Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Khoa luận về chuỗi giá trị nông sản rau an toàn tại xã sóc sơn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 144 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

__________________
***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN
XÃ ĐÔNG XUÂN – HUYỆN SÓC SƠN – TP. HÀ NỘI

Tên sinh viên

: Lê Huy Hiếu

Chuyên ngành đào tạo : Phát Triển Nông Thôn &
Khuyến Nông
Lớp

: PTNT - K55

Niên khóa

: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Quyền Đình Hà


HÀ NỘI - 2014


2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Tác giả

Lê Huy Hiếu


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ UBND xã Đông xuân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của chú Trần Ngọc
Liên – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông xuân đã giúp đỡ cũng như hướng dẫn cho
tôi rất nhiều trong quá trình thực tập tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô chú trong các nhóm sản
xuất rau an toàn của các thôn trong xã Đông xuân đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc
tìm hiểu thực tế tại địa phương.
Hà nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Tác giả

Lê Huy Hiếu


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, thế giới ngày nay đã cơ
bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về lương thực và thực phẩm cho con người.
Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng những sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe, có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành mối
quan tâm chung của toàn xã hội và đang đặt ra cho sản xuất nông nghiệp những cơ
hội và thách thức mới trong quá trình phát triển của các quốc gia.
Hiện nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực (Mỹ, Trung Quốc,
Thái Lan, Hàn Quốc…) đã và đang áp dụng các quy trình, công nghệ cao trong sản xuất
nông sản như quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), phương pháp quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM).
Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên
lớn thứ hai toàn thành phố (30.000 ha). Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền
các cấp huyện Sóc Sơn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp đã áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, giống, phân bón.... đã xây dựng được mô hình sản xuất rau tập trung
tại 2 xã Thanh Xuân và Đông Xuân với diện tích hơn 200 ha. Vì vậy, sản xuất rau
của huyện Sóc Sơn những năm vừa qua đã đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên hệ thống
thương mại, tiêu thụ còn yếu kém làm cho thương hiệu rau an toàn Đông Xuân vẫn
chưa được biết đến nhiều trên thị trường. Ngoài ra thì kênh phân phối rau an toàn
còn chưa đáp ứng nguồn cung ứng rau của xã, chưa hoàn thiện hệ thống chợ đầu
mối thu mua rau mà chủ yếu thông qua các tư thương để đưa rau sạch ra thị trường
Với mục tiêu là Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn của xã Đông
Xuân, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
chuỗi mang lại lợi ích hợp lý hơn cho các tác nhân tham gia chuỗi tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn xã Đông Xuân,
Sóc Sơn, TP Hà Nội”.
Để đạt được mục tiêu chung nói trên chúng tôi đưa ra các mục tiêu cụ thể đó
là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm rau
an toàn.; Đánh giá thực trạng trong chuỗi giá trị rau an toàn xã Đông Xuân và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn.; Đề xuất một số giải pháp



nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị rau an toàn xã
Đông Xuân.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nghiên cứu cơ sở khoa học về chuỗi giá trị,
cơ sở lý thuyết và thực tiễn các nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm Rau an toàn và
Các nhân tố, tổ chức tham gia vào chuỗi gồm: người sản xuất, người thu gom, người
bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng.Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra chúng tôi tiến
hành nghiên cứu trên chủ thể là các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị rau an toàn
Đông xuân bao gồm tác nhân sản xuất, thu gom, HTX, bán buôn, bán lẻ.
Để nắm được cơ sở lý luận của để tài, trong nghiên cứu tôi đã đưa ra một
sốkhái niệm liên quan bao gồm: Chuỗi giá trị sản phẩm, chuỗi giá trị rau an toàn ;
Phân loại phương pháp nghiên cứu về chuỗi giá trị; Các thuật ngữ sử dụng trong
nghiên cứu chuỗi giá trị; Vai trò của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, chuỗi giá trị
rau an toàn; Đặc điểm chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn; Nội dung phân tích chuỗi
giá trị; Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên
cứu như thu thập thông tin qua các tài liệu đã đăng trên sách báo, đề tài khoa học,
ấn phẩm, internet, các báo cáo của địa phương kết hợp với thu thập số liệu trực tiếp
qua điều tra bằng bộ phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn đối với 60 tác nhân sản xuất, 30 tác
nhân thu gom, HTX, bán buôn, bán lẻ. Các số liệu thu thập được xử lý và tiến hành
phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.
Qua quá tình nghiên cứu thực tế tại địa phương tôi thu được một số kết quả
cụ thể như sau:
(1) Tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT xã Đông Xuân
- Những năm vừa qua người nông dân xã Đông Xuân đã đẩy mạnh sản xuất
RAT và thu được giá trị kinh tế cao. Người nông dân sản xuất RAT ở Đông xuân
được tập huấn sản xuất RAT từ các giảng viên của Trường đại học Nông nghiệp Hà
nội mà nhờ đó đảm bảo cho rau được nuôi trồng theo đúng quy trình sản xuất RAT
chính vì vậy mà RAT Đông xuân ngày nay được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
- Quy mô sản xuất RAT tại địa phương còn rất hạn chế cả xã có 12 thôn sản

