Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đồ án đánh giá chất lượng môi trường nước sông hồng chảy qua địa bàn tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trường, các phòng,
ban của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi để em nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Ngô Trà
Mai và ThS. Trịnh Thị Thủy người đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các thầy, cô là cán bộ quản lý Phòng Thí nghiệm Khoa Môi
trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm.

Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Đỗ Văn Mạnh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA MÔI TRƯỜNG
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU

1
1

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

2



1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai
1.1.1 Vị trí địa lý

2

2

1.1.2 Địa hình, địa mạo

2

1.1.3 Khí hậu3
1.1.4 Các nguồn tài nguyên3
1.2. Tình hình kinh tế, xã hội
1.2.1. Phát triển kinh tế

5
5

1.2.2 Phát triển xã hội...............................................................................................11
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 13
2.1. Phương pháp nghiên cứu

13

2.1.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu

13


2.1.2. Phương pháp thực nghiệm 13
2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu 17
2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.

18

2.2.1. Xác định tổng chất rắn lơ lửng (TCVN 4560 – 1988)

18

2.2.2. Xác định COD bằng phương pháp chuẩn độ Đicromat (TCVN 6491:1999) 18
2.2.3. Xác định BOD5 (TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003))

19

2.2.4. Quy trình phân tích NO2- bằng phương pháp đo quang (TCVN 6178: 1996)
20
SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA MÔI TRƯỜNG
2.2.5. Xác định NO3- bằng phương pháp trắc quang dùng thuốc thử axit
sunfosalixylic (TCVN 6180 : 1996)

21

2.2.6. Xác định NH4+ trong nước bằng phương pháp trắc quang (4500 NH 3-F,

SMWW, 1995)

23

2.2.7. Xác định hàm lượng PO43- (TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004))

24

2.2.8. Xác định một số kim loại nặng (Fe, Cu, Ni) (TCVN 6193:1996)

25

2.2.9. Quy trình phân tích Coliform

27

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Hồng chảy qua tỉnh Lào Cai 6
tháng đầu năm 2015

28

3.2. Đánh giá chất lượng nước sông Hồng chảy qua tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu
năm 2015

31
3.2.1. Đánh giá chất hữu cơ31
3.2.3. Đánh giá hàm lượng NO3- 32
3.2.4. Đánh giá hàm lượng NH4+ 32
3.2.5. Đánh giá hàm lượng NO2- 33

3.2.6. Đánh giá hàm lượng PO43- 34
3.2.7. Đánh giá hàm lượng TSS

34

3.2.8. Đánh giá hàm lượng Fe, Cu, Ni

35

3.2.9. Đánh giá hàm lượng Coliform

36

3.3. Lập bản đồ ô nhiễm 36
3.4 Đề xuất giải pháp kiểm soát và bảo vệ chất lượng nước sông Hồng đoạn
chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai 39
3.4.1. Giải pháp quản lý

39

3.3.2. Giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

40

Lớp: ĐH1KM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA MÔI TRƯỜNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy hóa sinh học

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Oxy hòa tan

PTN


Phòng thí nghiệm

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

WQI

Chỉ số chất lượng nước

Lớp: ĐH1KM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA MÔI TRƯỜNG
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các vị trí lấy mẫu quan trắc nước sông Hồng .........................................14
Bảng 2.2. Bảng điều kiện bảo quản và dụng cụ lưu trữ mẫu ..................................16
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm ................16
Bảng 2.4. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NO2- ...................................21
Bảng 2.5. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NO3- ...................................22
Bảng 2.6. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NH4+ ..................................23
Bảng 2.7: Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn PO43- ..................................24
Bảng 2.8. Xây dựng đường chuẩn xác định các kim loại Fe, Cu, Ni ......................26
Bảng 3.1. Kết quả phân tích nước sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai

đợt 1 (tháng 1 năm 2015). .......................................................................................28
Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai
đợt 2 (tháng 5 năm 2015) ........................................................................................29
Bảng 3.3. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các vị trí quan trắc nước sông Hồng 6
tháng đầu năm 2015 ................................................................................................37
Bảng 3.4. Bảng đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI.............................38

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA MÔI TRƯỜNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế ..............................................5
Hình 2.1. Bản đồ các vị trí lấy mẫu quan trắc nước sông Hồng ..............................15
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện giá trị COD tại các vị trí quan trắc ...............................31
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện giá trị BOD5 tại các vị trí quan trắc ..............................31
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện NO3- tại các vị trí quan trắc ..........................................32
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện NH4+ tại các vị trí quan trắc ..........................................33
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện NO2- tại các vị trí quan trắc ..........................................33
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện PO43- tại các vị trí quan trắc ..........................................34
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện TSS tại các vị trí quan trắc ...........................................35
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện Fe tại các vị trí quan trắc ..............................................35
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện Coliform tại các vị trí quan trắc ...................................36
Hình 3.10. Bản đồ ô nhiễm nước sông Hồng qua tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm
2015 ........................................................................................................................ 38

