Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT MẶT ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.8 KB, 55 trang )

PHẦN III

TỔ CHỨC THI CÔNG
CHI TIẾT MẶT ĐƯỜNG


CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG

Trong số các bộ phận góp phần tạo nên một con đường hoàn chỉnh thì kết cấu
mặt đường là một bộ phận đặc biệt quan trọng. Sở dĩ như vậy là do kết cấu mặt
đường, nhất là mặt đường cấp cao chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí xây dựng
tuyến đường và kết cấu mặt đường có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khai thác
cũng như vẻ mỹ quan của con đường.
1.1 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THIẾT KẾ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG
1.1.1 MỤC ĐÍCH

Mục đích của công tác tổ chức thi công là nhằm giúp đơn vị thi công hoàn thành
công trình theo đúng kế hoạch đã định trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hạ giá thành
công trình, giúp cho việc sử dụng máy móc nhân lực hợp lý, hiệu qủa nhất nhằm nâng
cao năng suất lao động. Nó cũng giúp cho công tác chỉ đạo thi công của các cán bộ
công trường được hợp lý, chủ động, giúp cho sự phối hợp giữa các đội, các đơn vị thi
công được nhịp nhàng, khoa học để đảm bảo tiến độ chung.
1.1.2 YÊU CẦU

-

Thiết kế tổ chức thi công phải lập được kế hoạch sử dụng máy móc sao cho
hợp lý, khai thác hiệu qủa nhất năng suất của máy móc thiết bị.

-



Phải tổ chức được các đội thi công cho từng hạng mục công trình, tiến độ thi
công cho từng hạng mục.

-

Phải dự trù và có biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thi công như
đường vận chuyển, nơi tập kết máy móc, nhà cửa cho công nhân ăn ở...

1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TUYẾN
1.2.1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH

Tuyến đường có tổng chiều dài 6456.41 m, đi qua địa hình tương đối bằng
phẳng, độ chênh cao giữa hai điểm đầu và cuối tuyến là không đáng kể.Với địa hình
này, rất thuận lợi cho việc thi công xây lắp .
1.2.2 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THỦY VĂN


a) Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô:
-

Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10.

-

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04.

Qua đó ta thấy để thuận lợi cho công tác thi công thì nên chọn thi công vào mùa
khô, tức từ tháng 11 đến tháng 04.

b) Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình trong năm: 270C.
- Nhiệt độ cao nhất trong năm: 350C.
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 170C.
c) Mưa:
- Lượng mưa trung bình trong năm: 186,7mm.
- Số ngày mưa trong năm: 131 ngày.
d) Gió:
-

Hướng gió Tây nam – Đông bắc chiếm ưu thế.

- Tốc độ bình quân của gió trong vùng là 1,8m/s.
- Tốc độ gió nhanh nhất là 2.5m/s.
1.3 ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên dùng cho xây dựng mặt đường như cát, đá,
đất đắp nền ... tương đối sẵn có tại địa phương. Các loại vật liệu này đã được kiểm tra
chất lượng và trong thực tế đã phục vụ khá tốt cho ngành xây dựng tại địa phương.
Chính nhờ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có này mà ta có thể giảm bớt được
một phần giá thành xây dựng mặt đường.
1.4 TÌNH HÌNH DÂN SINH
Đây là tuyến đường liên tỉnh, được xây dựng nhằm tạo điều kiện phát triển vùng cao
của tỉnh. Dân sinh dọc tuyến thưa thớt nên việc thiết kế tuyến giảm được chi phí đền bù.
Ngược lại không thể tận dụng lao động địa phương vì vậy phải có chính sách thuê lao động
phổ thông ở vùng lân cận.


1.5 KẾT LUẬN :
Công việc thi công tuyến A - B nói chung rất thuận lợi về mặt vật liệu, nhân
công do dó giá thành công trình cũng giảm nhiều. Khi thi công các hạng mục như cầu

cống, nền đường thì nên tránh thi công vào những tháng mưa nhiều. Khi thi công mặt
đường thì nên chọn vào tháng nhiệt độ cao.


CHƯƠNG 2
KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC THI CÔNG

2.1 NHIỆM VỤ:
Thiết kế tổ chức thi công chi tiết mặt đường, công trình mặt đường của tuyến A – B dài
6045.63 m, được thi công sau khi nền đường và các công trình trên đường đã thi công xong.

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG :
-

Dùng khối lượng vật liệu lớn.

-

Khối lượng công trình phân bố tương đối đều trên toàn tuyến do kết cấu mặt
đường không thay đổi.

-

Diện thi công hẹp và dài: mặt đường rộng 7m nhưng cả tuyến dài 6045.63 m.

-

Công tác thi công phải tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện
khí hậu thời tiết.


