Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN cứu mối QUAN hệ GIỮA PHÁT THẢI CO2 và TĂNG TRƯỞNG KINH tế của VIỆT NAM THEO GIẢ THUYẾT ĐƯỜNG CONG KUZNETS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT THẢI CO2
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM THEO
GIẢ THUYẾT ĐƯỜNG CONG KUZNETS

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lưu Quốc Đạt
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hải Đăng

- 14050023

Nguyễn Khắc Hoàng - 14050556
Nguyễn Việt Hùng
Lớp

: QH-2014-E KTPT A

Hà Nội, 2017

- 14050557


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát thải
CO2 và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo giả thuyết đường cong Kuznets”,


nhóm nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các giảng
viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của cán bộ khoa Kinh tế Phát triển, Nhóm nghiên cứu xin chân thành
bày tỏ lòng cảm ơn về sự giúp đỡ đó.

Nhóm xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Lưu Quốc Đạt – người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho nhóm hoàn thành bài nghiên cứu khoa học
này.

Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã động viên,
khích lệ tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
bài nghiên cứu này.

Chân thành cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu.

i


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................ i

MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình ..................................................................... v

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
5. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 4

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
7. Dự kiến đóng góp của để tài ....................................................................... 4
8. Bố cục bài nghiên cứu ................................................................................. 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ . 6
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu. ....................................................... 6

1.2.

Cơ sở lý luận....................................................................................... 10

1.2.1.

Lý thuyết về môi trường, bảo vệ môi trường. .......................... 10

1.2.2.

Lý thuyết về phát triển kinh tế và phát triển bền vững. ......... 12

1.2.3.

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường. ............... 14

1.3.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 19


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 22
2.1.

Quy trình thu thập số liệu và thiết kế mô hình nghiên cứu .......... 22
ii


2.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 23

2.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................... 23

2.2.2.

Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................. 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................. 28
3.1. Phát thải CO2 tại Việt Nam ................................................................... 28
3.1.1. Lươ ̣ng phát thải CO2 dư ̣a vào da ̣ng tồ n ta ̣i của nhiên liêụ ......... 29
3.1.2. Lươ ̣ng phát thải CO2 dư ̣a vào mu ̣c đích sử du ̣ng ........................ 31
3.2. Tăng trưởng GDP ta ̣i Viêṭ Nam............................................................ 38
3.3. Đường cong Kuznets Curve (EKC) về môi trường giữa phát triển
kinh tế và phát thải khí nhà kính tại Việt Nam .......................................... 42

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 48
4.1.


Kết luận .............................................................................................. 48

4.2.

Kiến nghị ............................................................................................ 48

ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 56
1. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 56
2. Hạn chế của đề tài ..................................................................................... 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 57
PHỤ LỤC......................................................................................................... 65

iii


Danh mục chữ viết tắt
Cụm từ đầy đủ

Chữ viết tắt
ADB
EKC

Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á
Environment Kuznets Curve – Đường cong Kuznets về môi
trường

GDP


Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

GEF

Global Environment Falcillity – Quỹ môi trường toàn cầu

kt

kilotons

Nbx

Nhà xuất bản

ODA

OECD
UBKT
UNDP

Official Development Assistance – Vốn viện trợ phát triển
chính thức
Organization for Economic Cooperation and Development –
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Ủy ban Kinh tế
United Nations Development Programme – Chương trình phát
triển Liên Hợp Quốc

USD


Đồng đô la Mỹ

WB

World Bank – Ngân hàng thế giới

iv


Danh mục các bảng, biểu đồ, hình
Danh mục các bảng
Bảng 3.1. Phân loa ̣i phát thải CO2 theo da ̣ng tồ n ta ̣i của nhiên liêụ ................... 30
Bảng 3.2. Kiểm định Ramsey ............................................................................. 44
Bảng 3.3. Kiểm định White................................................................................. 45

Danh mục các biểu đồ và hình
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ lươ ̣ng phát thải CO2 phân theo mu ̣c đích sử du ̣ng ................ 32
Biểu đồ 3.9. GDP bình quân đầu người giai đoạn 1985 – 2013 ......................... 41

