Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.34 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng cho sinh viên trước khi trực
tiếp ra trường để tìm kiếm được một công việc phù hợp. Đây cũng là quãng
thời gian để sinh viên có thể học hỏi cũng như tìm hiểu được kỷ luật và văn
hóa của công ty. Em xin kính cám ơn thầy cô trong khoa Quản lý dự án
trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã giúp đỡ với tất cả tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt cho sinh viên những kiến thức bổ ích khi bước
chân ra xã hội. Đợt thực tập này giúp em hiểu hơn rất nhiều về cách vận dụng
kiến thức và lý thuyết ra thực tiễn, cũng như rèn luyện tốt các kỹ năng vào
thực tế doanh nghiệp.
Qua một thời gian tìm hiểu và liên hệ doanh nghiệp, em đã được công ty
TNHH MTV Lân Uyên Nhi nhận vào thực tập bắt đầu từ ngày 22/05/2019
và kết thúc ngày 29/06/2019.
Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã nhận được nhiều sự quan tâm
và giúp đỡ từ ban quản lý cũng như anh chị nhân viên, công nhân ở đây. Điều
này khiến em nhận thấy đây là một cơ hội, trải nghiệm thực tế giúp em có
thái độ chính xác hơn với những kiến thức đã được đào tạo để rèn luyện,
trang bị những kỹ năng và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản
thân.
Em xin chân thành cám ơn quý anh chị trong công ty, đặc biệt là anh Đoàn
Minh Lân – Giám đốc điều hành công ty và anh Nguyễn Anh Tuấn đã tận
tình giúp đỡ, quan tâm và chỉ bảo cho em trong thời gian qua. Em cũng xin
kính cám ơn thầy Nguyễn Hồng Nguyên vì đã kịp thời giúp em giải đáp
những vướng mắc trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cám ơn !
Tôn Thất Bảo Khánh
15QLCN

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh



i


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mục lục
Mục lục
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 1
1.1 QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT............................ 1
1.2 LÝ THUYẾT VỀ BẢO TRÌ – BẢO DƯỠNG ............................................. 2
1.2.1. Khái niệm về bảo trì.................................................................................. 2
1.2.2. Các loại bảo trì công nghiệp ..................................................................... 2
a. Bảo trì phục hồi .......................................................................................... 2
b. Bảo trì phòng ngừa ..................................................................................... 2
c. Bảo dưỡng cơ hội ....................................................................................... 3
d. Bảo dưỡng dựa trên tình trạng ................................................................... 3
e. Bảo trì dự đoán ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP.......................................... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ......................................................... 4
2.1.1. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp .......................................................... 4
2.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ .......................................... 4
2.2.1. Thông tin tổng quát ................................................................................... 4
2.2.2. Cơ cấu tổ chức nhà máy chế biến gỗ ........................................................ 5
2.3 CÔNG NGHỆ VÀ DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ............................................ 6
2.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến gỗ ..................................................... 6
2.3.2. Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ ................................................... 7
a. Cưa CD ........................................................................................................ 7
b. Sấy ............................................................................................................... 7
c. Tạo phôi ....................................................................................................... 8

d. Gia công ...................................................................................................... 8
e. Chà nhám thô............................................................................................... 9
f. Lắp ráp ....................................................................................................... 10
g. Chà nhám tinh ........................................................................................... 10
h. Sơn lót ....................................................................................................... 10
i. Chà nhám tinh ............................................................................................ 10
j. Sơn lót ........................................................................................................ 10

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

ii


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

k. Chà nhám tinh .......................................................................................... 10
l. Sơn hoàn thiện.......................................................................................... 11
m. Đóng gói ................................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN GỖ ................................................................................................... 12
3.1 QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU CHÍNH ......................................................... 12
3.1.1. Hoạt động quản lý từ nguyên vật liệu chính ........................................... 12
3.1.2. Nhận xét về hoạt động quản lý từ nguyên liệu chính.............................. 12
a. Ưu điểm ..................................................................................................... 12
b. Nhược điểm ............................................................................................... 13
3.2 NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRÌ ................................................ 13
3.3 GIẢI PHÁP ................................................................................................. 13
a. Cơ sở giải pháp .......................................................................................... 13
b. Giải pháp ................................................................................................... 13
3.4 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 14

