Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ - DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG QUA HAI ĐIỂM D4-D5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.05 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU
Tại mỗi quốc gia, giao thông vận tải là luôn một bộ phận quan trọng trong kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội, là động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển, là cơ sở trong
việc tăng cường quốc phòng an ninh. Bởi vậy, cần ưu tiên đầu tư phát triển giao thông
vận tải đi trước một bước, với tốc độ nhanh và bền vững. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay
thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông vẫn còn rất yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu
của nền kinh tế đang phát triển rất nhanh. Do vậy, trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện
nay của đất nước, nhu cầu về xây dựng hạ tầng cơ sở để phục vụ sự tăng trưởng nhanh
chóng và vững chắc trở nên rất thiết yếu, trong đó nổi bật lên là nhu cầu xây dựng các
công trình giao thông. Bên cạnh các công trình đang được xây dựng mới còn có hàng loạt
các dự án cải tạo và nâng cấp.
Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải có đủ năng lực phục vụ yêu cầu trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai đang là
vấn đề hàng đầu được các ngành, các cấp rất quan tâm.
Nhận thức được điều đó, và muốn góp sức mình vào sự phát triển chung của đất
nước, bản thân em đã chọn và đi sâu nghiên cứu chuyên ngành Đường Ô Tô & Đường
Đô Thị thuộc Khoa Cầu Đường trường Đại học Xây dựng.
Đồ án tốt nghiệp là kết quả của quá trình tích luỹ kiến thức trong thời gian học tập
và nghiên cứu tại trường. Sau thời gian nghiên cứu, tích luỹ tại trường em đã được thực
hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG QUA HAI ĐIỂM D4-D5”
Đây là công trình quan trọng với khối lượng công việc rất lớn bao gồm tất cả các
bước từ Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, và kỹ thuật thi công. Chính vì vậy mặc dù đã cố


gắng hết mình nhưng chắc chắn em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự đóng
góp ý kiến của các thầy giáo để em có được thêm nhiều điều bổ ích hơn.
Em xin vô cùng cảm ơn các thầy giáo trong Bộ môn Đường ô Tô & Đường Đô
Thị, các thầy cô giáo trong trường Đại Học Xây Dựng đã từng giảng dạy em trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt là thầy giáo GS.TS Vũ Đình Phụng
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2014
Sinh viên: PHẠM ĐĂNG THÔNG

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PHẦN I
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ
XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG QUA HAI ĐIỂM D4-D5

 Tên dự án và chủ đầu tư :
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng tuyến Tỉnh lộ đoạn qua 2 điểm D4-D5
Chủ đầu tư: Sở GTVT Hòa Bình
Địa chỉ : P.Đồng Tiến – TP.Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tổng quan
Dự án xây dựng tuyến đường qua hai điểm D4 – D5 thuộc địa phận Tỉnh Hòa
Bình, gần TP.Hòa Bình. Đây là một dự án giao thông trọng điểm của Tỉnh Hòa Bình, là
một công trình nằm trong hệ thống Tỉnh lộ của Tỉnh Hòa Bình đã được quy hoạch. Khi
được xây dựng tuyến đường sẽ là cầu nối giữa hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
lớn của Thành Phố Hòa Bình và của cả Tỉnh Hòa Bình. Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng
được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong khu vực đồng thời tạo điều kiện cho
kinh tế, du lịch của địa phương phát triển. Để làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư và tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư thì việc tiến hành Quy hoạch xây dựng và lập dự
án khả thi xây dựng tuyến đường D4 – D5 là hết sức quan trọng và cần thiết.
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của dự án và tổ chức thực hiện dự án
1.2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của dự án
Đoạn tuyến qua 2 điểm D4 – D5 thuộc tuyến Tỉnh lộ nối hai trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa lớn của Tỉnh Hòa Bình.
Đoạn tuyến có chiều dài khoảng 3.77 Km ( tính theo đường chim bay); đường nối
hai điểm nằm theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam
Điểm D4 nằm ở độ cao 975.00m so với mực nước biển .
Điểm D5 cũng nằm ở độ cao 985.00m so với mực nước biển.
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG


THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.2.2. Tổ chức thực hiện dự án
Tên công ty : Công ty tư vấn thiết kế trường Đại Học Xây Dựng
Địa chỉ
: 55 đường Giải phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng,
Thành phố Hà Nội.
1.3. Cơ sở lập dự án
1.3.1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính Phủ về Quy hoạch
xây dựng;
- Căn cứ vào thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ vào Quyết định 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ vào thông tư số 16/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự
toán xây dựng công trình;
- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và các quy chuẩn, quy phạm khác có liên quan, v.v...
- Các thông báo, Quyết định của UBND Tỉnh Hòa Bình trong quá trình thực hiện nhằm
chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ và giải quyết các vướng mắc phát sinh;
Các thông báo quyết định của UBND TP.Hòa Bình.
- Đề cương khảo sát thiết kế về việc lập thiết kế cơ sở dự án xây dựng tuyến đường
D9 – D10 Công ty Tư vấn Đại học xây dựng.
1.3.2. Các nguồn tài liệu liên quan
- Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới giao thông của vùng đã được nhà nước phê
duyệt (trong giai đoạn 2000-2020), cần phải xây dựng tuyến đường qua hai điểm D9 –
D10 để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế của vùng.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.Hòa Bình giai đoạn 2001-2010;
- Quy hoạch chuyên ngành: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống công trình hạ

tầng xã hội (trường học, y tế, v.v…) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thuỷ lợi,
điện, v.v…);
- Các kết quả điều tra, khảo sát và các số liệu, tài liệu về khí tượng thuỷ văn, hải văn, địa
chất, hiện trạng kinh tế, xã hội và các số liệu tài liệu khác có liên quan...
1.3.3. Hệ thống quy trình quy phạm áp dụng
a. Quy trình khảo sát
- Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN27-263-2000 [12]
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Quy trình khảo sát thuỷ văn 22TCN220-95 [13]
- Quy trình khoan thăm dò địa chất 22TCN82-85 [14]
b. Quy trình thiết kế
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054-2005 [1]
- Quy phạm thiết kế áo đường mềm 22TCN - 211 - 06[7]
- Quy trình thiết kế áo đường cứng 22TCN-223-95[8]
- Định hình cống tròn 533-01-01 [9]
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01[10]
- Quy phạm thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn : 22TCN18-79 [11]
1.4. Tình hình kinh tế xã hội trong khu vực có dự án
1.4.1. Dân số trong vùng

