Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Luận văn sư phạm Hình tượng người nông dân trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.68 KB, 62 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN
TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN CỦA
MẠC NGÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI, 2019

Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN
TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN CỦA


MẠC NGÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG

HÀ NỘI, 2019

Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - TS Nguyễn Thị Bích Dung, người đã trực tiếp
động viên, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học nước
ngoài, các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Ban giám hiệu
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu, học tập cũng như hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 5 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo


Footer Page 3 of 63.


Tài liu lun vn s phm 4 of 63.

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận
tình của TS. Nguyễn Thị Bích Dung và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi.
Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong khi
nghiên cứu đề tài tôi đã kế thừa các thành quả của các nhà nghiên cứu, nhà
khoa học. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
công bố trong bất kì nghiên cứu nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với sự cam đoan này.
Hà nội, tháng 5 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lí do lựa chọn đề tài ....................................................................................... 1
2.Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
3.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 5
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
5.Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6

6.Đóng góp của khóa luận................................................................................. 6
7.Bố cục khóa luận ............................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN
TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN CỦA MẠC NGÔN ........................................... 7
1.1. Mạc Ngôn và hành trình đến với giải thưởng Nobel Văn học ................... 7
1.2.Khái niệm nhân vật và hình tượng nhân vật ............................................. 11
1.2.1. Nhân vật văn học ................................................................................... 11
1.2.2. Hình tượng nhân vật .............................................................................. 13
1.3. Một số đặc điểm hình tượng người nông dân trong Cây tỏi nổi giận của
Mạc Ngôn ........................................................................................................ 14
1.3.1. Cây tỏi – người nông dân “nổi giận” .................................................... 15
1.3.2.Con người hiền lành, chất phác, lương thiện ......................................... 18
1.3.3. Khao khát tình yêu tự do ....................................................................... 22
1.3.4. Khao khát cuộc sống đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần .......................... 24
1.3.5.Những số phận bi kịch ........................................................................... 25
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 36
Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG
DÂN TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN CỦA MẠC NGÔN ............................... 38
2.1. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật ............................................... 38

Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật .................................................. 43
2.2.1. Mối quan hệ giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh .............................. 43
2.2.2. Xây dựng tính cách thông qua ngôn ngữ .............................................. 45
2.2.3. Xây dựng tâm lý nhân vật ..................................................................... 51

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

MỞ ĐẦU
1.Lí do lựa chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập ngày nay, đất nước ta đang ngày càng thay da đổi
thịt và phát triển trên nhiều phương diện của đời sống. Việc giao lưu, trao đổi,
tìm hiểu và nghiên cứu nền văn học của các nước khác là một việc làm vô
cùng thiết thực, ý nghĩa. Nhằm đẩy mạnh quan hệ ngoại giao và thắt chặt
thêm tình hữu nghị giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác ta
có dịp học hỏi, tiếp thu thêm những kinh nghiệm, những cái mới, cái hay, cái
đặc sắc của các nền văn học khác nhau tạo tiền đề cho chúng ta tích lũy thêm
nhiều kiến thức và mở mang tầm hiểu biết, thúc đẩy sự phát triển của văn học
nước nhà vươn tầm thế giới và bắt kịp với thế giới.
Nói tới văn học thế giới, ta không thể không nói tới văn học Trung Quốc.
Trung Quốc không chỉ được xem là một quốc gia lớn mạnh về kinh tế mà còn
được biết đến là cái nôi văn hóa tư tưởng của người phương Đông. Với bề dày
lịch sử, văn học và văn hóa đồ sộ, Trung Quốc ảnh hưởng đến nhiều quốc gia
trong khu vực và trên thế giới. Vào tháng 10 - 2012 giải thưởng Nobel văn
học đã được trao cho Mạc Ngôn- nhà văn Trung Quốc tiêu biểu, ông được
xem là “hiện tượng lạ” trên văn đàn. Ông được coi là cây bút xuất sắc của văn
học hiện đại Trung Quốc với một tâm hồn không lúc nào bình lặng, mà luôn
vật lộn gay gắt, chiến đấu cho những lý tưởng thiên lương cao đẹp trong con
người. Ông là hiện tượng độc đáo bởi mỗi tác phẩm đều chứa đựng những

điều mới mẻ, và đặc biệt hơn cả là “sự bùng nổ cảm giác” [1, tr.7] giúp người
đọc như nghe thấy, nhìn thấy, sờ thấy, và cảm nhận thấy qua mỗi trang viết
của ông. Đọc những trang văn của Mạc Ngôn độc giả cũng thấy được những
phức tạp của tâm hồn, và muốn phá vỡ khuôn phép, những chuẩn đạo đức xã
hội để vươn tới cái tự do cả về tâm hồn lẫn thể xác, bởi phương châm khi
sáng tác của ông vô cùng đặc sắc đó là không bao giờ lặp lại mình. Mạc Ngôn

