Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

GÃY XƯƠNG CÁNH TAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.74 KB, 5 trang )

GÃY XƯƠNG CÁNH TAY
I. ĐẠI CƯƠNG
 Gãy thân xương cánh tay là gãy đoạn từ dưới chỗ bám của cơ ngực to đến đoạn trên lồi cầu


xương cánh tay (4 khoát ngón tay trên lớp gấp khuỷu)
Giải phẫu:
o Xương cánh tay là một xương dài, trông như bị xoắn vặn theo trục của xương
o Thần kinh quay là một dây duỗi, vòng quanh thân xương cánh tay để ra sau và ngoài cánh
tay. Ở mặt ngoài sau (1/3 giữa) thần kinh đi trong rãnh xoắn, xuống dưới vào rãnh nhị







đầu ngoài – gãy 1/3 giữa và gãy trên lồi cầu hay bị tổn thương thần kinh quay
Nguyên nhân:
o Cơ chế chấn thương trực tiếp (chủ yếu): hay gặp gãy hở
o Cơ chế chấn thương gián tiếp: ngã chống tay – gãy chéo xoắn 1/3 giữa và dưới
o Do bệnh lý
 Do u xương, viêm xương, loạn sản
 Gãy xương sơ sinh: do nội xoay thai
Dịch tễ
o Gãy thân xương cánh tay: chiếm 1.5% tổng số gãy xương, gay gặp ở người trẻ
o Người già hay gãy ở đầu trên xương cánh tay, gần cổ phẫu thuật
 75% trên 60 tuổi
 2/3 là nữ giới
o Người trẻ hay gãy ở thân xương cánh thay, hay có liệt thần kinh quay
Giải phẫu bệnh


o Di lệch đầu xương:
 Gãy càng cao: đầu trên di lệch càng dạng ngoài và xoay ngoài
 Gãy càng thấp: dầu dưới di lệch lên trên và xoay trong
o Tổn thương thần kinh
 Liệt thần kinh quay 10%
 Đoạn 1/3 giữa thần kinh quay ở rãnh xoắn, sát xương
 Có thể đứt thần kinh, đầu xương chèn ép, thần kinh quay kẹt giữa 2 đầu xương,
can xương chèn ép

II. TRIỆU CHỨNG
1. Lâm sàng:
 Thể điển hình
o Cơ năng:
 Sau tai nạn đau nhiều ở chỗ gãy, giảm đau nhanh khi bất động tốt
 Mất cơ năng của khớp vai và khớp khuỷu
o Toàn thân:
 Gãy đơn thuần toàn thân ít thay đổi, bệnh nhân nhăn nhó vì đau
 Gãy trong ĐCT có thể có sock
o Thực thể:
 Nhìn:
– Tay lành đỡ tay đau
– Chỗ gãy sưng nề, bầm tím
– Biến dạng trục chi (gấp góc)
– Có thể nhìn thấy đầu xương gồ lên ngay dưới da




Nếu gãy hở: thấy lòi xương ra ngoài hoặc chảy mỡ tủy xương qua vết
thương phần mềm






Sờ:




– Sờ thấy đàu xương gãy, mất sư liên tục của thân xương
– Ấ có thể có điểm đau chói ở ổ gãy
– Lạo xạo xương, cử động bất thường: không nên làm
Đo: ngắn chi
Gõ dồn ở khuỷu thì đau ổ gãy

Khám, phát hiện các dấu hiệu của biến chứng:
o Tổn thương mạch máu:
 Hiếm gặp 3%
 Bắt mạch quay, trụ yếu hơn bên lành, hoặc không thấy mạch
o Tổn thương thần kinh quay:
 Thần kinh quay nằm trong rãnh xoắn sát xương ở 1/3 giữa – mặt sau, gãy 1/3 giữa
chéo xoắn hay ó tổn thương 10%
Vận động:
– Cẳng tay sắp, mất ngửa
– Bàn tay rủ
– Không duỗi được cổ tay và các ngón tay
– Không dạng được ngón cái
– Đốt 1 các ngón gấp 30 – 40*, không duỗi được
 Cảm giác: mất cảm giác mu tay cảu ngón 1, 2, ô mô cái

o Gãy hở:
 Ít gặp
 Đánh giá theo phân độ Gustilo
Thể không điển hình:
 Sau tai nạn bệnh nhân đau nhẹ chi bên gãy
 Sưng nề nhẹ, ấn có điểm đau chói




2. Cận lâm sàng:
 X – quang: thẳng và nghiêng:
o Cần bất động trước khi chụp
o Yêu cầu
 2 phim: thẳng, nghiêng
 Cần lấy được cả khớp vai vào khớp khuỷu
o Hình ảnh
 Đọc kiểu gãy: đơn giản/ phức tạp
 Đọc kiểu di lệch đầu xương
 Đường gãy: ngang/ chéo/ xoắn
 Vị trí gãy
o Trường hợp không điển hình (gãy cành tươi ở trẻ em)
 Gập góc nhẹ
 Vùng tăng đạm cản quang
 Vị trí bong màng xương


