Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị ngoại khoa tiểu không kiểm soát khi gắng sức y học cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.95 KB, 5 trang )

 Lê Minh Hòa 01/04/2015  258 Lượt xem

Lời nhắn gửi BÁC SĨ
Nội dung chính [ẩn]
1. Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là gì?
2. Nguyên nhân gây ra tiểu không kiểm soát khi gắng sức?
3. Điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức không cần can thiệp ngoại khoa?
4. Điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức bằng những phương pháp ngoại khoa nào?
5. Yếu tố quyết định phương pháp ngoại khoa dùng chữa trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức?
6. Phương pháp tiêm thuốc dùng để chữa tiểu không kiểm soát khi gắng sức như thế nào?
7. Các phương pháp nâng niệu đạo dùng để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức là gì?
7.1. Lợi ích và tác hại của phẫu thuật nâng niệu đạo giữa?
7.2. Lợi ích và tác hại của phẫu thuật nâng niệu đạo truyền thống?
8. Phẫu thuật nâng cổ bàng quang là gì?
8.1. Lợi ích và tác hại của phẫu thuật nâng cổ bàng quang?
9. Những biến chứng liên quan đến phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức?
10. Làm gì sau khi phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức?
11. Giải thích thuật ngữ
12. Tài liệu tham khảo

Bài viết thứ 31 trong 40 bài thuộc chủ đề Các vấn đề Phụ khoa

Đánh giá (2 Bình chọn)

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là gì?

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (Stress urinary incontinence (SUI)) là một tình trạng tiểu không kiểm soát.
Khi bị SUI, người phụ nữ sẽ rỉ nước tiểu ra khi ho, cười, nhảy mũi hoặc trong khi đang thực hiện một số hoạt
động khác như là đi, chạy hoặc là tập thể thao.
Nguyên nhân gây ra tiểu không kiểm soát khi gắng sức?



SUI là một rối loạn đáy chậu. Những rối loạn này xảy ra khi cơ và mô nâng đỡ niệu đạo, bàng quang, tử
cung hoặc trực tràng bị tổn thương. Với SUI, cơ vòng quanh niệu đạo yếu đi, nguyên nhân có thể là do mang
thai, sinh nở hoặc lão hóa.



Điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức không cần can thiệp ngoại khoa?

Những thay đổi trong lối sống như uống ít nước, hạn chế chất caffeine, dừng hút thuốc và giảm cân có thể
giúp giảm đi số lần rỉ nước tiểu của bạn. Những phương pháp điều trị SUI không cần can thiệp ngoại khoa
khác bao gồm luyện tập cơ chậu (bài tập Kegel), vật lý trị liệu và liệu pháp phản hồi sinh học hoặc dùng vòng
nâng âm đạo (pessary).
Xem thêm bài viết Tiểu không tự chủ của Nguyễn Thị Thanh Phương

Điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức bằng những phương pháp ngoại khoa nào?

Có nhiều phương pháp ngoại khoa dùng điều trị SUI:
Phương pháp tiêm
Đặt dây nâng niệu đạo
Nâng cổ bàng quang
Dây nâng niệu đạo và nâng cổ bàng quang có thể được thực hiện thông qua một đường rạch vào vùng
bụng, thông qua âm đạo hoặc thực hiện bằng nội soi. Phương pháp tiêm có thể tiêm vào các mô quan niệu
đạo mà không cần rạch bụng.
Yếu tố quyết định phương pháp ngoại khoa dùng chữa trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức?

Có nhiều yếu tố quyết định đến phương pháp phẫu thuật phù hợp cho bạn:
Tuổi
Kế hoạch mang thai trong tương lai
Lối sống

Nhu cầu cắt bỏ tử cung hoặc điều trị những bệnh khác liên quan đến vùng chậu
Tiền sử (nếu bạn đã được xạ trị để trị ung thư vùng chậu hoặc đã được phẫu thuật trị tiểu không tự
chủ)
Sức khỏe tổng quát
Nguyên nhân gây bệnh
Trước khi phẫu thuật, bạn nên cân nhắc tất cả các lợi ích và tác hại của việc điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ
của bạn có thể bàn luận với bạn về những lợi ích và tác hại này.
Phương pháp tiêm thuốc dùng để chữa tiểu không kiểm soát khi gắng sức như thế nào?