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa môi trường, kinh tế, xã hội .................................... 15
Hình 2.1. Đường cong Kuznets về môi trường ................................................... 26
Hình 3.1. Tổ ng lươ ̣ng phát thải CO2 ta ̣i Viêṭ Nam qua từng năm giai đoạn
1985-2013............................................................................................................ 29
Hình 3.2. Lươ ̣ng phát thải CO2 của 3 da ̣ng nhiên liêụ ........................................ 31
Hình 3.4. Phát thải CO2 từ phương tiêṇ vâ ̣n chuyể n ........................................... 33
Hình 3.5. Phát thải CO2 từ công nghiêp̣ sản xuấ t và xây dựng ........................... 35
Hình 3.6. Phát thải CO2 từ sản xuấ t điêṇ và nhiêt...............................................
36
̣
Hình 3.7. Phát thải CO2 từ các tòa nhà dân cư và các dich

̣ vu ̣ Thương ma ̣i và
dich
̣ vu ̣ công ........................................................................................................ 37
Hình 3.8. Lươ ̣ng phát thải CO2 từ các ngành khác ngoài các tòa nhà dân cư và
các dich
̣ vu ̣ thương ma ̣i và dich
̣ vu ̣ công ............................................................. 38
Hình 3.10. Mô hình mối quan hệ giữa CO2 và GDP bình quân đầu người ........ 43

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như hầu
hết mọi người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng ô
nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành khắp nơi trên hành tinh xanh. Sau công
cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế thế giới thay đổi với tốc độ tăng
trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Một số nước tư bản chủ nghĩa như Anh,
Pháp, Mỹ… đã sử dụng công nghệ làm tăng năng suất lao động. Kinh tế tăng
trưởng tốt kéo theo các dịch vụ công như giáo dục, y tế được cải thiện. Tuổi thọ
trung bình tăng, mức sống được cải thiện, tỷ lệ tử vong sau khi sinh giảm, dân số
thế giới tăng nhanh một cách chóng mặt. Nhưng mọi vấn đề đều luôn có mặt trái
của nó, dân số bùng nổ khiến cho áp lực về tài nguyên tăng dần lên. Công nghệ
đã giúp chúng ta khai thác, sử dụng tài nguyên nhiều hơn, nhanh hơn và hiệu
quả hơn cách thủ công. Tuy nhiên, đi kèm với nó là khí thải, chất thải và cả việc
không tận dụng được hết khả năng của tài nguyên trong quá trình đó. Con người
đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất. Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra
ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là gia tăng
mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô

hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh
học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu
hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã
có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu
Phi và Mexico (theo CNN). Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán
nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây
Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao
cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy
ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất
1


ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm
cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ
mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, Tây nam Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Trong khi một phần nguyên nhân
nhỏ là đến từ tự nhiên do ảnh hưởng của quá trình chuyển động của trái đất, các
quy luật tự nhiên, hóa học, thì đa phần nguyên nhân lại đến sự tác động rất lớn
của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng
nhà kính. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế với những gia tăng mạnh mẽ của
nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than
đá..), đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu.
Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa,
hàng năm phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới trên khu
vực Tây Bắc Thái Bình Dương và biển Đông, chịu tác động của nhiều loại hình
thế thời tiết phức tạp. Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh
năm và trên khắp mọi miền lãnh thổ. Trong thời gian gần đây, hàng trăm km2
đất đai ven biển đang bị sạt lở nghiêm trọng, hàng loạt các hiện tượng thời tiết
cực đoan như rét đậm rét hại, đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử, năm 2016 Hà
Nội có băng tuyết, hay số lượng các cơn bão đổ vào cũng tăng lên qua các

năm… Việt Nam là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Trong hơn ba thập kỷ trở lại đây, Việt Nam với sự đổi mới về tư duy, thể
chế, chính trị đang có những bước đi dài trong phát triển kinh tế. Cụ thể, thu
nhập bình quân đầu người tăng từ 239,429 USD (năm 1985) lên đến 2.111,138
USD vào năm 2015 (nguồn: worldbank). Lượng phát thải CO2 của Việt Nam
cũng thay đổi tới mức chóng mặt từ 21.165,924 kt (năm 1985) lên đến
152.624,207 kt (năm 2013) (nguồn: worldbank). Là một nước chịu ảnh hưởng
nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang có những biện pháp hành
động thiết thực nhằm hạn chế tác động xấu này. Sự tăng trưởng kinh tế có tác
2


