Tải bản đầy đủ (.docx) (150 trang)

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG 1 - NHÀ Ở CHUNG CƯ CAO TẦNG VINASHIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 150 trang )

Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

PHẦN 1 – GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
I. VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
- Công trình “ NHÀ Ở CHUNG CƯ CAO TẦNG VINASHIN ” được xây dựng tại “ SỐ
213 ĐƯỜNG NGUYỄN KHANG CẦU GIẤY-HÀ NỘI”.
- Công trình đuợc xây dựng trên một khu đất rộng rãi, bằng phẳng, tương đối ổn
định.
- Công trình được xây dựng trong khu quy hoạch là khu chung cư, tổng mặt bằng
khu đất được quy hoạch gồm một khối nhà cao tầng .
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC, KẾT CÂU, MÓNG CÔNG TRÌNH
1. Phương án kiến trúc công trình:
- Diện tích xây dưng công trình vào khoảng 700 m2
- Công trình xây dựng cao 13 tầng với tổng chiều cao 49 m kể từ mặt đất thiên
nhiên ngoài nhà, gồm : tầng 01 hầm cao 3,2 m ; tầng 1 cao 3,9 m từ các tầng 2 tới 12 cao 4,2
m, cốt thiên nhiên ngoài nhà thấp hơn cốt ± 0.000 là -0,75 m, cốt ± 0.000 được lấy tương
ứng mặt nền tầng 1.
- Tầng hầm bố trí khu để xe, khu bảo vệ, các hộp kỹ thuật, bể phốt, kho.
- Tầng 1, tầng lửng và tầng 2 bố trí không gian siêu thị, phòng bảo vệ, sảnh chung cư, khu
vệ sinh, cầu thang bộ và thang máy.
- Các tầng từ 3-12 là các căn hộ riêng biệt, trong mỗi căn hộ có các phòng chức năng riêng
như phòng khách, phòng ăn, phòng ngũ, phòng bép với diện tích cho từng phòng hợp lý.
Công trình có 2 thang máy và 2 thang bộ là giải pháp giao thông đứng, một hành lang ở giữa
rộng 2,3m là giải pháp giao thông ngang, công trình có kết cấu mái bằng, trên mái có bể
nước phục vụ cho toàn công trình.
- Kích thước các cấu kiện cơ bản
+ Cột : 400 x 400; 500 x 500; 700 x 700; 800 x 800; 900 x 900.
+ Dầm : 450 x 200; 300 x 450; 700 x 450; 300 x 950.
+ Tường : 110; 220;


+ Tấm sàn : 200; 50 mm .
- Phần hoàn thiện
+ Sàn : lát gạch CERMIC;
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

1


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

+ Tuờng ngoài và tường trong sơn , ốp gạch mem kính 200x200
+ Mái bằng bê tông cốt thép;
+ Bậc thang: trát đá mài; .
+ Cửa nhôm kính, vách kính khung nhôm;
+ Trần : thạch cao khung xương hợp kim; trần kim loại, trần thạch cao chụi nước, sơn trực
tiếp
+ Điện : dây Cadivi, đèn Đài Loan, phụ kiện Clipsal;
+ Nước, PCCC: thiết bị vệ sinh Viglacera, ống nhựa Bình Minh, ống thép
Korea.
2. Phương án kết cấu công trình:
-Công trình có kết cấu khung bê tông cốt thép và lõi váchchịu lực, tường bao che,
dầm sàn bê tông cốt thép đỗ tại chỗ .
- Công trình có kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực chính theo phương ngang
nhà gồm 13 tầng, mỗi khung có 5 nhịp. Khoảng cách lưới cột theo phương
khung chịu lực là 7,5m; 5,5 m và 5,7m, theo phương vuông góc với khung chịu lực là
8,5m , 3m và 85m. Ngoài ra còn có hai lõi được bố trí làm thang máy và vách nhà cũng là
kết cấu chịu lực chính cho công trình. ở các khung chịu lực chính đều có đầu thừa, chân cột
được ngàm chặt vào móng .

-Vật liệu chính :
+ Bê tông mác 350, 450;
+ Thép nhóm CI, CII; CIII
+ Gạch đặc mác 75;
+ Vữa xây và trát dùng vữa xi măng mác 75.
3. Phương án móng công trình :
- Do công trình có tải trọng truyền xuống móng lớn nên chọn giải pháp móng cho
công trình là móng cọc khoan nhồi đài thấp .
+ Đài móng cao 2,5m, được đặt trên lớp bê tông gạch vỡ mác #75 dày 0,1m;
+ Đáy đài đặt tại cốt -3,5 m so với cốt ±0,00;
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

2


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

+ Cọc khoan nhồi có đường kính 1200 mm, chiều dài1 cọc Lc= 42,25 m, chiều
sâu hố khoan là 46m so với cốt thiên nhiên ;
- Toàn bộ đài móng được liên kết với nhau thông qua hệ giằng dọc và giằng ngang
có kích thước là: 300 x 300 .
III. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
1. Điều kiện địa chất công trình:
- Mặt bằng xây dựng là khu đất tương đối bằng phẳng, khô ráo, không có nước mặt,
do phía bắt công trình tiếp giáp với kênh thoát nước của thành phố nên đây cũng là điều
kiện thuận lợi trong quá trình thi công công trình vào mùa mưa.
- Nền nhà được tôn cao so với cốt thiên nhiên 0,75 m. Cốt nền nhà lấy bằng ±0.000.
- Căn cứ vào “ Báo cáo kết quả khảo sát địa chất côngtrình ” của nền đất đặt móng,

từ trên xuống gồm các lớp đất được phân chia như sau :
+ Lớp 1 : Đất lấp : bê tông ,gạch vụn, dày 1,5m
+ Lớp 2 : Sét màu nâu vàng, trạng thái nửa cứng , dày 3m;
+ Lớp 3 : Sét pha, màu xám, trạng thái dẻo mềm, dày 13,7m;
+ Lớp 4 : Sét pha màu xanh xám, trạng thái dẻo mềm, dày 2,4m;
+ Lớp 5 : Cát hạt mịn màu xám, trạng thái chặt vừa, dày 3,6m;
+ Lớp 6 : Cát hạt thô vàng nhạt, trạng thái chặt vừa, dày 3,8m;
+ Lớp 7 : Cuội sỏi lẫn cát hạt thô, trạng thái rất chặt, dày 12,5m.
+ Lớp 8 : Cát hạt mịn vừa, màu xám trạng thái chặt, dày 3m.
+ Lớp 9 : Cuội sỏi đa mầu, trạng thái rất chặt.
2. Điều kiện địa chất thuỷ văn công trình:
- Do công trình được xây dựng trong thành phố vào mùa khô, công trình lại gần kênh thoát
nước của thành phố nên nước mặt là khôngđáng kể và coi như không ảnh hưởng đến quá
trình thi công.
IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯƠC KHI THI CÔNG
Để việc xây dựng công trình được tiến hành thuận lợi, trước khi thi công ta cần làm

SVTH : Đào Thị Diệu Linh

3


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

một số công tác chuẩn bị sau :
1. San dọn và bố trí chuẩn bị mặt bằng thi công:
- Nhận bàn giao mặt bằng xây dựng.
- Kiểm tra chỉ giới xây dựng.