Những vật liệu tổng hợp được tiêm vào vùng mô xung quanh niệu đạo để nâng đỡ và làm chắc phần mở ra
của cổ bàng quang. Quá trình này được thực hiện trong phòng mạch của bác sĩ với sự hỗ trợ của vô cảm tại


chỗ. Một ống nhìn có nguồn sáng được đặt vào niệu đạo để tiêm thuốc vào thông qua một mũi kim nhỏ. Thủ
thuật này tốn không quá 20 phút. Có thể cần dùng 2, 3 hoặc nhiều mũi thuốc hơn để đạt được kết quả mong
muốn. Phương pháp này có thể làm giảm triệu chứng nhưng thường không thể điều trị khỏi hoàn toàn tình



trạng tiểu không tự chủ.
Các phương pháp nâng niệu đạo dùng để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức là gì?

Có hai phương pháp nâng niệu đạo điều trị SUI:
1. Nâng niệu đạo giữa – Thủ thuật nâng niệu đạo giữa là thủ thuật ngoại khoa hay sử dụng nhất để điều trị
SUI. Dây nâng là một dây mỏng được cấu tạo bằng những mắt lưới tự nhiên, dùng để đặt dưới niệu đạo. Nó
có tác dụng như một cái võng để nâng đỡ niệu đạo và cổ bàng quang.
2. Nâng niệu đạo truyền thống – đối với phương pháp ngoại khoa này, dây nâng là một dải mô được lấy ra
từ hạ vị hoặc đùi của bạn. Các đầu của dải mô này được khâu thông qua một vết rạch ở vùng bụng.
Lợi ích và tác hại của phẫu thuật nâng niệu đạo giữa?


Phẫu thuật nâng niệu đạo giữa thường mất không quá 30 phút để thực hiện. Nó là một thủ thuật điều trị
ngoại trú, nghĩa là bạn có thể về nhà trong cùng một ngày sau khi mổ. Thời gian hồi phục nhanh hơn so với
những thủ thuật điều trị SUI khác.
Nếu lưới tổng hợp được sử dụng, sẽ có một nguy cơ nhỏ (ít hơn 5%) rằng lưới sẽ xuyên qua mô của âm
đạo. Viêm, đau kéo dài và những biến chứng khác có thể xảy ra nếu dùng lưới tổng hợp. Cần kết hợp phẫu
thuật để chữa các biến chứng này. Một nguy cơ khác là tổn thương bàng quang hoặc một số tạng khác ở
vùng chậu, gây nên bởi những dụng cụ được sử dụng khi đặt dây nâng. Những tổn thương này thường
không gây nên những biến chứng lâu dài.
Lợi ích và tác hại của phẫu thuật nâng niệu đạo truyền thống?

Với phương pháp phẫu thuật nâng niệu đạo truyền thống, bạn sẽ không gặp những biến chứng gây ra bởi
lưới tổng hợp. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này yêu cầu thời gian hồi phục dài hơn đối với phương
pháp phẫu thuật nâng niệu đạo giữa. Bạn thường cần phải ở lại bệnh viện vài ngày sau khi được điều trị
bằng phương pháp truyền thống. Những nguy cơ của thủ thuật này bao gồm những vấn đề về tiểu tiện sau
khi phẫu thuật như là tiểu khó hoặc tiểu gấp. Nếu xuất hiện những vấn đề này, bạn cần được điều chỉnh lại
dây nâng.
Phẫu thuật nâng cổ bàng quang là gì?

Đối với phẫu thuật nâng cổ bàng quang, phần niệu đạo gần bàng quang nhất sẽ được đưa về vị trí cũ. Thủ
thuật nâng cổ bàng quang phổ biến nhất là thủ thuật Burch. Cổ bàng quang được nâng đỡ bằng vài vết khâu
vào hai bên của niệu đạo. Những vết khâu này neo cổ bàng quang cố định để nâng đỡ niệu đạo.
Lợi ích và tác hại của phẫu thuật nâng cổ bàng quang?


