Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GÃY XƯƠNG HỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.67 KB, 9 trang )

GÃY XƯƠNG HỞ
I. ĐẠI CƯƠNG


Gãy xương hở là loại gãy xương mà ổ gãy thông với môi trường bên ngoài qua vết thương phần
mềm.



Về nguyên tắc, gãy xương kèm theo VTPM trên cùng đoạn chi gãy được coi như gãy xương hở.



Gãy xương hở là cấp cứu chấn thương thường gặp nhất.



Dịch tễ
o Đứng hàng đầu trong cấp cứu chấn thương (40 – 50% tổng số gãy xương)
o Có thể gặp ở mọi tuổi, giới- nhưng nhiều nhất là nam giới trong độ tuổi lao động.
o Gãy xương hở thứ tự gặp: cẳng chân, cẳng tay, bàn ngón tay, bàn ngón chân, đùi.



Nguyên nhân và cơ chế
o Cơ chế chấn thương trực tiếp – từ ngoài vào


Thường gặp nhất, chiếm khoảng 90% các trường hợp




Gây gãy xương hở nặng (bao gồm cả tổn thương xương và phần mềm).



Nguyên nhân


Thời chiến do hỏa khí.



Thời bình do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt

o Cơ chế chấn thương gián tiếp – từ trong ra


Ít gặp hơn



Thường do gãy xương chéo vát, đầu xương chọc ra ngoài, tổn thương phần mềm
nhẹ hơn.

II. GIẢI PHẪU BỆNH


Tổn thương da:
o Cơ chế chấn thương gián tiếp thường có vết thương rách da nhỏ, gọn sạch.
o Cơ chế chấn thương trực tiếp thường gây tổn thương da nặng, phức tạp, có thể kèm theo

bong lóc da (kiểu lột bít tất)



Tổn thương cơ:
o Tổn thương cơ thường nặng và rộng hơn tổn thương da nên dễ hay bỏ sót và chẩn đoán
nhầm là độ I
o Cơ có thể đụng dập, đứt cơ hoặc mất cơ rộng làm lộ xương



Mạch máu, thần kinh:
o Bó mạch thần kinh bị chèn ép.


o Co thắt mạch máu.
o Đụng dập mạch máu, thần kinh.
o Đứt rời/ mất đoạn mạch máu, thần kinh.


Tổn thương xương:
o Cơ chế chấn thương trực tiếp: gãy xương thường phức tạp.
o Cơ chế chấn thươn gián tiếp: gãy xương đơn giản, gãy xương chéo xoắn.

III.SINH LÝ BỆNH


Tất cả các vết thương đều có sự hiện diện của vi khuẩn, nhưng có gây nên nhiễm trùng vết
thương hay không phụ thuộc vào:
o Thể trạng của người bệnh: người già yếu, sức đề kháng kém (phụ nữ sau đẻ) hoặc bị bệnh

mạn tính dễ bị nhiễm trùng vết thương
o Độ nặng của tổn thương.
o Môi trường tai nạn: môi trường tai nạn ô nhiễm, sự ô nhiễm tại vết thương
o Thời gian tai nạn: nếu được xử trí trong 6 giờ thì góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng
o Sự can thiệp của nhân viên y tế.



Diễn biến của nhiễm trùng vết thương:
o Giai đoạn đầu:


6 giờ đầu sau chấn thương



Nếu gãy hở nhẹ, thể trạng tốt, can thiệp kịp thời thì khả năng nhiễm trùng bị hạn
chế

o Giai đoạn tiềm tàng:


Từ 6 - 12 h sau chấn thương



Vết thương không được xử lý, vi khuẩn phát triển từ tổ chức dập nát, hoại tử, xâm
lấn vào các tổ chức sống gây phản ứng viêm

o Giai đoạn nhiễm khuẩn:






12 h sau chấn thương



Từ nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương, có thể lan rộng và gây nhiễm khuẩn máu

Liền xương phụ thuộc vào liền vết thương phần mềm.
o Liền vết thương rất quan trọng vì


Nó che phủ, bảo vệ xương tốt, loại trừ được nhiễm khuẩn



Tạo điều kiện cho xử lý vết thương cho giai đoạn sau nếu cần


o Liền vết thương phần mềm tốt khi vết thương không có dị vật, phần mềm được nuôi
dưỡng tốt, vết thương không bị chèn ép và không bị nhiễm khuẩn.
o Liền xương tốt khi vết thương phần mềm không nhiễm trùng, xương được bất động vững
và không bị mất đoạn xương.


Shock chấn thương
o Do mất máu:



Gãy xương cẳng chân, cánh tay: 500- 1000 ml máu.



Gãy xương đùi: 1000- 1500ml máu,



Gãy xương chậu: > 2000 ml máu.

o Do đau.
IV. PHÂN LOẠI
1. Theo cơ chế chấn thương:


Gãy xương hở do cơ chế chấn thương trực tiếp.