SVTH: Đỗ Văn Mạnh


Lớp: ĐH1KM


1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nước là một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta không thể sống nếu không
có nước vì nó cung cấp cho mọi nhu cầu sinh hoạt của con người. Con người sử
dụng nước để phục vụ cho những hoạt động sống của mình. Với sự phát triển như
hiện nay, nước không chỉ là sự sống còn của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề
của tất cả các tập thể cá nhân, mọi vùng, mọi khu vực ở khắp nơi trên trái đất. Song
song với sự phát triển về kinh tế thì con người càng thải ra nhiều chất thải vào môi
trường làm cho chúng bị suy thoái và ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến môi trường
và sức khỏe cộng đồng mà trong đó chất lượng nước là mối quan tâm hàng đầu.
Sông Hồng có một vai trò rất lớn trong đời sống của người dân sống trên lưu
vực. Dòng sông mang đến cho người dân ở đây cuộc sống ấm no đầy đủ hơn. Bên
cạnh sự phát triển của nền kinh tế thì việc bảo vệ nguồn nước của dòng sông cũng
như sự đa dạng sinh học trên dòng sông cũng là vấn đề rất cần được quan tâm.
Chính vì những điều đó mà chúng em chọn đề tài “Đánh giá chất lượng môi
trường nước sông Hồng chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai".
Toàn bộ quá trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Trà Mai, được
thực hiện tại Phòng thí nghiệm – Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai.
3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai.
- Lấy mẫu và đo nhanh các thông số (DO, pH, nhiệt độ).
- Phân tích tại PTN các thông số: COD, BOD5, NO3-, NO2-, NH4+, TSS, PO43- và một
số kim loại nặng (Fe, Cu, Ni), Coliform.
- Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường nước.
SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


2

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai
1.1.1. Vị trí địa lý [4]
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc
với diện tích toàn tỉnh 6.383,89 km2 (số liệu kiểm kê năm 2009), chiếm 2,45% tổng
diện tích tự nhiên cả nước, có tọa độ địa lý từ 21 040’56” vĩ độ Bắc; 103030’24” đến
104038’21” kinh độ Đông.
Có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 203 km (gồm 59 km đường
đất liền và 144 km đường sông suối), có cửa khẩu Quốc tế và cửa khẩu Quốc gia
Mường Khương.
1.1.2. Địa hình, địa mạo [4]
Địa hình đặc trưng là núi xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn với phần

thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung
tâm của tỉnh. Có hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có
hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất
thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn.
Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ. Chia cắt sâu từ cấp khá mạnh (100 - 200
m/km2) đến rất mạnh (450 - 500 m/km2), chia cắt ngang rất phức tạp, từ yếu (< 0,5
km/km2) đến rất mạnh (> 2 km/km2). Phân đai cao thấp của địa hình rõ ràng với 7
đai địa hình cơ bản gồm: 100 – 150 m; 300 – 500 m; 600 – 1000 m; 1300 – 1400
m ; 1700 – 1800 m; 2100 – 2200 m và 2800 – 2900 m. Trong đó các đai bậc 2, bậc
3 với độ cao từ 300 – 1000 m, chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là
đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3143 m so với mặt nước
biển, điểm thấp nhất 80 m thuộc huyện Bảo Thắng.
Nhìn chung địa hình rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt
mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây sạt lở, trượt khối; mặt khác sông suối
tạo thành có lòng hẹp, độ dốc lớn nên mùa mưa lũ thường xảy ra lũ quét, gây thiệt

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


3

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông
Chảy gồm thành phố - Bảo Thắng - Bảo Yên và phía Đông huyện Văn Bàn thuộc
các đai độ cao thấp hơn, địa hình ít hiểm trở, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung

lũng, ruộng nước rộng là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp hoặc xây
dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
1.1.3. Khí hậu [4]
Chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa bị chi
phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, nên diễn biến thời tiết khí hậu có phần thay đổi,
khác biệt theo thời gian và không gian. Một số nơi có năm đã xảy ra hiện tượng đột
biến dị thường với những biểu hiện đặc trưng của hai yếu tố là nền nhiệt độ và
lượng mưa.
Khí hậu chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính, gió Đông Bắc có từ tháng
12 tới tháng 3 năm sau, gió Tây và Tây Bắc từ tháng 4 đến tháng 11. Trong các
tháng 5, 6, 7 thường xuất hiện các đợt gió khô nóng, có đợt kéo dài đến 5, 6 ngày và
vùng phía Tây Văn Bàn chịu ảnh hưởng nhiều nhất của loại gió này. Một số khu vực
ở Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quý Hồ (là gió địa phương) cũng khô nóng.
Ảnh hưởng của bão đối với tỉnh không đáng kể, nhưng thường xuất hiện lốc lớn
vào các tháng 2, 3, 4 trong năm.
1.1.4. Các nguồn tài nguyên [4]
Tỉnh Lào Cai có 2 nguồn tài nguyên quan trọng là tài nguyên rừng và tài
nguyên khoáng sản. Tài nguyên rừng của tỉnh phong phú với 286.044,35 ha chiếm
44,97% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 2,36 diện tích rừng cả nước trong đó
diện tích rừng tự nhiên là 235.170,35 ha và 50.847 ha rừng trồng.
Thực vật rừng: Do điều kiện địa hình, khí hậu thay đổi theo độ cao nên thực
vật rừng rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Theo tài
liệu điều tra, riêng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã phát hiện được 847 loài
thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành. Trong đó có 17 loài quý hiếm như lát hoa, thiết sam,
hoàng đàn giả, đinh, nghiến....
SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM



