Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Luận văn sư phạm Không gian nghệ thuật trong Oliver Twist của Charles Dickens

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.59 KB, 53 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
OLIVER TWIST CỦA CHARLES DICKENS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
OLIVER TWIST CỦA CHARLES DICKENS
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài


Người hướng dẫn khoa học

TS. LƯƠNG THỊ HÔNG GẤM

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhận được
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa,
trong tổ Văn học nước ngoài, đặc biệt là cô giáo Lương Thị Hồng Gấm – người
đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp của các bạn sinh viên khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Là một sinh viên lần đầu làm nghiên cứu khoa học, chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế; kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý thầy cô và bạn đọc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Trang

Footer Page 3 of 63.


Tài liu lun vn s phm 4 of 63.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Khóa luận này không trùng khít với bất cứ công trình nghiên cứu của
tác giả nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Trang

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................. 5
7. Cấu trúc khóa luận .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
OLIVER TWIST CỦA CHARLES DICKENS .................................................. 6
1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật trong văn học ...................................... 6
1.2. Không gian xã hội ......................................................................................... 9
1.2.1. Không gian thành thị ................................................................................. 9
1.2.2. Không gian nông thôn ............................................................................. 17

1.3. Không gian tâm lí ........................................................................................ 19
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 25
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG OLIVER
TWIST CỦA CHARLES DICKENS ................................................................ 27
2.1. Tổ chức điểm nhìn không gian .................................................................. 27
2.1.1. Điểm nhìn người kể chuyện .................................................................... 28
2.1.2. Điểm nhìn nhân vật ................................................................................. 31
2.2. Tổ chức các cặp không gian theo nguyên tắc tương phản, đối lập ........ 33
2.3. Xây dựng không gian biểu tượng .............................................................. 37
2.3.1. Khái quát về biểu tượng .......................................................................... 37
2.3.2. Các biểu tượng không gian trong Oliver Twist ..................................... 40
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 43
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 47

Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Charles John Huffam Dickens (1812 – 1870), bút danh “Boz”, là tiểu
thuyết gia người Anh.Ông được xem là một trong những nhà văn vĩ đại viết
bằng ngôn ngữ tiếng Anh, ông được ca ngợi về khả năng kể chuyện và trí
nhớ, được nhiều người trên khắp thế giới yêu mến. Charles Dickens là tác giả
hiện thực lớn nhất của nước Anh thế kỷ XIX.Ông đã tạo ra một số nhân vật
hư cấu được biết đến nhiều nhất trên toàn cầu và được coi là người viết văn
nổi tiếng nhất thời đại nữ hoàng Victoria. Sang đến thế kỷ XX, các nhà phê
bình và các học giả đã công nhận ông là thiên tài văn học. Tiểu thuyết và

những truyện ngắn của ông được phổ biến vô cùng rộng rãi.
Charles Dickens đã để lại những tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu như:
Oliver Twist (1839), David Copperfield (1850), Thời gian khổ (1854), Chuyện
ở hai thành phố (1859),… Trong đó, Oliver Twist là cuốn tiểu thuyết được
đông đảo khán giả trên khắp thế giới yêu mến kể về cuộc phiêu lưu và tuổi
thơ đầy cực nhọc của cậu bé mồ côi Oliver Twist ở xã hội nước Anh thế kỷ
XIX. Oliver Twist đã cho thấy tài năng cũng như nghệ thuật viết văn tuyệt vời
của Charles Dickens mà một trong những yếu tố quan trong tạo nên thành
công của cuốn tiểu thuyết này chính là yếu tố không gian nghệ thuật.
Không gian là sản phẩm sáng tạo để nhà văn thể hiện quan niệm nhất
định về con người, cuộc sống. Vì vậy, việc tìm hiểu về không gian nghệ thuật
là điều thú vị, là sự quan tâm của nhiều người.
Việc tìm hiểu sáng tác của Charles Dickens giúp chúng ta có cái nhìn sâu
sắc, toàn diện hơn về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học viết bằng ngôn
ngữ tiếng Anh. Từ đó tích lũy được những tư liệu cần thiết cung cấp cho người
học, người nghiên cứu hiểu biết thêm về những sáng tác văn học phương Tây để
có cái nhìn đúng đắn trong học tập nghiên cứu và trong cuộc sống.

1
Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

Không gian nghệ thuật là một trong những khía cạnh quan trọng trong
việc nghiên cứu những phương diện nghệ thuật của một tác phẩm văn
chương. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi không chỉ nắm được nội dung
tư tưởng của tác phẩm mà còn là dấu hiệu nhận biết phong cách nghệ thuật
của nhà văn.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Không gian nghệ thuật trong

Oliver Twist của Charles Dickens” với hi vọng sẽ khám phá được phần nào
đóng góp của tác giả, tạo nên giá trị sâu sắc cho tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Nói tới không gian nghệ thuật tức là nói tới một trong những vấn đề cơ
bản của khoa nghiên cứu văn học hiện đại. Ngày nay, không gian nghệ thuật
được rất nhiều người trong giới nghiên cứu chú trọng. Tuy nhiên trước thế kỷ
XX, khái niệm này dường như chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Thời cổ đại, trong Nghệ thuật thi ca, Aristotle đã đề xướng nguyên tắc
“bắt chước” tự nhiên, nghĩa là chưa ý thức được tính độc lập của thời gian và
không gian nghệ thuật.
Nhà nghiên cứu M. Bakhtin trong công trình Những vấn đề nghiên cứu
thi pháp Dostoevsky đã đặt vấn đề nghiên cứu nghệ sĩ Dostoevsky, khám phá
ra cái nhìn nghệ thuật của thời gian trong đó không tách rời việc tìm hiểu thời
gian và không gian nghệ thuật là một trong những vấn đề hàng đầu để làm
sáng tỏ nghệ sĩ này.
Trong Dẫn luận thi pháp học văn học, Trần Đình Sử đã dành riêng
chương IV để viết về không gian nghệ thuật. Giáo sư khẳng định: “Không
gian trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật” [17,tr127], đưa ra mô hình
và ngôn ngữ không gian nghệ thuật; tính tượng trưng, quan niệm của nó.
Đồng thời ông cũng chỉ ra các hình thức không gian nghệ thuật trong tác
phẩm văn học.
2
Footer Page 7 of 63.