xuất nông nghiệp nhưng chỉ có 5 thôn đang tập trung sản xuất RAT và được công


nhận đạt tiêu chuẩn điều kiện SX RAT. Đông Xuân vẫn chưa thể trở thành trọng điểm
sản xuất RAT để cung cấp cho thành phố đang rất khát RAT
- Nghiên cứu cho thấy rau ăn lá có giá rau trung bình thấp nhất chỉ đạt 3.500
đồng/kg trong loại rau ăn lá này bao gồm những loại như: Bắp cải, rau muống, cải
ngọt,... Giá rau ăn quả đạt trung bình cao nhất lên tới 6.300 đồng/kg bao gồm các
loại rau như: Cà chua, đỗ, dưa lê…
(2) Thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị RAT
-

Tác nhân người sản xuất

Sản xuất RAT đã đem lại khoản thu nhập khá cao cho người nông dân. Theo số
liệu tổng hợp điều tra cho thấy giá trị gia tăng các hộ đạt được 1000kg rau trung bình là
6.548,65nghìn đồng (chiếm 86,17%doanh thu). Thu nhập thuần đạt được bằng
62,60%doanh thu (tương ứng 4.757,4nghìn đồng/1000kg). Như vậy các khoản chi phí
công lao động chiếm 23,44%doanh thu (tương ứng 1.781,25nghìn đ/1000 kg).
-

Phân tích kết quả tác nhân thu gom

Người thu gom có thu gom cả 4 loại rau là: Khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua.
Nhưng với mỗi loại rau thì người thu gom có giá trị gia tăng đặt được khác nhau do sự
khác nhau về giá bán và chi phí trung gian của từng loại. Thu nhập thuần của bắp cải là
lớn nhất chiếm 10,77% doanh thu của 1000kg bắp cải trong 4 loại rau trong khi đó cà
chua lại có thu nhập thuần nhỏ nhất với 1,43% doanh thu của 1000kg cà chua.
-


Phân tích kết quả tác nhân hợp tác xã

Hợp tác xã có giá trị gia tăng đạt được cao nhất là từ hoạt động thu mua bắp
cải, với 1000kg bắp cải thì có thể thu lại được giá trị gia tăng chiếm 29,33% doanh
thu. Khoai tây và cà chua vẫn có giá trị gia tăng thấp chỉ đạt 6,36% và 5% doanh
thu của 1000kg rau.
-

Phân tích kết quả tác nhân bán buôn

Hiện nay tác nhân bán buôn xuát hiện và tham gia vào chuỗi giá trị thông qua 2
kênh chính là kênh I và kênh III. Kết quả chung cho tác nhân bán buôn có sự khác
nhau giữa các loại rau. Với bắp cải là loại rau mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho
người bán buôn đạt 1.846.670 đồng khi thực hiện bán buôn 4 loại rau với số lượng
1000kg mỗi loại, cà chua có giá trị gia tăng thấp nhất chỉ đạt 1.176.670 đồng