Khi nghi ngờ tổn thương mạch mạch:
o Siêu âm doppler mạch



o Chụp mạch
III.CHẨN ĐOÁN: dựa vào lâm sàng và X – quang
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
 Chu yếu là chỉnh hình
 Điều trị phẫu thuật khi có biến chứng
2. Sơ cứu
 Bất động tốt
 Phát hiện các tổn thương phối hợp
 Giảm đau (khi loại trừ tổn thương phối hợp), chống shock
3. Điều trị chỉnh hình: chủ yếu là điều trị chỉnh hình vì ít bị khớp giả, không nhiễm khuẩn, phục hồi
cơ năng tốt
 Nắn và bó bột ngực vai cánh tay:
o Kỹ thuật
 Bệnh nhân ngồi nghiêng
 Gây tê ổ gãy hoặc gây tê đám rối cánh tay
 Kéo thẳng khuỷu, sửa gấp góc
 Dạng cánh tay 60*(gãy càng cao càng dạng), đưa ra trước 40*, bàn tay cao hơn
khuỷu
 Bột: ngực vai cánh tay để 7 – 8 tuần và tập
 Có dây treo ty vào cổ
o Ưu điểm
 Tỷ lệ liền cao, phục hồi cơ năng tốt
 Áp dụng rộng rãi cho mọi tuyến, đơn giản, rẻ tiền
o Nhược điểm:
 Khó chăm sóc vết thương hở trong trường hợp gãy hỏ
 Bất động khớp vai, gây dính khớp đặc biệt là ở người già



Phương pháp khác:
o Nẹp tre theo y học cổ truyền:
 Cánh tay được bó bằng 4 nẹp tre mềm, buộc bằng 4 băng vải chặt vừa phải
 Treo tay vào cổ
 Bột để 6 – 8 tuần
 Thuốc: hoạt huyết, tiêu ứ, bổ gân xương
o Bột cơ năng kiểu Sarmiento:
 Bột toàn cánh, cẳng, bàn tay, khuỷu vuông góc 90*, bờ trên của bột ở trên ổ gãy
2cm
Sau bó bột, treo tay vào cổ
Ưu điểm:
– Không bất động khớp vai
– Nhờ sức nặng của cánh tay đẻ kéo thẳng trục
o Bột chữ U:
 Nẹp bột dài khoảng 1m, rộng 10cm
 Nệp ôm bờ vai, cánh tay và dưới khuỷu




Ngoài bột quấn băng
Ưu điểm:
– Giữ xương thẳng trục
– Xuyên kim kéo liên tục qua mỏm khuỷu
o Ngoài ra có thể:
 Dùng ống nhựa ốp, buộc đai cánh tay
 Xuyên kim kéo liên tục qua mỏm khuỷu




4. Phẫu thuật:
 Chỉ định:
o Gãy hở
o Tổn thương mạch máu
o Khớp giả
o Điều trị chỉnh hình thất bại
o Gãy xương bệnh lý cần cố định sớm
o Gãy chéo xoắn 1/3 dưới, khi nắn gây liệt thần kinh quay
 Đường vào:
o Gãy cao: vào rãnh Delta ngực
o 1/3 trên và 1/3 giữa: bở ngoài cơ nhị đầu, tránh thần kinh quay
o 1/3 dưới: qua cơ tam đầu
 Phương pháp:
o Dùng nẹp vít: hay dùng AO
 Ưu điểm: cố định vững, tập phục hồi sớm
 Nhược điểm:
– Mất liền xương sinh lý
– Ảnh hưởng đến màng xương
– Nhiễm khuẩn
– Phải mổ tháo nẹp
o Đóng đinh nội tủy
 Đóng đinh xuôi dòng có mở ổ gãy
– Ưu điểm: kết hợp xương tốt, nắn chỉnh tốt, nhìn tận mắt tổn thương, ghép





được xương
– Nhược điểm: mất sự liền xương sinh lý, nhiễm khuẩn

Đóng đinh dưới màn huỳnh quang tăng sáng
– Ưu điểm: không làm ảnh hưởng đến sinh lý, ít nhiễm khuẩn hơn
– Nhược điểm: yêu cầu trang thiết bị, phẫu thuật viên có kinh nghiệm
Phương pháp
– Có thể đóng xuôi từ trên xuống mấu chuyển lớn
– Hoặc ngược từ dưới lên trên: trên hố khuỷu 2cm lên chỏm xương cánh tay
– Phương pháp Elder: đóng 1 chùm đinh ≥ 3 đinh
– Hay dùng đinh nội tủy có chốt ngang: cố định xương tốt hơn và không bị

xoay
o Cố định ngoài
 Chỉ định: gãy hở độ III, đến muộn
 Ưu điểm: chăm sóc vết thương tốt
 Nhược điểm:
– Có thể phải mổ kết hợp lại xương lần 2
– Nhiễm khuẩn chân đinh


5. Điều trị gãy thân xương cánh tay có liệt thần kinh quay:
 Liệt thần kinh quay chiếm 10 – 16% số gãy thân xương cánh tay
 Chủ yếu điều trị chỉnh hình, tỷ lệ hồi phục cao
 Chỉ định phẫu thuật khi tổn thương thần kinh quay không hồi phục
o Mổ thăm dò thần kinh quay
o Giải phóng thần kinh khỏi chèn ép
o Giải phóng thần kinh khỏi can xương
o Nối lại thần kinh bị đứt
o Chuyển cơ cẳng tay nếu thoái hóa hoặc mất đoạn thần kinh
 Tỷ lệ hồi phục 90%




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×