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

Trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Trần Đình Sử đã đưa ra
khái niệm và phân tích thi pháp không gian nghệ thuật trong một số tác phẩm
truyện, thơ cụ thể.

Về tác giả Charles Dickens, ông được xem là một trong những nhà văn
vĩ đại viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh, nổi tiếng nhất thời đại nữ hoàng
Victoria. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về Charles Dickens cũng như
các tác phẩm của ông hiện nay chưa nhiều. Riêng tiểu thuyết Oliver Twist
(1838) được đánh giá là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của Charles Dickens.
Trần Đình Sử đã nhận xét về không gian trong Oliver Twist trong cuốn
Dẫn luận thi pháp học của mình như sau: “Với tiểu thuyết giáo dục, người ta
phát triển không gian bên ngoài như là trường đời mà nhân vật sẽ học tập và
trưởng thành […], một không gian đối lập với nhân vật” [17,tr155].
Lê Nguyên Cẩn trong cuốn Charles Dickens – tác gia tác phẩm văn học
nước ngoài trong nhà trường cũng đã bàn về vấn đề không gian nghệ thuật
trong Oliver Twist nhưng chỉ mới bàn tới khía cạnh “Tính chất Melodrama
trong không gian nghệ thuật” chứ chưa khai thác sâu và còn bàn tới các vấn
đề khác như thời gian nghệ thuật, nhân vật… trong Oliver Twist. Mặc dù vậy
nhưng những phân tích ấy cũng giúp chúng tôi thêm hiểu biết về tác phẩm
này để từ đó có thể phân tích làm rõ hơn về vấn đề mình đang bàn. Đó là
động lực để chúng tôi càng có thêm đam mê đi sâu tìm hiểu không gian nghệ
thuật trong tiểu thuyết Oliver Twist.
Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết này còn rất ít. Dưới những lý luận về không gian nghệ thuật trong khoa
Thi pháp học, khóa luận tập trung tìm hiểu “Không gian nghệ thuật trong
Oliver Twist của Charles Dickens” nhằm làm nổi bật những nội dung tư tưởng
của tác phẩm và những nét độc đáo trong phong cách của Charles Dickens.

3
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.


3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận tập trung vào tiểu thuyết Oliver
Twist của tác giả Charles Dickens của Nhà Xuất bản Văn học, xuất bản năm
2015 (Phan Ngọc dịch) ở góc độ không gian nghệ thuật để tìm ra nét độc đáo
trong nghệ thuật xây dựng không gian của tác giả Charles Dickens.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng tới trong đề tài khóa luận của
mình là không gian nghệ thuật trong Oliver Twist của Charles Dickens.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích khám phá không gian nghệ thuật trong Oliver
Twist của Charles Dickens. Qua đó thấy được tài năng của nhà văn và những
đóng góp lớn lao của ông cho nền văn học Anh nói riêng và cho nhân loại nói
chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi hệ thống các kiểu không gian khác nhau trong
tác phẩm, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu giúp người đọc thấy
được những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Charles Dickens về vấn đề đang
cần bàn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp khảo sát tác phẩm.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp nâng cao vấn đề.

4
Footer Page 9 of 63.



Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

6. Đóng góp của khóa luận
- Hệ thống các vấn đề có liên quan đến lý thuyết không gian nghệ thuật.
- Đi sâu nghiên cứu, đặt tên và phân tích sự thể hiện của không gian nghệ
thuật trong tiểu thuyết Oliver Twist của Charles Dickens dưới sự soi sáng của
thi pháp học.
- Khóa luận đóng góp một phần nhỏ vào việc cung cấp ngữ liệu về việc
giảng dạy những tác phẩm văn học viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh ở trường
phổ thông.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có 2 chương:
Chương 1: Các kiểu không gian nghệ thuật trong Oliver Twist của
Charles Dickens
Chương 2: Tổ chức không gian nghệ thuật trong Oliver Twist của
Charles Dickens

5
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

CHƯƠNG 1: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
OLIVER TWIST CỦA CHARLES DICKENS
1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật trong văn học
Tác phẩm văn học nào cũng tái hiện thế giới thực tại, cả vật chất lẫn tinh
thần, tự nhiên, đồ vật, con người, tạo thành thế giới nghệ thuật. Hình thức tồn
tại của thế giới nghệ thuật ấy trước hết là không gian nghệ thuật. Gọi là không

gian nghệ thuật bởi không gian này không đơn giản là tái hiện không gian của
thực tại mà nó thể hiện quan niệm không gian của con người hay là cả một
nền văn hóa của một thời kì lịch sử. Không gian nghệ thuật là sự cảm nhận về
không gian địa lý qua cái nhìn độc lập của người kể chuyện và nhân vật trong
tác phẩm, vì thế không gian nghệ thuật có tính độc lập và nó nằm trong thế
giới nghệ thuật của tác phẩm.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi, các tác giả đã định nghĩa về không gian nghệ thuật như
sau: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật, thể hiện chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao
giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhìn nhất định.
Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ
quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng” [14,tr198].
Chính vì vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập, tương đối, khác với
không gian địa lý.
Không gian nghệ thuật cho thấy cấu trúc bên trong của tác phẩm văn
học, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của
tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để
khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng
nghệ thuật.