Gãy xương hở do cơ chế chấn thương gián tiếp.

2. Theo thời gian (Friedrich):


Gãy xương hở đến sớm (trước 6h).




Gãy xương hở đến muộn (6-12h).



Gãy xương hở nhiễm khuẩn (sau 12h).

3. Theo tổn thương phần mềm của Gustilo và Anderson:


GXH độ 1: VTPM< 1cm, gọn sạch.



GXH độ 2: VTPM từ 1- 10 cm, gọn sạch.



Gãy xương hở độ 3: Tổn thương phần mềm nặng > 10cm.
o GXH độ 3A: VTPM nặng nhưng sau khi cắt lọc phần mềm vẫn còn đủ để che xương một
cách thích hợp.
o GXH độ 3B: VTPM nặng, sau khi cắt lọc lộ xương.
o GHX độ 3C: Gãy xương hở kèm theo tổn thương mạch máu thần kinh chính của chi thể.

4. Phân độ gãy xương hở của Tscherne và Gotzen được sử dụng phổ biến ở châu Âu.
Độ I



Gãy xương hở với tổn thương thủng nhỏ mà không đụng dập da




Nhiễm khuẩn không đáng kể



Low-energy fracture pattern


Độ II

Độ III



Vết thương mở với da nhỏ và contusions mô mềm



Ô nhiễm vừa phải




Variable fracture patterns
Gãy xương hở với nhiễm khuẩn nặng



Tổn thương phần mềm rộng


Tổn thương động mạch hoặc thần kinh
Độ IV
 Gãy xương hở với đứt rời hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
5. Phân độ tổn thương phần mềm của AO- ASIF


V.

CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định


Gãy xương lộ đầu xương gãy ra ngoài qua VTPM.



Gãy xương kèm theo VTPM. Tại vị trí VTPM có dịch tủy xương chảy ra.



Gãy xương kèm theo VTPM. Sau khi cắt lọc VTPM thấy thông với ổ gãy.



Gãy xương hở đến muộn, VTPM chảy mủ, lộ xương viêm.

2. Chẩn đoán phân độ



Chẩn đoán gãy xương hở không khó nhưng cần nhận định đúng mức độ tổn thương phần mềm.



Chú ý phát hiện các tổn thương phối hợp với gãy xương hở: tổn thương sọ não, cột sống, lồng
ngực, bụng…

VI. ĐIỀU TRỊ
1. Xử trí cấp cứu




Băng vết thương
o Sát trùng, băng ép vết thương để cầm máu
o Hạn chế tối đa việc mở băng tại phòng khám để tránh bội nhiễm



Phòng và chống sốc.
o Đảm bảo khối lượng tuần hoàn bằng dịch và máu tùy theo mạch, huyết áp, số lượng hồng
cầu
o Không nên chờ đến khi shock mới hồi sức, cần hồi sức ngay khi huyết áp < 100 mmHg,
mạch > 100 lần/ phút



Bất động chi gãy:
o Bằng các loại nẹp, trên và dưới ổ gãy 1 khớp
o Không được kéo đầu xương thụt vào trong để tránh đưa vi khuẩn vào sâu bên trong




Dùng thuốc:
o Kháng sinh toàn thân
o Chống uốn ván (SAT 1500 UI)
o Giảm đau (morphin 0.01g hoặc Feldene 20 mg)
o Giãn cơ, chống phù nề…



Vận chuyển người bệnh an toàn đến cơ sở điều trị thực thụ.

Ưu tiên cấp cứu trong gãy xương
1. Hô hấp
2. Chảy máu
3. Xương
Chú ý:



Garo: hạn chế
Rửa vết thương: chỉ thực hiện khi có điều kiện gây mê – tránh shock

2. Nguyên tắc điều trị


MỞ RỘNG VẾT THƯƠNG.




CẮT LỌC, LÀM SẠCH.



CỐ ĐỊNH XƯƠNG.



XỬ LÝ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU, THẦN KINH NẾU CÓ.



KHÂU CHE XƯƠNG, KHÂU DA THƯA HOẶC ĐỂ DA HỞ.

3. Điều trị cụ thể




Tại phòng mổ, sau khi bệnh nhân được vô cảm:
o Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch.
o Loại bỏ những dị vật nông.
o Cạo lông vùng chi thể bị gãy.



Xử lý gãy xương hở theo 2 thì:
Thì bẩn



Thì sạch (thay dụng cụ)

Cắt mép vết thương 2- 5



mm


Cắt lọc tổ chức cân cơ
dập nát



Mở rộng vết thương.



Rạch rộng vết thương theo trục chi, hình Z
Đầu chi càng sưng nề càng phải rạch rộng, cân



rạch rộng hơn dưới da
Đường rạch rộng da thường bằng đường kính



đoạn chi

Tránh cắt ngang nếp gấp, chú ý vùng da ngay trên

Loại bỏ các dị vật ở
nông.