- Tác nhân bán le
Tác nhân bán lẻ tham gia vào chuỗi giá trị của rau an toàn xã Đông xuân có 2
đối tượng chính. Tác nhân bán lẻ Hà nội (BLHN) nghiên cứu thông qua 2 kênh là
kênh I và kênh III, tác nhân bán lẻ sóc sơn (BLSS) nghiên cứu thông qua kênh
II.Kết quả chung cho tác nhân bán lẻ có sự khác nhau giữa các loại rau. Với bắp cải
là loại rau mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho người bán lẻ đạt 1.443.330 đồng
khi thực hiện bán lẻ 4 loại rau với số lượng 1000kg mỗi loại, su hào có giá trị gia
tăng thấp nhất chỉ đạt 810.000 đồng
(3) Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị RAT xã Đông xuân
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị RAT Đông xuân được nhóm thành 2
nhóm chính đó là: nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan
- Nhóm yếu tố khách quan:
Nghiên cứu cho thấy nhóm yếu tố khác quan có ảnh hưởng tới chuỗi giá trị

RAT Đông xuân bao gồmThị trường;Chủ trương chính sách của nhà nước; Yếu tố
tự nhiên
-

Nhân tố chủ quan:

Nhóm nhân tổ chủ quan có tác động tới chuỗi giá trị RAT gồm những yếu tố
như: Nguồn vốn của các tác nhân tham gia chuỗi; Cơ sở hạ tầng và khoa học công
nghệ; Sự tương tác, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; Trình độ của các
tácnhân trong chuỗi giá trị
(4) Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá
trị sản phẩm RAT xã Đông Xuân
Các giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân
trong chuỗi như: Giải pháp chung cho chuỗi giá trị RAT; Giải pháp hạn chế yếu
tốảnh hưởng; Giải pháp về quản lý; Cơ chế chính sách; Về giải pháp kỹ thuật


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
TÓM TẮT........................................................................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ........................................................................................x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................xi
PHẦN I. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................1
1.2 Mục Tiêu Nghiên Cứu.................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................4
1.4 Đối tượng và pham vi nghiên cứu...............................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................5
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................6
2.1 Cơ sở lý luận...............................................................................................6
2.1.1 Chuỗi giá trị sản phẩm, chuỗi giá trị rau an toàn.....................................6
2.1.2 Vai trò của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, chuỗi giá trị rau an toàn. .13
2.1.3 Đặc điểm chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn.........................................15
2.1.4 Nội dung phân tích chuỗi giá trị.............................................................16
2.1.5Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn..............................23
2.2 Cơ sở thực tiễn..........................................................................................26
2.2.1 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở trên thế giới.................26
2.2.2 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở trong nước...................28
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................31
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Đông Xuân..........................................................31


3.1.2 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội xã Đông Xuân.................................33
3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................35
3.2.1 Phương pháp chọ điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu...............35
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................36
3.2.3 Phương pháp phân tích..........................................................................37
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................42
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................43
4.1 Thưc trạng chuỗi giá trị rau an toàn xã Đông Xuân..................................43
4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT xã Đông Xuân...............................43

4.1.2 Chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn của xã Đông Xuân..........................47
4.1.3 Thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị RAT....................49
4.1.4 Phân bổ giá và giá trị gia tăng trong chuỗi gia trị RAT Đông xuân.......91
4.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chuỗi giá trị sản phẩm
RAT ở xã Đông xuân.......................................................................................93
4.3 Ưu và nhược điểm của chuỗi giá trị RAT Đông xuân...............................96
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị RAT xã Đông xuân......................97
4.4.1 Yếu tố khách quan..................................................................................97
4.4.2 Yếu tố chủ quan....................................................................................100
4.5 Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá
trị sản phẩm RAT xã Đông Xuân..................................................................102
4.5.1Giải pháp chung cho chuỗi giá trị RAT.................................................102
4.5.2 Giải pháp hạn chế yếu tố ảnh hưởng....................................................103
4.5.3 Giải pháp về quản lý.............................................................................103
4.5.4Cơ chế chính sách..................................................................................104
4.5.5 Về giải pháp kỹ thuật...........................................................................105
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................106
5.1 Kết luận...................................................................................................106
5.2 Kiến nghị.................................................................................................107
5.2.1 Đối với cấp chính quyền......................................................................107
5.2.2 Đối với người sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...........................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................109
PHỤ LỤC.....................................................................................................111