-

Sản phẩm làm ra thì cố định còn công trường thì luôn thay đổi nên phải tổ chức
di chuyển, đời sống cán bộ công nhân thường gặp khó khăn.

Do những đặc điểm trên để đảm bảo chất lượng công trình, nâng cao năng suất
lao động, năng suất trang thiết bị sản xuất. Tôi kiến nghị thi công mặt đường theo
phương pháp dây chuyền.
2.3 GIỚI THIỆU VỀ KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG
Qua nghiên cứu trong phần Lập Dự Án Đầu Tư, chọn kết cấu áo đường để đưa
ra thi công. Kết cấu áo đường gồm:
- Lớp cấp phối đá dăm loại II dày 36cm.
- Lớp cấp phối đá dăm loại I dày 15cm.
- Lớp bêtông nhựa hạt thô dày 8cm.
- Lớp bêtông nhựa hạt mịn dày 6cm.

 Kích thước hình học của tuyến:
- Tổng chiều dài tuyến: 6456.41m.


- Bề rộng mặt đường: 7 m.
- Gia cố lề mỗi bên: 0.5 m.
- Bề rộng nền đường: 9 m.
- Độ dốc ngang mặt đường: 2%.
- Độ dốc ngang lề gia cố: 2%.
- Độ dốc ngang lề đất: 4%.
2.4 KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN
2.4.1 CHUẨN BỊ KHUÔN ĐƯỜNG
Trước khi thi công tầng móng của kết cấu mặt đuờng cần phải hoàn thiện phần nền
đường đến cao trình đáy móng mặt đường, kiểm tra và định vị các cọc để chuẩn bị thi công

phần kết cấu mặt đường.
2.4.2 KHỐI LƯỢNG THI CÔNG LỚP CẤP PHỐI ĐÁ DĂM LOẠI II DÀY 36CM

Vcp = b * h * L * K.
Trong đó:
h : Bề dày lớp cấp phối đá dăm; h=0.36m.
K : Hệ số lèn ép; K=1,38
Để đảm bảo lu lèn đạt yêu cầu, ta chia lớp cấp phối sỏi làm hai lớp thành 2 lớp
thi công :
-

Lớp dưới dày 18cm.

-

Lớp trên dày 18cm.

2.4.3 KHỐI LƯỢNG THI CÔNG LỚP CẤP PHỐI ĐÁ DĂM LOẠI I DÀY 15CM


2.4.4 KHỐI LƯỢNG BTN

CHƯƠNG 3
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

3.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TUYẾN
3.1.1

CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG HIỆN NAY


a) Phương pháp dây chuyền
Đây là phương pháp thi công được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo phương
pháp này trong quá trình thi công được chia làm nhiều công đoạn có quan hệ chặt chẽ
với nhau và được sắp xếp theo một trình tự công nghệ hợp lý.
Mỗi đơn vị đảm nhận một công tác có trang bị máy móc, thiết bị cơ giới. Mỗi
đơn vị chuyên nghiệp phải hoàn thành công việc của mình trước khi đơn vị chuyên
nghiệp sau tiếp tục khai triển tới.
 Ưu nhược của phương pháp:
Sớm đưa đường vào sử dụng, trình độ chuyên môn hóa cao, tận dụng hết
năng suất của máy móc.
Trình độ công nhân được nâng cao, có khả năng tăng năng suất lao động áp
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thi công.
 Điều kiện áp dụng được phương pháp :
- Khối lượng công tác phải phân bố tương đối đồng đều trên tuyến.
- Phải định hình hóa các kết cấu phân phối và cung cấp vật liệu phải kịp thời
đúng tiến độ.
- Chỉ đạo thi công phải kịp thời, nhanh chóng, máy móc thiết bị phải đồng bộ.


b) Phương pháp tuần tự
Là phương pháp đồng thời tiến hành một loại công tác trên toàn bộ chiều dài của
tuyến do một đơn vị thực hiện.
 Ưu nhược của phương pháp:
- Yêu cầu về máy móc tăng.
- Máy móc và công nhân phân tán triên diện rộng do đó không có điều kiện
lãnh đạo tập trung, năng suất máy bị giảm và việc bảo dưỡng sửa chữa máy cũng bị
ảnh hưởng xấu.
- Công tác quản lý kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng công trình hàng
ngày phức tạp hơn.
- Khó nâng cao được trình độ tay nghề của công nhân.