3.4.1. Nhận xét .................................................................................................. 14
a. Ưu điểm ..................................................................................................... 14
b. Nhược điểm ............................................................................................... 14
3.4.2. Kiến nghị ................................................................................................. 14
NHẬT KÝ THEO DÕI THỰC TẬP ................................................................... 15

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

iii


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................. 4
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức nhà máy chế biến gỗ............................................... 5
Hình 2.3: Quy trình công nghệ .......................................................................... 6
Hình 1: Máy cưa gỗ CD ..................................................................................... 7
Hình 2: Lò sấy gỗ ................................................................................................ 8
Hình 3: Máy cưa rong – Máy cưa lọng ............................................................ 8
Hình 4: Máy phay Tubin 2 trục ......................................................................... 9
Hình 5: Máy phay đứng ..................................................................................... 9
Hình 6: Máy cưa bàn trượt ................................................................................. 9
Hình 7: Máy chà nhám thùng ............................................................................ 9

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

iv



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Đặc điểm nổi bật của nguyên vật liệu là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị tiêu
hao toàn bộ vào trong quá trình sản xuất, không giữ lại nguyên hình vật chất ban
đầu, giá trị của chúng được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
Để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục thì phải đảm bảo
cung cấp nguyên vật liệu kịp thời về mặt số lượng, chất lượng cũng như chủng loại
vật liệu do nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi vật liệu ngày càng nhiều
để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm và kinh doanh có lãi. Đó cũng là mục
tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới.
Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ cho sản xuất thường xuyên biến động. Do vậy,
các doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ quá trình thu mua, bảo quản và sử dụng
một cách có hiệu quả.
-

-

-

-


Khâu thu mua nguyên vật liệu: Đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên
vật liệu cho sản xuất về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả để
phản ánh đầy đủ chính xác thực tế nhu cầu nguyên vật liệu.
Khâu bảo quản nguyên vật liệu: Doanh nghiệp phải tổ chức kho hàng hợp
lý, đúng chế độ bảo quản với từng loại vật liệu để tránh hư hỏng, thất thoát,
hao hụt cũng như những yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Khâu dự trữ: Đảm bảo cho tiến trình sản xuất được tiến hành ổn định, trơn
tru, không bị ngừng trệ hay gián đoạn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần dự trữ nguyên vật liệu với số lượng vừa
đủ, không quá nhiều hoặc quá thiếu, đảm bảo cho việc sản xuất liên tục
cũng như không gây tồn kho quá nhiều.
Khâu sử dụng: Sử dụng theo đúng định mức tiêu hao, chủng loại vật liệu,
sử dụng tiết kiệm và tuân theo các quy định, quy tắc an toàn trong lao động,
sản xuất.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2. LÝ THUYẾT VỀ BẢO TRÌ – BẢO DƯỠNG
1.2.1 Khái niệm về bảo trì
Bảo trì là tập hợp tất cả các hành động kỹ thuật và quản trị nhằm giữ cho thiết bị
luôn ở trong tình trạng vận hành tốt nhất, hoặc hồi phục nó về một tình trạng mà
có thể thực hiện được các chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể định
nghĩa như một tình trạng xác định nào đó.
1.2.2 Các hình thức bảo trì công nghiệp

