Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

LỖ ĐÁI LỆCH THẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.65 KB, 4 trang )

LỖ ĐÁI LỆCH THẤP
I. ĐẠI CƯƠNG
 Lỗ đái thấp là hiện tượng lỗ sáo không đóng đúng vị trí đỉnh quy đầu như bình thường, mà đóng





lệch về phía mặt bụng của dương vật
3 tổn thương giải phẫu
o Vị trí lỗ sáo thay đổi từ quy đầu đến tầng sinh môn
o Thiếu da quy đầu ở mặt bụng dương vật
o Thường kèm theo cong dương vật
Tần suất: 1/ 300 trẻ trai
Phân loại - về phương diện giải
phẫu (sau khi đã sửa cho dương vật
thẳng)
o Thể trước: lỗ sáo nằm ở vị
trí từ dưới khắc quy đầu ra
trước
o Thể giữa: lỗ sáo nằm ở thân
dương vật
o Thể sau: lỗ sáo từ vị trí giữa
chỗ nối dương vật-bìu đến
tầng sinh môn

II. CƠ CHẾ BỆNH SINH
1. Bào thai học
 Vào tuần thứ 8 của thai nhi, cơ quan sinh dục nam và nữ được biệt hóa. Màng niệu sinh dục phía
trước thủng tạo ra lỗ niệu dục nguyên thủy nằm ở phía gốc – mặt bụng của sinh dục đúng chỗ



đáy chậu tiếp với mặt dưới dương vật.
Do ảnh hưởng của testosterone. Khi dương vật phát triển, lỗ niệu dục cũng phát triển theo từ phía



dưới nền của dương vật của nó đến vị trí rãnh giữa quy đầu và thân dương vật (đầu khấc).
Vào tuần lễ thứ 12 (thai nhi dài 40 – 50mm), hai bờ khe niệu sinh dục tự đến gắn liền nhau, khép
khe lại rồi đến rãnh niệu sinh dục khép lại thành ống. Sự khép ống tiến từ sau ra trước làm cho lỗ



thông ra ngoài của ống ngày càng gần về phía quy đầu.
Những nếp niệu đạo cuộn lại ở đường giữa từ nền lên đến đỉnh, tạo thành ống niệu đạo dương
vật sau này phát triển thành niệu đạo sau và niệu đạo giữa. Niệu đạo trước hoặc niệu đạo quy đầu
được cho là phát triển theo hướng từ đầu dương vật, với một lõi ngoại bì tạo thành ở đầu dương



vật qui đầu, sau đó liên tiếp với đoạn niệu đạo trung tâm ở vị trí của rãnh quy đầu
Bao qui đầu thông thường được phát triển theo hình vòng tròn từ nếp da ở rãnh quy đầu, lộn
vòng lên để che phủ qui đầu.


 Khiếm khuyết của sự hợp nhất các nếp gấp ở niệu đạo trong dị tật hypospadias làm cản trở quá
trình này, và kết quả da qui đầu ở mặt lưng có dạng như là mũ trùm đầu, bao quy đầu dài và mất cân
đối
2. Nguyên nhân tạo lỗ đái lệch thấp
 Dị tật lỗ đái lệch thấp hình thành là do rãnh niệu sinh dục không khép hay khép không hết - vị trí
lỗ đái lệch thấp nằm từ đáy chậu tới quy đầu.

o Nếu khe niệu sinh dục không khép từ ngay vị trí thông ra ngoài thì lỗ đái đổ ra tại đáy



chậu
o Nếu sự khép ống ngừng lại hay bị gián đoạn ở chỗ nào thì niệu đạo đổ ra ngài ở chỗ đó.
Còn tổ chức xơ ở bụng dương vật được hình thành do sự xơ hóa trung mô mà đáng lẽ nó tạo vật
xốp để bọc niệu đạo từ vị trí LĐLT đến quy đầu.

3. Dương vật cong ở mặt bụng (Chordee)
 Thường đi kèm với hypospadias, và được coi là thể nặng.
 Tình trạng này được cho là kết quả từ sự chênh lệch phát triển giữa các mô bình thường ở mặt
lưng của thân dương vật và sự kém phát triển của ở mặt bụng dương vật do liên quan đến niệu
đạo
III.CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng
 Thường được chẩn đoán sau khi sinh
 Một số trường hợp chỉ phát hiện lỗ dái thấp sau khi da quy đầu bình thường được tuột ra
 Lần thăm khám đầu tiên cần đánh giá toàn trạng, tiền sử sản khoa nhằm phát hiện các dị tật phối
hợp
o Cơ năng:
 Đái tia nhỏ do hẹp lỗ đái, đái tia vòng ngược lại phía bẹn bìu.
 Dương vật cong, vẹo khi cương.
 Dương vật bé.
 Không sinh hoạt tình dục được.
o Toàn thân:
 Nhiễm khuẩn tiết niệu.
 Tâm lý tự ti, mặc cảm.
o Thực thể:
 Bao quy đầu thường thiếu hụt ở mặt bụng và chỉ che phủ mặt trên và 2 bên quy