Làm sạch đầu xương gãy.



Rửa sạch bằng oxy già,

xương (mặt trước trong xương chày)


Cắt lọc tổ chức cân cơ dập nát đến chỗ lành (còn
chắc, chảy máu, co lại khi kích thích)

huyết thanh mặn, betadin


Rửa sạch VTPM, đầu xương gãy bằng oxy già, huyết
thanh mặn, betadin.



Xử lý xương



Làm sạch đầu xương, lấy bỏ xương vụn (không



lấy mảnh xương còn dính với gân cơ)
Cố định xương: bột, kéo tạ, cố định ngoài, kết
hợp xương bên trong.



Xử lý tổn thương mạch máu (càng sớm càng tốt),
thần kinh (tốt nhất sau 3 tuần – 45 ngày)



Phục hồi phần mềm





Dẫn lưu rộng rãi.
Khâu che xương, để da hở

Cố định xương
o Bất động bột:


Chỉ định: gãy hở xương nhẹ, vết thương phần mềm không phức tạp.




Kỹ thuật


Cắt lọc vết thương phần mềm, làm sạch đầu xương gãy



Đặt lại xương về trục giải phẫu, phủ cơ che xương



Giữ thẳng trục và bó bột rạch dọc




Bất động 2 khớp lân cận



Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, áp dụng được cho mọi tuyến.



Nhược điểm: khó chăm sóc VTPM, bất động xương gãy không vững.

o Kéo tạ liên tục





Chỉ định:


Gãy xương hở tổn thương phần mềm nặng



Gãy xương hở di lệch chồng nhiều



Gãy xương hở có rối loạn dinh dưỡng.

Thường xuyên kim kéo tạ cho chi dưới.


Gãy đùi: xuyên qua lồi cầu đùi, kéo liên tục trên khung Braun



Gãy cẳng chân: kéo qua xương gót



Trọng lượng: 1/8 – 1//6 trọng lượng cơ thể




Ưu điểm:





Dễ theo dõi và chăm sóc vết thương phần mềm



Duy trì được trục giải phẫu của xương



Điều trị rối loạn dinh dưỡng.

Nhược:


Phải nằm tại chỗ nên dễ có biến chứng do nằm lâu



Nhiễm trùng chân đinh



Giãn dây chằng và bao khớp nếu kéo qua khớp.


o Khung cố định ngoài:




Chỉ định:


Gãy xương hở nặng



Gãy xương hở nhiễm trùng



Gãy xương hở có mất đoạn xương.

Các loại khung cố định ngoài:


Khung cố định ngoài 1 khối, khung cố định ngoài có khớp nối.



Hiện tại ở VN thường sử dụng khung cố định ngoài kiểu FESSA, cố định
ngoài khung vòng, cố định ngoài cọc ép ren ngược chiều, cố định ngoài
Ilizarov




Ưu điểm:


Nắn chỉnh được diện gãy






Cố định xương vững theo trục giải phẫu



Thuận lợi để chăm sóc vết thương phần mềm

Nhược điểm:


Khung lộ ở bên ngoài gây bất tiện trong sinh hoạt



Nhiễm trùng chân đinh.

o Kết hợp xương bên trong: Đinh nội tủy, vít, nẹp vít…


Chỉ định:



Gãy xương hở độ 1 và 2, đến sớm, thể trạng tốt, phẫu thuật viên có kinh
nghiệm





Gãy xương hở độ IIIa ở các nước tiên tiến



Chống chỉ định: môi trường tai nạn bẩn, điều kiện trang thiết bị không cho phép



Ưu điểm: xương được che phủ, tỷ lệ liền xương khá



Nhược điểm: dễ nhiễm khuẩn

Chăm sóc sau mổ
o Đặt chi thể ở tư thế nghỉ ngơi.
o Gác cao chi thể.
o Chườm lanh nếu có chỉ định.
o Dùng thuốc: kháng sinh toàn thân, giảm đau, chống phù nề, giãn cơ, vitamin C…
o Điều chỉnh các rối loạn chức năng nếu có: rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan, rối
loạn chức năng gan, thận…

o Điều trị bệnh lý nền cho người bệnh: ĐTĐ, THA, suy thận mạn…

VII.

BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG
BIẾN CHỨNG




DI CHỨNG

Biến chứng ngay



Viêm xương.




Sốc chấn thương
Tổn thương mạch máu, thần kinh



Chậm liền xương/ không liền xương.




Can lệch (chi ngắn > 2cm, gập góc trên




(IIIc)
Tắc mạch mỡ.
Chèn ép khoang.

Biến chứng sớm


Nhiễm khuẩn.

10*)


Mất chức năng chi thể.



Teo cơ, cứng khớp (do bất động lâu)





Rối loạn dinh dưỡng.
Huyết khối tĩnh mạch sâu.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×