1
Footer Page 7 of 63.


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

xuất hiện giữa văn đàn như một ngôi sao chói lòa, góp vào nền văn học một
tiếng nói mới, một phong cách hoàn toàn mới trong việc tái hiện lại cuộc sống
và con người trong thời đại mới.
Mạc Ngôn đã lao động không ngừng để sáng tạo ra khối lượng lớn tác
phẩm có giá trị nhằm mang đến cho độc giả trong nước và thế giới. Xuyên
suốt trong nhiều tác phẩm, ta thấy nếu như ông không phải người nông dân
trải nghiệm qua bao niềm vui nỗi buồn ở nông thôn thì ông sẽ không thể tạo
ra được những kiệt tác chân thực đến vậy. Phần lớn các sáng tác của Mạc
Ngôn phản ánh đời sống của người nông dân trong các giai đoạn phát triển
lịch sử. Hiện thực nông thôn trong xã hội Trung Quốc mà ông phản ánh là
lịch sử chân thực nhưng được ông lạ hóa, mang đậm những dấu ấn của chủ
thể nhà văn. Cảnh bom rơi đạn nổ, máu chảy, bạo lực, thù hận và yêu thương,
nhân tính và thú tính hòa vào nhau một cách sinh động, hấp dẫn. Nhà văn dẫn
người đọc vào thế giới lịch sử giúp độc giả như nghe thấy, cảm nhận thấy,
ngửi thấy mùi vị tanh tưởi, và cảnh tượng thần bí của cánh đồng cao lương
vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Trong cây tỏi nổi giận từ đầu đến gần cuối tác phẩm, ta nhận thấy sự u

ám xuyên suốt, nhịp sống uể oải, người nông dân bị dồn đến đường cùng phải
bùng lên đấu tranh. Vì vậy với tên đề tài hình tượng người nông dân trong
tiểu thuyết cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn, chúng ta có dịp được tìm hiểu
thêm về tài năng của nhà văn trong cách nhìn nhận về người nông dân.
Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp người viết có được một cách nhìn tổng quát và
sâu sắc hơn về hình tượng con người mà chủ yếu là hình tượng người nông
dân trong bối cảnh đất nước Trung Hoa thời bấy giờ.
2.Lịch sử vấn đề
Mạc Ngôn được xem là tiếng vang lớn của văn học Trung Hoa hiện đại.
Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn rất đa dạng,

2
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

phong phú và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Có thể thấy trong các trang web
tiếng Anh và tiếng Hoa cũng có nhiều bài viết đề cập đến Mạc Ngôn và tiểu
thuyết của ông:
Trong tác phẩm Mạc Ngôn nghiên cứu và tư liệu (Mạc Ngôn nghiên cứu
tư liệu, Trung Quốc đương đại tác gia nghiên cứu tùng thư, Thiên Tân nhân
dân xuất bản xã, 2005) của tác giả Dương Dương tổng hợp rất nhiều bài
nghiên cứu về sáng tác của Mạc Ngôn đã được đăng trên nhiều tạp chí uy tín.
Trần Tư Hòa trong Trần thuật dân gian trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn
những năm gần đây (Mạc Ngôn cận niên tiểu thuyết dân gian tự thuật) cho
rằng: “ký ức, làng quê, trẻ thơ, là ba điểm tựa tự sự của Mạc Ngôn”.
Trương Thanh Hoa trong Giới hạn cao nhất của trần thuật – Luận về
Mạc Ngôn (Trần thuật đích cực hạn – Luận Mạc Ngôn) cho rằng lập trường
“làm một người dân đen để viết” là lập trường thấp nhất đồng thời cũng cao

nhất.
Trương Ái Bình trong luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu ngôn ngữ tiểu thuyết
Mạc Ngôn (Mạc Ngôn tiểu thuyết ngôn ngữ nghiên cứu, An Huy Đại học,
2007) đã khẳng định Mạc Ngôn là bậc kỳ tài về ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ
dân gian. Ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn sử dụng nhiều
thành ngữ, ngạn ngữ, khẩu ngữ của vùng Đông Bắc Cao Mật.
Trong cuốn Bình luận tác giả đương đại Trung Quốc (当代作家评) kỳ
6, tác giả Trình Quang Vỹ có nói: “Hơn hai mươi năm nay trên diễn đàn văn
học Trung Quốc, các bài bình luận về Mạc Ngôn nhiều không kể xiết”. Theo
thống kê trong phụ lục Tư liệu nghiên cứu Mạc Ngôn do Dương Dương biên
soạn, số lượng bài viết về Mạc Ngôn khoảng hơn 350 bài. Con số trên chưa
bao gồm các bài báo mang tính chất địa phương, các trang mạng, các bài viết
trong các trường Đại học. Như vậy có thể thấy tên tuổi Mạc Ngôn đã có vị trí
quan trọng trong nền văn học đương đại Trung Quốc.

3
Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

Ở Việt Nam, bài nghiên cứu có phần toàn diện về tiểu thuyết Mạc Ngôn
là của giáo sư Lê Huy Tiêu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
(Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, năm 2003). Giáo sư khái quát đặc trưng
nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn là thủ pháp lạ hóa. Và ông cũng
cho rằng thế giới nhân vật gồm ba thế hệ nhân vật tiêu biểu cho tinh thần cần
cù dũng cảm của quê hương Cao Mật. Theo ông: “Mạc Ngôn đã có những
sáng tạo nghệ thuật, đưa người đọc đến những nhận thức mới mẻ về cuộc
sống ngay trên những điều hết sức quen thuộc”. Nhưng tác giả chưa đi sâu
làm rõ bản chất người nông dân trong các sáng tác của Mạc Ngôn.