- Không đưa được những đoạn đường làm xong trước vào sử dụng.
- Một ưu điểm duy nhất là địa điểm thi công không thay đổi nên việc tổ chức
đời sống cho công nhân có thuận lợi hơn.
 Điều kiện áp dụng:
- Chỉ áp dụng khi tuyến đường thi công ngắn.
- Khi không thể áp dụng phương pháp dây chuyền.
c) Phương pháp phân đoạn
Theo phương pháp này tuyến đường chia ra thành nhiều đoạn riêng biệt và làm
đến đoạn tiếp theo sau khi đã hoàn thành công tác trên đoạn đường trước đó.
 Ưu nhược của phương pháp:
-

Thời hạn thi công ngắn hơn so với phương pháp tuần tự.

-

Việc sử dụng máy móc và nhân lực tốt hơn, khâu quản lý kỹ thuật và kiểm tra
chất lượng có thuận lợi hơn.

-

Nhược điểm của phương pháp này là di chuyển các cơ sở sản xuất, các bãi để
xe máy và ôtô nhiều lần.


chưa cao.

Điều kiện áp dụng: khi trình độ tổ chức thi công và tay nghề công nhân



Ngoài các phương pháp vừa nêu trên còn có một phương pháp kết hợp các
phương pháp trên gọi là phương pháp hỗn hợp.
3.1.2 KIẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG TUYẾN
Tuyến đường A - B được xây dựng với tổng chiều dài 6045.63 m. Đơn vị thi
công có đầy đủ máy móc, nhân lực, các cán bộ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao. Vật
tư xây dựng được cung ứng đầy đủ và kịp thời, các cống đều thiết kế theo định hình từ
trong nhà máy được chuyên chở đến công trường để lắp ghép.
Khối lượng công tác được rải đều trên tuyến, không có khối lượng tập trung
lớn. Vì vậy kiến nghị dùng phương pháp dây chuyền.
Tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyền có dạng như sau:
-

Dây chuyền thi công cống.

-

Dây chuyền thi công nền.

-

Dây chuyền thi công mặt.

-

Dây chuyền hoàn thiện.

3.2 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN CỦA DÂY CHUYỀN:
3.2.1 THỜI GIAN KHỞI CÔNG, KẾT THÚC

Qua việc nghiên cứu lượng mưa, số ngày mưa của tuyến A – B là vùng đồng

bằng. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10,
lượng mưa chủ yếu vào tháng 07 và 08.
Tôi nhận thấy mùa thi công có lợi nhất vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 04.
Tôi quyết định khởi công xây dựng mặt đường vào ngày 01/02/2013 đến ngày
15/05/2013 thì hoàn thành.
BẢNG DỰ KIẾN THỜI GIAN THI CÔNG.


3.2.2 TỐC ĐỘ DÂY CHUYỀN THI CÔNG

Gọi Tkt : là thời gian khai triển tức là ngày khởi công của tổ đầu tiên đến ngày
khởi công của tổ cuối cùng, lấy Tkt =5 ngày. Trong đó:
-

Dây chuyền thi công lớp cấp phối đá dăm: 3 ngày.

-

Dây chuyền thi công lớp BTN, hoàn thiện: 2 ngày.

Gọi Tnghỉ : là thời gian nghỉ do không làm vì thời tiết xấu, ngày lễ, ngày chủ nhật.
Tổng cộng là 27 ngày.
Vmin 

L
6456.36

�96.36m / ca
T -Tkt
72  5


Vậy tối thiểu trong một ca làm việc phải làm được một đoạn bằng tốc độ thi
công là 96 m/ca, để hoàn thành công trình trước thời hạn thì tốc độ dây chuyền phải
lớn hơn hoặc bằng 96 m/ca.
Kiến nghị chọn tốc độ dây chuyền Vmin=100 m/ca.
Với tốc độ này hoàn toàn phù hợp với :
- Thời hạn hoàn thành công trình quy định.
- Khả năng của thiết bị máy móc và nhân lực hiện có.
- Khả năng cung cấp các bán thành phẩm của xí nghiệp sản xuất phụ.
- Thực tế thi công của các đơn vị thi công hiện nay .

3.2.3 HỆ SỐ HIỆU QUẢ CỦA DÂY CHUYỀN
72  5
 0,93
Ehq= 72

Như vậy việc áp dụng phương pháp thi công theo dây chuyền là có hiệu quả.
3.2.4 THỜI GIAN HOÀN TẤT :Tht

Khi tốc độ thi công của các dây chuyền chuyên nghiệp là không đổi và bằng
nhau thì thời kỳ hoàn tất của dây chuyền sẽ bằng thời kỳ khai triển của nó.
Tht = 5 ngày.

3.2.5 THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG:Thđ


Là thời gian kể từ lúc bắt đầu công việc của phân đội đầu tiên đến khi kết thúc
công việc của phân đội cuối cùng.
Dự kiến thi công trong mùa khô để đảm bảo tiến độ:
+ Ngày khởi công : 01/02/2014.