6
Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

Trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Giáo sư Trần Đình Sử
đã đưa ra một cách hiểu về không gian nghệ thuật: “Không gian nghệ thuật là
phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của

thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý
nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách
nhìn” [15,tr271]. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian vật
chất bên ngoài, nó thể hiện tính chất của một thế giới tinh thần, trong đó sự
vật có cách biểu hiện và tổ chức theo một ý nghĩa riêng.
Do gắn với điểm nhìn, trường nhìn, không gian nghệ thuật trở thành
phương tiện chiếm lĩnh đời sống. Đồng thời do gắn với giá trị, không gian trở
thành biểu tượng nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc.
Không gian trong tác phẩm văn học được biểu thị qua các không gian
điểm mang tính ước lệ tượng trưng (Tây trúc, núi Olympus, Thiên đình, nông
thôn, thành thị…), bằng các từ không gian vốn đã mã hóa sẵn về ý nghĩa
trong đời sống (cao, thấp, ngắn, dài, tối, hẹp…). Không gian nghệ thuật tập
trung vào cái nhìn, điểm nhìn (xa, gần, cao, thấp…); điểm nhìn tâm lí (nhớ
lại, ngày xưa, hồi ấy…). Không gian có thể thể hiện qua kết cấu, sự phân giới
nội tại của tác giả, sự liên kết các không gian, mức độ tính liên tục, rời rạc…
Cuốn Dẫn luận thi pháp học văn học đã khẳng định: “Không gian nghệ
thuật là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa biểu tượng
của tác giả” [17,tr129]. Đó là một hiện tượng nghệ thuật, là mô hình thế giới
thể hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con người.
Thế giới nghệ thuật có thể chia thành các tiểu không gian, giữa các tiểu
không gian có các đường ranh giới có thể vượt qua được hoặc không thể vượt
qua. Đó có thể là các không gian như không gian điểm, không gian tuyến hay
không gian mặt phẳng…

7
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.


Nhìn chung lại, không gian nghệ thuật không phải là không gian vật lí
mà là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của hình tượng con người
trong thế giới nghệ thuật. Đó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con
người đang sống, đang cảm thấy được vị trí và số phận của mình. Không gian
nghệ thuật là hình thức tồn tại của con người, gắn liền với ý niệm về giá trị và
sự cảm nhận về giới hạn giá trị con người. Không gian nghệ thuật gắn liền với
quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.
Trên cơ sở khái niệm về không gian nghệ thuật nói trên, việc tìm hiểu
không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Oliver Twist sẽ không chỉ giúp chúng
ta hiểu hơn về không gian nghệ thuật, mà còn hiểu hơn về tác phẩm cũng như
tài năng xây dựng không gian nghê thuật của Charles Dickens.
Oliver Twist là một tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời của cậu bé Oliver
Twist mồ côi, sinh ra ở trại tế bần, gầy nhom, hốc hác. Chỉ vì cậu dám ngửa
tay ra xin thêm ít cháo vì quá đói mà suýt nữa đã bị người ta đem đi treo cổ.
Trong cuộc đời phiêu bạt của mình, Oliver Twist đã gặp vô số hạng người, từ
người tốt cho đến kẻ xấu, kẻ bất lương hãm hại Oliver. Cho dù là cậu bé mồ
côi nghèo khổ, dù cho có bị hành hạ, ngược đãi như thế nào thì cậu cũng
không bao giờ oán thán hay thù hận bất kỳ ai mà trong trái tim cậu luôn ẩn
chứa lòng vị tha, tình yêu thương để rồi vượt qua bao đau khổ của bóng đêm,
cậu bé lại tìm ra cho mình được một chốn bình yên hạnh phúc, đền đáp lại
xứng đáng với những gì cậu nên có. Sau bao nhiêu lần bị người ta ngược đãi,
hãm hại, công lý đã đến với Oliver, cậu bé được sống hạnh phúc với gia đình
mới. Với ngòi bút tinh tế, ngôn ngữ đậm tính châm biếm, mỉa mai, tác phẩm
đã thể hiện cách nhìn của nhà văn trước một xã hội đầy rẫy những thói xấu xa,
bỉ ổi mà con người khó lòng luồn lách để đến với chân lý, lẽ công bằng.
Tiểu thuyết Oliver Twist (1938 – 1939), nhân vật chính là cậu bé Oliver
sống trong một xã hội nước Anh lúc bấy giờ đầy rẫy những xấu xa, xảo trá bỉ

8
Footer Page 13 of 63.



Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

ổi tồn tại khắp các ngóc ngách của xã hội. Nhưng cho dù phải sống trong một
hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy, cậu bé Oliver Twist vẫn nhân hậu, không bị
lỗi kéo, bị ảnh hưởng bởi lối sống của những con người xấu xa xung quanh
cậu và đến cuối cùng cậu đã xứng đáng có được một cuộc sống mới hạnh
phúc.
Không gian trong Oliver Twist góp phần rất lớn vào việc bộc lộ tư tưởng,
dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Không gian trong Oliver Twist “như là trường
đời mà nhân vật sẽ học tập và trưởng thành”, “một không gian đối lập với
nhân vật” [17,tr155].
Qua việc tìm hiểu tác phẩm chúng tôi nhận thấy không gian nghệ thuật
trong Oliver Twist của Charles Dickens gồm hai kiểu không gian: Không gian
xã hội (không gian xã hội nước Anh) và không gian tâm lí.
1.2. Không gian xã hội
Trong các nguyên tắc của nghệ thuật tiểu thuyết, xây dựng được “tình
huống đặc trưng” được xem là một nguyên tắc quan trọng, đặt nhân vật vào
đó để nhân vật có thể bộc lộ được một cách rõ ràng nhất tính cách của mình
thông qua những va chạm qua lại với “tình huống đặc trưng đó”. “Tình huống
đặc trưng” trong tác phẩm ở đây đã bao gồm cả yếu tố không gian sinh tồn và
hoạt động của nhân vật.
1.2.1. Không gian thành thị
Có thể thấy, một số các nhân vật trung tâm trong Oliver Twist là những
kẻ lưu manh, xấu xa, bịp bợm xảo trá, vì vậy mà “không gian đặc trưng” diễn
ra những hoạt động bản chất nhất của nhân vật chính là không gian thành thị.
1.2.1.1. Không gian nhà tế bần – tù túng và khắc nghiệt
Một không gian quan trọng trong Oliver Twist là không gian nhà tế bần.
Nhà tế bần là một trung tâm của một hệ thống giúp đỡ người nghèo, việc đưa