4

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

Theo độ cao, thực vật rừng được phân thành một số kiểu rừng với các loại
cây đặc trưng sau:
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng núi cao trên 1700 m. Gồm các
loại: trúc lùn, đỗ quyên, ong ảnh, việt quất, nhân sâm, hoa hồng, thông....
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình 700 - 1700 m, kiểu
rừng này có các họ: giẻ, de, mộc lan, óc chó, họ hoa hồng, bách....
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp dưới 700 m, gồm các
họ: đậu, thị, na, giẻ, de, trâm, xoan, bồ hòn, dầu, cam, đinh, sim....
Rừng thứ sinh sau nương rẫy gồm có các loài: nứa lá nhỏ, hu đay, ba soi,
màng tang,....
Rừng trồng gồm các loài: pơ mu, lát hoa, sa mộc, chắp tay, đào, đỗ trọng, vối
thuốc, bồ đề, bạch đàn, keo, đinh, xoan, sến, nhãn, vải....
Động vật rừng: Theo các tài liệu nghiên cứu, có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch
nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ;
bò sát có 73 loài thuộc 12 họ, 2 bộ và ếch nhái có 34 loài thuộc 7 họ, 1 bộ. Thành phần
loài phân bố không đồng đều do diện tích rừng tự nhiên bị giảm mạnh và nạn săn bắn
vẫn xảy ra. Hiện tại các loài động vật (trong đó có các động vật quý hiếm có nguy cơ bị
diệt chủng như: vượn đen, cầy vằn bắc, cầy gấm, gà rao, rắn hổ chúa, chồn vàng, báo
gấm, báo hoa mai, sóc bay,...) thường tập trung ở những khu rừng nguyên sinh thuộc
huyện Sa Pa và Văn Bàn.
Tài nguyên khoáng sản: Là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ
lượng lớn và có tính đại diện về chủng loại của cả nước. Đến nay đã phát hiện được
150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một mỏ khoáng sản đã
được thăm dò đánh giá trữ lượng, chất lượng như: Mỏ Apatit Cam Đường với trữ

lượng 2.5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ
lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quý Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn. Các loại
khoáng sản được phân bố theo đới:

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


5

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

- Đới sông Hồng chủ yếu là apatit, đồng, xạ, đất hiếm, mica, cao lanh, môlip
đen, đôlômit, đá hoa.
- Đới Sa Pa gồm môlip đen, xạ, đất hiếm, cao lanh, đôlômit, đá hoa.
- Đới Phan Xi Phăng gồm quặng của xạ, đất hiếm, barit, fluoxit, môlip đen,
chì, kẽm, đá xây dựng, granoxienit, một vài điểm thạch cao. Ngoài ra còn có biểu
hiện vàng, thuỷ ngân ở dạng các vành phân tán trọng sa ở huyện Văn Bàn, Bát
Xát,....
Hiện nay, các khu mỏ Apatit, mỏ cao lanh, mỏ sắt Kíp Tước, mỏ sắt Làng Vinh,
mỏ sắt Khe Lếch, mỏ Fenspat - Làng Giàng, mỏ sắt Quý Sa - Văn Bàn và mỏ đồng Sin
Quyền - Bát Xát đang được đầu tư khai thác ở quy mô công nghiệp.
Như vậy, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với trữ lượng
lớn là sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến phát triển ngành
công nghiệp như: Luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng,… Tuy nhiên,
cơ sở hạ tầng của tỉnh chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên năng suất và hiệu
quả trong khai thác, chế biến khoáng sản chưa cao.


1.2. Tình hình kinh tế, xã hội
1.2.1. Phát triển kinh tế [4]
Tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh được thể hiện
theo hình 1.1.