- Di chuyển mồ mả, phá dỡ công trình cũ nếu có, ng. hạ cây cối vướng vào công trình, đào
bỏ rễ cây, phá dỡ đá mồ côi trên mặt bằng công trình, xử lý thảm thực vật thấp dọn sạch
chướng ngại ngại vật gây trở ngại tạo thuận tiện cho thi công… Do công trình được xây
dựng trong khu công nghiệp nên mặt bằng thi công đã được san lấp bằng phẳng và đã được
dọn sạch các chướng ngại vật gây trở ngại cho công tác thi công.
-Tập hợp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật có liên quan (kết quả khảo sát địa chất, qui trình công
nghệ...)
- Nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu quy hoạch, kiến trúc, kết cấu và các tài liệu khác của công
trình, tài liệu thi công và tài liệu thiết kế và thi công các công trình lân cận.
- Xử lý các vật kiến trúc ngầm: Khi thi công phần ngầm ngoài các vật kiến trúc đã xác định
rõ về kích thước chủng loại trên mặt bằng,vị trí trên bản vẽ ta còn gặp nhiều các vật kiến
trúc khác, như mồ mả, đá mồ côi, công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thông cáp quang, điện,
nước, khu di tích... ta phải kết hợp với các cơ quan có chức năng để giải quyết.
- Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục của công trình.
- Bên trong công trình cần phải làm các tuyến đường tạm để vận chuyển vật tư, trangthiết bị
phục vụ cho công trình.
- Thi công đường điện tạm để phục vụ cho công trìnhvà được đấu nối với hệ thống điện đã
có sẵn trong khu công nghiệp.
- Xây dựng các bể chứa nước hoặc dùng các thiết bị khác để chứa nước để phụ vụ cho
quá trình sinh hoạt và sản xuất của công trình. Nước được lấy từ hệ thống cấp nước cho khu
công nghiệp và giếng đã thi công trước đó.
- Xây dựng các láng trại tạm như : Nhà ở cho công nhân, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà bảo
vệ, nhà dành cho cán bộ kỹ thuật, kho chứa vật tư, xưởng gia công, bị chứa vật liệu....
- Việc tiêu nước bề mặt nhằm để hạn chế không cho n ước chảy vào hố móng công trình,
nên trên mặt bằng thi công ta cần bố trí các rãnh, các bờ để thu nước mưa, bơm tiêu nước.
Do mực nước ngầm trong phạm vi mặt bằng thi công công trình ở độ sâu - 8m so với mặt
đất thiên nhiên sâu hơn so với cos đế móng nên không cần có các biện pháp hạ mực n ước
ngầm.
2. Chuẩn bi máy móc, nhân lực và các yêu cầu kỹ thuật khác phục vụ thi công:
SVTH : Đào Thị Diệu Linh


4


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

2.1. Chuẩn bị máy móc trang thiết bị :
Sau khi đã có được mặt bằng xây dựng ta tiến hành chuẩn bị và tập kết máy móc
trang thiết bị phục vụ thi công nhà :
- Máy kinh vĩ, thủy bình phục vụ công tác trắc đạc;
- Máy đào đất gầu nghịch;
- Xe vận chuyển đất đá , nguyên vật liệu;
- Máy thi công cọc khoan nhồi;
- Máy trộn bê tông;
- Máy đầm bê tông ;
- Máy bơm bêtông;
- Máy vận thăng;
- Máy cưa, máy cắt, máy hàn, máy uốn sắt thép;
- Hệ thống coffa đà giáo định hình.
2.2. Chuẩn bị vật tư :
- Chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu các loại vật tư, các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra
độ sụt của bê tông, chất lượng gạch đá,...
- Việc cung ứng bê tông phải được chuẩn bị với trạm có công suất lớn, có phương án
dự phòng đảm bảo bê tông được cung ứng liên tục với số lượng lớn .
- Các vật tư hoàn thiện cần phải nhanh chóng trình mẫu để bên A duyệt và đặt hàng
trước .
- Các loại vật tư còn lại có thể mua tự do ở thị trường cũng phải lên kế hoạch cung
ứng để đảm bảo ngay khi khởi công các vật tư đã sẵnsàng .

2.3. Chuẩn bị điện phục vụ thi công :
Do công trình nằm trong thành phố nên việc cung cấp điện thi công rất thuận lợi.
- Bố trí một máy phát điện dự phòng 250KVA sử dụng khi gặp sự cố về điện .
- Tủ điện chính : 1 Aptomat đủ công xuất, 1 đồng hồ điện 3 pha .
- Lưới điện động lực: Từ nguồn đến xưởng gia công cốt thép, cốp pha, cẩu tháp, vận
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

5


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

thăng và các hạng mục thi công .
- Lưới điện chiếu sáng : được phân bố xung quanh hạng mục thi công bằng trụ điện
gỗ cao 5 m , khoảng cách 25 m/cột kết hợp với các đèn pha chiếu sáng cho từng khu vực
thi công khi thi công ca 3 ( trong những trường hợpcần thiết ) .
2.4. Chuẩn bị nước phục vụ thi công :
- Dùng hệ thống ống dẫn bằng nhựa PVC  34 cách mặt đất 0,6 m .
- Do công trình sử dụng cọc khoan nhồi, qui mô công trình lớn thời gian thi công
dài vì vậy lượng nước sử dụng và nước thải ra tương đối nhiều do vậy ta nên xây dựng hệ
thống mương thoát nước vĩnh cửu theo thiết kế của công để sử dụng trong quá trình thi
công nhằm tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng.
- Lượng nước sạch được lấy từ mạng lưới cấp nước thành phố, ngoài ra cần phải chuẩn bị
máy bơm nước dự phòng trong trường hợp thiếu nước. Phải có bể chứa với dung lượng lớn
để chứa bùn và lắng lọc, xử lý các phế liệu mà không được trực tiếp thải đi.
Nước thải ra hệ thống thoát nước của thành phố phải là nước đã qua xử lý.
2.5. Chuẩn bị nhân lực:
Việc cung cấp nhân lực, công nhân kỹ thuật - cán bộ chỉ đạo do đơn vị thi công điều động.