đô ̣ng trực tiế p đế n lươ ̣ng khí thải CO2 của mô ̣t quố c gia. Do đó mố i quan hê ̣
hình chữ U ngươ ̣c của Viêṭ Nam giữa thu nhâ ̣p và thiêṭ ha ̣i môi trường có thể
xảy ra. GDP và CO2 là 2 biế n mô tả sự tồ n ta ̣i của giả thiế t EKC. Mă ̣c dù đã có
nhiề u bài nghiên cứu sự tồ n ta ̣i của giả thiế t EKC ở các nước đang phát triể n hay
đang phát triể n, nhưng ở Viêṭ Nam mới chỉ có mô ̣t bài của các nghiên cứu sinh
người Malaysia điề u tra về sự tồ n ta ̣i của giả thiế t EKC. Các nghiên cứu sinh đó
đã cho rằng nhập khẩu, tiêu thụ năng lượng và cơ cấu lao động cùng có ảnh
hưởng đến ô nhiễm; xuất khẩu và việc sử dụng năng lượng tái tạo lại không đủ
lớn để ảnh hưởng đến ô nhiễm dù tốt hay xấu. Do đó, nhóm chọn đề tài “Nghiên
cứu mối quan hệ giữa phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo
giả thuyết đường cong Kuznets” nhằm mục đích kiểm tra giả thuyết đường cong
Kuznets về môi trường tại Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 2013. Với kết quả
của bài nghiên cứu chúng tôi mong rằng sẽ đưa ra được những cái nhìn cụ thể
hơn về tình hình ô nhiễm môi trường, những mối tương quan giữa chất lượng
môi trường và các chỉ số kinh tế. Từ đó có thể nhìn thấy những thách thức và
các biện pháp cải thiện môi trường hiệu quả hơn với chất lượng môi trường tại
Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Kiểm tra giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường tại Việt Nam trong
giai đoạn 1985 – 2013.
- Xem xét mối tương quan giữa GDP và chất lượng môi trường tại Việt Nam
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mối quan hệ giữa GDP và CO2 là gì? Từ đó suy ra mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế và ô nhiễm môi trường?
- Làm sao để hạn chế tác động xấu của phát triển của kinh tế tới môi
trường?

3


4. Câu hỏi nghiên cứu
- Mô hình đường cong Kuznets về môi trường có tồn tại ở Việt Nam hay
không? Nếu có, thì Việt Nam đang ở đâu trên mô hình?
- Thông qua hội nhập quốc tế, các nước lớn đẩy các ngành công nghiệp ô
nhiễm sang các nước có trình độ kém hơn, giá nhân công rẻ hơn để tối ưu
hóa kinh tế, làm cho ô nhiễm môi trường tại nước bị chuyển công nghệ sẽ ô
nhiễm hơn. Cùng với các yếu tố khác như mức độ sử dụng năng lượng, xây
dựng…. khiến cho các nước này khó đạt đỉnh của đường cong Kuznets. Làm
thế nào để hạn chế điều đó?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Mối quan hệ giữa phát thải CO2 và phát triển kinh tế tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam
- Thời gian khảo sát: từ năm 1985 đến năm 2013
- Phạm vi về nội dung: Bài nghiên cứu này chỉ nghiên cứu và đánh giá mối quan
hệ giữa lượng phát thải CO2 và GDP.
6. Dự kiến đóng góp của để tài
Xác định được ở tại Việt Nam có mô hình EKC hay không? Từ đó chỉ ra mối

quan hệ giữa kinh tế và môi trường, cùng với một số kiến nghị nhằm hạn chế ô
nhiễm môi trường nhưng vẫn phát triển kinh tế tốt và bền vững.
7. Bố cục bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được chia thành bốn chương:


Chương 1 – Cơ cở lý luận về môi trường và phát triển kinh tế

- Đưa các các lý thuyết liên quan đến môi trường và tăng trưởng kinh tế. Phát
triển bền vững là gì?
- Mối quan hệ sơ lược giữa kinh tế và môi trường.
- Thực tiễn việc áp dụng đường cong EKC tại Đài Loan.
4




Chương 2 – Quy trình và phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở lý

thuyết trong chương 1, chương 2 đưa ra mô hình nghiên cứu và các tiếp cận mô
hình phù hợp với bài nghiên cứu. Quá trình bắt đầu xây dựng mô hình, thu thập
và xử lý số liệu được nhóm trình bày cụ thể chi tiết trong bài nghiên cứu.