Hòa Bình có 832.543 dân (tháng 7/2009). Theo kết quả chính thức điều tra dân số
ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hòa Bình chỉ có 786.964 người.
Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh
sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%;
người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%;
người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương
trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau
năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc
Lương và Phú Lai huyện Yên Thuỷ. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc
khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác.
Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt (Kinh)
không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì
phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về
phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của
người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân
tộc khác.
1.4.2. Tổng sản phẩm trong vùng và hiện trạng các ngành kinh tế
Trong những năm qua, Cao Bằng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong
phát triển kinh tế và chăm lo an sinh xã hội cho người dân. Trong giai đoạn 2006-2010,
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GDP tăng bình quân gần 11%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 300 đô la Mỹ năm
2005 lên 505 đô la Mỹ năm 2009.
Bảng 1.1 : Một số chỉ số kinh tế mà Cao Bằng đạt được trong năm 2010
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung (GDP):
Ngành công nghiệp, xây dựng:

Kết quả
(6 tháng đầu, 2014)
tăng 7.27%
tăng 10.34%

Ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

tăng 2.7%

Ngành dịch vụ:

tăng 9.2%

GDP bình quân đầu người/năm:

23.2 triệu đồng/năm

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn:

5.400 tỷ đồng

Thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh:


1.147 tỷ đồng

Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn
Tỉnh:

40.72 triệu đô la Mỹ

1.4.3. Tình hình ngân sách, và khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc, tiếp giáp với phía Tây của Thủ đô Hà Nội,
trung tâm tỉnh cách trung tâm Hà Nội 73 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km, cách
cảng biển Hải Phòng 170 km, nằm ở vị trí cầu nối giữa khu vực Tây Bắc và đồng bằng
Bắc Bộ với mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến
đường quốc lộ quan trọng chạy qua như: đường Hồ Chí Minh nối liền hai miền Nam Bắc
Việt Nam, Quốc lộ 6 nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc, Quốc lộ 15A, Quốc lộ 12B,
Quốc lộ 21; Đặc biệt đường cao tốc Hoà Lạc – thành phố Hoà Bình đã được khởi công
xây dựng, khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội và Hoà Bình.
Hòa Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, Hòa Bình còn là nơi có sự kết hợp hài hòa về văn hóa, lịch sử của
cộng đồng nhiều dân tộc sinh sống với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản
sắc văn hóa độc đáo, hấp dẫn, thuận lợi cho đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch văn hóa - lịch sử và tổ chức hội nghị hội thảo. Trên địa bàn tỉnh có nhiều khách sạn, khu resort với cơ sở vật chất, chất lượng
dịch vụ khá cao, đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Hòa Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng như đá granit, đá vôi, than đá,
đất sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng có thể khai thác phát triển công nghiệp khai
khoáng, tuyển luyện quặng kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng.
Về khả năng cung cấp điện năng và nước sạch, trên địa bàn tỉnh có Nhà máy thuỷ
điện công suất 1.920 MW, đáp ứng 20% nhu cầu điện năng của cả nước; có Nhà máy
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

nước sạch Phú Minh công suất giai đoạn 1 là 300.000 m3/ngày đêm cung cấp cho Hà Nội
và Hoà Bình.
Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, chi phí nhân công ở mức
hấp dẫn,... tỉnh Hòa Bình đặc biệt coi trọng công tác cải thiện toàn diện môi trường đầu tư
từ tư duy, cách tiếp cận, tổ chức xúc tiến đầu tư đến chính sách thu hút đầu tư thông
thoáng, công khai, minh bạch.
Tỉnh Hoà Bình khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: công nghiệp phụ trợ, công
nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gia dụng; chế biến
nông, lâm sản, thực phẩm; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; đầu tư phát triển du lịch và
dạy nghề hết sức hấp dẫn và lý tưởng.
Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình sẽ được miễn giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và thuế nhập khẩu máy móc thiết
bị tạo tài sản cố định theo quy định của pháp luật hiện hành; được hỗ trợ vay vốn tín dụng
đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư. Đồng thời sẽ được
cung cấp thông tin, hỗ trợ các thủ tục hành chính... để hoạt động sản xuất, kinh doanh
hiệu quả.
Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, bên cạnh sự nỗ lực của tỉnh cùng với
sự quan tâm ủng hộ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, không thể không kể đến
sự đồng hành hợp tác, góp sức to lớn của các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp. Năm
2012, kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng

kinh tế đạt 10,2%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.826 tỷ đồng; giá trị kim ngạch
xuất khẩu đạt 113,3 triệu USD.
Với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Hòa
Bình đã đạt được những kết quả khả quan. Năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 43 dự án đăng
ký đầu tư mới, trong đó có 04 dự án FDI với vốn đăng ký trên 174 triệu USD và 39 dự án
đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 2.200 tỷ đồng. Tính đến nay, tỉnh Hòa Bình
đã thu hút được 390 dự án, trong đó 25 dự án FDI, vốn đăng ký là 400 triệu USD và 365
dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký trên 45 nghìn tỷ đồng; có trên 2.300 doanh nghiệp
với tổng vốn điều lệ trên 15 ngàn tỷ đồng.
1.5. Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của vùng
1.5.1. Mục tiêu tổng quan
Tại hội nghị, Gíam đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bùi Hải Quang đã trình bày bản
tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, trong
đó mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là phấn đấu kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền
vững, trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của cả nước, có mạng lưới
kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển,
đời sống nhân dân được nâng cao, môi trường được giữ vững, bản sắc văn hóa đặc sắc
các dân tộc được bảo tồn và phát huy, quốc phòng, an ninh được bảo đảm.
1.5.2. Chiến lược phát triển của vùng, và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế
Các chỉ tiêu cụ thể:
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG


THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 13%/năm giai đoạn 2013 – 2015, đạt 12%/năm
giai đoạn 2016 – 2020;
Cơ cấu kinh tế năm 2015:
Nông lâm nghiệp, thủy sản 23,6%,
Công nghiệp – Xây dựng: 39,7%,
Dịch vụ 36,7%,
Đến năm 2020:
Nông lâm nghiệp, thủy sản 16,4%,
Công nghiệp – Xây dựng: 45,0%,
Dịch vụ 38,6%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 28-29 triệu đồng/ người/năm vào năm 2015,
60-61 triệu đồng/ người/năm vào năm 2020.
Tổng thu NSNN năm 2015 đạt 2.200 tỷ đồng, năm 2020 đạt 4.000 tỷ đồng.
1.5.3. Chiến lược phát triển về mặt xã hội
Duy trì độ che phủ rừng ở mức 46%,
Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 93% dân số nông thôn và cơ bản tất cả
được cấp nước hợp vệ sinh năm 2020…
Giảm tỷ lệ sinh: 0,1‰; quy mô dân số: 827.300 người;
Tạo việc làm cho khoảng 15.600 lao động;
Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 41%;
Tỷ lệ hộ nghèo: 15,17% (giảm 3% so với năm 2013);
Duy trì tỷ lệ các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ
5 tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở: 100%;
Tỷ lệ các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo giáo dục Tiểu học đúng độ
tuổi đạt 99,5%;
Tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia: 25,8%;
Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng xuống 19%;
Giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi xuống 15,5‰;

Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,5‰;
Số giường bệnh/1 vạn dân: 22 giường;
Số bác sĩ/1 vạn dân: 7 bác sĩ;
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: 20%;
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT toàn dân: 95%;
Tỷ lệ hộ sử dụng điện: 99,3%; ^
Về tiêu chí Nông thôn mới: số xã dưới 5 tiêu 40 xã; số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí 103
xã; số xã đạt 10-14 tiêu chí 33 xã; số xã đạt 15 tiêu chí trở lên 15 xã.

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.6. Các quy hoạch và các dự án trong vùng
Trong khu vực Tỉnh Hòa Bình không có nhiều các dự án về các khu đô thị hay khu
công nhiệp tập trung dân cư do Hòa Bình là tỉnh miền núi, có mật độ dân cư thấp, địa
hình phức tạp.
Tuy nhiên vẫn có vài dự án về các khu du lịch hay các dự án về nông - lâm nghiệp
Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại còn hạn chế, vì vậy hiện đang có nhiều
dự án xây dựng các tuyến giao thông hơn trên địa bàn nhằm phục vụ nhu cần đi lại trong
vùng và thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của vùng.
1.7. Hiện trạng mạng lưới giao thông trong vùng

1.7.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông trong vùng
Tỉnh Hòa Bình có địa hình đồi núi cao, chia cắt phức tạp, hạ tầng giao thông còn
nhiều khó khăn nên trong những năm qua, ngành GTVT Hòa Bình xác định công tác xây
dựng, tổ chức quản lý quy hoạch phát triển GTVT là nhiệm vụ quan trọng và cần đi trước
một bước để làm cơ sở tham mưu cho tỉnh đầu tư đúng hướng, hiệu quả, đảm bảo nhu
cầu phát triển KT- XH, QP - AN của địa phương.
Năm 2005, mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh có 4.300 km; chỉ có 12 doanh
nghiệp, HTX hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng ô tô với khoảng 250 phương tiện.
Nhờ làm tốt công tác xây dựng, quản lý thực hiện quy hoạch, trong những năm qua,
mạng lưới giao thông trong tỉnh không ngừng được mở rộng, nâng cấp, góp phần làm
thay đổi diện mạo đô thị và nông thông của tỉnh. Đến nay, mạng lưới giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài gần 5.100 km, trong đó có 5 tuyến quốc lộ (QL6,
QL12B, QL15, QL21 và đường Hồ Chí Minh) với tổng chiều dài 297km, chủ yếu đường
cấp V, cấp VI; 21 tuyến tỉnh lộ có chiều dài 403 km, 6 tuyến CT229 dài 186 km, về tiêu
chuẩn đạt cấp VI và thấp hơn; đường huyện khoảng 767 km; đường đô thị tổng chiều dài
106 km; đường chuyên dùng 101 km; đường giao thông nông thôn 3.224 km, chủ yếu là
đường loại B-GTNT. Đến nay, 100% xã có đường ô tô tới trung tâm xã.
1.7.2. Định hướng phát triển mạng lưới đường giao thông đến năm 2020 của Tỉnh
Hòa Bình
Tập chung nâng cấp các đường quốc lộ
Xây đựng nâng cấp các đường tỉnh lộ, huyện lộ
Đảm bảo an toàn đường sông
1.8. Đánh giá về vận tải và dự báo nhu cầu vận tải
1.8.1. Đánh giá về vận tải trong vùng
Về vận tải đường bộ, đến nay, toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp, HTX hoạt động kinh
doanh vận tải khách, với tổng số khoảng 542 phương tiện các loại, trong đó có 302 chiếc
taxi đăng ký tại 11 doanh nghiệp. Hiện có 101 tuyến vận tải khách cố định, 1 tuyến xe
bus nội tỉnh. Đối với vận tải hàng hóa, năm 2012 có khoảng 3.950 xe, đa số là các xe vận
tải có chất lượng tốt, số lượng phương tiện có trọng tải trên 5 tấn chiếm khoảng 75%.
Phương tiện giao thông phát triển mạnh kéo theo hệ thống bến bãi cũng được quan tâm

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu người dân và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch
vụ vận tải. Trên địa bàn tỉnh đã có 23 bến xe khách, trong đó có 9 bến đạt quy chuẩn đã
được kiểm tra, công bố theo quy định, gồm 1 bến loại II, 1 bến loại IV, 5 bến loại V và 2
bến loại VI. Các bến còn lại gồm 4 bến loại V và 10 bến loại VI đang tiếp tục được quy
hoạch lại và đầu tư nâng cấp theo quy định. Trên tuyến QL6 qua địa phận tỉnh có 1 trạm
dừng nghỉ, hiện đang được nghiên cứu mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách và lái
xe đường dài.
Ngoài ra, hệ thống giao thông đường thủy chạy qua tỉnh 163 km, chủ yếu là đường thuỷ
nội địa gồm 2 tuyến chính là tuyến sông Đà và sông Bôi. Tuyến sông Đà dài 103km,
được chia thành 2 khu vực, khu vực thượng lưu dài 78km (tính từ Nhà máy thủy Hòa
Bình lên phía trên), khu vực hạ lưu dài 25 km (tính từ Nhà máy thủy Hòa Bình xuống
phía dưới), đây là 2 tuyến do Trung ương quản lý. Tuyến sông Bôi dài 60 km qua hai
huyện Kim Bôi và Lạc Thủy là tuyến do địa phương quản lý. Ngoài ra còn có 4 doanh
nghiệp, HTX đăng ký kinh doanh vận tải thủy nội địa, còn lại chủ yếu là phương tiện cá
nhân đăng ký khai thác kinh doanh vận tải với tổng số phương tiện thủy nội địa là 803
phương tiện; có 5 cảng, 25 bến thủy nội địa và 3 bến khách ngang sông đạt tiêu chuẩn
cấp phép theo quy định.
1.8.2. Dự báo về khu vực hấp dẫn và nhu cầu vận tải trong vùng