a. Bảo trì phục hồi
Bảo trì phục hồi hay còn gọi là sửa chữa phục hồi, phương pháp bảo dưỡng này
được đặt tên theo bảo trì chữa cháy (fire – fighting maintainance) hay bảo dưỡng
dựa trên hư hỏng (failure based maintainance). Khi phương pháp bảo trì được áp
dụng, bảo trì không được thực hiện cho đến khi xảy ra hư hỏng.
b. Bảo trì phòng ngừa
Phương pháp bảo trì phòng ngừa dựa trên đặc điểm độ tin cậy các thành phần của
thiết bị. Dữ liệu có thể dùng để phân tích cách thức hư hỏng của các thành phần
máy và cho phép các kỹ sư bảo trì xác định một chương trình bảo dưỡng định kỳ
cho nó. Các chính sách bảo trì phòng ngừa cố gắng để xác định một loạt các công
việc kiểm tra, thay thế hoặc sửa đổi các thành phần của máy với một tần suất thực
hiện dựa trên tần suất hư hỏng. Nói cách khác, bảo trì phòng ngừa duy trì được
hiệu quả của việc khắc phục các vấn đề liên quan đến việc mài mòn của các thành
phần máy.
Một điều hiển nhiên, sau khi kiểm tra, không phải lúc nào cũng cần thiết thay thế
các thành phần. Để duy trì hoạt động phòng ngừa, một hệ thống hỗ trợ ra quyết
định là cần thiết và thường rất khó để xác định khoảng thời gian giữa hai lần bảo
trì hiệu quả nhất vì thiếu dữ liệu lịch sử.
Trong nhiều trường hợp khi các phương pháp bảo dưỡng được sử dụng, hầu hết
các máy được duy trì đáng kể tuổi thọ có ích. Tuy nhiên, phương pháp này thường
dẫn đến việc bảo trì không cần thiết, thậm chị làm hư hỏng máy nếu bảo trì không
đúng.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


c. Bảo dưỡng cơ hội
Được thực hiện cùng một thời gian nhằm thay thế hay kiểm tra các thành phần
khác nhau trên cùng một máy hoặc nhà máy. Loại bảo trì này có thể bắt buộc toàn
bộ nhà đóng cửa hay “shut down” tại thời gian đã định để thực hiện các công việc
bảo trì liên quan cùng một lúc.
Bảo trì cơ hội thường tiến hành theo cách mà tiết kiệm chi phí khi mà ít nhất hai
công việc bảo trì được thực hiện cùng một lúc. Phương pháp bảo trì này thường
đòi hỏi sự phối hợp và hỗ trợ của bộ phận sản xuất.
d. Bảo trì dựa trên tình trạng
Bảo trì dự trên tình trạng được thự hiện tùy thuộc vào dữ liệu đo được từ một hệ
thống cảm biến. Ngày nay, một số kỹ thuật giám sát chẳng hạn như giám sát rung
động, phân tích chất bôi trơn và kiểm tra siêu âm. Các thông số dữ liệu thiết bị
được theo dõi có thể cho các kỹ sư biết tình trạng máy, cho phép các nhân viên
bảo trì thực hiện bảo dưỡng cần thiết trước khi sự hư hỏng xảy ra.
Phương pháp này thường được áp dụng cho các máy quay và máy tịnh tiến như
tua bin, máy bơm li tâm và máy nén. Tuy nhiên, sự hạn chế trong chất lượng và
thu thập dữ liệu làm giảm hiệu quả và độ chính xác của phương pháp bảo trì dựa
trên tình trạng.
e. Bảo trì dự đoán
Không giống như chính sách bảo trì dựa trên tình trạng, bảo dưỡng dự đoán thu
thập các dữ liệu, thông số quan trọng cần được kiểm soát để phân tích nhằm tìm ra
một khuynh hướng thay đổi có thể. Điều này làm cho nó có thể dự đoán khi lượng
giá trị kiểm soát đạt hoặc vượt quá giá trị ngưỡng. Các nhân viên bảo trì sau đó có
thể lên kế hoạch khi nào (tùy thuộc vào điều kiện vận hành), các thành phần cần
thay thế hoặc sửa chữa.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

3



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
-

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Lân Uyên Nhi
Địa chỉ: Thôn Vinh Sơn, Xã Lộc Sơn, Huyện Phú Lộc, Tỉnh T.T.Huế

-

Email:
Fax: (0234) 3702477
Mã số thuế: 3301644483

-

Ngày thành lập: 22/02/2016
Lĩnh vực hoạt động:
• Cưa, xẻ, bào và bảo quản gỗ
• Sản xuất đồ gỗ nội thất, ngoại thất

