Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vaccine chống virus papilloma ở người (HPV) y học cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.21 KB, 4 trang )

Vaccine chống virus papilloma ở người (HPV)
 Thái Khoa Bảo Châu 10/03/2014  21,305 Lượt xem

Lời nhắn gửi BÁC SĨ
Nội dung chính [ẩn]
1. Virus papilloma ở người (HPV) là gì?
2. HPV lây lan như thế nào?
3. HPV có thể gây ra những bệnh gì?
4. HPV gây ung thư cổ tử cung như thế nào?
5. Hiện nay có những loại vaccine HPV nào?
6. Vaccine có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm HPV như thế nào?
7. Đối tượng nào nên chủng ngừa HPV?
8. Nếu đã tiêm vaccine, tôi có cần thường xuyên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung nữa không?
9. Vaccine có thể gây ra những tác dụng phụ nào?
10. Tài liệu tham khảo

Bài viết thứ 30 trong 40 bài thuộc chủ đề Các vấn đề Phụ khoa

Đánh giá

Virus papilloma ở người (HPV) là gì?

Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể được truyền từ người này sang người khác qua tiếp
xúc da với da. Hơn 100 loài HPV đã được tìm thấy trong đó khoảng 30 loài gây nhiễm trùng sinh dục ở cả
nam và nữ.




Hình minh họa: HPV (Virus papilloma)
HPV lây lan như thế nào?



HPV chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng chứ không phải chỉ khi quan
hệ tình dục mới bị nhiễm HPV. Thông thường HPV lây lan qua tiếp xúc da với da, đường lây lan phổ biến
nhất là quan hệ tình dục với người bị nhiễm, dù là nam hay nữ.
HPV có thể gây ra những bệnh gì?

Có khoảng 12 loại HPV gây ra mụn cóc sinh dục trong đó chủ yếu là loại 6 và 11. Mụn cóc sinh dục có
thể xuất hiện ở bên ngoài hoặc bên trong âm đạo hoặc dương vật và có thể lan ra vùng da gần đó. Ngoài ra
chúng cũng có thể phát triển xung quanh hậu môn, trên âm hộ, hoặc trên cổ tử cung. Có thể điều trị mụn cóc
sinh dục bằng thuốc bôi tại chỗ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tùy thuộc vào vị trí của chúng.
Có khoảng 15 loại (type) HPV có thể gây nên ung thư cổ tử cung cũng như ung thư âm hộ, âm đạo, hậu
môn, dương vật, vùng đầu và vùng cổ. Trong đó, hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do HPV 16
và HPV 18.
HPV gây ung thư cổ tử cung như thế nào?

Cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng tạo thành từ các tế bào. Nếu một trong những loại HPV gây
ung thư xuất hiện, nó có thể xâm nhập vào các tế bào, làm cho tế bào trở nên bất thường hoặc bị hư hỏng
và bắt đầu phát triển khác thường. Thường thì vài năm sau đó bệnh ung thư cổ tử cung mới phát triển. Sàng
lọc ung thư cổ tử cung có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu thay đổi bất thường của cổ tử cung và cho
phép điều trị sớm để không trở thành ung thư.
Hiện nay có những loại vaccine HPV nào?

Có hai loại vaccine hiện đang được dùng để phòng chống một số loại HPV:
Loại vaccine phòng chống HPV loại 6, loại 11 (gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc sinh dục), HPV
loại 16 và loại 18 (gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung)
Loại vaccine phòng chống HPV loại 16 và loại 18.
Vaccine có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm HPV như thế nào?


Vaccine chủng ngừa cả bốn loại 6,11,16,18 hiệu quả gần như là 100% trong việc ngăn ngừa các tổn thương

tiền ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục gây ra bởi bốn loại đó. Vaccine chủng ngừa hai loại 16, 18 cũng
hiệu quả gần như 100% trong việc ngăn ngừa tiền ung thư cổ tử cung gây ra bởi hai loại đó.



Các loại vaccine có hiệu quả nhất khi chúng được sử dụng trước khi người phụ nữ quan hệ tình dục và tiếp
xúc với HPV. Nếu một phụ nữ đã bị nhiễm một loại HPV, vaccine sẽ không bảo vệ chống lại bệnh gây ra bởi
loại HPV đó tuy nhiên vẫn có thể bảo vệ chống lại các loại HPV khác.
Đối tượng nào nên chủng ngừa HPV?

Cả hai loại vaccine trên được khuyến cáo cho trẻ em gái và phụ nữ tuổi từ 9 đến 26, được chia ra ba liều
trong thời gian 6 tháng. Các loại vaccine không nên dùng cho phụ nữ mang thai nhưng vẫn có thể dùng
cho phụ nữ cho con bú.
Nếu đã tiêm vaccine, tôi có cần thường xuyên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung nữa không?

Vaccine không phòng chống tất cả các loại HPV và không hoàn toàn bảo vệ chống lại ung thư cổ tử cung
hoặc mụn cóc sinh dục. Vì vậy theo khuyến cáo của các chuyên gia về sức khỏe, phụ nữ đã tiêm phòng vẫn
nên thực hiện định kỳ sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Vaccine có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Tác dụng phụ thường gặp nhất của vaccine chủng ngừa HPV là đau nhức ở cánh tay tại chỗ tiêm. Ở một số
ít trường hợp còn gặp đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu, hoặc đau ở cánh tay. Những triệu
chứng này thường nhẹ và tự biến mất nhanh chóng.
Xem thêm

Ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung
Nhiễm trùng virus Papilloma (HPV) ở người
Chú giải


Tế bào: Đơn vị nhỏ nhất của cấu trúc cơ thể, tham gia hình thành tất cả các bộ phận của cơ thể.
Cổ tử cung: Phần mở của tử cung ở phía trên của âm đạo.
Giao hợp: Hành động khi dương vật của nam giới được đưa vào âm đạo của phụ nữ (còn được gọi là “quan
hệ tình dục” hay “làm tình”).
Âm hộ: vùng bên ngoài bộ phận sinh dục nữ.
Tài liệu tham khảo

/>Nếu bài viết hữu ích, bạn thích hãy bấm LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.


Like 233

 Từ khóa

Share

TIÊM NGỪA HPV

TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG HPV

TIÊM VẮC XIN NGỪA HPV VÀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

VACCIN HPV


Góp ý - Báo lỗi

VACCINE CHỐNG VIRUS PAPILLOMA




×