Trong quyển Mạc Ngôn với những lời tự bạch do Nguyễn Thị Thại sưu
tầm và dịch lại những bài viết, những cuộc trò chuyện với nhà văn Mạc Ngôn.
Trong quyển này có bài viết nêu lên quan niệm và phương pháp viết truyện
của nhà văn Mạc Ngôn. “Theo ông, nhà văn muốn viết nên những tác phẩm
chân chính thì hãy viết từ vị trí của những người dân bình thường kết hợp với
trí tưởng tượng phong phú bẩm sinh, và tiểu thuyết hay là tiểu thuyết có mùi
vị độc đáo”.
Trong tiểu luận Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại (NXB
tổng hợp Đồng Nai, năm 2007) với bài viết: Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc
giả Việt Nam (Báo văn nghệ số 32, năm 2003) khẳng định tiểu thuyết Mạc
Ngôn có hai đề tài chính, đó là kí ức về cuộc sống gian khổ từng nếm trải ở
Cao Mật và cuộc sống kì lạ của tiền nhân gia tộc ở quê hương.
Tác giả Phan Thị Thanh Tâm trong Luận văn Thạc sĩ Tiểu thuyết Mạc
Ngôn dưới góc nhìn văn hóa (Đại học Sư phạm Huế, năm 2011) đã làm sáng
tỏ những xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa Đông
– Tây trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Trong luận văn này tác giả đã phân tích
tiểu thuyết dưới góc độ văn hóa nói chung.

4
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

Nghiên cứu về Mạc Ngôn không thể không kể đến TS. Nguyễn Thị Tịnh
Thy ở chuyên luận Tự sự kiểu Mạc Ngôn (NXB văn học, năm 2013) có thể
thấy tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện về nghệ thuật tiểu thuyết Mạc
Ngôn. Trong chuyên luận, TS đã phân tích, so sánh và kiến giải nghệ thuật tự
sự của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết bằng chính đặc trưng sáng tác, tư duy
thẩm mỹ của loại hình tự sự truyền thống của Trung Quốc kết hợp với hậu

hiện đại của phương Tây. Trong công trình này TS khẳng định: “Mạc Ngôn
đã xác lập được phong cách tự sự kiểu Mạc Ngôn mà ông cho là không giống
một ai, kể cả phương Tây lẫn Trung Quốc. Đó là phong cách có được từ sự
kết hợp giữa đặc trưng tự sự cực hạn và đặc trưng hậu hiện đại của văn học
Trung Quốc”.
Như vậy có thể thấy cho tới nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về Mạc
Ngôn và tác phẩm của ông. Tuy nhiên chưa có một công trình nào hoàn thiện
đầy đủ về đề tài Hình tượng người nông dân trong tiểu thuyết cây tỏi nổi giận
của Mạc Ngôn. Vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết.
3.Mục đích nghiên cứu
Đề tài khóa luận nhằm mục đích khám phá hình tượng người dân dân
trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn, qua đó hiểu sâu sắc hơn về
cuộc sống nông thôn, những người nông dân trong thời đại mới như thế nào,
và thấy được tài năng sáng tạo của nhà văn và những đóng góp lớn của ông
trên văn đàn Trung Quốc hiện đại.
4.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là hình tượng
người nông dân trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn.

5
Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

4.2.Phạm vi khảo sát
Tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn do Trần Đình Hiến dịch,
NXB Văn học Hà Nội, 2003.
Tuy nhiên, để phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so

sánh, người viết đã mở rộng liên hệ với một số tác phẩm khác có liên quan.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát tác phẩm
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
6.Đóng góp của khóa luận
Đề tài đã đóng góp một phần nhỏ bé trong nghiên cứu hình tượng người
nông dân trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận góp phần khẳng định tài năng và
làm nổi bật hơn vị trí, vai trò của Mạc Ngôn trong nền văn học hiện đại Trung
Quốc và nhân loại.
7.Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Đặc điểm hình tượng người nông dân trong Cây tỏi nổi giận.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong tiểu
thuyết Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn.

6
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

NỘI DUNG
Chƣơng 1.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN
TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN CỦA MẠC NGÔN
1.1. Mạc Ngôn và hành trình đến với giải thƣởng Nobel Văn học
Mạc Ngôn tên thật là Quản Nghiệp, ông sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955
trong một gia đình nông dân ở thôn Đông Bắc, huyện Cao Mật, tỉnh Sơn

Đông, Trung Quốc. Cao Mật vốn là một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu, nhưng
chính nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác để ông tạo ra những tác phẩm
đặc sắc.
Tuổi thơ của Mạc Ngôn đã phải trải qua rất nhiều biến cố, khó khăn,
thiếu thốn. Do cuộc “Cách mạng văn hóa”, ông đã phải nghỉ học khi đang học
dở bậc tiểu học và phải tham gia lao động rất sớm ở nông thôn. Trong thời
gian đó ông từng làm rất nhiều nghề, từng làm công nhân ở nhà máy chế biến
bông, ông có cuộc sống gần gũi với người nông dân. Cũng chính nơi đây là
cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn ông. Tháng 2 năm 1976 ông gia nhập quân ngũ,
từng làm nhiều chức danh như: chiến sĩ, tiểu đội trưởng, giáo viên và sau này
ông chuyển hẳn sang sáng tác văn học nghệ thuật. Đó là khoảng thời gian
giúp nhà văn có cái nhìn đa chiều về những vấn đề xảy ra trong xã hội Trung
Quốc lúc bấy giờ.
Năm 1984 Mạc Ngôn được tuyển vào khoa văn thuộc Học viện nghệ
thuật Quân Giải phóng, năm 1986 ông tốt nghiệp. Năm 1988, ông trúng tuyển
vào lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại
học Sư phạm Bắc Kinh, năm 1991 ông đỗ tốt nghiệp với học vị thạc sĩ. Hiện
nay, Mạc Ngôn đang là sáng tác viên bậc một của Cục Chính trị - Bộ Tổng
tham mưu Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.