Số nhân lực luôn luôn đảm bảo theo yêu cầu thiết kế tổ chức thi công. Đảm bảo thi công
công trình với năng suất chất lượng cao. Đảm bảo đúng thời gian bàn giao công trình .
2.6. Các công tác chuẩn bị khác phục vụ thi công :
- Thiết lập qui trình kĩ thuật thi công theo các phương tiện thiết bị sẵn có.
- Lập kế hoạch thi công chi tiết, qui định thời gian cho các bước công tác và sơ đồ
dịch chuyển máy trên hiện trường.
- Tập hợp đầy đủ các tài liệu kĩ thuật có liên quan(kết quả khảo sát địa chất, qui trình công
nghệ..)
- Xử lý các vật kiến trúc ngầm: Khi thi công phần ngầm ngoài các vật kiến trúc đã xác định
rõ về kích thước chủng loại, vị trí trên bản vẽ ta còn bắt gặp nhiều các vật kiến
trúc khác, như mồ mả... ta phải kết hợp với các cơ quan có chức năng để giải quyết.
- Chống ồn: Trong thi công đào móng không gây rung động lớn như đóng cọc
nhưng do sử dụng máy móc thi công có công suất lớn nên gây ra tiếng ồn lớn. Để giảm
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

6


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

bớt tiếng ồn ta đặt các chụp hút âm ở chỗ động cơ nổ, giảm bớt các động tác thừa, không
để động cơ chạy vô ích.
- Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, hồ sơ khảo sát địa chất công trình, sơ bộ có giải pháp thi
công và chi phí phù hợp, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình lân cận. Việc chống đỡ
cho công trình lân cậntrong quá trình thi công là một trong những khả năng nếu thấy cần
thiết, để ngăn chặn sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
3. Định vị công trình:
- Nhằm chuyển chính xác mặt bằng công trình trong bản vẽ ra thực địa, đảm bảo

đúng kích thước, hình dạng công trình trong quá trình thi công cũng như để phục vụ cho
quá trình sử dụng theo dõi sự biến dạng của công trình sau này. Do những đặc điểm trên,
việc giác móng công trình cần được tiến hành cẩn thận chính xác.
- Chuẩn bị nhân lực thi công gồm: 1 kỹ sư phụ trách và 3 công nhân trắc địa.
- Chuẩn bị thiết bị thi công gồm:
+ Máy kinh vỹ;
+ Máy thủy bình;
+ Máy dọi tâm quang học;
+ Máy thủy chuẩn chính xác và mia có bộ đo cựcnhỏ;
+ Thước thép, dây thép, sơn, quả dọi, búa và đinh;
+ Cọc mốc bằng gỗ kích thước 4x6cm, ván dày 2cm rộng 15cm không cong vênh và phải có
một cạnh phẳng để làm giá ngựa;
+ Vôi bột, sơn đỏ để đánh dấu;
+ Dây càng, dây dọi, búa đóng đinh ,đinh.. .
- Căn cứ vào góc hướng và góc phương vị, căn cứ vào tim đường lân cận, cùng cọc mốc
chuẩn để xác định công trình trên khu đất xây dựng.
- Giác móng lên khung nhà làm việc đúng vị trí thiết kế bằng máy kinh vĩ và thước thép.
Sau khi tiến hành công tác chuẩn bị xong ta tiến hành công tác giác móng và định vị công
trình. Xác định các đường tim trục, mặt bằng công trình trên thực địa, đưa chúng từ bản vẽ
thiết kế vào đúng vị trí trên mặt đất, công việc này đòi hỏi phải làm một cách hết sức chính
xác.

+Xác định tim cốt công trình dụng cụ bao gồm dây gai dây kẽm, dây thép 1 ly, thước thép,
máy kinh vĩ máy thuỷ bình . . .
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

7


Đồ án kỹ thuật thi công 1


GVHD: Lê Bá Sơn

+ Từ bản vẽ hồ sơ và khu đất xây dựng của công trình, phải tiến hành định vị công trình
theo mốc chuẩn theo bản vẽ.
+ Điểm mốc chuẩn phải được tất cả các bên liên quan công nhận và ký vào biên bản
nghiệm thu để làm cơ sở pháp lý sau này, mốc chuẩn được đóng bằng cọc bê tông cốt thép
và được bảo quản trong suốt thời gian xây dựng
+ Từ mốc chuẩn xác định các điểm chuẩn của công trình bằng máy kinh vĩ
+ Từ các điểm chuẩn ta xác định các đường tim công trình theo 2 phương đúng như trong
bản vẽ đóng dấu các đường tim công trình bằng các cọc gỗ sau đó dùng dây kẽm căng theo
2 đường cọc chuẩn, đường cọc chuẩn phải cách xa công trình từ 3- 4 m để không làm ảnh
hưởng đến thi công
+ Dựa vào các đường chuẩn ta xác định vị trí của tim cọc , vị trí cũng như kích thước hố
móng
-Dựa vào các mốc đó ta trải lướicác định trên mặt bằng thành lưới hiện trường và từ đó
ta lấy là căn cứ để giác móng.

Hình 1: Định vị và gác móng công trình
Mốc chuẩn : 0
Góc phương vị : ß=16°

Góc hướng : α =88°
Khoảng cách 0B=14 (m)

* Kiểm tra lại sau khi định vị: Sau khi định vị được các trục chính, điểm mốc chính ta tiến
hành kiểm tra lại sau khi định vị bằng cách đo khoảng cách các điểm.
* Gửi cao trình mốc chuẩn: Sau khi đã định vại và giác móng công trình ta tiến hành gửi
cao trình mốc chuẩn. Các mốc chuẩn cốt chuẩn cần được dặt ở nơi ổn định, đảm bảo độ
chính xác cần thiết, đảm bảo nằm ngoài phạm vi ảnh hưỏng của công trình.

Sau khi tiến hành xong phải kiểm tra lại toàn bộ các bước đã làm và vẽ lại sơ đồ, văn
bản này là cơ sở pháp lí để thi công và kiểm tra sau này.