Hình 1.1. Tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


6

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

a) Tình hình phát triển công nghiệp
 Lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp:
- Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản: Trong những năm qua
hoạt động khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh có những bước
phát triển mạnh, đúng hướng, tập trung vào khai thác chế biến sâu các mỏ lớn đưa
sản lượng một số sản phẩm tăng cao như quặng apatit, tinh quặng đồng, manhêtít
quặng sắt...
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 20 tổ chức, cá nhân được các cấp có thẩm
quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại 28 mỏ và điểm mỏ (trừ khoáng sản
vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng) với các khoáng sản chủ yếu như
apatit, đồng, sắt, cao lin, fenspat, chì, kẽm... Một số doanh nghiệp lớn như Công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatit Việt Nam, Công ty Mỏ - Tuyển đồng Sin
Quyền duy trì được sản xuất, một số đơn vị được phép khai thác các mỏ nhỏ sản
xuất cầm chừng hoặc dừng sản xuất do không tiêu thụ được sản phẩm. Một số dự án
khai thác, chế biến khoáng sản đã đi vào hoạt động hoặc đang trong giai đoạn thăm
dò và lập dự án.
- Công nghiệp cơ khí luyện kim: Ngành công nghiệp Luyện kim của tỉnh chủ
yếu có Nhà máy luyện đồng, công suất 10.000 tấn/năm ở Cụm công nghiệp Tằng
Loỏng đã đi vào hoạt động từ năm 2008. Đến nay vẫn sản xuất ổn định, tuy nhiên
chưa đạt hết công suất thiết kế, sản lượng mới đạt 7.500 tấn/năm, 2 nhà máy gang
thép vẫn đang tiến hành triển khai các bước xây dựng cơ bản, dự kiến năm 2013 mới
có thể hoàn thành dự án. Đối với công nghiệp cơ khí chủ yếu có 2 nhà máy ở khu
công nghiệp Tằng Lỏong, sản phẩm gồm bao bì kim loại phục vụ bao bì cho sản xuất
phốt pho vàng; sản phẩm bi nghiền, tấm lót, răng gầu đúc phục vụ cho công nghiệp
tuyển khoáng và một số lĩnh vực công nghiệp nặng khác. Một số cơ sở cơ khí vừa và
nhỏ tiếp tục được đầu tư phát triển.
- Công nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất: Sản phẩm phân bón NPK sản
xuất tại Tằng Loỏng với sản lượng đạt 15.000 tấn/năm, đã từng bước khẳng định
được chất lượng, được thị trường chấp nhận.
SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


7

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

Ngành sản xuất hóa chất từ nguyên liệu apatit tiếp tục phát triển. Mặc dù đầu

năm 2009 có 2/3 cơ sở sản xuất phốt pho vàng phải tạm dừng sản xuất do giá phốt
pho vàng xuống quá thấp, sang quí II tiếp tục sản xuất ổn định. Dự án đầu tư nhà
máy phốt pho vàng 4 đã hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Tổng công suất 4
nhà máy phốt pho trên địa bàn tỉnh hiện nay là 26.000 tấn/năm.
Một số dự án mới đăng ký đầu tư như Dự án đầu tư Nhà máy DAP số 2, Nhà
máy phôtpho vàng 5, Nhà máy sản xuất phân lân nung chảy... đang tiến hành các
thủ tục đầu tư.
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản:
+ Sản xuất giấy: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 xí nghiệp sản xuất giấy đế
và giấy vàng kim của Công ty Lâm trường Văn Bàn và Lâm trường Bảo Yên. Xí
nghiệp giấy Vàng kim Bảo Hà đang tạm ngừng sản xuất. 2 xí nghiệp khác trong
những tháng đầu năm hoạt động sản xuất cầm chừng với 40 -55% công suất. Năm
2009 sản xuất được 88,5 tấn giấy vàng kim và 3.000 tấn giấy đế. Sản lượng đạt thấp
do khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Bảo
Yên đang triển khai xây dựng với tiến độ chậm.
+ Chế biến gỗ: Sản xuất gỗ trên địa bàn có chiều hướng phát triển mạnh
trong thời gian gần đây, tuy nhiên quy mô công nghiệp hiện tại chỉ có 01 Dự án đầu
tư Nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu Bảo Thắng công suất giai đoạn I: 58.000
m3/năm gỗ rừng trồng các loại; Giai đoạn II: 105.000 m 3/năm. Hiện nay đã hoàn
thành công tác đền bù giải phóng, san tạo mặt bằng. Công tác đầu tư xây dựng cơ
bản thực hiện được khoảng 90%. Dự kiến đến hết quý II/2010 hoàn thành dự án đi
vào hoạt động chính thức.
+ Chế biến chè: Hiện nay 2 đơn vị chế biến chè công nghiệp là Nông trường
Phong Hải 30 tấn búp tươi/ngày; Nông trường chè Thanh Bình 15 tấn búp
tươi/ngày. Ngoài ra tại cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải - có Nhà máy chè Linh
Dương với công suất 5 tấn búp tươi/ngày, tại huyện Bảo Yên có Nhà máy chè Đại
Hưng công suất 6 tấn búp tươi/ngày. Tổng công suất chế biến khoảng 61 tấn búp

SVTH: Đỗ Văn Mạnh


Lớp: ĐH1KM


8

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

tươi/ngày. Tình hình sản xuất năm 2009 trên địa bàn toàn tỉnh đạt khoảng 2.130 tấn
chè khô. Tuy nhiên sản lượng chè đạt thấp do thị trường hẹp, chất lượng hạn chế,
giá thu mua nguyên liệu thấp nên chưa khuyến khích người nông dân chú trọng đến
việc chăm sóc cây chè.


Lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Đến thời điểm hiện nay số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn

tỉnh tăng mạnh cả về số lượng và quy mô sản xuất, sản phẩm phong phú, đa dạng,
mẫu mã và chất lượng được cải thiện, một số sản phẩm đang từng bước xây dựng
được thương hiệu, đứng vững trên thị trường. Ngoài các sản phẩm truyền thống tiêu
biểu như thổ cẩm, rượu đặc sản, đồ rèn đúc... đã có thêm nhiều sản phẩm mới:
Tranh tre nghệ thuật, trạm khắc bạc, tranh đá quý, đồ sừng, gỗ mỹ nghệ, tăm hương,
đũa tre xuất khẩu...
Tính riêng trong các lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2009 giá trị
sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 176 tỷ đồng, cũng trong thời gian này
nhiều dự án tiểu thu công nghiệp trong các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thực
phẩm, tinh chế rượu,... đã được đầu tư và đi vào hoạt động .
Theo thống kê báo cáo của các huyện, thành phố trên toàn tỉnh đến nay có
6.810 cơ sở tham gia trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp với số lượng lao động

khoảng trên 18.587 người (trong đó lao động thời vụ chiếm 70%), với thu nhập ổn
định bình quân khoảng 1,4 triệu đồng/người/tháng.
 Tình hình hoạt động các khu, cụm công nghiệp
Hiện trên địa bàn tỉnh có 1 Khu Công nghiệp Đông Phố Mới (Thành phố) và
2 cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải (Thành phố) và Tằng Loỏng (H.Bảo Thắng). Hạ
tầng kỹ thuật tại khu, cụm công nghiệp được đầu tư khá hoàn chỉnh, đủ điều kiện để
các nhà đầu tư triển khai dự án và hiện tại có 74 dự án đăng ký đầu tư với tổng diện
tích 457,47 ha vào các khu cụm công nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư trên
15.505 tỷ đồng. Đến nay số vốn đã triển khai thực hiện trên 4.000 tỷ đồng, thu hút
và tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 2.430 lao động.
SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


9

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

Các khu, cụm công nghiệp đã đưa vào hoạt động (Đông Phố Mới, Bắc
Duyên Hải) hiện nay đã được lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp, với 61 dự án
đầu tư.
Triển khai lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật 6 cụm tiểu thủ công nghiệp (Phố
Ràng, Gia Phú, Khánh Yên Thượng, Bản Vược, Vạn Hòa, Làng Đen). Đồng thời,
triển khai lập quy hoạch chi tiết cho 4 cụm tiểu thủ công nghiệp (Nàn Sán - Si Ma
Cai, Thị trấn Bắc Hà, Xuân Quang – Bảo Thắng và Hủm Pa Lai – Mường Khương).
Đến nay chưa có cụm nào được đầu tư hạ tầng kỹ thuật do chưa có kinh phí.
Những năm gần đây ngành công nghiệp của tỉnh đã và đang phát triển, đạt tốc

độ tăng trưởng cao, các khu, cụm công nghiệp tập trung được hình thành; Tuy nhiên
cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường chưa được đầu tư đồng bộ việc sản xuất của các
nhà máy tại các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để vấn đề ô
nhiễm môi trường đặc biệt là các nhà máy hoạt động sản xuất hoá chất Phốt pho,
sản xuất giấy, các nhà máy luyện đồng, nhà máy tuyển quặng sắt, đồng có nguy cơ
tiểm ẩn ô nhiễm môi trường cao.
b) Tình hình phát triển nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đã vượt lên khó khăn về thời tiết, sâu cuốn lá trên diện
rộng, bất lợi về giá vật tư, phân bón, khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều năm liên
tiếp được mùa, giá trị sản xuất ước đạt 1.172,3 tỷ đồng, đóng góp 31,3% GDP của
tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống cho người nông dân.
Trồng trọt: Diện tích trồng cây lương thực năm 2009 đạt trên 58,2 nghìn ha,
sản xuất vụ Xuân được mùa, năng suất lúa bình quân đạt 44,9 tạ/ha; sản xuất vụ
mùa về cơ bản thuận lợi, năng suất bình quân cây ngô đạt 31,28 tạ/ha, tăng 11,48%
so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 216 nghìn tấn, bằng 106,4% kế
hoạch và tăng 8,5% so với cùng kỳ.
Diện tích các cây trồng khác cũng được nhân dân tích cực triển khai: trồng đậu
tương được trên 5,3 nghìn ha, tăng 3,4% so cùng kỳ, cây lạc trên 1,2 nghìn ha, tăng
3,5% so cùng kỳ; trồng rau các loại đạt trên 6800 ha. Cây thuốc lá phát triển khá, diện