Chương 3 – Kết quả phân tích dữ liệu: Sau quá trình thu thập ở chương

2, trong chương 3 nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định mô hình, mô tả và
giải thích kết quả tìm được, tìm ra các biến thỏa mãn rồi đưa ra kết quả nghiên
cứu. Thông qua quá trình kiểm định, chúng tôi xác định được rằng giả thuyết
Việt Nam có đường cong EKC được khẳng định hay bác bỏ. Các giả thuyết

được đặt ra ở chương 1 cũng được đánh giá một cách khoa học từ các kết quả
thu được. Các kết quả thu được sẽ được thảo luận kĩ lưỡng trong chương cuối
của bài nghiên cứu.


Chương 4 – Kết luận và kiến nghị: Trong chương này, các kết quả thu

được ở chương 3 sẽ được nhóm nghiên cứu đánh giá, phân tích rõ ràng và cụ
thể. Các khuyến nghị đề ra từ chương này đã được nhóm rút ra từ bài nghiên cứu
giúp đưa ra các khuyến nghị phù hợp với việc phát triển bền vững tại Việt Nam.

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Ở chương này, chúng tôi đưa ra tình hình tổng quan về các nghiên cứu có
áp dụng giả thuyết mô hình đường cong Kuznets về môi trường, một số khái
niệm cơ bản về kinh tế, môi trường và mối quan hệ giữa chúng nhằm đưa ra cho
người đọc cái nhìn tổng quan nhất về cơ sở lý luận cũng như tình hình thực tiễn
được sử dụng trong bài nghiên cứu này.
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Lý thuyết về đường cong Kuznets môi trường đã đặt nền móng cho các

nghiên cứu, báo cáo về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi
trường. Trong những thập kỷ gần đây, khá nhiều các lý thuyết khác đã được giới
thiệu để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường.
Lấy cơ sở nghiên cứu là giả thuyết của Kuznets, các nhà nghiên cứu đã đi sâu

khảo sát sự tác động tương quan của các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối
với chất lượng môi trường.
Các nghiên cứu có các cách tiếp cận khác nhau. Một số nghiên cứu cho
thấy tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường có mối quan hệ đánh đổi: chấp
nhận hi sinh môi trường để nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn; một số khác lại
cho thấy có thể sử dụng, áp dụng nhiều yếu tố khác ít làm tổn hại đến môi
trường hơn để tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa đường cong Kuznets cũng cung cấp
cho các bài nghiên cứu lý thuyết về “điểm ngoặt”, các bài nghiên cứu cũng quan
tâm nhiều đến vấn đề này và tiến hành khảo sát tại nhiều quốc gia với các biến
số kinh tế chủ yếu là thu nhập (GDP), dân số, tiến bộ khoa học - công nghệ, tốc
độ và quy mô công nghiệp hóa, hiện đại hóa,…Tương quan với các biến số kinh
tế là các biến số về môi trường như tốc độ phát thải khí ô nhiễm (CO2,
NxOy,…), tỷ lệ khai thác rừng, mức sử dụng năng lượng hóa thạch, năng lượng
tái tạo,…Các bài nghiên cứu cũng sử dụng nhiều phương pháp phân tích, tổng
6


hợp dữ liệu sơ cấp và thứ cấp và quan trọng nhất là phương pháp hồi quy điển
hình là mô hình ARDL nhằm so sánh sự tương quan của các biến dữ liệu nhằm
thu được các kết quả và thông tin cơ sở cả trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên lý
thuyết Kuznets cũng như tìm ra “điểm ngoặt” tại nhiều nước phát triển và đang
phát triển trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
1) Usama Al-Mulali và các cộng sự, (2015) đã đưa ra kết luận rằng Việt
Nam không tồn tại đường cong Kuznets về môi trường bởi vì mối quan hệ giữa
GDP và ô nhiễm là mối quan hệ tỷ lệ thuận trong cả dài hạn và ngắn hạn. Bài
báo cáo đã có sự phân chia rõ ràng trong việc sử dụng năng lượng gồm năng
lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo, tuy nhiên thì nhóm tác giả chưa đánh giá
được sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như tỷ lệ rừng đến tổng lượng phát
thải CO2.
2) Mustafa Disli và các cộng sự,(2015) xác nhận sự tồn tại của EKC ta ̣i 69