7
Footer Page 13 of 63.


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

Mạc Ngôn cùng với các tác giả văn học hiện đại Trung Quốc như
Vương Mông, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng Ký Tài, Lục Văn
Phu, Trương Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Công,…là những cái tên
được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến. Ông được mệnh danh là một nhà

văn lớn xuất sắc của Trung Quốc. Sự nghiệp văn học đạt được những thành
tựu rực rỡ: với 11 bộ tiểu thuyết dài, 30 truyện vừa, 100 truyện ngắn, 5 tập tản
văn, 9 kịch bản phim, 2 kịch bản kịch nói. Tác phẩm của ông được dịch ra rất
nhiều thứ tiếng và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Có thể nói Mạc
Ngôn thành công trên nhiều thể loại nhưng thể loại đưa tên tuổi của ông đến
gần hơn với độc giả đó là tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một thể loại quen thuộc
với mỗi chúng ta, nhưng khi đọc tiểu thuyết của Mạc Ngôn người đọc dễ bị
thu hút bởi sự hấp dẫn đặc biệt. Rất nhiều người gọi tiểu thuyết của Mạc
Ngôn là tiểu thuyết: “cảm giác mới”. Cảm giác mới là gì? Là cảm giác bắt
nguồn từ nhận thức luận của chủ nghĩa biểu hiện và phương pháp biểu hiện tư
tưởng của chủ nghĩa đa đa. Tiểu thuyết cảm giác mới trái ngược với tiểu
thuyết hiện thực truyền thống, vì nó không chỉ đơn thuần miêu tả hiện thực bề
ngoài, mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác, đưa cảm giác chủ quan vào trong
khách thể nhằm sáng tạo hiện thực mới mẻ. Các tiểu thuyết của Mạc Ngôn
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của trường phái cảm giác mới, đó là trường phái
cảm giác của phương tây và của Nhật Bản những năm 20-30. Ông cho rằng:
“trạng thái sáng tác nhẹ nhàng thoải mái, tự do, muốn nói gì thì nói là trạng
thái tốt nhất đối với nhà văn”. Khi cánh cửa hồi ức được mở ra, Mạc Ngôn
thường dùng cảm tính để phê phán, bình phẩm hiện thực cuộc sống, chứ
không dùng lí tính để phê phán, bình phẩm cuộc sống. Cốt truyện trong tiểu
thuyết của ông không hoàn chỉnh như các tiểu thuyết thông thường, mà nó
còn là “cái khung truyện”. Nhưng cái khung truyện ấy chứa đựng biết bao
cảm giác, nó chính là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Mạc Ngôn có biệt

8
Footer Page 14 of 63.


Tài liu lun vn s phm 15 of 63.


tài nắm bắt cảm giác. Tiểu thuyết của ông thế giới cảm giác nó mang những
sắc thái chủ quan mãnh liệt.
Để có được thành công lớn như vậy, không chỉ tài năng, may mắn, mà
ông đã trải nghiệm bằng chính cuộc đời mình trong mối quan hệ với gia đình,
quê hương, đất nước. Sức sáng tạo không ngừng nghỉ, luôn luôn tìm tòi khám
phá ra những điều thú vị mới mẻ, mang đến cho độc giả những cảm nhận
chân thực, gần gũi nhất. Tất cả những gì tiểu thuyết của ông phản ánh đều
xuất phát từ hiện thực cuộc sống. Ông đã từng đưa ra nhiều định nghĩa về tiểu
thuyết: tiểu thuyết đó là sự ghi chép “những tưởng tượng ngông cuồng của
nhà văn hay đó là sự kết hợp giữa sự thật, cũng có lúc nó là cái thùng chứa
đựng những tình cảm của nhân loại. Tiểu thuyết của ông còn có tính sinh lý
đời sống tinh thần…Trong bài phát biểu Cây tỏi nổi giận, nhà văn đã từng
viết: “Khi viết cuốn tiểu thuyết sát sao với hiện thực xã hội, vấn đề lớn nhất
mà tôi đối mặt thực ra không phải là chuyện tôi dám hay không dám phê bình
các hiện tượng đen tối trong xã hội mà chuyện những cảm xúc và lòng căm
giận bừng bừng ấy có thể làm cho chính trị áp đảo văn học, khiến cho bộ tiểu
thuyết đó trở thành một phóng sự tường thuật sự kiện xã hội. Có thể là do tôi
từng trải qua cuộc sống gian khó lâu dài, điều đó khiến tôi có sự hiểu biết khá
sâu sắc về tình người. Tôi biết thế nào là dũng cảm thực sự, cũng hiểu được
buồn thương là gì. Tôi hiểu trong cõi lòng mỗi người đều có một vùng mờ ảo;
cái vùng ấy khó có thể diễn tả thỏa đáng bằng một từ ngữ đơn giản nó là phải
hay trái, thiện hay ác…”
Mạc Ngôn còn mượn nhân vật trong truyện Hồng Hoàng để nói lên quan
niệm sáng tác của mình: “Sẽ có một ngày tôi soạn một vở kịch chân chính,
trong đó có mộng ảo và hiện thực, khoa học và đồng thoại, thượng đế và ma
quỷ, ái tình và mại dâm, cao quý và ti tiện, mĩ nữ và đại tiện, quá khứ và hiện
tại, huân chương và bao cao su,…đều đan xen với nhau, gắn chặt với nhau,