Hòa Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, Hòa Bình còn là nơi có sự kết hợp hài hòa về văn hóa, lịch sử của
cộng đồng nhiều dân tộc sinh sống với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản
sắc văn hóa độc đáo, hấp dẫn, thuận lợi cho đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch văn hóa - lịch sử và tổ chức hội nghị hội thảo. Trên địa bàn tỉnh có nhiều khách sạn, khu resort với cơ sở vật chất, chất lượng
dịch vụ khá cao, đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Hòa Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng như đá granit, đá vôi, than đá,
đất sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng có thể khai thác phát triển công nghiệp khai
khoáng, tuyển luyện quặng kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng.
Tỉnh Hòa Bình có khả năng thu hút vốn đâu tư bên ngoài lớn.
Vì vậy trong tương lai Tỉnh sẽ có nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách
tăng cao. Mạng lưới giao thông trong Tỉnh sẽ quá tải.
1.9. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường
Trong tương lai nhu cầu vận tải của Tỉnh Hòa Bình sẽ tăng cao. Do Tỉnh có những
thế mạnh và tương lai sẽ khai thác như về du lịch, nghỉ dưỡng; Tốc độ đầu tư vào khu
vực tăng nhanh; Có nhiều khoáng sản, lâm sản sẽ được khai thác và vận chuyển trong
khu vực.
Tuy nhiên, mạng lưới giao thông của tỉnh chỉ đủ thực hiện đáp ứng nhu cầu cho tương lai
rất gần, chỉ một vài năm. Với tương lai phát triển mạnh của tỉnh như dự báo. Mạng lưới
giao thông sẽ không đủ đáp ứng. Vì vậy cần thực hiện thêm những dự án giao thông lớn
nhỏ là điều cần thiết phải làm hiện nay cho tỉnh.
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG


THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Dự án xây dựng tuyến đường qua hai điểm D4 – D5 cũng là một dự án quan trong cần
thực hiện. Vì nó cũng là một phần trong hệ thống vận tải của tỉnh Hòa Bình. Là một con
đường quan trọng nối các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực. Góp phần thức đẩy nền
kinh tế của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn.
1.10. Đặc điểm các điều kiện tự nhiên
1.10.1. Mô tả chung
Trên bản đồ Việt Nam, tỉnh Hoà Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, có diện tích
tự nhiên 4.662,53 km2. Xét về vị trí địa lý, Hoà Bình là vùng đệm trung gian giữa một
bên là vùng đồng bằng Bắc Bộ và một bên là núi cao, rừng rậm của miền Tây Bắc, được
thông giao qua quốc lộ 6 (đường bộ) và sông Đà (đường thủy) ở phía bắc. Hoà Bình giáp
ranh thủ đô Hà Nội và có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ của khu vực và cả
nước.
Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều
tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình,
là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc
Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông
giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.
1.10.2. Điều kiện về địa hình
Điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và
theo hướng tây bắc - đông nam, chia thành 2 vùng:
Vùng núi cao Tây Bắc: bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, kéo dài xuống
huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Núi cao trung bình không quá 1.000 m, ngọn núi cao nhất là Pu
Canh (cao 1.373 m). Độ cao trung bình của núi giảm dần xuống phía đông nam như: núi
ở xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) cao 1.136 m, núi ở xã Phú Lương (huyện Lạc Sơn) cao
934 m, núi ở xã Tự Do (huyện Lạc Sơn) cao 820 m,... Núi ở vùng này có cấu tạo bởi đá
xâm nhập, chủ yếu là đá granít và gaborô.
Vùng núi thấp và đồi phía Đông Nam: bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn,

Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Địa hình vùng này có sự xen kẽ giữa địa hình cáttơ và địa
hình xâm thực, do đó có nhiều hang động, đất thường bị mất nước. Núi cao trung bình
200-500 m, bị chia thành nhiều khối rời rạc.
1.10.3. Thổ nhưỡng
Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên đất đai Hoà Bình chia thành hai vùng rõ rệt:
Vùng núi cao trung bình, gồm đất feralít vàng đỏ có hàm lượng mùn 6 - 7%; do độ ẩm
cao, nhiệt độ thấp, vùng này rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Vùng đồi và núi
thấp, gồm đất feralít vàng đỏ và vùng cỏ thứ sinh, trong đó đất bạc màu chiếm 45 - 80%.
Vùng ven sông Đà và các suối khác do hàng năm được bồi một lớp phù sa khá dày nên
rất thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng màu.
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.10.4. Đặc điểm về khí hậu
Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng: nóng, ẩm,
có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 230C; lượng mưa trung bình 1.800
mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung bình năm 704 mm. Khí hậu trong
năm chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa hè: bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9. Nhiệt độ trung bình trên 250C,
có ngày lên tới 430C. Lượng mưa trung bình trong tháng trên 100 mm, thời điểm cao
nhất là 680 mm (năm 1985). Mưa thường tập trung vào tháng 7, 8. Lượng mưa toàn mùa

chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm.
Mùa đông: bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ
trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16 - 200C. Ngày có nhiệt độ xuống thấp là
30C. Lượng mưa trong tháng 10 - 20mm.
Do đặc điểm địa hình, Hoà Bình còn có các kiểu khí hậu Tây Bắc với mùa đông
khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phía Tây Bắc); kiểu khí hậu đồng bằng Bắc
Bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).
1.10.5. Đặc điểm về thủy văn
Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối ở Hòa Bình thường dốc và ngắn. Mùa
hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lụt lội, ảnh hưởng đến nông
nghiệp và giao thông trong vùng. Mùa đông thiếu nước, lượng nước ở các sông suối giảm
mạnh, có nhiều suối nhỏ bị khô cạn. Hiện nay, Hoà Bình có 4 hệ thống sông chính:
Sông Đà: bắt nguồn từ vùng núi cao Vân Nam - Trung Quốc, chảy qua vùng Tây
Bắc, đoạn này lòng sông hẹp, lắm thác ghềnh; đến địa phận tỉnh Hoà Bình lòng sông
rộng, thác giảm nhiều, đáng kể nhất là Thác Bờ. Sông Đà chảy trên đất Hoà Bình với
chiều dài 103 km, đến thị xã Hoà Bình, sông Đà chảy ngược lên hướng Bắc.
Hồ sông Đà (hồ Hoà Bình): có dung tích 9,5 tỉ m3 nước, phục vụ nhiều mục tiêu kinh tế
và quốc phòng. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ phát điện của Nhà máy thuỷ điện
Hoà Bình - nguồn cung cấp điện năng quan trọng cho cả nước; ngoài ra có nhiệm vụ cắt
lũ về mùa mưa, điều tiết nước chống hạn về mùa khô cho đồng bằng châu thổ sông
Hồng.
Sông Bôi: bắt nguồn từ xã Thượng Tiến thuộc huyện Kim Bôi. Sông dài khoảng
60 km, chảy qua nhiều dãy núi đá vôi phía nam của tỉnh Hoà Bình rồi đổ vào sông Hoàng
Long của tỉnh Ninh Bình.
Sông Bưởi: bắt nguồn từ huyện Tân Lạc, Lạc Sơn do các suối Lồ, suối Cái, suối
Nhân Nghĩa, suối Yên Phú và nhiều con suối nhỏ khác hội lưu ở thị trấn Vụ Bản (huyện
Lạc Sơn) rồi chảy sang tỉnh Ninh Bình. Sông dài khoảng 38 km. Lòng sông hẹp, nên vào
mùa mưa thường gây ra lụt lội ở hai bên bờ.
Sông Mã: đoạn chảy qua địa giới tỉnh Hoà Bình là từ xã Hang Kia đến xã Vạn Mai
của huyện Mai Châu. Hầu hết các suối phía nam huyện Mai Châu đều đổ ra sông Mã.

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2
XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
2.1. Các căn cứ thiết kế
2.1.1. Các quy trình, quy phạm áp dụng
Đường ô tô - yêu cầu thiết kế: TCVN 4054 - 2005 [1]
2.1.2. Cơ sở xác định
- Chức năng của tuyến đường qua 2 điểm D4 – D5: Đây là tuyến tỉnh lộ nối hai
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của Tỉnh Hòa Bình.
- Địa hình vùng đặt tuyến là địa hình đồi núi tương đối dốc, độ chênh cao giữa
điểm đầu, giữa và cuối tuyến khá.
- Số liệu về điều tra và dự báo giao thông.
Theo số liệu về dự báo và điều tra giao thông, lưu lượng xe trên tuyến qua hai điểm D9D10 vào năm thứ 15 là 1400 xe/ng.đ, có thành phần dòng xe:
Xe con Volga
: 10%
Xe tải nhẹ Gaz-51 : 20% (trục trước 18KN, trục sau 56KN, cụm bánh đôi)
Xe tải trung Zil150 : 40% (trục trước 25.8KN, trục sau 69.6KN, cụm bánh đôi)
Xe tải nặng Maz200 : 30% (trục trước 48.2KN, trục sau 100KN, cụm bánh đôi)
Hệ số tăng xe

: q = 9%
Công thức tính lưu lượng theo thời gian: Nt = N0.(1+q)t
- Lưu lượng xe năm thứ nhất (N0)
1400
15
N0 = (1  0.09) = 384 xe/ngđ

N15 = N0 (1+q)15

2.2. Xác định cấp hạng, quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật
2.2.1. Xác định cấp hạng của tuyến đường
Bảng 2.1 : Quy đổi xe/ngđ ra xcqđ/ngđ
Loại xe

Tỷ lệ

Hệ số quy đổi

Xe con
Xe tải nhẹ
Xe tải vừa
Xe tải nặng

10 %
20 %
40 %
30 %

1
2.5

2.5
2.5

Lưu lượng xe quy đổi năm tương lai:
Nxcqđ/ngđ = (10%1+20%2.5+40%2.5+30%2.5) 1400 = 3290 (xcqđ/ngđ)
Căn cứ vào:
- Chức năng của đường
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Điều kiện địa hình nơi đặt tuyến
- Lưu lượng xe thiết kế: Nxcqđ/ngđ
Dựa vào bảng 3 và bảng 4 tài liệu [1] – TCVN 4054 – 05.
Kiến nghị lựa chọn:
+ Cấp thiết kế
: Cấp III
+ Tốc độ thiết kế : Vtk= 60Km/h
2.2.2. Xác định các đặc trưng của mặt cắt ngang đường
2.2.2.1. Phần xe chạy
a) Số làn xe
Đối với đường cấp III số làn xe tối thiểu là 2 (làn)

Tính toán hệ số sử dụng khả năng thông hành Z :
Z=
Trong đó:
Z - là hệ số sử dụng năng lực thông hành của đường,
Với Vtk=60km/h, đường miền núi; thì Z=0.77
Ncdg - là lưu lượng xe thiết kế giờ cao điểm của năm tính toán được quy đổi ra xe
con thông qua các hệ số quy đổi
Khi không có nghiên cứu đặc biệt có thể lấy: Ncdg = (0.100.12)Ntbnđ , do đó:
Ncdg = 0.113290  362 (xcqđ/h)
Nlth - là năng lực thông hành thực tế của một làn xe (xcqđ/h). Khi không có nghiên
cứu, tính toán có thể lấy như sau: trường hợp không có dải phân cách trái chiều và ô tô
chạy chung với xe thô sơ thì chọn Nth = 1000 xcqđ/h/làn.
nlx - là số làn xe yêu cầu:
N cdg

362
= 0.77 �1000 =0.47 làn

nlx= Z �Nlth
Vì số làn tối thiểu là 2 làn, ta có thể chọn 2 làn xe.
Kiến nghị: chọn số làn xe là: nlx = 2 (làn)
b) Chiều rộng một làn xe
Sơ đồ tính bề rộng phần xe chạy: Tính toán được tiến hành theo 3 sơ đồ xếp xe và cho 2
loại xe:
+ Xe con có kích thước bé nhưng chạy với tốc độ cao, V= 80Km/h
+ Xe tải có kích thước lớn nhưng chạy với tốc độ thấp (xe tải chọn để tính
toán là xe tải Maz200), V= 60Km/h
Bề rộng 1 làn xe được xác định theo công thức:
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