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã Đông Xuân 2011 - 2013 33
Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất xã Đông Xuân năm 2013................................34
Bảng 3.3: Số mẫu phỏng vấn hộ.....................................................................35

Bảng 3.4: Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky and
Morris (2001)..................................................................................................41
Bảng 4.1 Diện tích gieo trồng RAT của xã Đông Xuân trong 3 năm..............44
Bảng 4.2 Năng suất rau của xã Đông Xuân qua các năm...............................45
Bảng 4.3 Giá bán rau trên địa bàn xã Đông Xuân năm 2013..........................46
Bảng 4.4 Thông tin chung của hộ sản xuất.....................................................50
Bảng 4.5 Diện tích, năng suất sản xuất RAT của hộ năm 2013......................51
Bảng 4.6 Cơ cấu sản xuất các loại rau trong xã Đông xuân năm 2013...........52
Bảng 4.7 Phương thức giao dịch của hộ..........................................................54
Bảng 4.8 Chi phí sản xuất bình quân 1000kg RAT của hộ sản xuất xã Đông Xuân...56
Bảng 4.9 Chi phí lao động của hộ sản xuất 1000kg RAT...............................57
Bảng 4.10 Chi phí và kết quả sản xuất của hộ sản xuất RAT xã Đông xuân. .59
Bảng 4.11 Cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất RAT tại Đông xuân...................62
Bảng 4.12 Thông tin chung về tác nhân thu gom RAT...................................64
Bảng 4.13 Phương thức giao dịch của tác nhân thu gom................................65
Bảng 4.14 Chi phí, kết quả của hoạt động thu gom........................................67
Bảng 4.15 Thông tin chung về HTX dịch vụ nông nghiệp Đông xuân...........69
Bảng 4.16 Chi phí, kết quả hoạt động của HTX.............................................71
Bảng 4.17 Thông tin chung của tác nhân bán buôn........................................73
Bảng 4.18 Chi phí, kết quả hoạt động tác nhân bán buôn HN kênh I.............76
Bảng 4.19 Chi phí, kết quả hoạt động tác nhân BBSS kênh III......................78
Bảng 4.20 Chi phí, kết quả hoạt động tác nhân BBHN kênh III.....................80
Bảng 4.21 Giá trị gia tăng của tác nhân bán buôn...........................................81
Bảng 4.22 Thông tin chung của tác nhân bán lẻ.............................................83
Bảng 4.23 Chi phí, kết quả của tác nhân bán lẻ Hà nội kênh I.......................85
Bảng 4.24 Chi phí, kết quả của tác nhân bán lẻ Hà nội kênh III.....................87
Bảng 4.25 Chi phí, kết quả của tác nhân bán lẻ Sóc sơn kênh II....................89
Bảng 4.26 Giá trị gia tăng của tác nhân bán lẻ................................................90
Bảng 4.27 Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá tri RAT Đông
xuân.................................................................................................................91

Bảng 4.28 Phân tích SWOT chuỗi giá trị RAT xã Đông xuân........................94
Bảng 4.29 Hiện trạng về nguồn vồn của các tác nhân trong chuỗi giá trị.....100


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ chuỗi giá trị RAT Đông xuân................................................47
Sơ đồ 4.2 : Các kênh cung ứng hàng hóa dịch vụ chính trong chuỗi giá trị sản
phẩm rau an toàn của xã Đông Xuân..............................................................48
Sơ đồ 4.3 Giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ.......................92


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Chữ viết tắt
ATTP
BBHN
BBSS
BLHN
BLSS
BVTV
CC
DT
ĐVT
FC
GDP

GO
GT
Ha
HTX
HTX DVNN
IC
KHTSCĐ

NC
PRA
RAT
SX
TC
TP
TR
Trđ
TSCĐ
UBND
VA
VC
VSATTP

Diễn giải
:An toàn thực phẩm
:Bán buôn Hà nội
:Bán buôn Sóc sơn
:Bản lẻ Hà nội
:Bán lẻ Sóc sơn
:Bảo vệ thực vật
:Cơ cấu