SVTH : Đào Thị Diệu Linh

8


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

PHẦN 2- THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG
A. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG
I. THI CÔNG PHẦN NGẦM
- Do công trình có tải trọng truyền xuống móng lớn vì vậy cácgiải pháp móng đơn
giản như: Móng nông trên nền thiên nhiên, móng đệm cát đặt trên cát lớp đất phía trên là
không phù hợp và không đảm bảo kết cấu cho công trình. Vì vậy ta nên lựa chọn giải
pháp móng cho công trình là móng cọc. Với móng cọc thì đài cọc được đặt trực tiếp lên
cọc nên giảm được khối lượng đào móng, móng có kết cấu chắt chắn giảm được lún
lệch.
- Với tải trọng tương đối lớn (gần 600T với móng đơn; hơn 1000T với móng hợp
khối), nằm trong trung tâm thành phố, và là khu vực xây chen nên chọn giải pháp móng
cọc đóng hoặc cọc ép là không phù hợp vì vậy ta chọn giải pháp móng cọc cho công
trình là cọc khoan nhồi.
- Cọc khoan nhồi có ưu điểm là chịu được tải trọnglớn, khi thi công không gây chấn động
mạnh và tiếng ồn lớn .
- Căn cứ vào “ Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình ” của nền đất đặt móng, thì lớp
thứ 9 có E = 260 KG/cm2 chỉ số SPTTB=75 nên nó là lớp tốt, rất chặt nhưng lại ở độ sâu
không lớn lắm. Vì vậy ta chọn cọc khoan nhồichống trực tiếp lên lớp thứ 9.

1. Lập biện pháp thi công cọc khoan nhồi :
- Thi công cọc khoan nhồi theo TCXDVN 326 : 2004 "Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi
công và nghiệm thu ".
- Công tác thi công cọc khoan nhồi được tiến hành trước khi đào móng.
- Kích thước cọc theo thiết kế là:
+ Đường kính cọc là: D = 1,2m;
+ Chiều dài cọc: 42,25 m ;
+ Giằng móng có kích thước;
+ Giằng dọc: 300 x 300 (cm);

SVTH : Đào Thị Diệu Linh

9


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

+ Giằng ngang: 300 x 300 (cm).
1.1. Lựa chọn phương án thi công cọc :
- Hiện nay có rất nhiều thiết bị và công nghệ thi công cọc khoan nhồi nhưng có 2
nguyên lí được sử dụng trong tất cả các phương phápthi công là :
+ Cọc khoan nhồi chống sập thành hố khoan bằng ống vách;
+ Cọc khoan nhồi chống sập thành hố khoan bằng dung dịch Bentonite.
1.1.1. Cọc khoan nhồi chống sập thành hố khoan bằng ống vách :
- Loại này thường được sử dụng khi thi công cho những công trình nằm kề sát với công trình
có sẵn, hoặc do những điều kiện địa chất đặc biệt. Cọc khoan nhồi có dùng ống vách thép
rất thuận lợi cho thi công vì không phải lo việc sập thành hố khoan, công trình ít bị bẩn vì
không phải sử dụng dung dịch Bentonite, chất lượng cọc rất cao.

- Nhược điểm của phương pháp này là máy thi công lớn, cồng kềnh, khi máy làm việc thì
gây rung và tiếng ồn lớn và rất khó thi công đối với những cọc có độ dài trên 30m.
1.1.2. Cọc khoan nhồi chống sập thành hố khoan bằng dung dịch Bentonite:
- Đây là công nghệ khoan rất phổ biến. Ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh,
đảm bảo vệ sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
- Phương pháp này thích hợp với loại đất sét mềm, nửa cứng nửa mềm, đất cát mịn, cát thô
hoặc có lẫn sỏi cỡ hạt từ 20-100mm.
- Có 2 phương pháp dùng cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách:
1.1.2.1. Phương pháp khoan thổi rửa (phản tuần hoàn):
- Máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất, dung dịch Bentonite được bơm xuống hố để giữ
vách hố đào. Mùn khoan và dung dịch được máy bơm và máy nén khí đẩy từ đáy hố khoan
lên đưa vào bể lắng để lọc tách dung dịch Bentonite tái sử dụng.
- Công việc đặt cốt thép và đổ bê tông tiến hành bình thường.
* Ưu điểm: Phương pháp này có giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản, giá thành hạ
* Nhược điểm: Phương pháp này có tốc độ khoan chậm, chất lượng và độ tin cậy chưa cao.
1.1.2.2. Phương pháp khoan gầu :
- Theo công nghệ khoan này, gầu khoan thường có dạng thùng xoay cắt đất và đưa
ra ngoài. Cần gầu khoan có dạng Ăng-ten, thường là 3 đoạn truyền được chuyển động
xoay từ máy đào xuống gầu nhờ hệ thống rãnh.
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

10


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

- Vách hố khoan được giữ ổn đình nhờ dung dịch Bentonite. Qúa trình tạo lỗ được
thực hiện trong dung dịch Bentonite. Trong quá trình khoan có thể thay các gầu khác

nhau để phù hợp với nền đất đào và để khắc phục cácdị tật trong lòng đất.
* Ưu điểm: Phương pháp này thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng dễ dàng
thuận tiện, đảm bảo vệ sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
* Nhược điểm: Phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng giá đắt, giá thành cọc cao.
- Phương pháp này đòi hỏi quy trình công nghệ rất chặt chẽ, cán bộ kỹ thuật và công nhân
phải thành thạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
- Đối với một số công trình và công nghệ của Việt Nam hiện nay thì phương pháp phổ biến
nhất là khoan gầu xoay. Từ các phương pháp đã phân tích ta thấy phương pháp
“khoan gầu xoay kết hợp dung dịch Bentonite giử thành vách hố khoan” là phương
pháp nhanh hơn, chất lượng đảm bảo hơn các phương pháp khác, nên ta chọn phương
pháp này để thi công công trình.
1.2. Công tác chuẩn khi thi công cọc :
1.2.1. Chuẩn bị tài liệu:
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn;
- Hồ sơ bản vẽ địa chất cộng trình;
- Bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu công trình ;
- Hồ sơ bản vẽ cộng trình ngầm;
- Tài liệu về thời tiết để có biện pháp thi công thích hợp;
- Định mức xây dung;
- Hồ sơ bản vẽ cộng trình lân cận nếu có;
- Các loại giấy phép có liên quan khát .
1.2.2. Chuẩn bị về mặt bằng thi công :
- Thi công lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công;
- San ủi mặt bằng và làm đường tạm phục vụ thi công, đường tạm phải đủ để chịu tải trọng
của vận chuyển thiết bị thi công lớn nhất, lập phương án vận chuyển đất thải, tránh
gây ô nhiễm môi trường;
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