đầu. Bao quy đầu có hình “ tạp dề”, hình “ mũ”.
Quy đầu thiểu sản ở mặt bụng, nhìn cắt ngang có hình bán nguyệt không tròn.
Lỗ đái ở phía dưới so với dương vật nhưng không ở chính giữa quy đầu.
Rãnh niệu đạo quy đầu nông
Da dương vật: thường thiếu khi lỗ đái lệch thấp nhiều.
Bìu: chẽ đôi, giống môi lớn khi lỗ đái lệch càng thấp.


o Có thể có các dị tật khác kèm theo: tinh hoàn lạc vị trí, tinh hoàn thiểu sản, thoát vị
bẹn…
 Tinh hoàn ẩn (7 – 10%):
– Tỷ lệ càng cao ở bệnh nhân có lỗ đái thấp thể sau
– Phải được khảo sát karotyp và nội tiết
– Phẫu thuật điều trị tinh hoàn ẩn trước khi phẫu thuật lỗ đái thấp
 Chuyển vị dương vật bìu: cần phẫu thuật lỗ đái thấp trước khi phẫu thuật sửa




chuyển vị
Nang tiền liệt tuyến (20%)
– Là di tích của ống Muller
– Tỷ lệ càng cao ở bệnh nhân có lỗ đái thấp thể sau
Thoát vị bẹn (9%)


2. Sau khi khám xong cần đánh giá
 Vị trí lỗ sáo
 Mức độ cong dương vật
 Hình dạng của bìu, da quy dầu
 Xác định vị trí của tinh hoàn 2 bên
 Các dị tật phối hợp
3. Cận lâm sàng:
 Siêu âm: Phát hiện các dị tật về thận, niệu quản và bàng quang.
 Xét nghiệm nhiễm sắc thể: 46XX, 46XX-XY, 47 Xxy.
 Chụp niệu đạo ngược dòng – xuôi dòng.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Thời điểm phẫu thuật: lý tưởng là 6 – 18 tuổi
2. Nguyên tắc phẫu thuật
 Chỉnh dương vật thẳng
 Tạo hình niệu đạo mới và đưa lỗ sáo về đỉnh quy đầu
 Da che phủ dương vật đủ và thẩm mỹ
3. Phương pháp phẫu thuật
 Kỹ thuật mổ
o Cố gắng giữ sàn niệu đạo nếu có thể
o Cố gắng phẫu thuật 1 thì nếu có thể
o Vẽ đường mổ trước khi rạch da
o Dùng lidocain – Adrenalin 1/100.000 hoặc garo gốc dương vật giúp hạn chế chảy máu, dễ




phẫu tích
Chỉnh cong dương vật – cong dương vật do
o Thiếu da mặt bụng dương vật

o Thiểu sản mô xốp tế bào
o Phân bố không đều thể hang dương vật
Tạo hình niệu đạo
o Phẫu thuật 1 thì
 Chỉ định: tật lỗ đái thấp thể trước
 Các phẫu thuật 1 thì: Theirsch – Duplay, Koff, MAGPI, Snodgrass,…
o Phẫu thuật 2 thì:





Chỉ định: tật lỗ đái thấp thể sau kèm cong dương vật
Thì 1
– Tạo sàn niệu đạo mới kèm theo chỉnh cong dương vật
– Các loại vật liệu có thể dùng
– Da quy đầu và da thân dương vật (phẫu thuật lần đầu)
– Phẫu thuật Bracka dùng niêm mạc niệng nếu sàn niệu đạo có sẹo xấu




nhiều
Trường hợp cong dương vật nặng: dùng mảnh ghép bì kết hợp với tạo sàn

niệu đạo mới bằng da quy đầu và thân dương vật
Thì 2
– Tạo hình niệu đạo sẽ được thực hiện ít nhất 6 tháng sau thì 1 khi sàn niệu
đạo đã lành hẳn
Các phương pháp: Theirsch – Duplay, Snodgrass,…



4. Hậu phẫu
 Băng ép 2 – 7 ngày bằng Urgotul
 Đặt sondle tiểu 7 – 14 ngày
 Kháng sinh (uống/ tĩnh mạch) 7 – 14 ngày: Claforan 100 mg/ kg/ ngày, dùng 3 – 4 lần/ ngày
 Giảm đau thông thường: paracetamol 15 mg/ kg/ ngày, dùng 3 – 4 lần/ ngày
 Chống co thắt trong thời gian đặt sondle tiểu: Oxybutanyl (Driptane 5 mg/ viên) liều 0.1 – 0.15


mg/kg * 2 lần/ ngày
Chống táo bón

V. THEO DÕI
1. Biến chứng
 Chảy máu
 Rò niệu đạo
 Hở vết mổ
 Hẹp miệng sáo
 Hẹp niệu đạo
 Túi thừa niệu đạo
2. Tái khám
 Sai 1 tuần, sau 1 tháng, sau 6 tháng
 Sau đó theo dõi đến tuổi trưởng thành
3. Đánh giá kết quả
 Trẻ có tiểu khó không
 Tia nước tiểu
 Rò nước tiểu
 Lành sẹo da dương vật




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×