9
Footer Page 14 of 63.


Tài liu lun vn s phm 15 of 63.

những đứa trẻ mồ côi vào trại là vi phạm đạo luật. Nhưng cậu bé Oliver lại bị
đưa vào đây và ở đó cũng có rất nhiều đứa trẻ mồ côi, lang thang khác. Ở nhà
tế bần, nơi các thành viên ban quản trị ai nấy đều to béo trông có vẻ sang
trọng mỗi lúc xuất hiện đều ngồi xung quanh một cái bàn trong một căn
phòng rộng quét vôi trắng, còn nơi cậu bé Oliver được đưa tới là một căn
phòng ngủ tập thể rộng lớn với những chiếc giường thô và cứng, hàng ngày
những đứa trẻ trong nhà tế bần phải làm công việc nhặt xơ dây thừng cũ theo
lệnh ông tư tế, một ngày chúng chỉ được ăn ba bữa cháo lỏng, một tuần hai
lần cháo hành và những ngày chủ nhật thì ăn một nửa cái bánh mì con. Chính
vì quá đói nên Oliver đã xin thêm một ít cháo và hành động này của cậu bé
khiến cậu bị giam giữ cẩn thận trong một căn phòng tối tăm và cô độc. Cậu bé
Oliver tội nghiệp còn quá nhỏ, cậu khóc suốt cả ngày và đêm dài không ngủ
được cậu lấy hai bàn tay nhỏ bé để che đi đôi mắt khỏi nhìn thấy bóng tối
đáng sợ nơi phòng giam. Lúc này, bức tường lạnh toát cứng rắn và lanh toát
dường như lại che chở cho nó khỏi nỗi sợ bóng tối và sự cô đơn đang bao
quanh. Nhà tế bần những tưởng là nơi cưu mang giúp đỡ những con người
nghèo khổ sở nhưng thực tế có lẽ nó chính là nỗi ám ảnh lớn trong tuổi thơ
bất hạnh của cậu bé mồ côi Oliver Twist. Ở đó, Oliver bị đối xử tàn nhẫn và
phải chịu nhiều khổ cực, không có lấy một chút tình thương hay tiếng cười trẻ
thơ. Một không gian tù túng và khắc nghiệt, dường như lúc cũng lăm le biến
con người thành nô lệ, vùi dập những đứa trẻ vốn vô tội.
1.2.1.2. Không gian đường phố - chật hẹp, bẩn thỉu, tối tăm
Không gian xã hội thành thị trong Oliver Twist được đặc trưng bởi bức

tranh sinh hoạt ở vùng ngoại ô Luân Đôn nước Anh mà trung tâm là địa bàn
của lão Fagin và đồng bọn (một lão già người Do Thái và những đứa bé làm
công việc ăn cắp), nơi mà sau này Oliver bị dụ dỗ tới để “học nghề” ăn cắp.
Đó là một “nơi khốn khổ, bẩn thỉu nhất trên đời. Đường phố chật hẹp, lầy lội,
không khí đầy những mùi hôi thối” [5,tr94]. Không gian sinh sống của bọn
10
Footer Page 15 of 63.


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

làm cái nghề hèn hạ luôn là không gian tối tăm và bẩn thỉu như vậy. Xung
quanh đó “có rất nhiều cửa hiệu nhỏ, nhưng tất cả hàng hóa đem bán hình như
chỉ có toàn là trẻ em, ngay lúc đêm hôm khuya khoắt vẫn lê lết ở ngoài cửa
hoặc đứng kêu thất thanh ở trong nhà” [5,tr94]. Đó quả thực là cái nơi khốn
khổ nhất trên đời. “Những ngôi nhà duy nhất có vẻ phồn thịnh trong cái cảnh
thối rữa này là những cửa hàng ăn và ở đấy những người Ireland thuộc hạng
thấp hèn nhất đang ra sức cãi lộn nhau. Đây đó, trong những ngách sân có mái
che nằm bên đường cái chính, thấp thoáng các cụm nhà, nơi đây đàn bà đàn
ông say rượu đang đúng là ngụp lặn dưới bù; những con người cao lớn, mặt
mày dễ sợ lén lút ra ra vào vào các nhà chắc hẳn không nhằm mục đích tốt
đẹp hay vô hại” [5,tr94]. Đó là khung cảnh khi Oliver mới đi bộ tới London
và được Cáo Tinh Ranh “cứu giúp” và đưa về nơi hắn ở hứa cho Oliver cái ăn
chỗ ngủ. Nhìn khung cảnh trên đường đi tối tăm, bẩn thỉu và kinh hãi như
vậy, trong đầu Oliver đã có ý định hay là chạy trốn vì cảm thấy nơi mình đến
cũng chẳng tốt đẹp gì.
Đường lão Fagin đi tới nhà của Sikes là con đường đá “đầy những bùn
và sương mù đen kịt lơ lửng trên các phố, mưa rơi rả rích, mọi vật đều lạnh
lẽo và ẩm ướt” [5,tr204]. Đó là cái không gian buổi đêm thích hợp với loại
người như lão Fagin để đi ra ngoài, làm những việc đen tối và bẩn thỉu.