11



Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

- Thi công các công trình phụ trợ, đường cấp điện, cấp thoát nước, hố rửa xe; hệ thống tuần
hoàn vữa sét (kho chứa, trạm trộn, bể lắng, đường ống, máy bơm, máy tách cát..)
- Xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công trình
+ Văn phòng ban điều hành công trường;
+ Văn phòng đội thi công;
+ Láng trại tạm cho công nhân ;
+ Trạm y tế;
+ Kho bị phục vụ thi công:
* Xưởng tập kết và tổ hợp coffa,đà giáo;
* Xưởng tập kết và tổ hợp cốt thép;
*Bể chứa cốt liệu rời’
*Kho chứa xi măng;
*Kho chứa vật tư thiết bị hoàn thiện.
- Xát định tuyến di chuyển của máy thi công cọc, trình tự thi công cọc
+ Do số lượng cọc lớn ( 57 cọc) và để rút ngắn thời gian thi công nên ta chọn và bố trí hai
máy thi công cọc cùng song song làm việc trên công trường ;
+ Theo điều 6.1 của TCXDVN 326 : 2004
"Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu ". Thì khi Khoan gần cọc vừa mới đổ xong bê tông, Khoan trong đất bão hoà
nước khi khoảng cách mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1,5m nên tiến hành cách quãng 1 lỗ, khoan
các lỗ nằm giữa hai cọc đã đổ bê tông nên tiến hành sau ít nhất 24 giờ từ khi kết thúc đổ bê
tông ;
+ Do yêu cầu kỹ thuật và sự ảnh hưởng lẫn nhau trong thi công cọc nhồi nên việc
bố trí tuyến di chuyển và trình tự thi công cọc đuược thực hiện như trong hình vẽ. Trong
đó máy 1 thi công 33 cọc từ trục 3 về trục 1, máy 2 thi công 25 cọc từ trục 4 về trục 6;


SVTH : Đào Thị Diệu Linh

12


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

Hình 2 : Mặt bằng bố trí máy thi công cọc khoan nhồi
1.2.3. Chuẩn bị thiết bị phục vụ thi công :
- Kiểm tra vật liệu chính (thép, xi măng, vữa sét, phụ gia, cát, đá, nước sạch...), chứng chỉ
chất lượng của nhà sản xuất, và kết quả thí nghiệm kiểm định chất lượng.
- Tập kết vật tư kỹ thuật và thiết bị, kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị trong tình
trạng sẵn sàng hoạt động tốt, dụng cụ và thiết bị kiểm tra chất lượng phải qua kiểm
chuẩn của cơ quan Nhà nước.
- Chuẩn bị dung dịch khoan, cốt thép cọc, ống siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lõi
bê tông (nếu cần), thùng chứa đất khoan, các thiết bị phụ trợ ( cần cẩu, máy bơm, máy
trộn dung dịch, máy lọc cát, máy nén khí, máy hàn, tổ hợp ống đổ, sàn công tác phục vụ
đổ bê tông, xe chở đất khoan) cùng các thiết bị để kiểm tra dung dịch khoan, lỗ khoan,
dụng cụ kiểm tra độ sụt bê tông, hộp lấy mẫu bê tông, dưỡng định vị lỗ cọc...
- Ngoài ra để việc thi công cọc khoan nhồi đạt hiệu quả cao thì ngoài việc phải chuẩn bị các
loại thiết bị thi công cần thiết,các tài liệu có liên quan ta còn phải kiểm tra khả năng vận
chuyển, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tiếng ồn và chấn động, ... còn phải tiến hành kiểm
tra đầy đủ các mặt về tình hình phạm vi chung quanh hiện trường.
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

13



Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

- Cần chú ý máy khoan thuộc loại thiết bị lớn rất nặng mà công trình thì lại nằm trong thành
phố nên nhất thiết phải kiểm tra đầy đủvề phương án và lộ trình vận chuyển.
Phải đảm bảo phải có đủ diện tích hiện trường để lắp dựng thiết bị, bố trí mặt bằng để
tập kết trang thiết bị và dụng cụ khoan, ngoài ra còn phải thực hiện việc gia cố mặt đường và
nền đất trong khu vực thi công để thuận cho công việc lắp dựng thiết bị và xe cộ đi lại.
1.3. Qui trình thi công cọc :
1.3.1. Chọn máy thi công cọc :
1.3.1.1. Máy khoan:
Cọc thiết kế có đường kính 1200, chiều sâu hố khoan 42,25 m nên ta chọn máy
KH-100 có các thông số kỹ thuật
Các thông số kỹ thuật của máy khoan KH-100
Độ sâu lớn nhất (m)
Đường kính lớn nhất (mm)

55
2000

Tốc độ quay của máy(v/ph)

24-12

Mômen quay (KNm)

40-51


Ap lực lên đất (MPA)
Trọng lượng máy (KN)

0,077
47

SVTH : Đào Thị Diệu Linh

14


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

Hình 3: Máy khoan cọc nhồi
1.3.1.2. Máy trộn Bentonite:
Chọn máy trộn theo nguyên lý khuấy bằng áp lực nước do bơm ly mã hiệu BE -15A có các
thông số cho trong bảng sau:
Các thông số kỹ thuật của máy trộn BE
-15A
Dung tích thùng trộn (m3)
1,5
Năng suất (m3/h)
15 �18
Lu lợng (l/phút)
áp suất dòng chảy (KN/m2)

2500
1,5


1.3.1.3. Chọn cần cẩu:
Ta chọn cần cẩu để phục vụ công tác lắp cốt thép, lắp ống sinh, ống đổ bê tông,...
- Khối lượng cần phải cẩu lớn nhất là ống đổ bê tông: Q = 9T
- Chiều cao lắp: HCL= h1+h2+h3+h4
+ h1= 1 m (Chiều cao ống sinh trên mặt đất) ;
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

15


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

+ h2= 12m (Chiều cao lồng thép);
+ h3=1,5m chiều cao thiết bị treo buộc tính từ điểm cao nhất của cấu kiện tới móc cẩu của
cầm trục ;
+ h4 = 1,5m (đoạn puli, ròng rọc, móc cẩu đầu cần);
+ HCL= 1 + 12 + 1,5 + 1,5 = 16 m.
- Bán kính cẩu lắp: R
= 8m . Nên chọn cần
cẩu bánh xích E-2508
có các đặc trưng kỹ
thuật:
+ Chiều dài tay cần :
30m
+ Chiều cao nâng
móc: Hmax= 29m;
Hmin= 19,2m