:Diện tích
:Đơn vị tính
:Chi phí cố định
:Tổng thu nhập quốc nội
:Giá trị sản xuất
:Giá trị
:Hecta
:Hợp tác xã
:Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
:Chi phí trung gian
:Khấu hao tài sản cố định
:Lao động
:Nghiên cứu
:Participatory Rural Appraisal
:Rau an toàn
:Sản xuất
:Tổng chi phí
:Thành phố
:Doanh thu
:Triệu đồng
:Tài sản cố định
: Ủy ban nhân dân
:Giá trị gia tăng
:Chi phí biến đổi
: Vệ sinh an toàn thực phẩm


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, thế giới ngày nay đã cơ

bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về lương thực và thực phẩm cho con người.
Đồng thời, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của con
người cũng ngày càng được nâng cao, điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng
nông sản. Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng những sản phẩm sạch, đảm bảo sức
khỏe, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở
thành mối quan tâm chung của toàn xã hội và đang đặt ra cho sản xuất nông nghiệp
những cơ hội và thách thức mới trong quá trình phát triển của các quốc gia.
Hiện nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực (Mỹ, Trung Quốc,
Thái Lan, Hàn Quốc…) đã và đang áp dụng các quy trình, công nghệ cao trong sản xuất
nông sản như quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), phương pháp quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM). Đây là những kỹ thuật cơ bản giúp người sản xuất áp dụng các biện
pháp thâm canh hợp lý vừa giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời
cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong xu hướng phát triển chung của thời đại, ở Việt Nam việc phát triển sản
xuất và tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết vì sự
phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người. Sản xuất nông sản an
toàn bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông
nghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá
trong điều kiện Việt Nam vừa trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, khuyến khích
phát triển sản xuất.
Trước thực trạng đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành một số Quyết
định như: Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn ban hành kèm
theo quyết định số 106/ 2007/ QĐ - BNN ngày 28/ 12/ 2007; Quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT ký kèm theo quyết định số 379/ QĐ - BNN.KHCN ngày 28/ 1/ 2008; Quyết


định số 84/ QĐ - TT - CLT ban hành ngày 22/ 4/ 2008 Cục Trồng trọt - Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc chỉ định tổ chức chứng nhận rau an toàn theo VietGAP.

Rau an toàn được trồng ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ những năm
1996, đặc biệt diện tích trồng rau phát triển mạnh từ sau năm 1999 khi thành phố
có chủ trương quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị
trường các quận nội thành. Một số xã như Văn Đức, Đặng Xá thuộc huyện Gia
Lâm, xã Vân Nội - Đông Anh, xã Lĩnh Nam - Thanh Trì và xã Thanh Xuân, Đông
Xuân thuộc huyện Sóc Sơn được chọn làm điểm sản xuất thí điểm. Cũng nhờ các
chủ trương này mà diện tích trồng rau đã tăng lên đáng kể. Trước những nhu cầu
tiêu thụ rau an toàn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng như hiện nay đòi
hỏi huyện phải xây dựng hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên
nghiệp, đồng bộ hơn, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe
người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện vẫn còn
nhiều khó khăn.
Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên
lớn thứ hai toàn thành phố (30.000 ha). Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền
các cấp huyện Sóc Sơn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp đã áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, giống, phân bón.... đã xây dựng được mô hình sản xuất rau tập trung
tại 2 xã Thanh Xuân và Đông Xuân với diện tích hơn 200 ha. Vì vậy, sản xuất rau
của huyện Sóc Sơn những năm vừa qua đã đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên hệ thống
thương mại, tiêu thụ còn yếu kém làm cho thương hiệu rau an toàn Đông Xuân vẫn
chưa được biết đến nhiều trên thị trường. Ngoài ra thì kênh phân phối rau an toàn
còn chưa đáp ứng nguồn cung ứng rau của xã, chưa hoàn thiện hệ thống chợ đầu
mối thu mua rau mà chủ yếu thông qua các tư thương để đưa rau sạch ra thị trường
Để thấy rõ được chuỗi giá trị rau an toàn Đông xuân cũng như một số giải pháp
đề xuất để hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng được cung rau ra thị trường đảm bảo thu nhập
cũng như lợi nhuận phù hợp cho tất cả các bên tham gia vào trong chuỗi giá trị, chính
vì thế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an
toàn xã Đông Xuân, Sóc Sơn, TP Hà Nội”.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn của xã Đông Xuân, từ đó đưa
ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi mang lại lợi
ích hợp lý hơn cho các tác nhân tham gia chuỗi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thê
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm
rau an toàn.
- Đánh giá thực trạng trong chuỗi giá trị rau an toàn xã Đông Xuân và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân
trong chuỗi giá trị rau an toàn xã Đông Xuân.