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


10

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG


tích trồng đạt 220 ha. Cây chè do suy thoái kinh tế toàn cầu nên sản phẩm tiêu thụ khó
khăn, để giữ vững sản xuất tỉnh đã kịp thực hiện chính sách hỗ trợ thâm canh chè, nên
nhân dân các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai thực hiện, hoàn thành 100% kế
hoạch trồng mới.
Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy
ra; nuôi trồng thuỷ sản thu được nhiều kết quả. Toàn tỉnh có trên 131 nghìn con trâu
tăng 4,4%; trên 24,5 nghìn con bò tăng 2,3%; trên 432,4 nghìn con lợn, tăng 6,6% và
trên 2,7 triệu con gia cầm, tăng 3,35% so với cùng kỳ. Diện tích mặt nước nuôi trồng
thủy sản 1.651,5 ha, tăng 8,72%; sản lượng đạt 2.500 tấn, tăng 35,06% so cùng kỳ.
Lâm nghiệp: Công tác bảo vệ, chăm sóc và trồng rừng mới được đẩy mạnh.
Đến nay đã hoàn thành diện tích bảo vệ rừng và giao khoán rừng theo kế hoạch
giao, diện tích rừng tập trung trồng mới ước khoảng 5.870 ha, đạt kế hoạch được
giao và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước; trồng cây lâm nghiệp phân tán 1,167
triệu cây. Công tác tuyên truyền bảo vệ và phòng chống cháy rừng được quan tâm;
rà soát và cắm mốc 3 loại rừng được tích cực thực hiện, đến nay đã xác định 4.560
vị trí cắm mốc và tiến hành cắm mốc thực địa được 2.638 mốc đạt 57,8%.
Thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ
tầng cũng như xây dựng các mô hình khuyến ngư, hỗ trợ cước vận chuyển giống
thuỷ sản; công tác sản xuất, cung ứng giống được thực hiện tốt, đã xuất bán cho các
tổ chức và nhân dân trong tỉnh được 1,4 triệu con giống các loại; ước diện tích mặt
nước đưa vào nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 1.610 ha; sản lượng nuôi trồng ước đạt
2.355 tấn, tăng 583 tấn so với cùng kỳ; các cơ sở nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm)
tiếp tục đầu tư sản xuất, ước sản lượng 50 tấn, bằng 136,9% cùng kỳ 2008.
Phát triển nông thôn và đời sống dân cư: Các chương trình, dự án đầu tư cho
nông nghiệp, nông thôn được triển khai tích cực. Xây dựng, phê duyệt và tập trung
triển khai đề án giảm nghèo nhanh và bền vững tại 3 huyện nghèo của tỉnh; đề án hỗ
trợ hộ nghèo về nhà ở; các chính sách cho vay tín dụng người nghèo…Công tác sắp
xếp nơi ở và đất sản xuất cho các hộ đồng bào hồi cư được chính quyền các địa
phương quan tâm (đến nay có 49 hộ/236 khẩu hồi cư). Công tác sắp xếp, di chuyển

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


11

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

dân cư thực hiện đảm bảo kế hoạch giao (2.536 hộ), đã tập trung sắp xếp các hộ dân
vùng thiên tai nguy hiểm.
Để nâng cao năng suất sản phẩm nông nghiệp, các loại phân bón hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật cũng được tiêu thụ với khối lượng ngày càng nhiều, đặc biệt là
các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc có xuất xứ từ Trung Quốc
được sử dụng tràn lan trên địa bàn và khó kiểm soát gây nên nhiều tác động đến chất
lượng môi trường, kéo theo các vấn đề quan ngại ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường đất, nước, không khí. Việc sử dụng nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể
tạo nên những chủng sâu bệnh kháng thuốc, yêu cầu phải sử dụng ngày càng nhiều
lượng thuốc để khống chế, dập dịch.
1.2.2. Phát triển xã hội [4]
a) Tốc độ gia tăng dân số
Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số của tỉnh là 613.075
người, gồm 27 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 33,1%, dân tộc
Mông chiếm 20,82%, dân tộc Dao chiếm 12,48%, dân tộc Tày chiếm 13,74%, còn lại
là các dân tộc ít người khác.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và số liệu công bố của Tổng cục Dân số và
Kế hoạch hoá gia đình là tỉnh trong nhóm 20 tỉnh có mức sinh cao trong toàn quốc
cụ thể:

- Dân số trung bình năm 2009 là 613.075.
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân (1999- 2009): 1,8% (năm 2009 là 1,69%).
- Tỷ suất sinh là 20,98 %; tổng tỷ suất sinh là 2,7 con; tỷ lệ giảm sinh đạt
bình quân: 0,34%/ năm.
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 14,15%, giảm bình quân 0,31%/năm.
- Tỷ số giới tính khi sinh là 120 trẻ trai/100 trẻ em gái.
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại 73.3%.

