Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Báo cáo 7 bước nghiên cứu đề tài khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.8 KB, 9 trang )

BÁO CÁO 7 BƯỚC
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NHÓM 10
ĐỀ TÀI: Tìm Hiểu Về Thực Trạng Bạo Lực Gia Đình
Ở Việt Nam Hiện Nay
Bùi Thị Hương – B15DCTT036
Nguyễn Thị Hồng – B15DCVT174
Trần Văn Vũ – B15DCVT460
Dương Công Minh – B15DCVT257
Inthanong Sak Thammanila –
B15DCVT501
Sonnat Đa Champaphanh –
B15DCVT502
Đỗ Tiến Mạnh - B15DCVT245

1


MỤC LỤC

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I, PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Đề tài mang ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn: Đất nước
ngày càng phát triển kéo theo những thay đổi tích cực và tiêu
cực của xã hội. Đời sống con người hoàn hảo hơn, bên cạnh đó
nhiều vấn nạn vẫn tiếp tục diễn ra mà nổi bật hơn cả là nạn “
Bạo lực gia đình “- một vấn nạn mà xã hội chúng ta chưa có
tiếng nói chung.
Tính cấp thiết của đề tài: Bạo lực gia đình đã và đang trở
thành một vấn đề xã hội nhức nhối gây ra nhiều hậu quả


nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người,
danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là
phụ nữ, trẻ em. Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị truyền
thống tốt đẹp, tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ,

2


ảnh hưởng đến sự an toàn lành mạnh của cộng đồng và trật tự
xã hội.
Với mong muốn góp một phần công sức nho nhỏ của mình
vào công cuộc chống bạo lực gia đình, chúng em đã lựa chọn
đề tài “ Tìm hiểu về thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện
nay”. Bằng sở thích với đề tài này, chúng em sẽ cố gắng tìm tòi,
nghiên cứu để hoàn thành đề tài tốt nhất.

3


II, XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU/ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Trong những năm gần đây, hiện trạng bạo lực gia đình đang được rất nhiều
sự quan tâm của dư luận xã hội nhưng không ít cá nhân vẫn thờ ơ và vô cảm với
những hành động và cách hành sử của chính mình. Đề tài nghiên cứu với các
mục tiêu là:
+ Tăng thêm sự hiểu biết của cá nhân về các quy luật tâm lý của các thành
viên trong gia đình, từ thành viên nhỏ đến lớn.
+ Tìm hiểu về thực trạng cuộc sống của các thành viên trong gia đình Việt
Nam hiện nay.
+ Tìm hiểu thực trạng tình trạng bạo lực trong gia đình nước ta, nguyên

nhân gây ra tình trạng đó.
+ Tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia trong ngành tâm lý quản lý, và
các số liệu cũng như dư luận xã hội về vấn đề bạo lực gia đình.
+ Từ các thông tin nhiều chiều đưa ra những nhận định của bản thân về
tình trạng bạo lực gia đình nước ta hiện nay, tổng hợp các phương pháp để có
thể cải thiện tình hình trong tương lai.
+ Từ những hiểu biết này có thể sử dụng để áp dụng vào cải thiện các mối
quan hệ trong cuộc sống của bản thân hiện nay.
ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
Với lòng mong muốn tác động vào đối tượng, cải tiến nó để đi đến những
mục tiêu dự kiến cũng như phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu. Vì vậy
tên đề tài chúng em đặt là :
“Tìm Hiểu Về Thực Trạng Bạo Lực Gia Đình Ở Việt Nam
Hiện Nay”
4


III, NHẬN DẠNG/ ĐẶT CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-

Bạo lực gia đình là gì ? Tại sao nó trở thành vẫn nạn tại

-

Việt Nam ?
Bạo lực gia đình biến hóa theo những hình thức nào ?
Nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình tại

-


Việt Nam ?
Làm thế nào để giảm thiểu bạo lực gia đình tại Việt Nam?

IV, ĐƯA LUẬN ĐIỂM/ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, chúng em đi vào nghiên cứu, tìm hiểu
thực trạng của vấn đề bạo lực trong gia đình Việt Nam hiện nay
và để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu dựa trên các giả
thuyết nghiên cứu sau:
1, Hiện trạng về vấn đề bạo lực gia đình
-

Khái niệm bạo lực gia đình.
Sự tuyệt đối hóa bạo lực giới một chiều.
Có hai hình thức bạo lực gia đình hiện nay: Bạo lực theo hình thức bạo
hành và bạo lực theo hình thức nạn nhân.

2, Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình
-

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng bạo lực đối với phụ
nữ là do sự bất bình đẳng về giới và nhận thức sai lệch,

-

chưa đúng đắn về bình đẳng giới.
Nam giới là nguyên nhân chủ yếu gây nên bạo lực gia đình, muốn ngăn
chặn, phòng, chống bạo lực gia đình phải bắt đầu từ nam giới.

3, Giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình
-


Nhà nước cần có chính sách cụ thể bảo vệ phụ nữ, trẻ

-

em.
Để đẩy lùi bạo lực gia đình, mỗi cá nhân và cả cộng đồng hãy góp phần
xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, văn minh.
5


4, Kết luận
-

Đóng góp mới cho đề tài
Ứng dụng của đề tài
Hướng nghiên cứu mới cho đề tài.

V, LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH GIẢ THUYẾT
Trong đề tài này, Nhóm 10 đi vào nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của vấn
đề bạo lực trong gia đình Việt Nam hiện nay bằng phương pháp nghiên cứu thu
thập số liệu và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia trong ngành tâm lý học, kết
hợp với các kiến thức đã được học tại Bộ môn “ Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học” của Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Từ đó kết
hợp với những hiểu biết của bản thân về các quy luật tâm lý thực tế trong cuộc
sống để nêu bật hậu quả cũng như nguyên nhân và giải pháp của vấn đề:
“Tìm hiểu về thực trạng bạo lực gia đình ở việt nam hiện nay”.
VI, TÌM KIẾM CÁC LUẬN CỨ ĐỂ CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM
Luận cứ để chứng minh luận điểm chúng em sử dụng dựa trên các số liệu
thống kê của một số báo và tạp chí được viết trong những năm 2005- 2017.

Trong đề tài còn sử dụng những tài liệu của một số trang web của Bộ Lao Động
Thương Binh & Xã Hội cùng một số trang web khác. (Được trích dẫn cũ thể
từng trường hợp):
1, Hiện trạng về vấn đề bạo lực gia đình
- Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm
vi gia đình, bao gồm sự xâm phạm và ngược đãi về thân
-

thể hay tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Phần lớn bạo lực gia đình là bạo lực giới, có nghĩa là bạo lực được thực

-

hiện bởi nam giới đối với phụ nữ (gồm cả các em gái).
Bạo lực gia đình tại Việt Nam đang dần trở thành vấn đề gây nhức nhối

-

và đặc biệt nghiêm trọng cần được giải quyết.
Theo UNICEF, cứ 100 trẻ em được hỏi thì có 3 em đã bị hiếp dâm hoặc
chịu hình thức xâm hại khác khi còn nhỏ và 2 trong số đó bị ép buộc 1
6


lần hoặc vài lần. Trong số những trường hợp này, cứ 100 người thì có
hơn 9 người gây ra hành vi lạm dụng tình dục được xác định là họ hàng,
hơn 1 là cha, cha dượng hoặc người tình của mẹ. Cũng theo số liệu điều
tra, bạo lực tình dục chiếm khoảng 10-69% tổng số các vụ bạo lực gia
-


đình.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn nhân và gia
đình thành phố Hồ Chí Minh thì trong 1665 vụ bạo hành trong gia đình
có 43,6% phụ nữ bị bạo hành về thể xác, 55,3% bị bạo hành về tinh
thần và 1,6% bị bạo hành về tình dục (Tạp chí Tâm lý học, số 5,

-

5/2008).
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố ngày 25
tháng 11 năm 2010 cho thấy: Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có

-

nguy cơ bị bạo lực tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Theo báo cáo của Viện khoa học xét xử (Toà án nhân dân
tối cao) tại 42 tỉnh trong 5 năm (2000- 2005), các tỉnh đã
xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình, trong đó 42%
vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.

2, Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình
-

Tháng 11/2006 và tháng 11/2007, Quốc hội Việt Nam đã thông qua
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Ngay sau đó, Chính phủ Việt Nam
đã ban hành nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện và triển khai

-


thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Thực tế các chương trình can thiệp hiện nay tại Việt Nam
trong thời gian qua chưa quan tâm đến vai trò và sự
tham gia của nam giới trong việc xóa bỏ bạo lực gia đình.
Trong khi đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nam giới
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng, chống
bạo lực gia đình, vì họ chủ yếu là người gây ra bạo lực
gia đình và bạo lực với phụ nữ.
7


3, Giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình
-

Trước những hậu quả để lại khá nghiêm trọng của nạn
bạo hành gia đình, năm 2007, Nhà nước ta đã ban hành
Luật phòng chống bạo hành gia đình. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, nạn BLGĐ vẫn chưa được ngăn
chặn triệt để. Có thể là do một bộ phận người Việt Nam
chúng ta vẫn coi đây là vấn đề riêng tư, mang tính chất
gia đình thuần túy, nên người phụ nữ chịu tác động của
nạn bao hành vẫn còn đơn độc.

VII, BÁO CÁO/ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phương pháp lựa chọn “BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI”
(Quyển báo cáo)

8



9



×