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
1. Các tác nhân tham gia vào trong chuỗi 1. Có nhiều tác nhân trực tiếp và gián
giá trị.

tiếp đang tham gia vào trong chuỗi giá
trị rau an toàn xã Đông Xuân.

2. Tình hình sản xuất rau an toàn tại xã 2. Tại xã Đông Xuân rau an toàn được
Đông Xuân và các thành phần tham gia sản xuất và tiêu thụ hiệu quả với sự hoạt
vào trong chuỗi giá trị

động hiệu quả của các tác nhân trong
chuỗi giá trị rau an toàn tại xã Đông
Xuân
3. Các yếu tố như: văn hóa, chính sách,


3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá thông tin, thể chế,... có ảnh hưởng tích
trị rau an toàn tại xã Đông Xuân.

cực và tiêu cực tới chuỗi giá trị rau an
toàn tại xã Đông Xuân.
4. Đã có nhiều chính sách hỗ trợ giúp

4. Chính sách và chương trình phát triển hiệu quả cho phát triển ngành rau tại xã
rau an toàn tại xã Đông Xuân được thực Đông Xuân nhưng giá trị của rau mang
hiện như thế nào?

lại vẫn chưa cao cho nên cần thêm giải
pháp để nâng cao giá trị rau của các tác
nhân tham gia vào chuỗi giá trị rau tại
Đông Xuân.

1.4 Đối tượng và pham vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về chuỗi giá trị, cơ sở lý thuyết và thực tiễn các
nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm Rau an toàn.
- Các nhân tố, tổ chức tham gia vào chuỗi gồm: người sản xuất, người thu
gom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng.


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Lý thuyết cơ bản về chuỗi giá trị
+ Tình hình tiêu thụ và sản xuất rau tại xã Đông Xuân
+ Giá trị gia tăng của một đơn vị sản phẩm qua các tác nhân

+ Các tác nhân tham gia vào trong chuỗi giá trị
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị rau tại xã Đông Xuân
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Đông Xuân, huyện Sóc
Sơn, TP Hà Nội.
- Về thời gian: Dữ liệu và thông tin sử dụng trong nghiên cứu được thu thập
trong 3 năm từ 2010 – 2013.


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Chuỗi giá trị sản phẩm, chuỗi giá trị rau an toàn
2.1.1.1 Khái niệm
Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phấm
(hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác
nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử
dụng. Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi
hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
“Chuỗi giá trị”nghĩa là: Một chuỗi các quá trình sản xuất(các chức năng) từ
cung cấp các DV đầu vào cho một sản phấm cụ thể cho đến sản xuất, thu hái, chế
biến, marketing, và tiêu thụ cuối cùng ; “Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối
người sản xuất, nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân phối liên quan đến một
sản phấm cụ thể”; “Một mô hình kinh tế trong đó kết hợp việc chọn lựa sản phấm
và công nghệ thích hợp cùng với cách thức tổ chức các đối tượng liên quan để tiếp
cận thị trường”.
Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng
- Theo nghĩa hẹp
Một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để
sản xuất ra một sản phấm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xây
dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân
phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi... vv . Tất cả những hoạt động này tạo thành một

“chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ
sung ‘giá trị’ cho thành phấm cuối cùng.
- Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng
Là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực
hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch
vụ...vv ) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị
rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên


kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v...
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh
nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và xuôi cho
đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng.
Trong phần còn lại của sách hướng dẫn này, cụm từ chuỗi giá trị sẽ chỉ được dùng
để chỉ định nghĩa rộng này.
2.1.1.2 Phân loại phương pháp nghiên cứu về chuỗi giá trị
Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng nghiên cứu chính trong các tài
liệu về chuỗi giá trị:
-

Phương pháp filière

-

Khung khái niệm do Porter lập ra (1985)

-

Phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi
(1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994).