nước phát triể n và đang phát triể n, và cho thấy rằng nền văn hóa ảnh hưởng
đáng kể mối quan hệ giữa thu nhập và phát thải. Hơn nữa, những tác động của
các yếu tố cấ u thành nề n văn hóa trên EKC có thể đưa vào hai xu hướng thay
đổ i:
(i) Nam quyền, khoảng cách quyền lực và niềm đam mê di
chuyển EKC trở lên và thay đổi bước ngoặt thu nhập bên trái
(ii) Chủ nghĩa cá nhân, sự không chắc chắn, và định hướng lâu
dài di chuyển EKC xuống trong khi chuyển bước ngoặt thu nhập bên
phải.
Thế nhưng, bài báo cáo khoa học này lại khó đinh
̣ lươ ̣ng yế u tố văn hóa, hơn
nữa yế u tố văn hóa phu ̣ thuô ̣c vào mỗi dân tộc, trình độ văn hóa, vùng miề n và
thể chế .
3) Khalid Ahmeda, Wei Long (2012) sử dụng lý thuyết EKC nhằm tìm hiểu,
làm rõ quan hệ giữa sự phát thải khí CO2, sự tăng trưởng kinh tế, mức sử dụng
7


năng lượng, thương mại và sự gia tăng dân số với số liệu khá đầy đủ từ năm
1971 đến năm 2008 tại Pakistan. Với kết quả thu thập được, nhóm tác giả cho
rằng thương mại có ảnh hưởng tích cực đến môi trường song sự gia tăng dân số,
mức tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế lại cho kết quả ngược lại trong
cả ngắn hạn và dài hạn. Mặt khác bài cũng tìm ra được hình dáng của EKC trong
dài hạn và cho biết sự gia tăng dân số là lý do chính dẫn đến ô nhiễm và phát
thải khí CO2 tại Pakistan.
Hạn chế của bài báo cáo đó là chưa làm rõ được vấn đề sử dụng nhiên liệu
tái tạo tác động như thế nào đến môi trường.
4) Andrés Robalino-Lópeza và các cộng sự, (2014) đã có sự tổng hợp khá kỹ
về các số liệu trong bài thu thập ở cả quá khứ và tương lai, các chính sách hay
thể chế khác nhau cũng được đề cập nhằm kiểm định cũng như dự đoán một

cách chính xác nhất sự tồn tại của giả thuyết EKC từ năm 1980 đến năm 2025
tại Venezuela. Kết quả GDP thu thập được cũng bao gồm cả mức sử dụng năng
lượng tái tạo, số liệu quan trọng để nhóm tác giả kết luận được Venezuela có thể
đạt được sự ổn định về phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường trong tương lai
với những chính sách, thể chế phù hợp mà bài viết đề ra.
Song bài báo cáo cũng có một số hạn chế về việc sử dụng phương pháp và
mô hình dự đoán sẵn có của những bài báo cáo trước kia vậy nên cũng chưa thể
hiện sự khách quan của bài viết. Số liệu và các biến giải thích vẫn còn ít nên
không nói đến nhiều vấn đề như dân số, KH-CN, …
5) Gülden Bölüka, Mehmet Mer (2015) nghiên cứu về việc sử dụng những
nguồn nhiên liệu thay thế nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm
môi trường trong quá trình phát triển kinh tế tại Thổ Nhĩ Kì từ năm 1961 đên
2010. Bằng các kết quả được chứng minh nhóm tác giả cũng đưa ra kết luận nếu
sử dụng năng lượng tái tạo thì phải hơn một năm mới bắt đầu giảm ô nhiễm,
giảm thải khí CO2. Mặt khác, họ cũng tìm ra được điểm ngoặt của EKC với mức
8


thu nhập bình quân đầu người là 9920 USD nhưng không phải trong khoảng thời
gian bài nghiên cứu.
Hạn chế của bài viết là đặt ra giả thiết khó đưa vào thực tiễn, số liệu còn khá
ít, minh chứng chỉ trong ngành sản xuất điện năng là chưa đủ để kết luận các câu
hỏi trong đề tài nghiên cứu.
6) Chuanguo Zhang, Wei Zhao (2014) nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của
thu nhập cũng như sự ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới lượng phát thải
CO2 tại các khu vực ở Trung Quốc với số liệu từ năm 1995 đến 2010. Bài báo
cáo nghiên cứu và chứng minh được rằng nếu có thể phân phối lại thu nhập làm
hạn chế sự bất bình đẳng tại các khu vực khác nhau thì sẽ có ảnh hưởng tích cực
làm giảm thiểu lượng phát thải CO2. Nhóm tác giả cũng cho rằng đây là dữ liệu
cần thiết để nghiên cứu nhằm xây dựng và phát triển chính sách, cải cách tại