• Khai thác, chế biến gỗ.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
GIÁM ĐỐC

PHÒNG VẬT TƯ


PHÒNG TỔNG
HỢP

NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN GỖ

PHÒNG KẾ TOÁN

SẢN XUẤT
THÀNH PHẨM

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
2.2. TỔNG QUAN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
2.1. Thông tin tổng quát
- Nhà máy chế biến gỗ tiếp nhận và đưa vào sản xuất từ tháng 2 năm 2016
- Tổng số lao động hiện tại: 30 người
- Diện tích xây dựng: 4500 m2
- Lĩnh vực sản xuất: Khai thác và chế biến các sản phẩm từ gỗ
- Công suất dự kiến: 8000 m3 gỗ/ năm

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2.

Cơ cấu tổ chức nhà máy chế biến gỗ


GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PHÒNG KẾ TOÁN – HÀNH
CHÍNH

PHÒNG KỸ THUẬT – ĐIỀU
HÀNH SẢN XUẤT

BỘ
PHẬN
LUỘC

SẤY
GỖ

BỘ
PHẬN
KHO
NGUYÊN
LIỆU
CHÍNH

TỔ
TẠO
PHÔI

TỔ
GHÉP
GỖ


TỔ
GIA
CÔNG
TINH

TỔ
CHÀ
NHÁM

SƠN

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức nhà máy chế biến gỗ

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

5

BỘ
PHẬN
KHO
VẬT


BỘ
PHẬN
BẢO
TRÌ
BẢO
DƯỠNG



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chức năng các thành phần trong tổ chức:
-

Giám đốc điều hành: Là người chịu trách nhiệm trước hoạt động sản xuất
kinh doanh của cả nhà máy, phụ trách trực tiếp các phòng ban; quyết định
tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, trợ cấp, lợi ích và
các điều khoản liên quan đến hợp đồng lao động của người lao động trong
công ty.

-

Phòng kỹ thuật và điều hành sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, tổ chức
quản lý điều hành sản xuất kinh doanh toàn nhà máy.

-

Phòng nghiệp vụ kế toán – hành chính: Thực hiện công tác kế toán thống

-

kê, thông tin kinh tế,
Bộ phận bảo trì – bảo dưỡng: Thực hiện công tác bảo dưỡng máy móc

2.3.

định kỳ theo kế hoạch, đồng thời sửa chữa máy móc khi có hư hỏng bất ngờ

xảy ra.
Bộ phận nguyên liệu chính: Cung cấp nguyên liệu gỗ cho xưởng sản xuất.
Bộ phận kho vật tư: Cung cấp các vật tư cần thiết cho các tổ sản xuất.
Các tổ sản xuất: Thực hiện chức năng sản xuất.
CÔNG NGHỆ VÀ DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ

2.3.1. Sơ đồ quy trình sản xuất chế biến gỗ
Để tạo ra một sản phẩm đồ gỗ hoàn chỉnh cần trrari qua nhiều bước, được biểu
thị ở Hình 2.3. Có nhiều loại gỗ sử dụng để chế biến ra các sản phẩm đồ gỗ, tuy
nhiên, ở đây ta chỉ nói đến gỗ không có dầu (hoặc hàm lượng dầu thấp).

Cưa CD

Gỗ thô

Chà nhám tinh

Sơn lót

Lắp ráp

Chà nhám tinh

Sấy

Chà nhám thô

Sơn lót

Đóng gói


Tạo phôi

Gia công
Chà nhám tinh

Sơn hoàn thiện

Hình 2.3: Quy trình công nghệ chế biến gỗ không có dầu

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.3.2. Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ
a. Cưa CD
Gỗ thô sau khi khai thác hoặc nhập về sẽ được đưa vào máy cưa CD tạo ra gỗ
tấm hay còn gọi là gỗ la tô. Quy cách gỗ theo yêu cầu của nhà máy sản xuất, tuy
nhiên trong quá trình xẻ gỗ, dựa vào bề mặt cắt của gỗ mà người trực tiếp đứng
máy sẽ linh động xẻ gỗ, nếu như bề mặt gỗ đẹp không bị nứt nẻ thì sẽ xẻ theo quy
cách gỗ dày, nếu mặt gỗ bị nứt nẻ nhiều thì sẽ xẻ gỗ theo quy cách gỗ mỏng.