B1làn= (m)
Trong đó:
b - là chiều rộng thùng xe
c - là cự ly giữa 2 bánh xe
x - là cự ly từ sườn thùng xe đến làn xe bên cạnh
y - là khoảng cách từ giữa vệt bánh xe đến mép phần xe chạy
Theo Zamakhaev đề nghị có thể tính: x = y = 0.5 + 0.005V
Tính toán theo các sơ đồ:
 Sơ đồ I
Hai xe tải đi ngược chiều nhau trên hai làn và gặp nhau:
s ¬ ®å t Ýn h bÒ r é n g ph Çn x e c h ¹ y ( s ¬ ®å I )

x2

c2

y2

Hình 1.2.1
Tính cho xe Maz200 với các thông số như sau: b = 2.65m , c = 1.95m , V = 60 Km/h

Do đó:
x = y = 0.5 + 0.00560 = 0.8 m
Vậy trong điều kiện bình thường ta có :
B1= B2= = 3.90 m
Bề rộng phần xe chạy B= B1+B2 = 3.90 + 3.90 = 7.80 m
 Sơ đồ II
Hai xe con đi ngược chiều nhau và gặp nhau:
s ¬ ®å t Ýnh bÒ r é ng phÇn xe c h¹ y ( s ¬ ®å II )

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.2.2
Tính toán cho xe con Volga với các thông số: b = 1.54m , c = 1.22m , V= 80Km/h
Do đó:
x = y = 0.5+ 0.005V = 0.5+0.005.80 = 0.9m
Vậy trong điều kiện bình thường ta có :
B1= B2 = = 3.18 m
Bề rộng phần xe chạy là
B= B1+B2 = 3.18 + 3.18= 6.36m.


GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Sơ đồ III
Xe tải và xe con đi ngược chiều nhau và gặp nhau
b2

b1

Y1

C1

X1

X2

C2

Y2


Hình 1.2.3
Dễ thấy bề rộng phần xe chạy là = 3.18 + 3.90 = 7.08 m
Theo Bảng 7 – TCVN 4054 – 05 [1]: Đối với đường loại này chiều rộng tối thiểu
một làn xe: B1làn = 3.0 m
Tuyến đường thiết kế là đường vùng núi do đó cần khắc phục những đoạn dốc đọc
nhất định, khi đó tốc độ của xe theo chiều lên dốc sẽ giảm đi đáng kể so với việc chạy
trên đường bằng, ngược lại xe xuống dốc thường có xu hướng hãm phanh để đảm bảo an
toàn. Khi 2 xe gặp nhau người lái thường có xu hướng giảm tốc độ, ngoài ra người lái có
thể lựa chọn giải pháp đi vào dải an toàn được bố trí trên lề gia cố để tránh nhau.
Hơn nữa việc tính toán như trên là đúng nhưng chưa đủ vì còn nhiều yếu tố quan
trọng chưa được xét tới, đầu tiên là mặt an toàn giao thông, sau đó là về giá đầu tư xây
dựng (rõ ràng bề rộng càng nhỏ giá đầu tư xây dựng càng nhỏ). Muốn chọn được bề rộng
một cách chính xác nhất phải có luận chứng kỹ lưỡng về mặt an toàn giao thông và giá
đầu tư xây dựng.
Kiến nghị chọn Blàn = 3.5 m.
2.2.2.2. Lề đường
Lấy theo bảng 7 [1] : đối với cấp hạng đường này thì:
Chiều rộng lề là 1.5 m trong đó lề gia cố là 1.0 m.
2.2.2.3. Dốc ngang phần xe chạy
Độ dốc ngang phần xe chạy của các bộ phận trên mặt cắt ngang ở các đoạn đường
thẳng được lấy như trong bảng 9 [1] phụ thuộc vào vật liệu làm lớp mặt và vùng mưa (giả
thiết trước mặt đường sẽ sử dụng là mặt đường bêtông nhựa).
Vậy: với đường cấp thiết kế III, V tk= 60 Km/h ta xác định được quy mô mặt cắt
ngang như sau:
Bảng 2.2 : Các yếu tố trên mặt cắt ngang

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Vtk
nlx
B1làn
Bpxc
Blề
Bnền
(Km/h)
(làn)
(m)
(m)
(m)
(m)
III
60
2
3.5
7.0
1.5
10.0
2.2.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến
2.2.3.1. Xác định độ dốc dọc lớn nhất cho phép (idmax)
Độ dốc dọc idmax được xác định từ 2 điều kiện sau:

+ Điều kiện sức kéo của ô tô
+ Điều kiện sức bám của bánh ô tô với mặt đường
a. Theo điều kiện sức kéo
- Điều kiện sức kéo phải lớn hơn tổng sức cản của đường
- Khi xe chuyển động thì xe chịu các lực cản gồm:
+ Lực cản lăn Pf
+ Lực cản không khí Pw
+ Lực cản quán tính Pj
+ Lực cản leo dốc Pi
Pa  Pf + Pw + Pj + Pi
Đặt : D = , D là nhân tố động lực của xe, được tra biểu đồ nhân tố động lực (D là sức kéo trên một đơn vị trọng lượng của xe, D = f(V, loại xe))
Khi xe chạy với vận tốc không đổi thì:
D = f  i  id = D - f
Trong đó: f - là hệ số sức cản lăn. Với V > 50 Km/h thì hệ số sức cản lăn được tính
theo công thức:
fv = f0[1+0.01 (V-50)]
V (Km/h) - là vận tốc tính toán
f0 - là hệ số sức cản lăn khi xe chạy với vận tốc nhỏ hơn 50 Km/h
Dự kiến mặt đường sau này thiết kế dùng là Bê tông nhựa, trong điều kiện
khô, sạch: lấy f0 = 0.02
Vậy idmax = D - fv
Bảng 2.3 : Xác định idmax theo điều kiện sức kéo
Xe con
Xe tải nhẹ
Xe tải vừa
Xe tải nặng
Loại xe
(Volga)
(GAZ 51)
(ZIL 150)

(MAZ 200)
V(Km/h)
60
60
60
60
D
0.111
0.042
0.037
0.030
f= fv
0.022
0.022
0.022
0.022
imax= D-fv
8.9%
2.0%
1.5%
0.8%
Cấp thiết kế