Nâng cổ bàng quang có thể được thực hiện thông qua mổ bụng hở hoặc nội soi. Khi được thực hiện thông
qua vết rạch thành bụng, thời gian phục hồi sẽ tương đương với thời gian phục hồi khi nâng niệu đạo theo
phương pháp truyền thống. Khi được thực hiện bằng nội soi, bạn thường có thể về nhà cùng ngày sau khi




phẫu thuật.
Những nguy cơ bao gồm vấn đề về tiểu tiện sau khi phẫu thuật. Nếu những sự cố này xảy ra, bạn cần được
nới lỏng những mũi khâu.
Những biến chứng liên quan đến phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức?

Những nguy cơ sau liên quan đến bất kì phương pháp phẫu thuật điều trị SUI nào:
Tổn thương bàng quang, ruột, mạch máu và thần kinh
Chảy máu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng vết thương
Rối loạn tiểu tiện sau khi phẫu thuật (tiểu khó hoặc tiểu gấp)
Biến chứng liên quan đến vô cảm
Làm gì sau khi phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức?

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vài ngày hoặc vài tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ
được khuyên nên tránh những hoạt động gây tác động lên vùng được phẫu thuật, bao gồm:
Duỗi cơ quá mức
Hoạt động thể dục mạnh
Nâng vác vật nặng
Một vài phụ nữ có thể cảm thấy tiểu khó, nước tiểu chảy chậm hơn so với trước khi phẫu thuật. Họ có thể
cần đặt catheter để làm rỗng bàng quang vài lần trong ngày. Trong những trường hợp hiếm, nếu người phụ
nữ không thể tự đi tiểu được, những mũi khâu hay dây nâng cần được chỉnh lại hoặc tháo bỏ.
Giải thích thuật ngữ

Âm đạo: Cấu trúc hình ống bao quanh bởi các cơ, nối từ tử cung ra ngoài cơ thể.
Bài tập Kegel: Bài tập cơ vùng chậu giúp hỗ trợ điều khiển bàng quang và ruột cũng như chức năng sinh
dục.
Bàng quang: Một tạng cơ trữ nước tiểu
Catheter: Ống thông đưa dịch ra khỏi hoặc vào trong cơ thể.
Cơ vòng: Cơ có thể đóng những phần mở ra của cơ thể, như cơ vòng niệu đạo.
Không kiểm soát: Không có khả năng kiểm soát chức năng của cơ thể như tiểu tiện.



Vòng nâng âm đạo (pessary): Một dụng cụ đặt vào âm đạo để nâng đỡ các tạng bị sa hoặc để giúp điều
khiển việc đi tiểu.



Niệu đạo: Cấu trúc hình ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.
Nội soi: Thủ thuật ngoại khoa dùng một dụng cụ gọi là ống nội soi đưa vào vùng chậu thông qua một vết cắt
nhỏ. Ống nội soi được dùng để quan sát các tạng. Những dụng cụ khác sẽ được dùng để hỗ trợ phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Cắt bỏ tử cung.
Rối loạn đáy chậu: Những rối loạn ảnh hưởng đến những cơ và mô nâng đỡ các tạng vùng chậu; những rối
loạn này có thể dẫn đến mất kiểm soát bàng quang và ruột hoặc khiến cho một hoặc một vài tạng vùng chậu
sa xuống dưới.
Vô cảm: Giảm đau bằng cách gây mất cảm nhận.
Tổng hợp: Được tạo ra từ các phản ứng hóa học, thường để mô phỏng các vật liệu tự nhiên.
Trực tràng: Phần cuối cùng của hệ tiêu hóa.
Tử cung: Một tạng cơ nằm trong vùng chậu của người nữ, chứa và nuôi dưỡng bào thai.
Xạ trị: Điều trị bằng tia phóng xạ năng lượng cao.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ Bác sĩ Sản phụ khoa để được giải đáp tốt nhất.
Tài liệu tham khảo

/>Nếu bài viết hữu ích, bạn thích hãy bấm LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.
Like 1

 Từ khóa

Share

ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT


TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT

TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

Góp ý - Báo lỗi



×