Hình 1: Máy cưa gỗ CD
b. Sấy
Nguyên tắc khi xếp gỗ vào lò sấy là mỗi lò chỉ xếp mỗi loại gỗ có cùng quy cách,
mỗi lớp gỗ sẽ có một lớp thông gió để đảm bảo tất cả các tấm gỗ đều được tiếp xúc
với nhiệt. Thời gian cho mỗi lần sấy gỗ là từ 15 – 20 ngày, tùy thuộc vào quy cách,

chủng loại gỗ.
Yêu cầu khi sấy gỗ: mỗi 2 tiếng sẽ đổi chiều quạt một lần, việc này giúp đảo
luồng không khí nóng trong lò, tránh tình trạng gỗ bị cong vênh. Gỗ sau khi sấy
xong sẽ được vận chuyển, bốc xếp vào kho lưu trữ.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2: Lò sấy gỗ
c. Tạo phôi
Ở công đoạn tạo phôi, gỗ tấm sau khi được sấy sẽ đưa vào máy cưa rong, máy
cưa lọng, máy cắt ngang để tạo ra phôi theo kích thước yêu cầu.

Hình 3: Máy cưa rong – Máy cưa lọng
d. Gia công
Sau khi thành phôi, phôi sẽ trải qua công đoạn gia công như bào, phay mộng,
khoan lỗ, cắt... Đối với các sản phẩm yêu cầu bề mặt gỗ lớn thì phôi gỗ sẽ trải qua
công đoạn ghép phôi rồi mới trải qua công đoạn gia công.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Hình 4: Máy phay tubi 2 trục

Hình 5: Máy phay đứng

Hình 6: Máy cưa bàn trượt
e. Chà nhám thô
Phôi gỗ sau khi gia công sẽ được đưa vào máy chà nhám thùng để xử lý bề mặt
gỗ, tạo độ đồng đều cho phôi gỗ.

Hình 7: Máy chà nhám thùng

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

f. Lắp ráp
Phôi gỗ sau khi đã được gia công và chà nhám thô sẽ được chuyển qua bộ phận
lắp ráp. Tại đây, các chi tiết sẽ được lắp ghép lại với nhau thành một sản phẩm
hoàn chỉnh.
g. Chà nhám tinh
Ở bước này, việc chà nhám được thực hiện cả bằng tay và bằng máy. Chà nhám
bằng tay đối với chi tiêt nhỏ, phức tạp. Đối với các chi tiết có bề mặt bằng phẳng
thì sẽ được chà bằng máy. Loại giấy nhàm được sử dụng ở bước này có mật độ cát
lớn nhằm loại bỏ các lông gỗ một cách dễ dàng.
h. Sơn lót
Đây là lớp sơn không màu, thông thường pha theo tỷ lệ 2:1:3 (2 lót :1 cứng : 3
xăng). Tuy nhiên, lượng xăng có thể thay đổi nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của

sơn. Trong điều kiện nắng nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nổi
tim hoặc bọt khí, rất mất thời gian để sửa chữa.
Việc phun PU này nhằm mục đích lấp đầy các tim gỗ. Yêu cầu của bước này là
việc phun sơn phải thực hiện đều tay.
i. Chà nhám tinh
Sau khi để lớp PU trên bề mặt sản phẩm khô hoàn toàn, ta sẽ tiến hành chà nhám
lần thứ hai (làm tương tự như trên), tuy nhiên cần lưu ý là không được chà lộ gỗ
và giấy nhám chà phải có độ cát mịn hơn ở lần chà đầu tiên.
j. Sơn lót
Tiếp theo, tiến hành sơn lót lần thứ 2, lần phun này thực hiện tương tự lần thứ
nhất.
k. Chà nhám tinh
Lần này, tiếp tục sử dụng loại giấy nhàm có độ mịn cao hơn và thực hiện như 2
lần trước. Ngoài ra, để sản phẩm được đều màu, chúng ta còn tiến hành chỉnh màu
cho sản phẩm để tăng tính thẩm mỹ.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