+ Ngày hoàn thành: 15/05/2014.
Thđ = T – Tng – Tx = 104-32 = 72 ngày.
Trong đó:
T : Số ngày tính theo lịch trong thời hạn từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành; T
= 104 ngày
Tng : Số ngày nghỉ lễ; Tng = 22.
Tx : Số ngày nghỉ do thời tiết xấu; Tx = 10.
3.3 CHỌN HƯỚNG THI CÔNG
Nhằm giúp các đơn vị thi công hoàn thành theo đúng kế hoạch trên cơ sở đảm
bảo chất lượng và hạ giá thành công trình, chúng ta cần có tổ chức thi công.
Nhờ có thiết kế tổ chức thi công, có thể sử dụng được tối ưu nhân lực và phát
huy tối đa hiệu suất sử dụng lao động, công suất thiết bị máy móc, đảm bảo cho các
đơn vị thi công có thể tiến hành công tác một cách điều hòa nhịp nhàng ăn khớp và
không có tình trạng giẫm chân lên nhau.
3.3.1 CĂN CỨ XÁC ĐỊNH

Qua hồ sơ khảo sát thực tế và điều kiện cung cấp vật liệu xây dựng, có những
điểm đáng chú ý sau:
-

Mỏ đá cách điểm đầu tuyến 0.5Km, điều kiện khai thác đơn giản, trữ lượng
phong phú.

-

Tất cả các vị trí mỏ đã được sơ bộ đánh giá về chất lượng và trữ lượng.
Đội chuyên nghiệp làm lớp cấp phối đá dăm.
Đội chuyên nghiệp thi công lớp BTN.



Tuy nhiên tổng số máy móc yêu cầu có thể luân chuyển giữa các đội chuyên
nghiệp để tận dụng hết công suất làm việc của máy móc.
3.3.2 XÁC ĐỊNH HƯỚNG THI CÔNG

Căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu, vào tình hình thực tế của tuyến A – B. Tôi
chọn phương án thi công từ đầu tuyến đến cuối tuyến, vì hướng thi công này có ưu
điểm là đường xây dựng có thể sử dụng được ngay, đồng thời nền đường đã có sẵn
nên không phải xây dựng đường tạm để vận chuyển vật liệu.
Thiết kế tổ chức thi công phải lập được kế hoạch sử dụng máy móc sao cho hợp
lý, khai thác hiệu qủa nhất năng suất của máy móc thiết bị.
Phải tổ chức được các đội thi công cho từng hạng mục công trình, tiến độ thi
công cho từng hạng mục. Phải dự trù và có biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh
khi thi công như đường vận chuyển, nơi tập kết máy móc, nhà cửa cho công nhân ăn
ở...
3.4 YÊU CẦU VẬT LIỆU
3.4.1 BẢNG TÍNH KHỐI LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG V=100m/ca


STT HẠNG MỤC CÔNG TÁC

3.4.2 CẤP PHỐI ĐÁ DĂM

Cách tính ĐV

Theo qui định thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm của mặt đường ô tô
TCVN8859-2011 thì vật liệu cấp phối phải thỏa mãn các chỉ tiêu sau :
a) Thành phần hạt :

Bảng 1 - Thành phần hạt của cấp phối đá dăm


Tỷ lệ lọt sàng, % theo khối lượng


Kích cỡ mắt

CPĐD có

sàng vuông,

CPĐD có

CPĐD có

cỡ hạt danh định Dmax cỡ hạt danh định Dmax

cỡ hạt danh định
Dmax

50

100

-

-

37,5

95 ÷ 100


100

-

25

-

79 ÷ 90

100

19

58 ÷ 78

67 ÷ 83

90 ÷ 100

9,5

39 ÷ 59

49 ÷ 64

58 ÷ 73

4,75


24 ÷ 39

34 ÷ 54

39 ÷ 59

2,36

15 ÷ 30

25 ÷ 40

30 ÷ 45

0,425

7 ÷ 19

12 ÷ 24

13 ÷ 27

0,075
2 ÷ 12
2 ÷ 12
2 ÷ 12
- Việc lựa chọn loại CPĐD (theo cỡ hạt danh định có đường kính lớn nhất
Dmax quy ước) phải căn cứ vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được chỉ rõ
trong hồ sơ thiết kế kết cấu áo đường và chỉ dẫn kỹ thuật của công trình :
+ Cấp phối loại Dmax = 37,5 mm thích hợp d ng cho lớp móng dưới;

+ Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp d ng cho lớp móng trên;
+Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng
cường trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.
b) Các chỉ tiêu cơ lý của CPĐD.
Bảng 2 - Chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD

Chỉ tiêu

1. Độ hao mòn Los-Angeles của

Cấp phối đá dăm
Loại I

Loại II

≤ 35

≤ 40

≥ 100

-

≤ 25

≤ 35

Phương pháp thử

TCVN 7572-12 : 2006


cốt liệu (LA), %
2. Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt

22TCN 332-06

K98, ngâm nước 96 h, %
3. Giới hạn chảy (WL) 1), %

TCVN 4197:1995


4. Chỉ số dẻo (IP) 1), %

≤ 6

≤ 6

TCVN 4197:1995

≤ 45

≤ 60

-

6. Hàm lượng hạt thoi dẹt 3), %

≤ 18


≤ 20

TCVN 7572 - 2006

7. Độ chặt đầm nén (Kyc), %

≥ 98

≥ 98

22 TCN 333 06

5. Tích số dẻo PP 2)
(PP = Chỉ số dẻo IP x % lượng lọt qua
sàng 0,075 mm)

(phương pháp II-D)
1)

Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt lọt qua
sàng 0,425 mm.
2)

Tích số dẻo PP có nguồn gốc tiếng Anh là Plasticity Product

3)

Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài; Thí
nghiệm được thực hiện với
các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75 mm và chiếm trrn 5 % khối lượng mẫu;

Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả
đã xác định cho từng
cỡ hạt.

3.4.3 BÊ TÔNG NHỰA NÓNG.
Theo qui định thi công và nghiệm thu lớp bê tông nhưa nóng TCVN8819-2011 thì:
Giới hạn về thành phần cấp phối hỗn hợp cốt liệu (thí nghiệm theo TCVN 7572-2: 2006) và
phạm vi áp dụng của các loại BTNC quy định tại Bảng 1
Bảng 1 - Cấp phối hỗn hợp cốt liệu bê tông nhựa chặt (BTNC)

Quy định

BTNC 9,5

BTNC 12,5

BTNC 19

BTNC 4,75

1. Cỡ hạt lớn nhất danh định,
mm

9,5

12,5

19

4,75


2. Cỡ sàng mắt vuông, mm

Lượng lọt qua sàng, % khối lượng

25

-

-

100

-

19

-

100

90÷100

-

12,5

100

90÷100


71÷86

-

9,5

90÷100

74÷89

58÷78

100

4,75

55÷80

48÷71

36÷61

80÷100


2,36

36÷63


30÷55

25÷45

65÷82

1,18

25÷45

21÷40

17÷33

45÷65

0,600

17÷33

15÷31

12÷25

30÷50

0,300

12÷25


11÷22

8÷17

20÷36

0,150

9÷17

8÷15

6÷12

15÷25

0,075

6÷10

6÷10

5÷8

8÷12

5,2÷6,2

5,0÷6,0


4,8÷5,8

6,0÷7,5

4÷5

5÷7

6÷8

3÷5

Lớp mặt
trên

Lớp mặt trên
hoặc lớp mặt
dưới

Lớp mặt dưới

Vỉa hè, làn
dành cho xe
đạp, xe thô sơ

3. Hàm lượng nhự đường
tham khảo, % khối lượng hỗn
hợp bê tông nhựa
4. Chiều dầy lớp bê tông nhựa
hợp lý

5. Phạm vi nên áp dụng

Bảng 3 - Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu với bê tông nhựa chặt (BTNC)

Chỉ tiêu

Quy định

Phương pháp thử

BTNC19;
BTNC12,5;

BTNC 4,75

1. Số chày đầm

75 x 2

50 x 2

2. Độ ổn định ở 600C, 40 phút, kN

≥ 8,0

≥ 5,5

3. Độ dẻo, mm

2÷4


2÷4

4. Độ ổn định còn lại, %

≥ 75

≥ 75

TCVN 8860-1:2011
TCVN 8860-12:2011

5. Độ rỗng dư, %

3÷6

3÷6

TCVN 8860-9:2011

≥ 17

TCVN 8860-10:2011

6. Độ rỗng cốt liệu (tương ứng với
độ rỗng dư 4%), %
- Cỡ hạt danh định lớn nhất 9,5 mm
- Cỡ hạt danh định lớn nhất 12,5
mm
7(*). Độ sâu vệt hằn bánh xe

(phương
pháp HWTD-Hamburg Wheel
Tracking Device), 10000 chu kỳ,

≥ 15
≥ 14

≤ 12,5

AASHTO T 324-04


(*): Chỉ kiểm tra đối với các công trình đặc biệt theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Có thể đầm tạo
mẫu theo phương pháp Marshall cải tiến (TCVN 8860-1:2011).