+ Sức nâng : Qmax=
25T
+ Tầm với : Rmax=
23m; Rmin= 9m

Hình 4 : Máy cần
trục tự hành E2508
1.3.2. Qui trình thi
công cọc :
Sơ đồ Quy trình thi công cọc nhồi bằng gầu khoan

SVTH : Đào Thị Diệu Linh

16


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

Từ quy trình thi công cọc nhồi bằng gầu khoan ở trên ta rút gọn được các quá trình
chủ yếu thi công cọc khoan nhồi :

SVTH : Đào Thị Diệu Linh

17


Đồ án kỹ thuật thi công 1


GVHD: Lê Bá Sơn

Hình 5: Trình tự thi công cọc khoan nhồi
1.3.2.1. Định vị vị trí đặt cọc:
- Phải dùng máy kinh vĩ để xác định vị trí đặt cọc. Việc định vị được tiến hành trong thời
gian dựng
ống vách, có thể nhận thấy ống vách có tác dụng đầu tiên là đảm vách có tác dụng đầu tiên
là đảm bảo cố định vị trí cọc.

Hình 6 : Định vị tim cọc

SVTH : Đào Thị Diệu Linh

18


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

Trong quá trình lấy đất ra khỏi lòng cọc cần khoan sẽ được đưa ra đưa vào liên tục nên tác
dụng thứ hai của ống vách là đảm bảo không cho sập thành ở phía trên và cọc không bị lệch
ra khỏi vị trí.
- Từ mặt bằng định vị móng cọc của công trình, lập hệ thống định vị và lưới khống chế cho
công trình theo toạ độ. Các lưới định vị này được chuyển dời và cố định vào các công trình
lân cận hoặc lập thành các mốc định vị. Các mốc này được rào chắn bảo vệ chu đáo và liên
tục kiểm tra để đề phòng xê dịch do va chạm và lún.
- Dùng hai MKV đặt ở hai trục vuông góc nhau để định vị vị trí hố khoan, ngoài ra các
MKV này còn làm nhiệm vụ kiểm tra độ thẳng đứngcủa cần khoan.
1.3.2.2. Chọn sơ dồ di chuyển máy:

Chọn sơ đồ di chuyển như đã trình bài trong phần chuẩn bị mặt bằng thi công cọc
( phần 1.2.2)
1.3.2.2. Công tác hạ ống vách :
- Sau khi định vị xong vị trí tim cọc ta tiến hành hạ ống váchs vào trong lòng đất
- Ống vách là một ống thép có đường kính lớn hơn đường kính gầu khoan khoảng 10cm,
ống vách dài khoảng 6m được đặt ở phần trên miệng hố khoan nhô lên khỏi mặt đất khoảng
0,6m
- Ống vách có nhiệm vụ :
+ Định vị và dẫn hướng cho máy khoan;
+ Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan;
+ Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan;
+ Làm sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo
dỡ ống đổ bê tông.
( Sau khi đổ bê tông cọc nhồi xong, ống vách sẽ được rút lên và thu hồi lại.)
- Các phương pháp hạ ống vách:
a) Phương pháp rung:Là sử dụng loại búa rung thông thưuờng, để đạt độ sâu khoảng 6
mét phải mất khoảng 10 phút, do quá trình rung dài ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực lân
cận nên để khắc phục hiện tượng trên, trước khi hạ ống vách, người ta đào sẵn một hố
sâu từ 2,5 đến 3 m tại vị trí hạ cọc với mục đích bóc bỏ lớp cứng trên mặt đất giảm thời
gian của búa rung xuống còn khoảng 2-3 phút.
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

19


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

b) Phương pháp ép:Là sử dụng máy ép để ép ống vách xuống độ sâu cần thiết. Phương

pháp này chịu được rung động nhưng thiết bị cồng kềnh, thi công phức tạp và năng suất
thấp.
c) Sử dụng chính máy khoan để hạ ống vách: Đây là phưuơng pháp phổ biến hiện nay.
Người ta lắp vào gầu khoan thêm một đai sắt để mở rộng hố đào khoan đến hết độ sâu
của ống vách thì dùng cần cẩu hoặc máy đào đưa ống vách vào vị trí và hạ xuống cao
trình cần thiết, dùng cần gõ nhẹ lên ống vách để điều chỉnh độ thẳng đứng. Sau khi đặt
ống vách xong phải chèn chặt bằng đất sét và nêm đểống vách không dịch chuyển được
trong quá trình khoan.
d) Lựa Phương pháp hạ ống vách và ống bao :
- Từ các ưu nhược điểm của các phương pháp trên ta chọn phương pháp hạ ống vách
bằng thiết bị rung.
- Búa rung được sử dụng có nhiều loại, có thể chọn đại diện búa rung ICE 416, các
chế độ rung của búa ICE416 được thể hiện như trong bảng.
Chế độ rung khi điều chỉnh của búa rung ICE 416
áp
áp suất áp
Lực
Chế độ
Tốc độ
suất
hệ
suất
Li
Thông
động cơ
hệ kẹp rung
hệ hồi tâm
số
(vòng/
(bar)

(bar)
(bar)
(tấn)
phút)
Nhẹ
Mạnh

1800

300

300

10

2150 : 2200

300

300

18

≈50
≈64

- Búa rung để hạ vách chống tạm là búa rung thuỷ lực 4 quả lệch tâm từng cặp 2 quả
quay ngược chiều nhau, giảm chấn bằng cao su. Búa do hãng ICE (International
Construction Equipment) chế tạo với các thông số kỹ thuật sau:


SVTH : Đào Thị Diệu Linh

20


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

Các thông số kỹ thuật của búa rung thuỷ lực của hãng ICE
Thông số
Đơn vị
Giá trị
Model
KE - 416
Moment lệch tâm
KG.m
23
Lực li tâm lớn nhất

KN

Số quả lệch tâm

645
4

Tần số rung
Biên độ rung lớn nhất


Vòng/ phút
mm

800 - 1600
13,1

Lực kẹp

KN

1000

Công suất máy rung

KW

188

Lưu lượng dầu cực đại

Lít/ phút

340

AÙp suất dầu cực đại

Bar

350


Trọng lượng toàn đầu rung

KG

5950

Kích thước phủ bì: - Dài
- Rộng
- Cao

mm
mm
mm

2310
480
2570

Trạm bơm: động cơ Diezel
Tốc độ

KW
Vòng/ phút

220
2200

- Đối với phương pháp này thì trước khi khoan ta dùng máy đào gầu nghịch đào một
hố sâu 2,5m, rộng 1,5 m x 1,5 m ở đúng vị trí tim hố khoan rồi hạ ống vách vào đố, khi hạ
ống vách song thì lấp lại.