9
Footer Page 15 of 63.



Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

cái nọ nối cái kia, tạo thành một thế giới hoàn chỉnh”. (Mạc Ngôn và những
lời tự bạch( 2004) Nguyễn Thị Thại dịch, Nxb Văn Học).
Thế giới nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Mạc Ngôn còn chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Freud, nhà học thuyết phân tâm học (tên đầy đủ của ông là
Sigmund Schlomo Freud, 1856-1939) ông là một bác sĩ thần kinh và tâm lý
người Áo. Ông được công nhận là người đầu tiên đặt nền móng và phát triển
lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Đồng thời ông bị ảnh hưởng cả tiểu
thuyết dân tộc học, nhân loại học của Frazer(1854-1941). Mạc Ngôn từng nói
rằng, thông qua văn học để thể hiện sự tưởng tượng độc đáo. Tiểu thuyết của
ông mang đậm đà màu sắc nguyên sơ độc đáo, man dại. Những tác phẩm đầu
tay thành công như: Dòng sống khô cạn, Thu Thủy, Âm nhạc dân gian, các tác
phẩm này chủ yếu nói về bản năng sinh tồn, những thể nghiệm nhân sinh mô
tả cảnh vật nông thôn cổ xưa qua lăng kính tuổi thơ của tác giả. Chủ đề trong
tiểu thuyết của Mạc Ngôn da dạng, phong phú, các vấn đề như: Cái đói, cái
rét, thù oán, tôn giáo, tính dục, cái chết, chiến tranh, mê tín dị đoan,…
Một số giải thưởng mà Mạc Ngôn đã đạt được trong cuộc đời sáng tác
của mình như:
 Giải nhất hội nhà văn Trung Quốc với tiểu thuyết Báu vật của đời tháng
12 năm 1995.
 Giải Mao Thuẫn dành cho tiểu thuyết Đàn Hương Hình.
 Giải tiểu thuyết toàn quốc lần thứ tư năm 1987 dành cho Cao Lương
Đỏ.
 Giải văn học liên hiệp (Đài Loan).
 Giải văn học nước ngoài Laure Batlin của Pháp.
 Giải thưởng lớn cho văn hóa Châu Á (Nhật).
 Huân chương kỵ sĩ nghệ thuật văn hóa Pháp tháng 3 năm 2004.


10
Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

 Tiến sĩ văn học danh dự do trường Đại học công khai Hồng Công trao
tặng tháng 12 năm 2005.
 Tiểu thuyết Ếch đạt giải Mao Thuẫn 2010.
Giải thưởng Nobel Văn học tháng 10 năm 2012 đã khẳng định vị trí của
Mạc Ngôn trên khắp văn đàn Thế giới, ông được coi là nhà văn hiện đại xuất
sắc nhất Trung Quốc hiện nay. Mạc Ngôn là nhà văn đạt được nhiều giải
thưởng và danh hiệu. Có thể thấy ông xứng đáng được xem trọng như một
doanh nhân với nhiều hoạt động tôn vinh diễn ra.
1.2.Khái niệm nhân vật và hình tƣợng nhân vật
1.2.1. Nhân vật văn học
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa, quan niệm cũng như cách hiểu khác
nhau về nhân vật văn học. Trong nghiên cứu lí luận văn học có nhiều quan
niệm về nhân vật văn học như:
Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới), Lại Nguyên Ân đã định nghĩa: “
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị
đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với
những nét rất gần gũi với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể
hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây
dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có
được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể.” [3,1254]
“Nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực.
chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống và của
con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kì vọng về đời sống.”

[5,126]
Trong cuốn giáo trình Lí luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên: “Nhân
vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong
tác phẩm văn học- cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các

11
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ… nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra.” [8,114]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên đã định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính
ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống. Chức năng cơ
bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con người. Do tính cách là
một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân
vật cũng mang tính lịch sử. Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân
vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời
sống thể hiện quan niệm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người.”
[6,235]
Qua những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy nhân vật trong tác phẩm
văn học có vai trò hết sức quan trọng. Văn học không thể thiếu nhân vật, vì nó
chính là phương tiện cơ bản để nhà văn có thể khái quát hiện thực một cách
hình tượng. Nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài
cây, các sinh thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con
người. Nhân vật là máu thịt của nhà văn, đồng thời nó cũng là đứa con tinh
thần để thể hiện quan niệm và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người và
cuộc đời. Các nhà lí luận văn học cũng nhấn mạnh tính nghệ thuật và tính ước

lệ của nhân vật văn học. Có thể thấy nhân vật văn học là vô cùng đặc biệt, nó
không hoàn toàn giống con người thật ở ngoài đời vì nó có những đặc trưng
riêng biệt. Bản chất của văn học có mối quan hệ mật thiết với đời sống hiện
thực. Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng
cao, nó không đồng nhất với con người trong cuộc sống đời thường. Nhân vật
trong tác phẩm văn học được sắp xếp móc nối liên quan mật thiết với nhau tạo
nên một chỉnh thể. Mỗi tác phẩm văn học đều được cấu thành từ những sự
kiện, ý đồ của nhà văn về nội dung và nghệ thuật.