Đường vào tới nhà của Sikes giống như một mê cung những con đường nhỏ
bé và bẩn thỉu nhan nhản ở khu phố chật hẹp và đông người. Tuy vậy nhưng
lão Do Thái vẫn rất thông thạo những nơi bẩn thỉu và tối tăm mà lão đi qua,
lão không hề hoang mang trước bóng tối của ban đêm hay tình trạng rắc rối
của đường đi. Điều đó cũng giống như con người của lão và những tên đồng
bọn của lão, đã quen với những việc làm xấu xa chẳng tốt đẹp hay ho gì. Kiểu
không gian như vậy luôn gắn liền với kiểu nhân vật như lão Fagin.
Dưới ngòi bút của Charles Dickens, mặt trái của London – thành phố hoa
lệ, thủ đô của nước Anh. “Với Oliver Twist, Dickens đã cho thấy London của
11
Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

thế giới ngầm, London của những khu ổ chuột, khu tội phạm, của những hang
ổ và những nơi tụ tập của đủ loại tệ nạn” [4,tr157]. Trong phần Lời tựa của
tác giả trong cuốn tiểu thuyết Oliver Twist, Charles Dickens đã viết: “Những
đường phố London lạnh lẽo, ướt át, đêm khuya không nơi trú ẩn, những nhà ổ
chuột hôi thối bẩn thỉu, ở đấy những con người hư hỏng chen chúc nhau chật
cứng không có chỗ để cựa mình, nơi trú ẩn của đói khổ và bệnh tật, những bộ
quần áo bệ rạc, rách rưới cứ chực toạc ra” [5,tr14], đó chính là nét khái quát
cho không gian của thế giới tội phạm được thể hiện trong tác phẩm.
1.2.1.3. Không gian căn phòng – tối tăm, ngột ngạt
Một không gian căn phòng trong Oliver Twist phải kể đến là không gian
căn phòng ở cửa hiệu kinh doanh đám ma - ngột ngạt và nhuốm màu chết
chóc. Khi Oliver bị bán tới cửa hiệu kinh doanh đám ma nhà ông Sowerberry,
cậu bé được cho một chỗ ngủ xung quanh những bộ quan tài, “một chiếc quan
tài chưa đóng xong đặt trên những cái mễ đen ngòm, nằm lù lù giữa phòng
trông dễ sợ và chết khiếp [5,tr56]” khiến Oliver rùng mình và lạnh toát cả

người, cậu chỉ dám len lét nhìn xung quanh với một nỗi khiếp sợ. Đó là một
căn phòng nào là “những tấm gỗ có hình dáng như nhau được dựng bằng bặn
vào tường dưới những ánh đèn lù mù, trông cứ như một lũ ma to, hai tay đút
túi quần. Những ván quan tài, những vỏ bào gỗ du, những cái đinh có đầu
sáng loáng, và những mảnh vải đen nằm rải rác trên sàn. Bức tường đằng sau
quầy lại được trang trí bằng một bức tranh sinh động miêu tả hai người khóc
mướn mang khăn quàng cứng đờ đứng ở cửa ra vào của một nhà tư nhân và
gần đấy là một chiếc xe tang do bốn con ngựa đen kéo. Cửa hiệu ngột ngạt và
nóng. Bầu không khí hình như nhuốm mùi quan tài. Cái hốc dưới quầy trong
đó người ta nhét nệm bông của nó trông như một cái huyệt [5,tr56]”. Với ngòi
bút miêu tả tinh tế và độc đáo, Charles Dickens đã làm nổi bật lên cái không
gian bí bách ngột ngạt mà Oliver bị đưa đến. Nó tối tăm và đáng sợ như chính
số phận của Oliver lúc này, ngột ngạt không có lối thoát, không một tia sáng
12
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

hi vọng, xung quanh ẩn chứa những điều đen tối và nguy hiểm, như đào sẵn
một cái huyệt cho kẻ nào xấu số. Không gian căn phòng ấy thấm đẫm tâm
trạng cũng như cái nhìn của Oliver.
Ngoài không gian nói trên, căn phòng nơi lão Fagin cùng với Cáo Tinh
Ranh, Bates sống lànơi có “những bậc thang tối tăm và bị gãy” [5,tr95]. Đó là
“một nơi rất bẩn thỉu. Các căn phòng ở trên gác có những mặt lò sưởi cao
bằng gỗ và những cánh cửa lớn, với những bức tường lát ván ô và những mái
đua ở trên trần đều đen ngòm bui bặm và không được chú ý tới nhưng được
trang trí theo nhiều cách khác nhau” [5,tr195]. Có thể kết luận rằngcách đây
rất lâu, trước khi lão Do Thái ra đời, đây đã từng là nhà của những con người
tử tế hơn, và có lẽ nó rất vui vẻ và lịch sự, mặc dầu hiện nay trông nó rất buồn

bã và ảm đạm. Đặc biệt, cách bài trí căn phòng và đồ đạc trong đó cho thấy
tính chất tạm bợ của chủ nhân và đồng thời cũng cho thấy sự đề phòng chặt
chẽ cũng như tính đáng ngờ của những người sống ở đây: “Trước ngọn lửa có
một cái bàn bằng gỗ thông, trên đặt một ngọn nến cắm vào cổ chai bia pha
gừng, hai hay ba bình bằng sắt tây, một cái bánh mì và một cái đĩa. Xúc xích
đang rán trong chảo đặt trên lửa, tay chảo có một sợi dây buộc vào mặt lò
sưởi, để giữ không cho ai lấy đi… một sợi dây vắt đầy những chiếc khăn tay
bằng lụa. Nhiều chỗ nằm sơ sài là những bao tải cũ đặt san sát nhau ở trên
sàn”[5,tr95]. Những chi tiết miêu tả đó thể hiện cuộc sống tồi tàn ở hang ổ
của Fagin, mặt khác thể hiện một sự chăm lo không hề chu đáo như lời Cáo
hứa hẹn với Oliver trước đó. Mọi chi tiết ở đây đều gợi ra sự đáng ngờ về
những chủ nhân của căn nhà.
Không chỉ vậy, đó là nơi mà “những con nhện đã chăng lưới ở góc tường
và trên trần”, đôi lúc Oliver bước vào một căn phòng thì “những con chuột
chạy tíu tít ngang qua sàn gỗ và hoảng hốt chạy quay về hang” [5,tr195].
Ngoài những ngoại lệ này thì không có bóng dáng và tiếng động của bất kì