Trung Quốc.
Hạn chế của bài viết là phạm vi nghiên cứu nhỏ, số liệu chưa cập nhật và
chưa xem xét đến ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến lượng phát thải CO2.
7) Mohammed Bouznit, María del P. Pablo-Romero (2016) đã kiểm tra và
chứng minh được giả thuyết EKC có tồn tại tại Algeria bằng cách sử dụng các
mô hình hồi quy và số liệu thống kê về mức sử dụng năng lượng, điện năng tiêu
thụ, xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn 1970-2010. Nhóm tác giả cũng đã
dự đoán được điểm ngoặt của đường cong Kuznets cũng như xác định được vị
trí hiện tại của Algeria trên đường cong, họ cũng chỉ ra rằng sự tăng trưởng kinh
tế ở Algeria sẽ tiếp tục kèm theo sự tăng lượng phát thải CO2 vào nhưng năm
tiếp theo cho đến khi đạt mức GDP rất cao tại điểm ngoặt của EKC.
8) Muhammad Shahbaz và các cộng sự, (2013) đã chứng minh được rằng sự
phát triển tài chính có ảnh hưởng tích cực đến việc giảm lượng phát thải khí CO2
tại Malaysia trong dài hạn. Bằng việc sử dụng các mô hình hồi quy ARDL và
VECM với các biến như mức tiêu thụ năng lượng, phát triển tài chính (qua các
9


loại vốn đầu tư trong nước và ngoài nước), và tăng trưởng kinh tế (GDP bình
quân đầu người) tuy không chỉ ra được tác động trong ngắn hạn nhưng nhóm tác
giả đã chỉ ra sự tác động tích cực của những yếu tố trên tới môi trường, qua đó
làm cơ sở cho các chính sách tài chính, đầu tư trong và ngoài nước.
9) Salih Turan Katircioğlu, Nigar Taşpinar(2017) nghiên cứu về sự ảnh
hưởng cũng như vai trò của phát triển tài chính tới đường cong Kuznets môi
trường (EKC) tại Turkey. Với 2 mô hình nghiên cứu nhóm tác giả đã chứng
minh được sự tác động tích cực của phát triển tài chính tới môi trường tại
Turkey về dài hạn, cùng với đó là chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư trong
và ngoài nước. Mặc dù trong ngắn hạn, bài viết cũng đề cập đến sự gia tăng phát
thải CO2 khi có các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhưng nếu xét trong dài hạn
thì sự phát triển tài chính lại đẩy mạnh tăng trưởng đến mức cao hơn nhiều, và

đó là điều rất cần thiết nhằm cải thiên môi trường tại Turkey.
Hạn chế phổ biến của đa số các bài nghiên cứu đó là khó có thể định lượng
được tính chất, đặc điểm của nhiều dữ liệu quan trọng như: thể chế kinh tế, văn
hóa, thương mại, năng lượng tái tạo,...Do đó một số kết quả, đánh giá của các tài
liệu tham khảo, các bài báo, bài nghiên cứu chưa thật sự chính xác và chi tiết.
1.2.

Cơ sở lý luận

1.2.1. Lý thuyết về môi trường, bảo vệ môi trường.
Theo Liên Hợp Quốc thì môi trường là những yếu tố vật lí, hóa học, sinh
học bao quanh con người, mối quan hệ trong loài người và môi trường sống chặt
chẽ đến mức mối quan hệ trong các thành viên của xã hội nhòa đi trong quá
trình phát triển.
Một cách hiểu rõ ràng hơn, môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến
các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội
10


loài người và các thể chế. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm
các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó
mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra
trong chúng.
Tại Việt Nam, môi trường được định nghĩa là: “môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt
Nam).
Như thế có thể thấy rằng, môi trường rất quan trọng đối với cuộc sống

chúng ta không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Môi trường là một
tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào
đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại
của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là
một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính
tương tác với hệ thống đó.
Môi trường có những chức năng cơ bản sau :
Thứ nhất, môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh
vật.
Thứ hai, môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo
ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
11


Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Bởi vì môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến
hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài
người; lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài
động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có
giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác; cung cấp các chỉ thị không gian và
tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh
vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra
các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động
đất,.v..v..
Ngày nay, con người dường như đang lạm dụng việc sử dụng môi trường.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương

thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết
cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại
không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới.
Khi mà con người khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên
nhiên cũng như một người lạm dụng thuốc thì sẽ bị phản tác dụng. Những việc
làm đó có thể làm cho chất lượng không gian sống không có đủ khả năng tự
phục hồi, cân bằng. Cứ như thế, sự ô nhiễm được tích tụ và dẫn đến nhiều hậu
quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp lại đời sống của con người. Do đó, việc
bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng, cấp thiết.
1.2.2. Lý thuyết về phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.
Nó bao gồm sự tăng trường kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ
cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.

12


Muốn phát triển kinh tế, đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng
về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương
đối dài và ổn định). Đi liền với đó là sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế : thể hiện ở
tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phàn kinh tế... thay đổi theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá: tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ
trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là
ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở nên tươi
đẹp hơn; giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi
trường được đảm bảo. Phát trển kinh tế đòi hỏi mở cửa nền kinh tế, do đó mà
trình độ tư duy quan điểm sẽ thay đổi.
Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hoá theo thời gian và do những nhân
tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
Trong những năm qua, kinh tế thế giới càng tăng trưởng thì tình trạng khan

hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên
không tái tạo được ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy
hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, dẫn tới sự trả thù của thiên nhiên gây ra
những thiên tai vô cùng thảm khốc. Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng
nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, đôi khi ngược chiều với phát triển xã hội.
Cụ thể là, có tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội;
tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, dẫn tới làm méo mó
nông thôn; tăng trưởng kinh tế nhưng thu nhập của người lao động không tăng;
tăng trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế lại
làm giãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, dẫn tới sự bất ổn trong
xã hội và điều này đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc
gia. Vậy nên, quá trình phát triển có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế
với bảo đảm bình ổn xã hội và bảo vệ môi trường đang trở thành yêu cầu bức
thiết đối với toàn thế giới. Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi
13


trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra
Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững
được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là: Thứ nhất, bền vững về
mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất
lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con
người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội,
bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe,
tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái
môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.
1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường.

Kinh tế và môi trường có một mối quan hệ mật thiết, có ảnh hưởng qua lại
với nhau. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về
vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất,
cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế
chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi
trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa
bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên
các biến đổi của môi trường

14


Hình 1.1. Mối quan hệ giữa môi trường, kinh tế, xã hội
Phát triển kinh tế đã có nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến
môi trường. Tác động của phát triển kinh tế đến môi trường ở khía cạnh có lợi là
cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho hoạt động cải tạo
đó. Kinh tế phát triển tạo động lực thúc đẩy cho các ngành khác như công nghệ,
giáo dục, y tế, văn hóa… phát triển theo. Con người luôn luôn cải thiện và phát
triển công nghệ nhằm tìm kiếm các nguồn tài nguyên, năng lượng mới sạch hơn,
tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió
và khai thác chúng hiệu quả hơn. Giáo dục được nâng cao, không chỉ về kiến
thức chuyên môn mà còn cả về ý thức bảo vệ môi trường. Con người từ việc xả
rác bừa bãi đã có ý thức phân loại và bỏ rác vào thùng rác. Bên cạnh đó, phát
triển kinh tế đã đem lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.
Thứ nhất, phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa và mở rộng
địa giới hành chính đô thị, dẫn tới dân số thành thị tăng theo. Nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng, các đô thị chiếm 2/3 tổng nhu cầu sử dụng năng lượng và phát thải
lượng khí thải cacbon (có nguồn gốc từ giao thông, công nghiệp, các hoạt động
15