Yêu cầu về chất lượng vật liệu chế tạo bê tông nhựa

- Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho bê tông nhựa phải thoả mãn các yêu cầu quy định tại
Bảng 5.
Bảng 5 - Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm

Quy định

Chỉ tiêu

BTNC

Phương pháp thử
BTNR


Lớp mặt trên Lớp mặt dưới Các lớp móng
1. Cường độ nén của đá gốc,
MPa
- Đá mác ma, biến chất
- Đá trầm tích
2. Độ hao mòn khi va đập
trong máy Los Angeles, %
3. Hàm lượng hạt thoi dẹt (tỷ
lệ 1/3) (*), %
4. Hàm lượng hạt mềm
yếu, phong hoá , %
5. Hàm lượng hạt cuội sỏi bị
đập vỡ (ít nhất là 2 mặt vỡ), %
6. Độ nén dập của cuội sỏi
được xay vỡ, %
7. Hàm lượng chung bụi, bùn,
sét,%
8. Hàm lượng sét cục, %
9. Độ dính bám của đá với
nhựa đường(**), cấp

TCVN 7572-10: 2006
≥100

≥80

≥80

≥80


≥ 60

≥60

≤28

≤35

≤40

(căn cứ chứng chỉ thí
nghiệm kiểm tra của nơi
sản xuất đá dăm sử dụng
cho công trình)
TCVN 7572-12 : 2006

≤15

≤15

≤20

TCVN 7572-13 : 2006

≤10

≤15

≤15


TCVN 7572-17 : 2006

-

-

≥80

TCVN 7572-18 : 2006

-

-

≤14

TCVN 7572-11 : 2006

≤2

≤2

≤2

TCVN 7572- 8 : 2006

≤ 0,25

≤ 0,25


≤ 0,25

TCVN 7572- 8 : 2006

≥ cấp 3

≥ cấp 3

≥ cấp 3

TCVN 7504 : 2005


(*): Sử dụng sàng mắt vuông với các kích cỡ ≥ 4,75 mm theo quy định tại Bảng 1, Bảng 2 để xác
định hàm lượng thoi dẹt.
(**): Trường hợp nguồn đá dăm dự định sử dụng để chế tạo bê tông nhựa có độ dính bám với
nhựa đường nhỏ hơn cấp 3, cần thiết phải xem xét các giải pháp, hoặc sử dụng chất phụ gia tăng
khả năng dính bám (xi măng, vôi, phụ gia hóa học) hoặc sử dụng đá dăm từ nguồn khác đảm bảo
độ dính bám. Việc lựa chọn giải pháp nào do Tư vấn giám sát quyết định.
- Cát :
+ Cát dùng để chế tạo bê tông nhựa là cát thiên nhiên, cát xay, hoặc hỗn hợp cát thiên nhiên và
cát xay.
+ Cát thiên nhiên không được lẫn tạp chất hữu cơ (gỗ, than ...).
+ Cát xay phải được nghiền từ đá có cường độ nén không nhỏ hơn cường độ nén của đá dùng
để sản xuất ra đá dăm.
- Bột khoáng
+ Bột khoáng là sản phẩm được nghiền từ đá các bô nát ( đá vôi can xit, đolomit ...), có cường
độ nén của đá gốc lớn hơn 20 MPa, từ xỉ bazơ của lò luyện kim hoặc là xi măng.
+ Đá các bô nát dùng sản xuất bột khoáng phải sạch, không lẫn các tạp chất hữu cơ, hàm

lượng chung bụi bùn sét không quá 5%.
+ Bột khoáng phải khô, tơi, không được vón hòn.
- Nhựa đường (bitum)
+ Nhựa đường dùng để chế tạo bê tông nhựa là loại nhựa đường đặc, gốc dầu mỏ thoả mãn
các yêu cầu kỹ thuật quy định tại TCVN 7493-2005.


CHƯƠNG 4
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Công tác xây dựng đường ôtô chỉ có thể bắt đầu sau khi đã hoàn thành toàn bộ
các công tác chuẩn bị về tổ chức và kỹ thuật.
- Mục đích của công tác chuẩn bị là nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện các
công tác xây dựng chủ yếu bằng phương pháp công nghiệp, áp dụng công thức thi
công tiến hành hoàn thành công trình trong thời gian ngắn và có chất lượng cao.
4.1 CÁC CÔNG VIỆC
- Dọn dẹp mặt bằng bao gồm: chặt cây, đào gốc, di chuyển các công trình trong phạm vi thi
công…
- Bố trí và tổ chức các cơ sở sản xuất phụ, nhà xưởng, kho bãi.
- Xây dựng nhà ở, nhà làm việc tạm thời cho các công nhân viên.
- Lắp đặt, cung cấp năng lượng điện, nước…
- Xây dựng đường tạm (nếu có).
- Chuẩn bị tập kết các thiết bị, máy móc ra công trường.

4.2 TÍNH TOÁN NHÂN LỰC CHO TỪNG KHÂU CHUẨN BỊ
Để tính toán nhân lực và số ca máy cho từng khâu chuẩn bị cần dựa vào hồ sơ thiết kế sơ bộ để
có khối lượng và căn cứ vào định mức xây dựng cơ bản.