13
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

sinh vật nào khác. Những sinh vật có ở đây toàn là những sinh vật xấu xí và
bẩn thỉu rất phù hợp để sống ở những nơi như vậy.
Không gian mà Oliver được đưa tới có các căn phòng có những “cửa
chớp mốc meo đều đóng chặt, then cài cửa đều được vặn ốc thật chặt vào
trong gỗ, ánh sang duy nhất được chấp nhận lọt qua các lỗ tròn ở trên mái và
làm cho các căn phòng càng ảm đạm, đầy những hình bóng kỳ quặc. Có một
cửa sổ của căn phòng sát mái phía sau với những then han gỉ ở bên ngoài

nhưng không có cửa chớp” [5,tr196], và Oliver thường nhìn qua cửa sổ này
mặt buồn bã hết giờ này sang giờ khác nhưng cậu bé không nhận thấy gì
ngoài một đám hỗn độn những mái nhà, những ống khói đen sì và những đầu
hồi nhà. Bởi vì cửa sổ của nơi Oliver quan sát lại “bị đóng đinh và mờ đi vì
mưa và khói đã bao năm nay, cho nên nó rất khó thấy rõ hình dáng của những
đồ vật khác nhau bên kia và không hy vọng rằng người ta nhìn thấy nó hay
nghe nó nói, cũng ít khi hy vọng được để ý đến, chẳng khác gì nó đã sống ở
trong quả cầu của nhà thờ Thánh Pôn” [5,tr196].
Từ các mối quan hệ và tình huống gắn với những nhân vật trung tâm
này, không gian truyện cũng được kéo dãn ra theo chiều rộng. Thế giới truyện
được mở rộng dần ra tới cănnơi Nancy và Sikes sống, đó là một căn phòng đồ
đạc rất sơ sài, chẳng có gì ngoài những vật nằm trong cái tủ để làm cho người
ta tưởng đâu con người ở đây chẳng qua chỉ là một con người lao động, và
không có những đồ vật gì đáng ngờ bày ra trước mắt ngoài hai ba cái dùi cui
nặng ở góc phòng và một cái gậy treo trên mặt lò sưởi.
Qua những không gian trên, ta nhận thấy một đặc điểm chung là ngột
ngạt, bí bách, đáng sợ, gắn liền với sự tăm tối ngột ngạt ấy là số phận bi
thương của cậu bé Oliver Twist. Khi Oliver Twist xuất hiện ở một trong
những không gian ấy thì số phận của cậu lại mang đầy sự đau khổ, khắc
nghiệt.

14
Footer Page 19 of 63.


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

Không gian căn phòng có chung một đặc điểm là chật chội, bẩn thỉu, lại
tăm tối và u ám. Rất ít ánh sáng xuất hiện trong không gian đó. Có chăng thì
chỉ là những tia sáng nhỏ lọt qua lỗ tròn trên mái nhà hay những ngọn nến ảm

đạm. Cách miêu tả của tác giả khiến căn phòng nơi Oliver đang ở như tách
biệt với thế giới bên ngoài, một nơi tối tăm bẩn thỉu, cho dù con người trong
đó muốn hòa nhập với thế giới bên ngoài cũng trở nên khó khăn.
Không gian thành thị trong Oliver Twist được kiến tạo theo tầm nhìn của
cậu bé Oliver. Vì vậy mà nó có quy mô nhỏ và hẹp, tối tăm. Mọi sắc thái, biểu
hiện của không gian ngoại cảnh đều được khúc xạ qua thế giới nội tâm của
nhân vật. Nhân vật nắm bắt nó bằng chính cảm nhận và tư tưởng của mình.
Bởi vậy mà không gian chật hẹp, tối tăm của đô thị xuất hiện trong Oliver
Twist chính là sự phản ánh cho cuộc sống đi ngược với đạo đức xã hội, với
những việc làm xấu xa và mang nhiều tội ác của một lớp người như lão Fagin
hay Sikes.
Không gian thành thịđược Charles Dickens đặc tả với một bút pháp tinh
tế, khí tụ điểm lại tại nơi những con ngõ hẻm tối tăm ẩm ướt, bẩn thỉu với sự
sống lam lũ, không có chút sinh khí. Một không gian vừa chật hẹp, vừa tăm
tối, bẩn thỉu lại kết tụ ở đây bao nhiêu những kẻ xấu xa, xảo quyệt, đáng lên
án. Cảm nhận về sự tù đọng, bế tắc, mù xám càng hiện hữu rõ nét trong tâm
trí của cậu bé Oliver Twist.
Trong không gian nhỏ hẹp, khép kín và tối tăm, phẩm chất và tính cách
nhân vật được phơi bày không giấu giếm, vì vậy nó được hiện lên chân thực
và sinh động nhất qua cái nhìn của Oliver. Không gian ấy ngày càng tiến sát
với những hiện thực khó khăn gian khổ của cuộc sống. Sống trong không gian
ấy, Oliver Twist ngày phải đối diện trực tiếp và sâu sắc với những thói hư tật
xấu của xã hội, đối mặt với những cay nghiệt của cuộc sống khi mới chỉ còn

15
Footer Page 20 of 63.


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.