Ứng dụng của các phương pháp đối với từng lĩnh vực áp dụng được thể hiện
qua bảng khái quát sau:
STT

PP Nghiên cứu

Ứng dụng
NC chuỗi giá trị về hệ thống

1

Phương pháp filière

sản xuất nông nghiệp
NC chuỗi giá trị về các công

2

Khung khái niệm do Porter lập ra

ty, các nhà máy sản xuất chế

(1985)
Phương pháp toàn cầu do Kaplinsky

biến
NC về chuỗi giá trị của các

đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999;


quốc gia, các nhà máy hội

2003) và Gereffi, và Korzeniewicz

nhập toàn cầu

3

(1994).
Trong khi phân tích sử dụng linh hoạt các phương pháp và cũng có thể kết
hợp cả 3 phương pháp trên để phân tích một chuỗi giá trị.
- Luồng tư tưởng nghiên cứu thứ nhất là phương pháp Filière (Filière nghĩa
là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau.
Khởi đầu phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các
nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp (Browne, J. Harhen, J. &


Shivinan, J., 1996). Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các
hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ
chức trong bối cảnh các nước phát triển (Eaton, C. and A. W. Shepherd, 2001).
Theo luồng nghiên cứu này, khung Filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống
sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu
và tiêu dùng cuối cùng (Fearne, A. and D. Hughes, 1998).
Do đó khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế
được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của các hàng hóa và xác định những
người tham gia vào hoạt động (Pagh, J.D.&Cooper, M.C, 1998). Tính hợp lý của
chuỗi (Filière) hoàn toàn tương tự như khái niệm chuỗi giá trị mở rộng đã trình bày
ở trên. Phương pháp chuỗi có hai luồng, có vài điểm chung với phân tích chuỗi giá
trị đó, gồm:

Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu
nhập và phân phối lợi nhuận trong chuỗi hàng hóa, và phân tách các chi phí và thu
nhập giữa các thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh
hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo
“phương pháp ảnh hưởng”.
Phân tích có tính chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi, được sử
dụng nhiều nhất ở trường đại học Paris - Nanterre, một số tổ chức nghiên cứu như
CIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ làm về phát triển nông nghiệp đã
nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở
và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi, các chiến lược cá nhân và tập thể,
cũng như các hình thái qui định mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn loại liên
quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm: Quy định trong nước,
quy định về thị trường, quy định của nhà nước và quy định kinh doanh của nông
nghiệp quốc tế. Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích về tổ
chức chuỗi hàng hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, và hiệu suất về
mặt giá cả và tạo thu nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của nông dân và
thương nhân ngành thực phấm so với chiến lược đa dạng hóa.
- Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Micheal Porter


(1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để
đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong
mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ý tưởng
về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: Một công
ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng hoặc dịch vụ có giá trị tương
đương với đối thủ cạnh tranh mình như thế nào?
Hay ta làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách
hàng sẵn sàng mua với giá cao hơn, hoặc chiến lược tạo sự khác biệt trên thị trường?
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái
niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh thực tế

và tiềm tàng của mình để dành lợi thế trên thị trường. Hơn thế nữa Porter lập luận rằng
các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể.
Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế
cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các
hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hànghóa (hoặc dịch
vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm.
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm về chuỗi giá trị không trùng với
ý tưởng về chuyển đoi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh
của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của
doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản
phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị bán hàng và các dịch
vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực,
hoạt động nghiên cứu...


