự, chân thật cao
- Sự kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh, màu sắc tạo nên tính
chân thật và sống động cho thông tin.
Nhược điểm:
- Khán giả bị thụ động khi tiếp nhận thông tin
- Chi phí sản xuất tốn kém
21


c. Báo nói
Là một loại hình truyền thông đại chúng, truyền tải thông
tin bằng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống dẫn truyền đi âm
thanh, tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận.
Ưu điểm:
- Do truyển tải thông điệp nhờ sóng điện từ, cho nên báo
phát thanh có tính tức thì và tính tỏa rộng khắp.
- Sử dụng âm thanh tổng hợp (lời nói, tiếng động, âm nhạc)
- Chi phí sản xuất thấp
- Thông tin nhanh, tiếp cận được mọi đối tượng.

Nhược điểm:
- Thông tin tiếp nhận dễ bị quên
- Thính giả phải tập trung sự chú ý liên tục
- Thông điệp, thông tin truyền tải kém sống động, hấp dẫn
và chân thật.
d. Báo điện tử
Báo điện tử là loại hình được xây dựng dưới hình thức
trang web tồn tại và phát triển trên mạng thông tin toàn cầu
Internet.
Ưu điểm:
- Kết nối và truyền tải một lượng lớn thông tin một cách
nhanh chóng, khả năng lưu trữ cao.
- Tạo khả năng tương tác nhiều chiều
- Là kênh truyền thông đa phương tiện
- Cho phép chủ động nắm bắt được số lượng, cơ cấu, khu
vực công chúng truy cập
22


Nhược điểm:
- Độ tin cậy không cao, nguồn gốc chưa rõ ràng
e. Báo ảnh
Ảnh báo chí là một hình thức thông tin bằng ảnh, phản
ánh về những sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực
khách quan thông qua ảnh đơn hoặc nhóm ảnh một cách chân
thực, sinh động, có chú thích kèm theo, nhằm đem lại cho độc
giả một lượng thông tin mới sinh động.
Báo ảnh đa phần tồn tại dưới 2 hình thức: Tin ảnh và
phóng sự ảnh.
- Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện vừa

diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra
sao và tại sao theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin
vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại chính là thông tin chủ yếu.
- Phóng sự ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh tường
thuật lại một sự kiện hay một chủ đề mang tính thời sự.
II.

Bối Cảnh Báo Chí Truyền Thông Tại Việt Nam Hiện
Nay

1. Đặc điểm của báo chí hiện đại
Mặt tích cực:
Các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ
đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước. Thông tin, tuyên truyền
kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế - xã hội
trong nước và quốc tế; là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà
nước; là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân; là phương tiện
thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội.
23


Báo chí đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về
chính trị, tư tưởng... nhằm ngăn chặn, sự suy thoái về chính trị,
đạo đức, lối sống, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Kịp
thời chuyển tải các hoạt động của Quốc hội đến cử tri và nhân
dân cả nước; thông tin, tuyên truyền sự chỉ đạo quyết liệt của
Chính phủ trên các lĩnh vực để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội đất nước.
Mặt hạn chế:

Bên cạnh những thành tích của báo chí hiện hành, thì đặc
điểm của báo chí hiện đại cũng bộc lộ những khuyết điểm hạn
chế như:
- Thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, chưa phù hợp với lợi
ích của đất nước, của nhân dân, chưa đúng định hướng
thông tin vẫn còn xảy ra trên một số báo, tạp chí, gây
những tác động xấu đến dư luận xã hội, ảnh hưởng đến lợi
ích chính đáng của tổ chức, của người dân;
- Thông tin về mặt trái của xã hội, phản cảm, trái thuần
phong mỹ tục Việt Nam, thiếu nhân văn và phản giáo dục,
kiểu giật tít mang tính “giật gân”, “câu khách”... vẫn chưa
được khắc phục triệt để, tạo nên bức tranh tối màu về hiện
thực cuộc sống, gây cảm giác nặng nề, u ám trong đời
sống xã hội, làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với
báo chí, khiến dư luận “hoài nghi” về công tác quản lý,
điều hành của Nhà nước, ảnh hưởng tới những nỗ lực tạo
sự đồng thuận trong xã hội.
Thách thức của báo trí thời đại mới:
24


Báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội “vượt mặt”, mất
vị trí độc quyền cũng như qua mặt về tốc độ trong việc cung
cấp thông tin đến độc giả.
2. Các xu hướng báo chí hiện nay
Sự phát triển của báo mạng nói riêng, internet nói chung
mang đến những hình thức mới của báo chí. Báo điện tử đã tận
dụng những chức năng trội của mình để khai thác và làm tối ưu
hóa chức năng của báo chí. Chỉ sau một thời gian ngắn, báo
điện tử đã vươn lên chiếm ngôi của những loại báo như báo in,

báo hình hay báo nói.

Trên thế giới, theo các số liệu thống kê, số lượng độc giả
của báo mạng tăng 30%, số lượng người đọc các tờ báo online
hàng tháng là 55,5 triệu lượt. New York Times cho biết 35%
doanh thu quảng cáo là từ digital; còn đối với Forbes, con số
này lên tới mức đáng kinh ngạc là 70%.
Một loạt các xu hướng báo chí hiện đại nổi lên, có thể liệt
kê 10 xu hướng nổi bật sau:
1. Multi-platform (Đa nền tảng)

25


×