12
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

Như vậy, nhân vật chính là chiếc chìa khóa để giúp nhà văn mở cánh cửa
bước vào hiện thực xã hội rộng lớn, tiếp cận đề tài, chủ đề mới mẻ. Nhân vật
là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới văn học có chiều sâu và
tính hình tượng.
1.2.2. Hình tượng nhân vật
Khái niệm Hình tượng nhân vật: “Theo góc độ văn học nghệ thuật, hình
tượng được hiểu là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát nghệ thuật qua
hình thức hiện tượng cụ thể nhất, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp
bằng cảm tính”. Cùng với tác phẩm văn học, hình tượng còn được xem là đơn
vị hoàn chỉnh trong nghiên cứu văn học. Trong nhiều trường hợp ta có thể
thấy thuật ngữ hình tượng được hiểu đồng nhất với hình tượng nhân vật, cũng
có lúc người ta dùng hình tượng để chỉ một tác phẩm văn học.
Theo quan điểm Mỹ học: “Hình tượng nghệ thuật dùng để chỉ một hình
thức phản ánh hiện thực qua các phương tiện nghệ thuật”. Hình tượng nghệ
thuật khác so với các phạm trù cơ bản của của tư duy khoa học và các phạm

trù như: cảm giác, tri giác, biểu tượng. Nó đi sâu vào bản chất của các hiện
tượng trong đời sống và làm sáng tỏ các ý nghĩa sâu xa của chúng. Hình
tượng nghệ thuật là điều kiện để tạo nên giá trị cho tác phẩm nghệ thuật. Hình
tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương khác biệt so với các loại hình
nghệ thuật khác ở chỗ nó được thể hiện thông qua các hình tượng nhân vật, là
phương tiện để nhà văn truyền tải những cảm xúc, bộc lộ giá trị tư tưởng và
thể hiện phong cách nghệ thuật của mình.
Có thể thấy, khi nhà văn cầm bút phải không ngừng tìm tòi và sáng tạo
nên những hình tượng nhân vật đặc sắc. Không phải nhân vật trong tác phẩm
văn học nào cũng trở thành hình tượng nhân vật văn học. Muốn trở thành hình
tượng nhân vật văn học nhất định phải có tính điển hình. Trong văn học nói
chung, hình tượng văn học là: nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

13
Footer Page 19 of 63.


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

Nhân vật ấy phải có các đặc điểm như sức tập chung và khái quát cao. Nhân
vật đại diện phải có những nét chung của giai cấp hay tầng lớp. Bối cảnh khi
nhân vật xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của một một vùng, một nơi nào
đó vào một thời điểm lịch sử nhất định.
1.3. Một số đặc điểm hình tƣợng ngƣời nông dân trong Cây tỏi nổi giận
của Mạc Ngôn
Người nông dân là một trong những vấn đề trung tâm, không chỉ ở văn
học Trung Quốc mà còn cả văn học thế giới. Là lực lượng quan trọng, không
thể thiếu được trong xã hội. Điều đặc biệt hơn cả, đối với quốc gia có nền
nông nghiệp lúa nước lâu đời thì người nông dân chiếm một vị trí quan trọng
hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, văn học xuất hiện rất nhiều hình ảnh người

nông dân. Vấn đề người nông dân hay được đề cập đến trong các giai đoạn
phát triển của lịch sử văn học Trung Quốc. Trung Quốc được coi là một trong
những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Trải qua lịch sử phát triển của nền
văn học Trung Quốc ta có thể thấy người nông dân luôn được các nhà văn chú
ý một cách đặc biệt. Có thể thấy ngay từ những tập thơ ca dân gian đầu tiên
trong dòng chảy văn học Trung Hoa rực rỡ, hình ảnh người nông dân xuất
hiện như một sự gửi gắm tư tưởng, tình cảm của tác giả dân gian xưa.
Kinh Thi là một tuyệt tác của nhân dân Trung Hoa nội dung không
những phản ánh tình yêu nam nữ tha thiết, mặn nồng, ngợi ca cuộc sống no
đủ, bình yên, mà nó còn phản ánh hiện thực cuộc sống người nông dân.
Người nông dân bị đàn áp, sưu thuế, chiến tranh, bóc lột. Kinh Thi đã để lại
trong lòng người đọc những dư âm xót xa trước những số phận bất hạnh của
người nông dân. Tất cả những xót xa ấy, đều được thể hiện chân thực trong
thơ Quốc phong, một phần thơ Tiểu nhã, các bài Đệ đồ, Thất nguyệt, Đông
sơn,…Người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ phải chịu biết bao tủi cực, đó
là chiến tranh, là sự chia lìa của các cặp vợ chồng trẻ. Khói lửa và hậu quả của

14
Footer Page 20 of 63.


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

chiến tranh đã làm biết bao con người phải sống trong đau khổ, gia đình ly
tán. Trong bài Đệ đồ hình ảnh số phận bất hạnh cứ ám ảnh trong lòng người
đọc bao xót xa:
“Có cây đỗ mọc lẻ loi
Vừa đơm những quả khắp nơi trên cành
Việc vua cẩn thận lo thành
Chuỗi ngày nối tiếp phận mình rảnh chi