xây dựng và công trình). Đô thị hóa nhanh đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể
đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái
Thứ hai, phát triển kinh tế cũng có nghĩa là phát triển công nghiệp. Ngành
công nghiệp là ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất trong các ngành. Tuy
nhiên, một số công ty lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo đã trốn tránh trách nhiệm bảo
vệ môi trường, xả thải trực tiếp ra môi trường nhằm giảm thiểu chi phí, trục lợi
cá nhân trong ngắn hạn mà không nghĩ tới hậu quả lâu dài. Một số làng nghề, hộ
sản xuất nhỏ lẻ không đủ điều kiện đầu tư cho hệ thống xử lý nên xả thải trực
tiếp, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thứ ba, phát triển kinh tế tạo sức ép lên phát triển năng lượng. Muốn phát
triển kinh tế thì phải sản xuất nhiều hơn, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng hơn;
muốn thế thì ngoài sử dụng nguồn nhân lực ra thì còn sử dụng lượng lớn nguồn
năng lượng. Các nguồn năng lượng hóa thạch là có hạn. Khai thác và sử dụng
nhiều năng lượng trong khi công nghệ hiện tại chưa đủ khả năng tận dụng tối đa,
gây lãng phí năng lượng. Trong khi nó lại thải ra môi trường lượng lớn khí thải
và chất thải, đặc biệt là nhiệt điện. Tràn ống dẫn dầu, sự cố nhà máy điện hạt
nhân...để lại những hậu quả lâu dài và rất khó để khắc phục.
Thứ tư, phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, đường xá lại gây ra một
lượng lớn khói bụi ô nhiễm trong quá trình thi công cũng như vận chuyển. Rác
và nước thải xây dựng thường không được xử lý mà lại để chảy trực tiếp ra
ngoài môi trường.
Thứ năm, dân số tăng lên nhờ sự phát triển của giáo dục, y tế. Tuy nhiên,
theo cùng với đó là nhu cầu về phương tiện di chuyển cũng như nhà ở. Hành
tinh này đang dần trở nên chật chội đối với con người. Nó đã không còn đủ khả
năng để tái tạo tài nguyên, phân hủy lượng rác thải mà con người sử dụng.
Bên cạnh những tác động từ phát triển kinh tế thì môi trường cũng có những
tác động ngược lại. Môi trường là nơi cung cấp nguyên liệu và không gian cho
16



sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào nguồn
tài nguyên: rất nhiều quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, xuất khẩu tài nguyên để
lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại… Có thể nói, tài nguyên nói riêng và
môi trường nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định quan
trọng đối với sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương
vì:
Thứ nhất, mỗi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa
đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên
liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động
của con người để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những dạng vật chất trên không
phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở,
cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học
tập nâng cao hiểu biết... Những cái đó không gì khác là các yếu tố môi trường.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao
động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người.
Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy
nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều
thảm hoạ cho con người (thiên tai), và các thảm hoạ này sẽ tăng lên nếu con
người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng
tự nhiên.
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hoá “đầu ra”
các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản
xuất, sinh hoạt đời sống hàng ngày thải ra môi trường rất nhiều loại chất thải (cả
khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều
loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường.
17



Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Thứ hai, mỗi trường liên quan đến tính ổn đinh và bền vững của sư phát
triền kinh tế - xã hôi
Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã
hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan
hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển
là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế - xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất đến
lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu,
năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các
thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa
bàn đó.
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải
tạo môi trường tự nhiên hoặc có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra
kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi
trường tự nhiên hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển
kinh tế - xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của
sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt
động kinh tế - xã hội trong khu vực.
Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm
môi trường, vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển
và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc.
18



Như trên đã nói, bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế
cũng như xã hội được bền vững, kinh tế - xã hội phát triển giúp chúng ta có đủ
điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân
tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để kinh tế - xã hội phát
triển, bảo vệ môi trường là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan
trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có
mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, huỷ hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không có điều kiện để phát
triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ, con người...), thì sự phát
triển đó hỏi rằng có lợi ích gì! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới,
không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi trường bị huỷ hoại thì
trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả
tồi tệ.
Như vậy bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát
triển của đất nước. Mục tiêu “dân giàu, nước mạch, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh” không thể thực hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa công
tác bảo vệ môi trường.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế và
môi trường dựa trên nền tảng lý thuyết EKC. Các nghiên cứu thực nghiệm về
đường cong EKC chủ yếu tập trung vào hai chủ đề chính:
Thứ nhất, liệu các chỉ thị của suy thoái môi trường có tuân theo mối quan
hệ U ngược với các mức thu nhập đầu người không.
Thứ hai, tính toán điểm ngưỡng chuyển đổi khi chất lượng môi trường cải
thiện theo sự tăng lên của thu nhập đầu người.
19


×