là một cậu bé, xa rời với những điều tốt đẹp nhất mà đáng ra cậu được có;
những ước mơ, khát vọng về một tương lai tươi đẹp ngày càng mờ nhạt.
Không gian trong Oliver Twist đã được Charles Dickens tái hiện chân
thực bằng cái nhìn độc đáo để từ đó giúp nhà văn thể hiện được cá tính sáng
tạo cũng như tư tưởng của tác phẩm.
Oliver Twist với một không gian tù túng, chật hẹp, khép kín và tối tăm,
trong đó có những con người sống ngược với đạo đức xã hội đã tạo nên trong
nhận thức của người đọc về một hoàn cảnh điển hình của xã hội. Như vậy,
trong không gian mà Charles Dickens muốn tái hiện rõ ràng rộng lớn hơn hẳn
cái không gian mà nhà văn mô tả trong tác phẩm. Từ cảnh ngộ hẹp của một
nhân vật mà tác giả muốn mở rộng ra cả một không gian của lớp người trong
xã hội nước Anh lúc bấy giờ. Trong không gian ấy, kiếp người trở nên nhỏ
bé, khổ cực; cuộc sống của những đứa trẻ mồ côi như Oliver không còn ý
nghĩa, không có tương lai mà chỉ toàn là những cám dỗ, những nguy hiểm,
những cái đen tối của một xã hội bất công, đau khổ. Đó là sức khái quát, là
chiều rộng trong ngòi bút tinh tế của Charles Dickens.
1.2.1.4. Không gian biệt thự - sáng sủa và hạnh phúc
Một không gian không thể không nhắc đến trong Oliver Twist là không
gian biệt thự của cụ Brownlow. Ngôi nhà của cụ Brownlow là “một ngôi nhà
xinh xắn tại một đường phố vắng lặng, đầy bóng mát” [5,tr122]. Ở đấy,
Oliver được chăm sóc và đối xử tử tế khiến cậu bé vô cùng sung sướng và
hạnh phúc. Qua cảm nhận của Oliver, những ngày được sống ở nhà cụ
Brownlow là những ngày sung sướng “mọi vật đều im lặng, ngăn nắp và sạch
sẽ, mọi người đều dịu dàng và tử tế, đến nỗi sau cảnh ồn ào và xúc động của
cuộc đời mà trước đây luôn luôn nó phải chịu đựng, nó cảm thấy đây như là
thiên đường” [5,tr189]. Oliver vô cùng biết ơn cụ Brownlow, bà Bedwin –

16
Footer Page 21 of 63.



Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

những người đã cưu mang, săn sóc và cho cậu một cuộc sống tốt đẹp vô cùng
trong lúc cuộc đời cậu đang rơi vào bóng tối.
Trong mắt của Oliver, không gian nhà cụ Brownlow là một không gian
mà nó sẵn sang làm bất cứ mọi việc chỉ để được sống ở đó. Đối với Oliver,
đây là một môi trường sống tốt nhất từ trước tới nay mà cậu đã từng trải qua.
Oliver chân thành và muốn được đền ơn bởi sự tử tế mà họ dành cho cậu bé.
Để rồi thời gian sau khi bị cụ Brownlow hiểu nhầm và Oliver đang sống cùng
cô Rose và bà Maylie, Oliver vẫn luôn mong mỏi được quay trở về ngôi nhà
ấy, giải thích mọi việc cho cụ Brownlow rằng cậu không phải một thằng bé
vong ân bội nghĩa, cũng không phải là một thằng ăn cắp; và nói rằng lòng cậu
bé vẫn luôn tâm niệm, biết ơn những gì cụ Brownlow và bà Bedwin đã làm
cho cậu, và lòng cậu luôn trung thành với họ.
Không gian ngôi nhà của cụ Brownlow là không gian đặc trưng riêng
gắn liền với con người và tính cách của cụ Brownlow. Một không gian sang
trọng, sạch sẽ và dễ chịu gắn liền với những nhân vật dịu dàng và tử tế như cụ
Brownlow hay là bà Bedwin. Và qua cảm nhận của cậu bé Oliver, không gian
ấy là không gian đối lập hoàn toàn với cái nơi tối tăm bẩn thỉu của lão Fagin.
1.2.2. Không gian nông thôn
Một không gian quan trọng nữa trong Oliver Twist là không gian nông
thôn – vùng nông thôn yên tĩnh và không khí trong lành, tất cả đều mang vẻ
“vui tươi” và “xinh đẹp”. Sống ở đó là những con người tận tụy, tốt bụng và
chân thành, đó là bà Maylie, cô Rose, có cả cậu bé Oliver, họ được sống thực
với chính mình. Không gian xinh đẹp và yên bình gắn liền với những con
người như vậy. Ở nơi đó, cậu bé Oliver hăng hái muốn được làm việc giúp bà
Maylie và cô Rose, cậu “mong làm vừa lòng chị bằng cách tưới hoa, chăm
chim cho chị hay chạy đi chạy lại suốt ngày để làm chị vui sướng [5,tr347]”.
Đối với Oliver, đó là vinh hạnh của cậu, và nếu được như thế, cậu bé sẽ sẵn


17
Footer Page 22 of 63.


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

sàng hiến dâng tất cả không tiếc sức. Oliver thực đang tràn đầy nhựa sống khi
ở trong không gian ấy. Không gian ấy càng làm nổi bật lên tính cách của
những con người tốt bụng và chân thành, làm thể hiện rõ nét hơn tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn. Đó là con người khát khao được sống tự do, sống thật
và được làm chủ cuộc đời.
Oliver rất đỗi sung sướng khi được đến vùng nông thôn, cậu thích thú bởi
không gian ấy là “sự yên tĩnh của tâm hồn và vẻ thanh bình êm ả… trong bầu
không khí thơm ngát giữa những ngọn đồi xanh rờn và những cánh rừng um
tùm của một làng quê nằm sâu trong nội địa” [5,tr344]. Với Oliver, nơi đây thật
yên tĩnh và thanh bình, nó lắng sâu vào tâm hồn cậu bé sau những vất vả và
kiệt sức khi cậu phải sống ở những nơi “chật chội ồn ào” trước đây, “vẻ tươi
mát của làng quê thấm sâu vào con tim mệt mỏi” [5,tr345], khiến cậu bé cảm
thấy như thực bây giờ cậu mới được sống, và cậu yêu cuộc sống ấy vô cùng.
Không gian ấy thấm đẫm cái nhìn và tâm trạng của Oliver. Thực vậy, với
Oliver, nơi họ đến là một nơi đáng yêu. Cậu cảm thấy như mình đang bước
vào một cuộc sống mới, xa rời hoàn toàn với “những con người hư hỏng và
những tiếng ồn ào chửi bới” trước đây. Cậu quan sát từng vẻ đẹp của Tự
nhiên, “hoa hồng và hoa kim ngân leo dọc những bức tường ngôi nhà nông
thôn, thường xuân cuốn chung quanh các thân cây; và những bông hoa ngoài
vườn làm cho bầu không khí thơm ngào ngạt” [5,tr346].
Không gian vùng nông thôn làm cho Oliver sung sướng và mỗi ngày với
Oliver đều trôi qua “yên ổn và thanh thản, và ban đêm không làm cho người
ta sợ hãi băn khoăn” [5,tr346]. Mỗi ngày, Oliver làm những việc khiến cậu

thoải mái nhất như học đọc và viết, đi dạo với bà Maylie và cô Rose, nghe hai
người nói chuyện về những quyển sách, hay ngồi bên cạnh họ ở một nơi râm
mát và lắng nghe cô gái đọc một cách chăm chú cho đến khi trời tối mịt. Rồi
sau đó Oliver phải chuẩn bị bài học cho ngày hôm sau, cậu bé cặm cụi trong