4.2.1 DỌN DẸP MẶT BẰNG:
Do tuyến mới xây dựng nên công tác dọn dẹp chủ yếu là chặt cây, đào gốc trong phạm vi tuyến.
Công tác phá rừng khai hoang trên một điện tích rộng lớn khoảng 130.000 m2 rừng loại II.


4.2.2 TỔ CHỨC CÁC XÍ NGHIỆP PHỤ:
Các xí nghiệp này có tính chất tạm thời để phục vụ cho quá trình thi công. Sau khi hoàn thành
công trình các xí nghiệp này sẽ được tháo dỡ di chuyển đến các công trình khác.
Diện tích để xây dựng các xí nghiệp được tính đủ cho tông khối lượng vật tư thiết bị cần thiết
của công trường. Diện tích cần khoảng 1900 m2.

4.2.3 NHÀ CỬA TẠM:


- Qua khảo sát thực tế nhận thấy trên tuyến có một số nhà ở của dân để trống có
thể thuê mướn làm nơi ở cho cán bộ công nhân viên của đội xây dựng đường. Xây
dựng nhà tạm tính cho công nhân chuyên nghiệp và nhà kho.
- Số lượng công nhân khoảng 250 người.
4.2.4 XÂY DỰNG ĐƯỜNG TẠM:

Đây là quá trình thi công mặt đường nên nền đường coi như đã xây dựng xong
và đạt chất lượng theo yêu cầu thiết kế. Vì vậy trong quá trình xây dựng mặt đường,
tôi đề nghị cho các phương tiện vận chuyển, phương tiện giao thông được lưu thông
trực tiếp trên nền đường đã làm xong nhằm giảm chi phí xây dựng đường tạm, tăng
khả năng chịu lực của nền đường, nếu phát hiện hư hỏng phải cho sửa ngay. Đồng thời
có những đoạn buộc dây chuyền thi công cần xây dựng đường tạm để đảm bảo tốc độ
dây chuyền để không làm ảnh hưởng đến việc thi công cũng như đảm bảo an toàn
thuận lợi cho các xe di chuyển trên đường.
4.2.5 CHUẨN BỊ VẬT LIỆU XÂY DỰNG:

Để giúp cho dây chuyền thi công mặt đường được liên tục và đạt kết quả cao,
trước khi thi công cần phải làm công tác chuẩn bị, nghiên cứu tình hình cung cấp vật
liệu xây dựng. Qua thực tế khảo sát cho thấy:
Về cấp phối đá dăm:

- Được khai thác từ mỏ ở đầu tuyến. Mỏ đá này cũng được thí nghiệm về cường
độ. Do vậy việc sử dụng mỏ đá này rất tốt cho việc làm đường, tận dụng vật liệu tại
chỗ, giảm giá thành xây dựng.
Về BTN:
- Đã được thiết lập một trạm trộn BTN nằm gần mỏ đá, trạm trộn này có công
suất cao, cung cấp đủ BTN cho việc xây dựng tuyến này.
4.2.6 CUNG CẤP ĐIỆN NƯỚC:

Về mặt cung cấp điện năng ở đây chủ yếu nhằm cung cấp cho đời sống tinh thần cán
bộ công nhân viên đội xây dựng trong các tháng thi công. Lượng điện này có thể được
cung cấp từ mạng lưới điện của nhà máy điện gần khu vực đó.
Về mặt cung cấp nước dùng cho sinh hoạt và nước trực tiếp dùng cho thi công.
Nước sinh hoạt được lấy từ giếng nước có sẵn, nước dùng cho thi công mặt đường
dùng máy bơm từ sông lên và đổ vào các xe bồn, rồi vận chuyển đến công trường.
4.2.7 CÔNG TÁC PHỤC HỒI CỌC VÀ ĐỊNH PHẠM VI THI CÔNG:


Công tác phục hồi cọc và dời cọc, xác định phạm vi thi công là công việc vô cùng quan trọng
nhằm đảm bảo thi công đúng với hồ sơ thiết kế.
Nhận xét: Trên đây là toàn bộ công tác cho việc thi công mặt đường BTN. Khâu chuẩn bị còn
có thiếu sót và có thể phát sinh trong lúc thi công, vì vậy trong thời gian thi công cần phải nắm vững
tình hình cụ thể ở công trường để có biện pháp xử lý kịp thời.