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


12

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

Mật độ dân số: Nhìn chung mật độ dân số tỉnh ở mức thấp, mật độ dân số
phân bổ không đồng đều. Nơi có mật độ dân số cao nhất là thành phố với 418
người/km2, nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Văn Bàn với 54 người/km 2.
Theo thống kê toàn tỉnh có 325.079 người trong độ tuổi lao động trong đó người có
khả năng lao động là 320.981 người và người mất khả năng lao động 4.098 người.
b) Tốc độ đô thị hóa
Thực hiện chương trình phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn mới, đã
phát triển các đô thị một cách nhanh chóng. Đặc biệt là Khu đô thị mới - Cam
Đường đang được xây dựng với tổng số vốn đầu tư 222,182 tỷ đồng, ngoài ra còn
có các Khu công nghiệp như Khu thương mại – công nghiệp Kim Thành, Khu công
nghiệp Đông Phố Mới, cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải và cụm công nghiệp Tằng

Loỏng.
Cùng với công tác xây dựng quy hoạch đô thị tại trung tâm tỉnh, 8/8 trung
tâm huyện đã được quy hoạch tổng thể và chi tiết. Các trung tâm huyện hầu như có
đường liên thôn, liên xã phục vụ đời sống của bà con nhân dân các dân tộc vùng sâu
vùng xa.

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


13

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Để phục vụ nội dung đồ án tốt nghiệp, đề tài đã thu thập các tài liệu bao
gồm: Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Lào Cai; Các chương trình quan trắc
kiểm soát chất lượng nước lưu vực sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai; Bản đồ
hành chính và sông ngòi.
Tài liệu về điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Lào Cai được thu thập trên
các trang Công báo điện tử phát hành trên mạng Internet. Công báo là trang web có
chức năng đăng tải các văn bản pháp luật chính thức của Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện
thuộc tỉnh quy định tại Nghị định 100/2010/NĐ - CP ngày 28 tháng 9 năm 2010 của
Chính phủ về Công báo.

Các chương trình quan trắc kiểm soát chất lượng nước lưu vực sông Hồng,
Bản đồ hành chính và sông ngòi được thu thập từ cơ quan quản lý môi trường hoặc
cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quan trắc chất lượng nước sông Hồng, cụ thể
là Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Lào Cai.
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm
a) Quan trắc ngoài hiện trường
 Lấy mẫu
Phương pháp quan trắc ngoài hiện trường được áp dụng theo quy định hiện
hành cụ thể như sau:
- Thông tư số 29/2011/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy
định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa [3]
- TCVN 6663 - 1:2011 (ISO 5667 - 1:2006). Chất lượng nước. Lấy mẫu - Phần I:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu [13]

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


14

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

- TCVN 6663 - 6:2008 (ISO 5667 - 6:2005). Chất lượng nước. Lấy mẫu - Phần 6:
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối [14]
Bảng 2.1. Các vị trí lấy mẫu quan trắc nước sông Hồng
TT


Kí hiệu
mẫu

Địa điểm
Thôn Lũng Pô,

1

SH1

A.Mú Sung, Bát
Xát, Lào Cai

2

3

4

5

6

SH2

SH3

SH4

SH5


SH6

Xã Trịnh Tường,

Tọa độ
22047’36’’B
103038’54’’Đ
22041’46’’B

Bát Xát, Lào Cai

103 45’34’’Đ

Bản Vượt, Bát

22037’10’’B

Xát, Lào Cai
Phường Duyên

0

Đặc điểm
Điểm hòa của suối Lũng Pô và
sông Hồng khi chảy vào Việt
Nam.
Nước sông Hồng trước khi vào
khu khu vực khai thác của mỏ
tuyển đồng Sin Quyền

Điểm hòa của suối Ngòi Phát

103049’14’’Đ và sông Hồng
22030’43’’B

Hải, TP Lào Cai

103 57’7’’Đ

Phường Lào Cai,

22030’33’’B

0

Nước sông Hồng qua khu
thương mại Kim Thành trước
khi nhập lưu với sông Nậm Thi
Nước sông Nậm Thi, chân cầu

TP Lào Cai

103057’55’’Đ Kiều

Phường Cốc

22029’42’’B

Lếu, TP Lào Cai


SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Điểm hòa giữa nước sông Nậm

103058’14’’Đ Thi vào sông Hồng

Lớp: ĐH1KM


15

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

Hình 2.1. Bản đồ các vị trí lấy mẫu quan trắc nước sông Hồng
 Đo đạc tại hiện trường
Mẫu nước sau khi được lấy theo đúng quy trình, phương pháp quy định trong
Thông tư số 29/2011/TT - BTNMT sẽ được thực hiện phân tích đo ngay một số
thông số tại hiện trường. Các thông số được đo nhanh tại hiện trường như nhiệt độ,
oxi hòa tan (DO), pH bằng máy Water quality checker.
 Bảo quản mẫu [12]
Mẫu lấy về sẽ được bảo quản theo tiêu chuẩn TCVN 6663:3 - 2008. Cụ thể
các điều kiện bảo quản và dụng cụ lưu trữ mẫu cho từng nhóm thông số được liệt kê
trong bảng sau:

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM



16

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.2. Bảng điều kiện bảo quản và dụng cụ lưu trữ mẫu

1

Chỉ tiêu phân
tích
TSS

Loại
bình
PE

2

COD

PE

3

BOD

PE


STT

4

NH4+

PE

5

NO3-

PE

6

NO2-

PE

7

PO43-

Thủy
tinh

8


Kim loại trừ Cr
(VI) và Hg

PE

Thời gian
bảo quản

Kĩ thuật bảo quản
Bảo quản lạnh từ 1OC đến 5OC
Axit hóa đến pH từ 1 đến 2 bằng
H2SO4 và bảo quản lạnh từ 1oC
đến 5oC, để ở nơi tối