18
Footer Page 23 of 63.


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

phòng và nhìn ra vườn, đôi khi đi dạo cùng hai người bà và chị. Cứ như vậy,
ba tháng trôi qua, đó là ba tháng hạnh phúc nhất mà Oliver được sống, được
chiếu cố, đối với cậu bé, đó là hạnh phúc thực sự. Không gian này đã biểu
tượng cho sự hạnh phúc gia đình, chở che của những người thân trong gia
đình với nhau, thể hiện rõ nét khát khao được sống một cuộc sống yên bình,
hạnh phúc của cậu bé Oliver.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm đã thể hiện được sức khái quát,
chiều rộng trong ngòi bút của Charles Dickens. Nhưng cái mà ngòi bút ấy
hướng tới không chỉ là chiều rộng mà quan trọng hơn nữa là chiều sâu trong
nhận thức của nhân vật. Chiều sâu nhận thức ấy chính là sự phản ứng của con
người trước hiện thực của cuộc sống. Đó là những cảm nhận, những tổn
thương mà họ phải trải qua và cách họ đối mặt với những thử thách của cuộc
sống và những đau đớn, bi kịch của kiếp người khi đối diện với cuộc đời. Vì
vậy, khi xét về bình diện không gian, không gian xã hội chỉ là cái nền, là điểm
tựa để nhà văn khơi sâu khám phá về một tầng không gian khác giàu sức hấp
dẫn hơn và cũng phức tạp hơn, đó là không gian tâm lí, không gian tinh thần
của con người.
1.3. Không gian tâm lí
Không gian tâm lí hay còn gọi là không gian tinh thần. Đây là không

gian thể hiện chiều hướng, quy mô, tính chất của tư tưởng, nhận thức của
nhân vật. Không gian tâm lí là không gian đặc biệt mang cảm quan đời sống
của nhà văn. Không gian này in đạm trong trạng thái tinh thần, đạo đức, tính
cách, số phận của từng nhân vật cụ thể. Những sắc thái biểu hiện của không
gian ngoại cảnh thường thường được khúc xạ qua lăng kính thế giới chủ quan,
qua thế giới nội tâm của nhân vật.
Không gian tâm lí có thể bị áp chế bởi không gian sinh tồn theo nguyên
tắc “hoàn cảnh quy định tính cách, tầm nhìn”. Lúc này, không gian tinh thần

19
Footer Page 24 of 63.


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

là một vòng tròn đồng tâm nằm khuôn trong không gian hiện thực xã hội.
Nhưng ở những nhân vật giàu sức sống, sức phản kháng sẽ xuất hiện những
“không gian mơ ước, không gian dự định, không gian dự cảm”… nằm ngoài
không gian hiện thực. Trong tiểu thuyết Oliver Twist, không gian tâm lí chiếm
vị trí quan trọng, thể hiện nhiều tầng tư tưởng và giá trị nhân văn trong ngòi
bút của Charles Dickens.
Ở Oliver Twist, không gian tâm lí không tách rời một cách tự biện với
không gian xã hội mà ngược lại, chúng thường có tác động qua lại lẫn nhau.
Hoặc là không gian bối cảnh tác động vào tâm lí, hoặc tâm lí chi phối cái nhìn
bối cảnh. Khi sống ở cửa hiệu kinh doanh đám ma nhà ông Sowerberry,
Oliver vô cùng sợ hãi với những đồ vật đáng sợ trong cửa hiệu nhuốm màu
của chết chóc, không gian ngột ngạt bí bách làm Oliver nhớ lại và vương vấn,
nuối tiếc cuộc chia ly trước đó của nó và “tim nó nhói đau khi không hề thấy
lưu lại một gương mặt thân thương và khắc sâu ghi nhớ. Lòng nó nặng trĩu, và
khi bò vào cái giường chật hẹp, nó mong ước rằng đây là quan tài của nó,

rằng nó có thể nằm ngủ một giấc yên tĩnh và vĩnh viễn ở ngoài nghĩa địa, giữa
đám cỏ cao phe phẩy dịu dàng ở trên đầu và tiếng trầm trầm của cái chuông
đã cũ ru nó trong giấc ngủ” [5,tr57]. Lúc này Oliver cảm thấy vô cùng buồn
bã và nản chí. Cậu bé cảm thấy cô độc giữa cuộc sống này, và cuộc sống của
cậu thật bơ vơ,thật bất hạnh biết bao. Oliver không có người thân, không có
bạn bè để săn sóc hay chăm non cho cậu. Không gian ấy đã khiến cho Oliver
cảm nhận rõ về số phận bất hạnh của mình. Điều đó làm cho cậu bé tội nghiệp
buồn bã và vô nản chí. Không gian tinh thần của Oliver bị siết lại, và cậu nản
chí không còn một chút sức sống, một mong ước khát khao về một cuộc đời
tươi đẹp không hề tồn tại trong trí óc Oliver lúc này. Khi ấy cậu chỉ mong
cuộc đời mình kết thúc tại đây, kết thúc hết thảy những khổ đau, cô độc và bất
hạnh mà cậu đã phải trải qua, để được ngủ một giấc ngủ yên tĩnh nơi nghĩa
địa. Cái bất hạnh mà cậu đang thấm thía ấy đã buộc Oliver phải thu hẹp thế

20
Footer Page 25 of 63.


×