l. Sơn hoàn thiện
Sau khi đợi lớp sơn màu khô, ta tiến hành sơn hoàn thiện hay còn được gọi là
phun bóng. Có nhiều chất liệu bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100%. Tỷ
lệ pha sơn là 2:1:2, có tác dụng làm căng và bóng bề mặt thành phẩm giúp tăng giá
trị sản phẩm đồ gỗ.
m. Đóng gói
Sau khi sơn, nếu bề mặt của sản phẩm đã đạt yêu cầu, sản phẩm sẽ được chuyển

san bộ phận đóng gói và nhập vào kho.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ MÁY
3.1.

QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU CHÍNH

3.1.1. Hoạt động quản lý nguyên vật liệu chính
Nguyên liệu gỗ sau khi được nhập về phải trải qua các công đoạn như: cưa CD,
sấy gỗ và cái công đoạn khác. Vì vậy, việc quản lý nguyên liệu gỗ là hết sức cần
thiết. Việc nắm và quản lý số liệu lượng gỗ đều được thực hiện sau mỗi công đoạn
nêu trên. Vì tính đặc thù của gỗ nên sau mỗi công đoạn, lượng gỗ hao hụt là rất
đáng kể. Thông qua việc quản lý số liệu về số lượng gỗ và nhu cầu của phân xưởng
sản xuất, bộ phận kho sẽ có kế hoạch đặt hàng, tính toán số lượng nguyên liệu cần
nhập để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như tối thiểu hóa chi phí.
Công tác quản lý số liệu của nguyên liệu gỗ:
-

Gỗ khi nhập về được đo đạc, ghi chép và nhập vào máy tính để tính toán và
lưu trữ số liệu.
Sau khi đo, gỗ sẽ được đưa vào máy cưa CD xẻ theo quy cách. Sau khi xẻ
xong, các tấm gỗ sẽ được đo đạc về độ dày, chiều rộng phần lõi. Các con

số được ghi lên đầu mỗi tấm gỗ. Đồng thời, các số liệu đó sẽ được ghi chép
và nhập vào máy tính để tính toán và lưu trữ.

Gỗ sau khi xẻ sẽ được đưa vào sấy. Sau khi sấy, việc lấy lại số liệu sẽ được
thực hiện một lần nữa nhằm tính toán xác định lượng gỗ có thể sử dụng để
sản xuất, số liệu này cũng chính là số liệu đầu vào của kho.
3.1.2. Nhật xét về hoạt động quản lý nguyên liệu chính
a. Ưu điểm
- Việc quản lý số liệu sẽ rất rõ ràng và minh bạch, được thể hiện cụ thể của
-

từng khâu.
- Ngoài việc ghi chép bằng tay, lưu trữ thông tin bằng phần mềm giúp cho
quá trình tra cứu, nhập xuất kho rất thuận tiện và nhanh chóng.
- Việc cưa CD và bốc xếp gỗ là không thường xuyên nên việc thuê đội cưa
CD và bốc xếp theo kiểu giao theo khối lượng gỗ là hợp lý.
b. Nhược điểm

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-

3.2.

Vì việc cưa CD và bốc xếp thuê đội cưa nên đôi khi sẽ không đủ nhân lực,

nhân công, làm chậm tiến trình sản xuất. Ngoài ra, một số công nhân còn
tự ý nghỉ việc làm ảnh hưởng rất lớn đến nhà máy.
NHẬT XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRÌ

Công ty áp dụng bảo trì định kỳ, mỗi lần dừng máy để bào trì thì các bộ phận chi
tiết máy sẽ được kiểm tra, căn chỉnh, phục hồi lại trạng thái ban đầu và thay thế
những chi tiết hư hỏng.
Việc lập hồ sơ lưu trữ thông tin về bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng sửa chữa
giúp người bảo dưỡng hiểu được trách nhiệm, tránh thiếu sót về thông tin, các thay
đổi máy móc thiết bị và trạng thái làm việc để phục vụ cho lần bảo dưỡng tiếp
theo.
Tuy nhiên, vẫn nhiều lúc xảy ra trường hợp máy móc xảy ra sự cố bất thường,
hỏng hóc làm mất thời gian cho quá trình sửa chữa, làm ảnh hưởng đến năng suất
cũng như chất lượng của máy và làm gián đoạn quá trình sản xuất của công ty.
3.3. GIẢI PHÁP
a. Cơ sở giải pháp
Hệ thống quản lý rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch bảo dưỡng,
theo dõi tình trạng thiết bị và chủ động dự báo phần nào rủi ro trong tương lai để
có biện pháp phòng tránh.
Những công việc cần thực hiện đối với công tác bảo trì, bảo dưỡng trong nhà máy
sản xuất gỗ:
-

Thực hiện bảo trì
Theo dõi tình trạng thiết bị

- Ghi chép hồ sơ
- Đề xuất chi tiết thay thế.
b. Giải pháp
Ứng dụng việc sử dụng phần mềm để lên lịch bảo trì, bảo dưỡng máy móc theo

tiến độ công việc, lưu trữ dữ liệu của công tác bảo dưỡng, đánh giá hiệu suất làm
việc và tình trạng của máy móc thiết bị.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bên cạnh hoạt động bảo dưỡng phòng ngừa theo định kỳ và bảo dưỡng sửa chữa,
nhà máy nên thực hiện thêm bảo dưỡng dự báo dựa trên tình trạng thiết bị và năng
suất làm việc theo thời gian để phản ứng kịp thời.
3.4.

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Nhận xét
a. Ưu điểm
-

Môi trường làm việc chuyên nghiệp, ý thức nhân viên tốt
Công nghệ sản xuất, máy móc, thiết bị hiện đại

-

Hệ thống thoát hiểm, chữa cháy, được bố trí tại tất cả các khu vực nhà máy.

b. Nhược điểm
- Khu vực sản xuất còn nhiều chỗ trống gây lãng phí

3.3.2.
-

Không có sơ đồ chỉ đường trong công ty
Khu vực sản xuất chưa ngăn nắp, gọn gàng
Công tác nhân sự vẫn còn nhiều vướng mắc và rủi ro
Kiến nghị
Thực hiện tốt kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc để giảm tình trạng máy
móc hư hỏng.
Áp dụng 5S để xây dựng môi trường làm việc sạch sẽ, khoa học
Đồng bộ hóa nhân sự ở các khâu, tránh rủi ro việc thiếu nhân lực trong thời
gian sản xuất.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

NHẬT KÝ THỰC TẬP

TUẦN 1:
-

Xin phép thực tập tại công ty
Gặp gỡ, nói chuyện và nộp đơn xin thực tập
Tham quan nhà xưởng sản xuất và các bộ phận khác.

TUẦN 2:

-

Học hỏi về kiến thức và văn hóa của công ty
Tham quan và quan sát công nhân làm việc

-

Tìm hiểu sơ lược về quy trình sản xuất
Tìm hiểu các loại máy móc, thiết bị.

TUẦN 3:
-

Quan sát từng công đoạn (tùy từng công đoạn)
Tham gia đo đạc, ghi chép số liệu tại xưởng cưa CD

-

Ghi chép số liệu thu được và trao cho nhân viên nhập vào máy tính

-

Bốc xếp gỗ vào lò sấy.

TUẦN 4:
-

Tự tay xẻ gỗ bằng máy cưa lọng
Học cách sử dụng máy bắn đinh
Tự làm những sản phẩm đơn giản (từ gỗ phế phẩm)

Học cách làm Pallet đơn giản (loại dùng 1 lần).

TUẦN 5:
-

Tiếp tục làm Pallet và các sản phẩm đơn giản
Tổng hợp thông tin đã học ở nhà máy
Hoàn thành báo cáo thực tập trình cho giám đốc công ty.
Nhận lại báo cáo thực tập và tạm biệt anh chị trong công ty.

SVTH: Tôn Thất Bảo Khánh

15



×