5 ngày

Bảo quản lạnh từ 1oC đến 5oC

24h

Axit hóa đến pH từ 1 đến 2 bằng
H2SO4 và bảo quản lạnh từ 1oC
đến 5oC
Axit hóa với HCl đến pH từ 1
đến 2 và bảo quản lạnh từ 1oC
đến 5oC
Axit hóa bằng H2SO4 đến pH từ
1 đến 2 và bảo quản lạnh từ 1oC
đến 5oC
Axit hóa đến pH < 2 bằng

H2SO4 và bảo quản lạnh từ 1OC
đến 5OC
Axit hóa bằng HNO3 đến pH < 2

24h

24h

24h

24h
1 tháng

b) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm được thể hiện ở
bảng 2.3
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm
STT

Thông số

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

1

TSS

TCVN 4560–1988

2


COD

TCVN 6491:1999

3

BOD5

TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003)

4

NH4+

4500 NH3–F, SMWW, 1995

5

NO2-

TCVN 6178:1996

6

NO3-

TCVN 6180:1996 (ISO 7890:1988)

SVTH: Đỗ Văn Mạnh


Lớp: ĐH1KM


17

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

7

PO43-

TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004)

8

Fe, Cu, Ni

TCVN 6193:1996

2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI [2]
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - viết tắt là WQI) là một chỉ số
tổ hợp được tính toán từ các thông số chất lượng nước xác định thông qua một công
thức toán học. WQI dùng để mô tả định hướng về chất lượng nước và được biểu
diễn qua một thang điểm. Mục đích của việc sử dụng WQI là:
- Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách khái quát.
- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng

chất lượng nước.
- Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu,
trực quan.
- Nâng cao nhận thức về môi trường.
Chỉ số chất lượng nước (WQI) được tính toán theo Sổ tay hướng dẫn tính
toán chỉ số chất lượng nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT
ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành sổ tay hướng
dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước). Cụ thể cách tính toán WQI sẽ được trích dẫn
trong phụ lục 1.
- Phương pháp vẽ biểu đồ bằng phần mềm excel: Sử dụng phần mềm excel
2007 để vẽ các biểu đồ biểu diễn nồng độ các thông số ở 2 đợt quan trắc so sánh với
QCVN 08:2008.

2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.
2.2.1. Xác định tổng chất rắn lơ lửng (TCVN 4560–1988) [5]
Quy trình tiến hành :
- Sấy giấy lọc trong 1050C trong 8h.
- Để nguội trong bình hút ẩm rồi đem cân giấy lọc được khối lượng m1 (mg).
SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM


18

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

- Lọc 100ml mẫu nước qua giấy lọc đã xác định khối lượng.

- Sau khi lọc xong để ráo giấy lọc.
- Dùng kẹp (không dùng tay) đưa miếng giấy lọc vào sấy ở 1050C trong 8h.
- Lấy giấy lọc ra để vào bình hút ẩm, rồi cân giấy lọc được khối lượng m2 (mg).
2.2.2. Xác định COD bằng phương pháp chuẩn độ Đicromat (TCVN 6491:1999) [6]
Quy trình tiến hành :
Lấy mẫu và bảo quản mẫu.
- Mẫu phòng thí nghiệm phải được ưu tiên lấy vào lọ thuỷ tinh, mặc dù lọ
polyethylen cũng thích hợp.
- Phân tích mẫu càng sớm càng tốt và không để quá 5 ngày sau khi lấy mẫu.
Nếu mẫu cần phải được bảo quản trước khi phân tích, thêm 10 ml axit sunfuric 4M
cho 1 lít mẫu. Giữ mẫu ở 0oC đến 5oC, lắc các lọ mẫu bảo quản và phải đảm bảo
chắc chắn rằng mẫu trong các lọ được đồng nhất khi lấy một phần mẫu đem phân
tích.
Phân tích
- Mẫu được để cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi phân tích.
- Lắc đều mẫu trước khi phân tích.
- Phá mẫu:
+ Chuẩn bị 2 ống nghiệm có nắp đậy. Hút 2ml mẫu vào ống nghiệm, thêm
1ml dung dịch K2Cr2O7/HgSO4 và 3ml dung dịch AgSO4/H2SO4. Đậy và vặn chặt
nắp ống nghiệm, lắc đều, rửa sạch bên ngoài bằng nước cất và lau khô.
+ Bật bộ phá mẫu COD, gia nhiệt đến 150oC.
+ Chuẩn bị một mẫu trắng (lặp lại các bước như trên nhưng thay mẫu bằng
nước đề ion).
+ Đặt ống nghiệm đựng mẫu và mẫu trắng vào bộ phá mẫu COD đã được gia
nhiệt tới 150oC và đặt thời gian 2 giờ.

SVTH: Đỗ Văn Mạnh

Lớp: ĐH1KM



×