- Dùng cẩu chuyển bơm thuỷ lực, ống dẫn, máy rung đến vị trí rung, lắp ống vách vào vị trí
hố khoan, dựa vào các cột dẫn mốc và máykinh vĩ ta điều chỉnh cho tâm ống vách đúng tim
hố khoan, điều chỉnh cho ống vách thẳng đứng, búa rung thẳng đứng và tiến hành rung ống
vách vào trong lòng đất.
- Hạ ống bao : ống bao là ống có đường kính bằng 1,7 lần đường kính ống vách, chiều cao
ống bao là 1m, ống bao được hạ đồng tâm với ống vách và cắm vào trong lòng đất từ 30 �
40 cm, ống bao có tác dụng không cho dung dịch khoan tràn ra mặt bằng thi công, trên thân
ống bao có một lỗ nhỏ đường kính 10cm để thu hồi dung dịch bentonite.
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

21


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

Dùng cần cẩu để đưa ống bao vào vị trí lắp đặt và dùng chính cần khoan để ép ống bao
xuống.
1.3.2.3. Công tác khoan trong lòng cọc :
Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm.
a) Công tác chuẩn bị:Một số công tác chuẩn bị trước khi khoan
- Lắp đặt và kiểm tra thiết bị khoan, máy trộn Bentonite và máy bơm Bentonite.
- Lắp đường ống dẫn dung dịch sét Bentonite từ máy trộn và bơm ra đến miệng hố khoan và
ống dẫn hút dung dịch Bentonite về bể lọc.
- Chuẩn bị dung dịch Bentonite: Bentonite là loại vữa sét thiên nhiên, khi hoà tan vào nước
sẽ tạo ra dung dịch có tính đẳng hướng. Khi một hố đào được đổ đầy dung dịch Bentonite,
áp lực của nước ngầm làm cho dung dịch Bentonite có xu hướng rò rỉ ra đất xung quanh,
nhưng nhờ có các hạt sét lơ lửng trong đó nên quá trình rò rỉ nhanh chóng dừng lại, hình
thành một lớp vách bao quanh hố đào. Dưới áp lực thuỷ tĩnh của Bentonite trong hố khoan

mà thành hố được giữ ổn định. Do đó thành hố khoan không bị sụt lở, đảm bảo cho quá trình
thi công. Ngoài ra dung dịch Bentonite còn tạo môi trường nặng nâng đất đá vụn khoan nổi
lên mặt trên để trào ra hoặc hút khỏi hố khoan.
* Các đặc tính kỹ thuật của bột Bentonite :
• Độ ẩm 9- 11%
• Độ trương nở 14- 16 ml/g
• Khối lượng riêng 2,1T/m3
• Độ pH của keo với 5% 9,8 - 10,5
• Giới hạn lỏng Aherberg > 400- 450
• Chỉ số dẻo 350-400
• Độ lọt sàng cỡ 100: 98-99%
• Độ tồn trên sàng cỡ 74: 2,2-2,5%
* Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite được lấy theo TCXDVN 326 : 2004
"Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ". Và được thể hiện trong bảng. Bảng
chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite
Tên chỉ tiêu
1. Khối lượng riêng
2. Độ nhớt
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

Chỉ tiêu tính
1.05 � 1.15g/cm3
18 �45giây

Phương pháp kiểm tra
Tỷ trọng kế hoặc Bomêkế
Phễu 500/700cc
22



Đồ án kỹ thuật thi công 1

3. Hàm lượng cát
4. Tỷ lệ chất keo

GVHD: Lê Bá Sơn

< 6%
> 95%

Đong cốc
Dụng cụ đo lượng mất nước

5. Lượng mất nước

< 30ml/30phút

6. Độ dày áo sét

1 �3mm/30phút

Dụng cụ đo lượng mất nước

7. Lực cắt tĩnh

1phút: 20 �30mg/cm2
10 phút 50 �100mg/cm2

Lực kế cắt tĩnh


< 0.03

g/cm2

7 �9

Giấy thử pH

8. Tính ổn định
9. Độ pH

- Trải tôn dưới hai bánh xích máy khoan để đảm bảo độ ổn định của máy trong quá trình làm
việc, chống sập lở miệng lỗ khoan. Việc trải tôn phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 mép tôn
lớn hơn đường kính ngoài cọc 10cm đểđảm bảo cho mỗi bên rộng ra 5cm.
- Kiểm tra, tính toán vị trí để đổ đất từ hố khoan lên ; chuẩn bị ô tô vận chuyển đất , lối dẫn
cho ô tô vào lấy đất mang đi.
- Kiểm tra hệ thống điện nước, các thiết bị phục vụ để không bị gián đoạn trong quá trình
khoan.
b) Tiến hành quá trình khoan:
- Đưa thiết bị khoan vào vị trí: tim mũi khoan, gầu khoan phải đúng tim cọc. Kiêm tra sự
cân bằng của tháp khoan. Chèn chặt để trong quá trình khoan, xe không bị dịch chuyển khỏi
vị trí. Trong suốt quá trình khoan luôn có 2 máy kinh vĩ để điều chỉnh độ thăng bằng và
thẳng đứng của máy và cần khoan.
- Hạ mũi khoan vào miệng hố, khi mũi khoan chạm đỉnh hố cho máy khoan bắt đầu quay
với tốc độ quay ban đầu của mũi khoan chậm khoảng 14-16 (vòng/phút), sau đó nhanh dần
18-22 (vòng/phút). Khi khoan đến độ sâu 4m thì tiến hành bơm dung dịch Bentonite vào hố
khoan.
- Dung dịch Bentonite có tầm quan trọng đặc biệt với chất lượng hố khoan do đó phải cung
cấp dung dịch Bentonite tạo thành áp lực dư giữ cho thành hố khoan không sập. Cao trình
dung dịch Bentonite ít nhất phải caohơn cao trình mực nước ngầm từ 1-1,5m, thông thường

nên giữ cho cao trình dung dịch Bentonite cách mặt trên của ống vách là 1m. Sau mỗi lần
lấy đất ra khỏi lòng hố khoan, dung dịch Bentonite lại được đưa trong hố để chiếm chỗ.