Tháng mười quân dịch dứt kỳ
Lòng em luống những sầu bi đợi chàng
Chinh phu đi được rảnh rang!”.
Người nông dân trong văn học Trung Quốc không còn mới lạ với bạn
đọc, nó trở nên quen thuộc và thân thiết. Văn học hiện đại Trung Quốc phản
ánh hình tượng người nông dân sâu sắc mà đại diện tiêu biểu đó là Mạc Ngôn.
Cây tỏi nổi giận viết về cuộc sống sinh hoạt, lao động của những người nông
dân trồng tỏi ở huyện Thiên Đường- Trung Quốc những năm 1987. Hiện thực
ấy đã được nhà văn mô tả thông qua số phận của những người nông dân nhỏ
bé, những con người hiền lành, chăm chỉ, chất phác. Nhưng bị xã hội lúc bấy
giờ đàn áp, bóc lột dã man phải vùng lên đấu tranh với chính quyền đòi lại
quyền lợi, vạch trần bộ mặt gian xảo của giai cấp thống trị.
1.3.1. Cây tỏi – người nông dân “nổi giận”
Mạc Ngôn luôn hướng ngòi bút của mình vào những chủ đề nóng bỏng
nhất của xã hội, lịch sử, thời đại Trung Quốc. Người nông dân Trung Quốc
vốn hiền lành, lương thiện, chăm chỉ cần cù lao động. Họ vốn quen với cam
chịu, nhẫn nhịn, nhưng khi được giác ngộ, họ hiểu hơn và họ dám đứng lên
đấu tranh, chỉ cần có người dẫn đường xung phong, họ sẵn sàng phản kháng.

15
Footer Page 21 of 63.


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

Trong tác phẩm, lời hát của Khấu mù xuyên suốt và luôn đồng hành với
người nông dân, lúc họ vui vẻ ấm no, lúc họ gặp khó khăn gian khổ. Ở
chương mười hai của tác phẩm, khi tỏi bị ứ đọng, Khấu mù hát động viên
quần chúng xông vào trụ sở huyện:
“Can đảm lên hăng hái lên, hỡi bà con!

Tay nắm tay xông vào công sở
Trọng Huyện trưởng không phải sao trên trời
Nông dân ta cũng không phải loài chó lợn”.
Đây là thời điểm ngồng tỏi khê đọng đã bảy ngày, chất đống ngoài
đường, mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Khấu mù động viên quần chúng cùng
nhau xông vào trụ sở ủy ban huyện đòi lại công bằng. Mặc cho người dân ra
sức biểu tình Huyện trưởng vẫn thờ ơ vô cảm thậm chí:
“Huyện trưởng Trọng vội xây cao thêm tường
Cắm mảnh chai, căng dây thép gai dày đặc!
Tường cao không ngăn được tiếng thét của dân
Thép gai chặn không nổi lửa hờn ngùn ngụt!”.
Một số quần chúng xông vào chi cục thuế và phòng cân, đánh đập mấy
người bị người nông dân căm ghét từ lâu. Lúc này Huyện trưởng sai người
xây tường nhà cao lên, trên tường cắm nhiều mảnh chai dày đặc, lại chăng
dây thép gai cao hơn nửa mét. Khấu mù hát trước cổng huyện kêu gọi và cổ
vũ người dân. Cao Dương được biết đến là một người nông dân hiền lành,
chăn chỉ, hợp cung tiêu kêu gọi người dân trồng tỏi, anh cũng trồng, anh luôn
hy vọng sẽ bán được tỏi, số tiền đó anh dùng để trang trải cho cuộc sống gia
đình, người vợ mới đẻ và đứa con gái bị mù. Nhưng anh không những không
bán được tỏi mà còn bị thu nhiều thứ thuế vô lí khiến anh kinh ngạc. Anh
không có tiền và phải lấy tỏi trả thay tiền. Không chỉ Cao Dương, Cao Mã
trong tác phẩm là một chàng trai khỏe mạnh, chăm lao động, tỏi với anh rất

16
Footer Page 22 of 63.


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

quan trọng vì chỉ khi bán được tỏi anh mới có đủ tiền cưới vợ. Nhưng những

mong ước nhỏ nhoi của Cao Dương, Cao Mã, gia đình chú Tư Phương hay
những người nông dân huyện Thiên Đường đều không thể thực hiện được vì
tỏi ứ đọng, không bán được. Và con giun xéo lắm cũng quằn, họ đã đứng lên
đòi lại công bằng, đốt nhà kho, đập phá trụ sở huyện. Nhờ những lời hát của
Khấu mù động viên họ, họ đã dám đứng lên hòa vào dòng người đòi lại công
bằng.
“Dù tội phanh thây
Cũng phải lôi Huyện trưởng Bí thư xuống ngựa!
Quần chúng làm reo phạm quốc pháp
Họ dung túng tay chân bóc lột dân
Họ phạm quốc pháp hay không?”.
Khấu mù hát trước phòng thẩm vấn công an Cục. Những người nông
dân trồng tỏi mặc dù biết đập phá cơ quan là phạm pháp, nhưng chính nguyên
nhân tắc trách của Huyện trưởng khiến họ không khỏi bức xúc, khi cao trào
lên đến đỉnh điểm người nông dân không còn cách nào khác, họ phải vùng
lên. Lời hát của Khấu mù luôn động viên dân trồng tỏi, vạch trần tội ác của
cán bộ huyện, mà cụ thể là Huyện trưởng, Bí thư:
“Ông Huyện, bàn tay ông sao che được mặt trời
Ông Bí thư, quyền lực ông sao vượt được đỉnh núi
Chuyện dở ở Thiên Đường, ông bịt sao nổi?
Quần chúng có ngàn mắt ngàn tai…”
Khi Khấu mù hát xong đoạn này, một tên cảnh sát đứng dựng lên chửi
anh ta: “Thằng mù, mi là thủ phạm trong vụ án Tỏi Thiên Đường, ông không
tin là không ngăn chặn được mi”. Những việc làm sai trái của Huyện trưởng
Trọng, và Bí thư huyện đều được người dân nhìn thấy, họ bất bình, căm phẫn.