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ


KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

b. Xác định idmax theo điều kiện bám
Để đảm bảo bánh xe không quay tại chỗ khi leo dốc trong điều kiện bất lợi nhất thì
sức kéo phải nhỏ hơn sức bám của bánh xe với mặt đường.
idmax = D' - f
Trong đó:
D’ =
 - là hệ số bám của lốp xe với mặt đường, phụ thuộc vào trạng thái mặt
đường. Trong tính toán lấy khi điều kiện bất lợi mặt đường ẩm, bẩn: lấy = 0.3
G - là trọng tải xe kể cả hàng, Kg
Gk - là tải trọng trục chủ động , Kg
f - là hệ số sức cản lăn
Dự kiến mặt đường sau này thiết kế dùng là Bê tông nhựa, trong điều kiện khô,
sạch: lấy f0 = 0.02
Pw - là lực cản không khí, Pw = (Kg)
F là diện tích cản không khí
F = 0.8BH với xe con
F= 0.9BH với xe tải
k là hệ số sức cản không khí.
+ Xe con: k= 0.015 ÷ 0.03 (Tương ứng F= 1.5 ÷ 2.6 m2)
+ Xe bus: k= 0.025 ÷ 0.05 (Tương ứng F= 4.0 ÷ 6.5 m2)
+ Xe tải : k= 0.05 ÷ 0.07 (Tương ứng F= 3.0 ÷ 6.0 m2)
B, H lần lượt là bề rộng của ôtô và chiều cao ôtô.
Tính toán lấy tốc độ gió Vg = 0 Km/h. Khi đó :
Sức cản không khí của các loại xe là :
Pw = (Kg)

Kết quả tính toán Pw, và tính độ dốc dọc idmax
Bảng 2.4 : Xác định độ dốc dọc idmax theo điều kiện sức bám
Loại xe

Xe con
(Volga)

Xe tải nhẹ
(GAZ 51)

Xe tải trung
(ZIL 150)

Xe tải nặng
(MAZ 200)

V (Km/h)

60

60

60

60

B

1.8


2.29

2.385

2.65

H

1.61

2.13

2.18

2.43

F(m2)

2.32

4.39

4.68

5.80

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

k

0.026

0.058

0.061

0.069

Pw (Kg)

16.692

70.510

79.045

110.740




0.3

0.3

0.3

0.3

G (Kg)

1280

7400

9525

14225

Gk (Kg)

640

5600

6950

10000

D’


0.137

0.217

0.211

0.203

f

0.022

0.022

0.022

0.022

ibmax(%)

11.50%

19.50%

18.86%

18.11%

Trên cơ sở độ dốc dọc idmax xác định theo 2 điều kiện trên chọn trị số nhỏ hơn (vì
i max > ikmax nên theo điều kiện về sức bám hoàn toàn đảm bảo và trị số độ dốc dọc lớn nhất

bảo đảm cho các xe chạy được là trị số imax tính theo điều kiện sức kéo).
Bảng 2.5 : Tổng hợp tính toán độ dốc dọc idmax
Loại xe
Volga
GAZ 51
ZIL 150
MAZ 200
idmax (%)
8.9%
2.0%
1.5%
0.8%
b

Độ dốc dọc lớn nhất theo tính toán là rất nhỏ, trên thực tế hiện nay thiết kế đường
ở vùng đồi núi rất khó áp dụng. Nguyên nhân có thể là do các loại xe dùng để tính toán ở
trên không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Theo [1] với đường vùng núi thì i dmax= 7%. Tuy nhiên đây là độ dốc dọc dùng
trong trường hợp khó khăn nhất.
Vậy khi idmax= 7% tính ngược lại vận tốc các loại xe trong trường hợp mở hết
bướm ga như sau:
Bảng 2.6 : Vận tốc xe khi độ dốc dọc idmax= 7%
Loại xe
Volga
GAZ 51
ZIL 150
MAZ 200
i
0.07
0.07

0.07
0.07
f
0.022
0.022
0.022
0.022
D=i+f
0.092
0.092
0.092
0.092
V (Km/h)
79
28
23
17
2.2.3.2. Xác định tầm nhìn xe chạy
Nhất thiết phải bảo đảm chiều dài tầm nhìn trên đường để nâng cao độ an toàn
chạy xe và độ tin cậy về tâm lý để chạy xe với tốc độ thiết kế.
Các tầm nhìn được tính từ mắt người lái xe có chiều cao 1.20m bên trên phần xe
chạy, xe ngược chiều có chiều cao 1.20 m, chướng ngại vật trên mặt đường có chiều cao
0.15m.
Tính toán 2 sơ đồ tầm nhìn:
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG


BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1 - Dừng xe trước chướng ngại vật (Sơ đồ I - Tầm nhìn một chiều S1)
2 - Hãm hai xe chạy ngược chiều (Sơ đồ II – Tầm nhìn hai chiều S2)
3 - Hai xe vượt nhau (Sơ đồ IV - Tầm nhìn vượt xe S4)
a. Tầm nhìn 1 chiều (S1)
Người lái phát hiện chướng ngại vật, hãm phanh và dừng xe trước chướng ngại vật
một khoảng cách an toàn.
Sơ đồ tính tầm nhìn S1
Sh

lP

lo

S1

S1 = lpư + Sh + lo (m)
Trong đó:
lpư(m) - là quãng đường ứng với thời gian phản ứng tâm lý tpư = 1s
V
lpư = Vtpư = 3.6 (m)

k �V 2
Sh = 254 �( �i) (m) - là chiều dài hãm xe
l0 = 5  10 m - là cự ly an toàn. Tính toán lấy l0 = 10m


V - là vận tốc xe chạy, Km/h
k - là hệ số sử dụng phanh k = 1.2 với xe con, k= 1.3 với xe tải,
ở đây ta chọn k= 1.3
 = 0.5 - là hệ số bám trong điều kiện đường sạch, xe chạy bình thường
i (%) - là độ dốc dọc. Khi tính toán tầm nhìn lấy i = 0.00 %
60
1,3 �602

 10
S1 = 3,6 254 �(0,5  0, 00)
= 63.5 (m). Lấy tròn S1 = 64 m

Theo bảng 10 [1]: S1= 75 (m)
Vậy kiến nghị chọn S1 =75 (m).
b. Tầm nhìn 2 chiều (Sl P2)
Áp dụng :

Sh

lo

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55
S2

Sh

lP



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sơ đồ 2
V
K .V 2

 l0
2
2
1
,
8
127
(


i
)
S2 =

Trong đó :
i=0% tính cho đoạn đường nằm ngang
V = 60 km/h với giả thiết tốc độ của 2 xe chạy ngược chiều là như nhau

K = 1,3
 = 0,5 trong điều kiện đường sạch xe chạy với điều kiện bình thường
lo = 5 đến 10 m chọn l0 = 5 m
60
1,3.60 2.0,5

 10 120(m)
2
S2 = 1,8 127(0,5  0)

Vậy ta được :
Theo bảng 10 [1]: S2= 150 (m)
Vậy kiến nghị chọn S2 =150 (m).