SVTH : Đào Thị Diệu Linh

23


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

- Khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan, gầu sẽ được kéolên từ từ, rút lên với tốc độ khoảng 0,3
�0,5 m/s. Tốc độ rút khoan không được quá nhanh sẽ tạo hiệu ứng pít-tông trong lòng hố
khoan, dễ gây sập thành. Cho phép dùng 2 xi lanh ép cần khoan (kelly bar) để ép và rút gầu
khoan lấy đất ra ngoài cho lên phương tiện vận chuyển đổ đúng nơi quy định.
- Nên dùng tốc độ thấp khi khoan (14 v/p) đẻ tăng mô men quay. Khi gặp địa chất rắn khoan
không xuống nên dùng cần khoan xoắn ruột gà (auger flight) có lắp mũi dao (auger head)
 1200 để tiến hành khoan phá nhằm bảo vệ mũi dao và bảo vệ gầu khoan; sau đó lắp lại
gầu khoan để lấy hết phần phôi bị phá.
- Trong quá trình khoan, chiều sâu của hố khoan có thể uớc tính nhờ cuộn cáp hoặc chiều
dài cần khoan. Để xác định chính xác hơn người ta dùng một quả dọi đáy bằng, đường kính
khoảng 5cm buộc vào đầu thước dây thả xuống đáy để đo chiều sâu hố đào và cao trình bê
tông trong quá trình đổ.
- Trong suốt quá trình đào, phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc thông qua cần khoan. Giới
hạn độ nghiêng cho phép của cọc không vượt quá 1%.
1.3.2.4. Xác nhận độ sâu hố khoan và xử lý cặn sạchđáy hố khoan:
a) Xác nhận độ sâu hố khoan:
- Khi tính toán người ta chỉ dựa vào một vài mũi khoan khảo sát địa chất để tính toán độ sâu
trung bình cần thiết của cọc nhồi. Trong thực tế thi công do mặt cắt địa chất có thể thay đổi,

các địa tầng có thể không đồng đều giữa các mũi khoan nên không nhất thiết phải khoan
đúng như độ sâu thiết kế đã qui định mà cần có sự điều chỉnh.
- Trong thực tế, người thiết kế chỉ qui định địa tầng và cao độ đặt đáy cọc. Để xác định
chính xác điểm dừng người ta dùng một quả dọi đáy bằng đường kính khoảng 5cm buộc vào
đầu thước dây thả xuống đáy để đo chiều sâu hố đào và kết hợp lấy mẫu cho từng địa tầng
khác nhau trong quá trình khoan và ở đoạn cuối cùng nên lấy mẫu cho từng gầu khoan.

SVTH : Đào Thị Diệu Linh

Hình 7: Chi tiết quả dọi
24


Đồ án kỹ thuật thi công 1

GVHD: Lê Bá Sơn

- Người giám sát hiện trường xác nhận đã đạt được chiều sâu yêu cầu, ghi chép đầy đủ, kể
cả băng chụp ảnh mẫu khoan làm liệu báo cáo rồi cho dừng khoan, sử dụng gầu vét để vét
sạch đất đá rơi trong đáy hố khoan, đo chiều sau hố khoan chính thức và cho chuyển sang
công đoạn khác.
b) Xử lý cặn lắng đáy hố khoan:
- Ảnh hưởng của cặn lắng đối với chất lượng cọc: Cọc khoan nhồi chịu tải trọng rất lớn nên
để đọng lại dưới đáy hố khoan bùn đất hoặc bentonite ở dạng bùn nhão sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới khả năng chịu tải của mũi cọc, gây sụt lún cho kết cấu bên trên, làm
cho công trình bị dịch chuyển gây biến dạng và nứt. Vì thế mỗi cọc đều phải được xử lí cặn
lắng rất kỹ lưỡng.
- Có 2 loại cặn lắng:
+ Cặn lắng hạt thô: Trong quá trình tạo lỗ đất cát rơi v.i hoặc không kịp đưa lên sau khi
ngừng khoan sẽ lắng xuống đáy hố. Loại cặn lắng này tạo bởi các hạt đường kính tương đối

to, do đó khi đã lắng đọng xuống đáythì rất khó moi lên.
+ Cặn lắng hạt mịn: Đây là những hạt rất nhỏ lơ lửng trong dung dịch bentonite, sau khi
khoan tạo lỗ xong qua một thời gian mới lắng dần xuống đáy hố.
- Các bước xử lý cặn lắng:
+ Bước 1: Xử lý cặn lắng thô
• Đối với phương pháp khoan gầu sau khi lỗ đ. đạt đến độ sâu dự định ta không đưa gầu lên
vội mà tiếp tục cho gầu xoay để vét bùnđất cho đến khi đáy hố hết cặn lắng mới thôi.
• Đối với phương pháp khoan lỗ phản tuần hoàn thĩ sau khi kết thúc công việc tạo lỗ phải
mở bơm hút cho khoan chạy không tải độ 10 phút, đến khi bơm hút ra không còn thấy đất
cát mới ngừng và nhấc đầu khoan lên.
+ Bước 2: Xử kí cặn lắng hạt mịn: bước này được thực hiện trước khi đổ bê tông.
Có nhiều phương pháp xử lý cặn lắng hạt mịn:
• Phương pháp thổi rửa dùng khí nén: Dùng ngay ống đổ bê tông để làm ống xử lý cặn lắng.
Sau khi lắp xong ống đổ bê tông người ta lắp đầu thổi rửa lên đầu trên của ống. Đầu thổi
rửa có 2 cửa, một cửa được nối với ống dẫn để thu hồi dung dịch bentonite và bùn đất từ đáy
hố khoan về thiết bị lọc dung dịch, một cửa khác được thả ống khí nén  45, ống này dài
khoảng 80% chiều dài của cọc.
- Khi bắt đầu thổi rửa, khí nén được thổi liên tục với áp lực 7kg/cm 2 qua đường ống  45 đặt
bên trong ống đổ bê tông. Khi khí nén ra khỏi ống  45 sẽ quay trở lại thoát lên trên ống đổ
tạo thành một áp lực hút ở đáy hố đưa dung dịch bentonite và cặn lắng theo ống đổ bê tông
đến thiết bị lọc và thu hồi dung dịch. Trong suốt quá trình thổi rửa này phải liên tục cấp bù
SVTH : Đào Thị Diệu Linh

25


×