Trích nguồn: (www.doanhnhan.net)
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng
trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết
định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ một phân tích về chuỗi giá trị của một
siêu thị ở Châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ
cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả nhập từ nước ngoài (Goletti, F, 2005). Tìm
ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh. Tiếp
theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng
cường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả nước ngoài và chiến dịch
quảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những vấn đề này.
Một cách để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm “hệ thống giá trị”.
Có nghĩa là: Thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy nhất, có
thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một chuỗi các hoạt động rộng
hơn mà Porter gọi là “hệ thống giá trị”. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động
do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thực

hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy,
khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm “chuỗi giá trị của doanh
nghiệp”. Tuy nhiên chỉ cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệm
hệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra các quyết định có
tính chất chiến lược.


Luồng tư tưởng mới đây nhất là phương pháp tiếp cận toàn cầu, khái niệm
các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa đã được các tác giả
Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz
(1994).Kaplinsky và Morris 2001đã quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu
hóa, người ta nhận thấy khoảng cách thu nhập trong nội địa và giữa nước tăng lên.
Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình
này, nhất là trong một viễn cảnh năng động:
Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ chi tiết các hoạt động trong chuỗi, phân tích
chuỗi giá trị sẽ thu thập được thông tin, phân tích được những khoản thu nhập của
các bên tham gia trong chuỗi nhận được sẽ là tổng thu nhập của chuỗi giá trị.
Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty, vùng và
quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
Hình thức phân tích này sẽ giúp xác định được kết quả phân phối của các hệ
thống sản xuất toàn cầu, các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao năng suất và hiệu quả các
hoạt động và do đó đặt mình vào con đường tăng trưởng thu nhập bền vững.
Sản phẩm rau an toàn xã Đông Xuân còn ở dạng giản đơn, các mối liên kết
giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo và giản đơn. Trong khuôn khổ nghiên
cứu này, tác giả tiếp cận chuỗi giá trị rau an toàn theo lý thuyết Filière và phương
pháp của Porter. Trong điều kiện các tác nhân tham gia thị trường hiện chỉ ở thị
trường nội địa và sản phẩm rau an toàn chưa được phân phối và phát triển đạt được
các yêu cầu của toàn cầu hóa.
2.1.1.3 Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị
- Tác nhân: Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung

tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình.Tác nhân là một tế bào sơ
cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành
vi của mình. Có thể hiểu rằng: Tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp... tham
gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân được phân làm


hai loại:
+ Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, người chế
biến, người tiêu thụ.)
+ Tác nhân tinh thần (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy.)
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp các chủ
thể có cùng một loại hoạt động. Ví dụ, tác nhân “nông dân để chỉ tập hợp tất cả các
hộ nông dân; tác nhân “thương nhân để chỉ tập hợp tất cả cá hộ thương nhân; tác
nhân “bên ngoài chỉ tất cả các chủ thể ngoài pham vi không gian phân tích.
Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng, một chuỗi
nhất định và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều chuỗi giá trị, nhiều ngành hàng
của nền kinh tế quốc dân. Có thể phân loại các tác nhân thành một số nhóm tuỳ
theo bản chất hoạt động chủ yếu trong ngành hàng như sản xuất của cải, chế biến,
tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối .
Trong thực tế, một tác nhân có thể có nhiều hoạt động khác nhau. Vì vậy, khi
phân tích tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà xác định các tác nhân tham gia trong từng
chuỗi giá trị với chức năng cụ thể cho chính xác, tránh hiện tượng bỏ sót hay phân tích
trùng lặp nhiều lần hoạt động của các tác nhân.
Trong phân tích chuỗi giá trị theo luồng hàng, người ta thường chia thành
các tác nhân sau: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người chế biến,
người bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng.
+ Sản phẩm: Trong chuỗi giá trị mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm của riêng
mình. Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa
phải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả của quá trình sản xuất của
từng tác nhân. Trong chuỗi giá trị sản phẩm của tác nhân trước là chi phí trung gian

của tác nhân liền kề sau nó. Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến
tay người tiêu dùng mới là sản phẩm của chuỗi giá trị.
+ Mạch hàng: Là khoảng cách giữa hai tác nhân, nó chứa đựng quan hệ kinh
tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm. Qua từng mạch
hàng giá trị sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng đượctăng thêm do các
khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân.
+ Luồng hàng: Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác


×