17
Footer Page 23 of 63.



Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

Người nông dân tự mình đứng lên trước những bất công trong xã hội. Mạc
Ngôn đã đem lại hình ảnh nông thôn Trung Quốc chân thực đến sâu sắc.
Tác giả dùng nhan đề Cây tỏi nổi giận mà không phải là Người nông dân
nổi giận. Vốn là một ẩn ý sâu sắc, trong lúc cách mạng văn hóa sôi sục, vấn
đề chính trị được coi là nóng bỏng, Mạc Ngôn không ngần ngại vạch trần bộ
mặt giai cấp thống trị lúc bấy giờ, đặt đồng tiền lên đầu, quan lại chỉ biết dùng
tiền để che đậy những việc làm xấu xa, kể cả giết người. Họ chỉ biết vơ vét
của nhân dân, làm sai không dứng ra chịu trách nhiệm, đẩy người nông dân
đến tận cùng khiến họ phải vùng lên đấu tranh. Có thể thấy nếu đặt nhan đề là
Người nông dân nổi giận, có lẽ sẽ đả động vào chính trị Trung Quốc lúc bấy
giờ. Nên tác giả đã rất khéo léo và sáng tạo khi lấy hình ảnh cây tỏi làm nhan
đề cho thiên tiểu thuyết của mình. Cây tỏi không được nhắc đến nhiều nhưng
cũng chính vì tỏi là sản phẩm chủ yếu đẩy người nông dân vào bước đường
cùng, chính sách và các loại thuế vô lí của hợp cung tiêu khiến người dân điêu
đứng. Có thể thấy cây bút của Mạc Ngôn sung sức trên nhiều mặt trận, luôn
phản ánh hiện thực và cảm thông cho số phận người nông dân.
1.3.2.Con người hiền lành, chất phác, lương thiện
Mở đầu tác phẩm, Mạc Ngôn đưa người đọc vào một không khí lao động
hăng say của những người nông dân huyện Thiên Đường. Tác giả viết:
“Xin bà con lắng nghe tui kể ngọn nguồn
Về Thiên Đường nơi hạ giới
Đồng ruộng phì nhiêu hai mươi vạn mẫu
Dòng sông xanh nước chảy hiền hòa
Đã nuôi dưỡng nam thanh nữ tú
Nổi danh thiên hạ ngồng tỏi quê ta!”.
Đó là một trích đoạn Khấu mù hát sẩm vào một buổi trưa nắng như đổ
lửa. Huyện Thiên Đường đồng ruộng rộng lớn, bát ngát bao la, đất đai phì


18
Footer Page 24 of 63.


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

nhiêu màu mỡ, hợp cung tiêu kêu gọi người dân trồng tỏi bán ngồng. Có thể
thấy trồng tỏi bán ngồng đã thay đổi cuộc sống của người dân qua lời hát của
Khấu mù:
“Uỷ ban huyện hô hào trồng tỏi ~ Ban cung tiêu mua tỏi theo cân ~ Một
cân ngồng là một tệ chẵn ~ Ngồng đã mua cất trong kho lạnh ~ Tết bán ra
được bộn tiền…”
“Bán tỏi được tiền vui như Tết, gan lợn xào, bánh tráng cuốn hành. Bà
già Trương bụng như cái chĩnh…”
Không khí vui tươi của người nông dân khi bán được tỏi, họ có tiền
trang trải, cuộc sống được cải thiện.
Mạc Ngôn luôn trân trọng người nông dân, ông là một nhà văn hiểu sâu
sắc tầng lớp dưới đáy của xã hội, đặc biệt là người nông dân, viết về họ dường
như ông đã dành một sự ưu ái hơn cả. Trong tiểu thuyết, Mạc Ngôn đã xây
dựng được những cái tên tiêu biểu Cao Dương, Cao Mã, vợ chồng Tư
Phương, Kim Cúc, hiện lên chân thực mang những phẩm chất tốt đẹp của
người nông dân Trung Hoa thời bấy giờ.
Cao Dương xuất hiện là một người nông dân khỏe mạnh, hiền lành,
chăm chỉ lao động, hiếu thảo với cha mẹ, là một người chồng luôn nghĩ tới
gia đình. Qua lời miêu tả của tác giả: “Anh thè lưỡi liếm những giọt nhựa.
Đầu lưỡi thấm ngọt, mát lạnh. Anh thấy dễ chịu đôi chút, đánh giá ba mẫu tỏi
nhà anh: tươi tốt, chóp trắng mập, ngồng uốn câu, ngồng thẳng đứng, đất
trồng mịn và ẩm, những mầm cỏ non nhú ra từ mặt đất tơi mịn”. Là một
người chăm chỉ, yêu lao động, hăng hái trồng trọt kiếm tiền trang trải cuộc
sống gia đình, nuôi vợ đang mang bầu và đứa con gái bị mù. Cao Dương cũng

như những người đàn ông khác, vui mừng khi biết tin vợ đẻ con trai, vậy là từ
nay gia đình anh có người nối dõi chứ không tuyệt tự.

19
Footer Page 25 of 63.


×