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

c. Tầm nhìn vượt xe (S4)
Xe 1 chạy nhanh bám theo xe 2 chạy chậm với khoảng cách an toàn, khi quan sát
thấy làn xe trái chiều không có xe, xe 1 lợi dụng làn trái chiều để vượt.
Sơ đồ tính tầm nhìn vượt xe:

Tính toán với giả thiết sau: xe con chạy với vận tốc V 1= 75Km/h chạy sang làn
ngược chiều để vượt xe tải chạy chậm hơn với tốc độ là V2 = 60Km/h.
l1

S1-S2

l

l

l

S

Xét đoạn đường nằm ngang, và tốc độ của xe ngược chiều V3 = V2 = 60Km/h
 = 0.5 là hệ số bám ;
l0 = 5 10m là cự ly an toàn. Lấy l0 = 10 m
Tầm nhìn vượt xe được xác định theo công thức ::
75 �(75  60)
 10
63,5

0,5
S4 = =
= 328.9 m
Lấy tròn S4 = 329 m
Tuy nhiên để đơn giản, người ta dùng thời gian vượt xe thống kê được:
Lúc bình thường S4 = 6V= 360m
Lúc cưỡng bức S4 = 4V = 240m
Theo [1] thì S4 = 350 m

Kiến nghị chọn: S4 = 360m.
2.2.3.3. Xác định bán kính đường cong nằm nhỏ nhất
a. Khi có siêu cao
Khi thiết kế đường cong nằm có thể phải dùng bán kính đường cong nằm nhỏ, khi
đó hệ số lực ngang là lớn nhất và siêu cao là tối đa.
(m)
Với : = 0.07 ;
V = 60Km/h, µ là hệ số lực ngang:
µ = 0.15
Suy ra :
= 128.85 (m)
Theo bảng 11 [1] ta có =125m
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Kiến nghị chọn = 130m.

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

b. Khi không có siêu cao
(m)
Trong đó:
 = 0.08 - là hệ số áp lực ngang khi không làm siêu cao (hành khách không có cảm
giác khi đi vào đường cong)
in = 0.02 - là độ dốc ngang mặt đường
= 473 m
Theo bảng 11 [1] ta có: = 1500 m
Kiến nghị chọn = 1500 (m).
c. Bán kính tối thiểu thông thường
(V  20) 2
127(   (i

max

 0.02))

802
= 127(0.08  0.05) =388m

sc
R=

Theo TCVN 4054-05 thì: R=250 m
Do địa hình miền núi có nhiều khó khăn nên có thể chọn bán kính nhỏ đi 1 chút
Kiến nghị chọn: R= 300 m

d. Xác định bán kính đường cong nằm đảm bảo tầm nhìn ban đêm
Rminbđ = = 15S1 = 1125m
S1 - là chiều dài tầm nhìn 1 chiều
= 2º- là góc mở đèn pha
Khi Rminbđ < 1125m thì phải khắc phục bằng các biện pháp chiếu sáng, cắm biển hạn chế
tốc độ về ban đêm, hoặc bố trí gương cầu.
2.2.3.4. Xác định chiều dài đường cong chuyển tiếp và đoạn nối siêu cao
a. Đường cong chuyển tiếp
Khi V ≥ 60 Km/h phải bố trí đường cong chuyển tiếp để nối từ đường thẳng vào
đường cong tròn và ngược lại. Trong phần thiết kế cơ sở, các đường cong được bố trí là
các đường cong tròn, không bố trí đường cong chuyển tiếp.
Lct =
b. Đoạn nối siêu cao
Đoạn nối siêu cao, đoạn nối mở rộng đều được bố trí trùng với đường cong chuyển
tiếp. Trong phần thiết kế cơ sở các đường cong được bố trí là các đường cong tròn, nên
các đoạn nối này bố trí một nửa trên đường cong và một nửa trên đường thẳng.
Lnsc=  Lct
Trong đó:
V : vận tốc chạy thiết kế ,V=60km/h
I : độ tăng gia tốc li tâm , I=0,5 m/s2
R : bán kính đường cong nằm
GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG


BỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

B chiều rộng phần xe chạy , B=7 m
iphu thêm độ dốc dọc phụ lấy =0,5% =0,005
E : độ mở rộng phần xe chạy trên đường cong
Do đoạn chuyển tiếp không tính trong thiết kế cơ sở nên ta chọn theo Bảng 14 –
(TCVN-4054-05)
Độ dốc siêu cao (isc) và chiều dài đoạn nối siêu cao (L) phụ thuộc vào bán kính
đường cong nằm (R) và tốc độ thiết kế (Vtk).
Bảng 2.7 : Độ dốc siêu cao (isc) và chiều dài đoạn nối siêu cao (Lnsc)
R (m)

1500300

300250

250200

200175

175150

150125

isc


0.02

0.03

0.04

0.05

0.06

0.07

L(m)

50

50

50

55

60

70

2.2.3.5. Độ mở rộng phần xe chạy trong đường cong
Xe chạy trong đường cong yêu cầu phải mở rộng phần xe chạy. Độ mở rộng bố trí
cả ở hai bên, phía lưng và phía bụng đường cong, khi gặp khó khăn có thể bố trí một bên,

phía bụng hay phía lưng đường cong.
Tính toán cho hai loại xe là:
+ Xe có khổ xe dài nhất là xe tải nặng có 2 trục sau Maz 200: khoảng cách
từ trống va đến trục sau: LA= 7.000m
+ Xe con Volga : khoảng cách từ trống va đến trục sau là LA = 3.337m
Đường có 2 làn xe, độ mở rộng E được tính theo công thức
E = (m)
Kết quả tính toán:
Bảng 2.8 : Độ mở rộng phần xe chạy tính toán
R(m)

250

200

175

150

125

Exe tải(m)

0.58

0.67

0.73

0.82


0.93

Exe con (m)

0.42

0.48

0.52

0.56

0.63

Theo [1], độ mở rộng phần xe chạy trong đường cong nằm đối với đường 2 làn xe
và xe tải chiếm ưu thế lấy theo bảng sau:
Bảng 2.9 : Độ mở rộng phần xe chạy hai làn xe trong đường cong nằm
R

250200

<200150

<150100

<10070

<7050


<5030

Emr (m)

0.6

0.7

0.9

1.2

1.5

2.0

GVHD: GS.TS VŨ ĐÌNH PHỤNG
SVTH: PHẠM ĐĂNG THÔNG – LỚP: 55CD7 – MSSV: 10768.55


×