CHƯƠNG 5
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG

Chia kết cấu áo đường thành từng lớp tương ứng với trình tự thi công:

50


4
3
2
1

800
BTNC 9.5 daøy 5cm
BTN C19 daøy 7cm

4

CPÑD loaïi I daøy 16cm
CPÑD loaïi II daøy 15cm
CPÑD loaïi II daøy 15cm

68
92
114.5
137

5.1 ĐỊNH VỊ LÒNG ĐƯỜNG
Dùng công nhân định vị thủ công với năng suất: 1.74 công /1 Km.
Số công yêu cầu cho L=100 m=0.1 Km

n  1.74 �0.1  0.174 công

5.2 ĐẮP LỀ LỚP 1 DÀY 15cm.
- Khối lượng đất yêu cầu cho một ca thi công:
V = Ke Vch

Trong đó :
Ke=1.3: hệ số xốp rời;
Vch: thể tích vật liệu đất đã lèn chặt.
Do đó: V = 37.72 x 1.3 = 49.036 m3
5.2.1 Xác định số xe vận chuyển:

3
2
1


Dùng xe tải 12T có khối lượng vận chuyển QH = 10 m3 để vận chuyển đất.
- Số hành trình vận chuyển trong 1 ca:

T K t
2X
tb  t d 
V
m=
Với:

T: thời gian làm việc trong 1 ca, T = 8 h
Kt: hệ số sử dụng thời gian, Kt = 0.85
tb: thời gian bốc hàng, tb = 6 phút = 0.1 h
td: thời gian dỡ hàng , td = 3 phút = 0.05 h

L
X: cự ly vận chuyển trung bình , X = X0 + 2 Km, với X0 = 2,
L = 6045.63 Km


Ta có:

6.04563
2
X=2+
= 5.02 Km
V: vận tốc xe trung bình, lấy V = 40 km/h

m

8 �0.85
 16.96
2 �5.02
0.1  0.05 
40

Năng suất vận chuyển của xe:
N = m × QH = 16.96 × 10 = 169.6 m3/ca
Số ca xe yêu cầu:

n

49.036
 0.289
169.6
ca

5.2.2 San rải đất đắp lề lớp 1 dày 15 cm:
- Dùng nhân công 4,0/7 để san đất đắp lề; vật liệu được ôtô vận chuyển đổ thành từng đống nhỏ
cách nhau 2-3 m. Tra định mức mã hiệu AB.65130 với độ chặt của đất là 0,95 ta có số công/100m3

đối với nhân công là 10,18 nên số công cần thiết

Nên số công yêu cầu:

n

49.036 *10.18
 4.992
100
công


5.2.3 Lu lèn đất đắp lề lớp 1:
+ Dùng lu Sakai 0.65T, bánh sắt, bề rộng bánh lu 0.5m, lu 10 lượt/điểm, V = 2 Km/h, lề rộng
1.13m

SƠ ĐỒ LU 0.65T ( LỀ LỚP 1)

114.5
10
50

1
2
10
3
4
n=2

- Năng suất của máy lu là:


T K t L
L  0.01 L
N 
V
Plu =
Với:  = 1.25, Kt = 0.85, L = 100 m
N: số hành trình yêu cầu
N = nck

n

ht

, trong đó: nck= chu kỳ

nht= 4 hành trình (xác định dựa vào sơ đồ lu)
Suy ra:

N=4

5 = 20 hành trình


8 �0.85 �0.1
 0.539
0.1  0.01�0.1
�1.25 �20
2
Plu =

Km/ca
2L
0.1

�2  0.371
P
0.539
Số ca lu cần thiết: n = lu
ca
5.3. THI CÔNG LỚP CẤP PHỐI ĐÁ DĂM LOẠI II LỚP DƯỚI
Lớp cấp phối đá dăm loại II dày 30cm do đó để đảm bảo cho lu đạt yêu cầu ta chia thành 2 lớp để thi
công.
-

Lớp 1: dày 15cm (lớp dưới).

-

Lớp 2: dày 15cm (lớp trên).

Khối lượng cấp phối đá dăm trong một ca:
V = 170.4 m3
5.3.1 Xác định số xe vận chuyển:
Dùng ô tô tự đổ để vận chuyển lớp cấp phối đá dăm từ vị trí cách đầu tuyến 3.0 Km, khối lượng
vận chuyển được QH = 10 m3, vận tốc xe chạy V = 40 Km/h
Năng suất vận chuyển tính theo công thức:

T K t
2X
tb  t d 

V  QH
N=
tb: thời gian bốc hàng, tb = 9 phút = 0.15h
td: thời gian dở hàng , td = 6 phút = 0.1h
X: cự ly vận chuyển trung bình.

X  3.0 

6.04563
 6.02 Km
2

Kt: hệ số sử dụng thời gian, Kt = 0,85
V: vận tốc xe trung bình lấy V = 40 km/h
Suy ra:

N

8 �0.85

10  123.41
2 �6.02
0.15  0.1 
40
m3/ca


×