Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP tại nhà máy xử lý khí Dinh cố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 57 trang )

Lời nói đầu
Với những hành trang kiến thức thu thập trong quá trình học tập và rèn luyện
tại trường sẽ không đủ nếu không có quá trình thực tập thực tế tại các nhà máy xí
nghiệp.
Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ vận dụng những kiến thức đã học vào
những gì đang diễn ra tại nhà máy, và qua quá trình tìm hiểu tại nhà máy sẽ giúp
sinh viên tiếp thu những kiến thức khác mà ở nhà trường không có điều kiện giảng
dạy.
Đới với những sinh viên năm cuối như em, thực tập sẽ giúp ít một phần vào
quá trình tìm kiếm việc làm trong tương lai, cũng như định hướng lại chính ngành
nghề màmìnhđã chọn. Kết quả của quá trình thực tập tại các nhà máy xí nghiệp sẽ
đánh giá chính năng lực tiếp thu của người sinh viên trong suốt thời gian học tập ở
trường.
Trong quá trình thực tập tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, luôn lắng nghe các
anh các chị kỹ sư vận hành tại Nhà máy để tích góp kinh nghiệm trong quá trình
lao động,và luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động.
Cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp này chính là công sức tích góp tất cả các tài
liệu và những ghi nhận từ thực tế thực tập tại Nhà máy về các chế độ công nghệ
trong nhà máy.

1


Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian bắt đầu quá trình thực tập tại nhà máy xử lý khí Dinh cố,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, các anh chị cán bộ
công nhân viên nhà máy Dinh Cố, và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Dầu khí Trường cao đẳng nghề dầu khí đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Em xin chân thành cảm ơn anh Hồ Văn Đang - cán bộ hướng dẫn của nhà


máy xử lý khí Dinh Cố, đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn cho chúng em
những kinh nghiệm thực tế tại nhà máy.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Quốc Hoàng - giáo viên
hướng dẫn làm báo cáo thực hành. Nhờ sự động viên, giúp đỡ của thầy mà em mới
có thể hoàn thành được bài cáo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo
cáo này.

2


Mục lục
Lời nói đầu
Lời cảm ơn
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ
DINH CỐ
1. Giới thiệu về nhà máy xử lý khí Dinh Cố
2. Mục đích xây dựng nhà máy
3. Cơ cấu, sơ đồ tổ chức nhà máy :
4. Nội quy, các quy định chung của nhà máy :
4.1 Nội quy ra vào nhà máy xử lý khí Dinh Cố
4.2 Nội quy làm việc trong nhà máy xử lý khí
CHƯƠNG II : NỘI QUY, QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN
1. Hiểu biết chung về an toàn lao động và vệ sinh lao động :
2. Chính sách, nội quy, quy định tiêu chuẩn lao động của nhà máy:
2.1 Chính sách An toàn – Chất lượng – Môi trường
2.2 Nội quy phòng chống chữa cháy nhà máy xử lý khí
2.3 Quy định về an toàn lao động
2.4 Quy định về vệ sinh lao động
3. Các quy trình an toàn của nhà máy :

3.1 Quy trình an toàn về điện
3.2 Quy trình về việc sử dụng các thiết bị, máy móc
4. Cách sử dụng các trang bị phòng hộ, bảo hộ lao động :
5. Các biện pháp sơ cấp cứu tai nạn lao động :
5.1 Xem xét hiện trường
5. 2 Xem xét nhanh nạn nhân thời kì đầu
5.3 Qúa trình sơ cấp cứu
CHƯƠNG III : QUY TRÌNH XỬ LÝ KHÍ Ở NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ
DINH CỐ
1. Nguồn nguyên liệu đầu vào và các đặc tính kĩ thuật :
2. Sản phẩm tạo thành từ nhà máy :
2.1 Khí thương phẩm
2.2 Khí hóa lỏng (LPG)
2.3 Condensate
3.Giới thiệu về các chế độ vận hành của nhà máy xử lý khí Dinh Cố:
3.1 Tổng quan
3.2 Chế độ AMF
3.3 Chế độ MF
3


3.4 Chế độ GPP
3.5 Chế độ MGPP
CHƯƠNG IV : THỰC TẬP VẬN HÀNH..........................................41
1. Hệ thống phụ trợ trong nhà máy....................................................41
1.1 Hệ thống Hot oil, Fuel Gas ..................................................41
1.2 Hệ thống nước làm mát .......................................................45
1.3 Hệ thống sản xuất N2 ..........................................................46
1.4 Hệ thống khí công cụ...........................................................47
1.5 Hệ thống xử lý nước nhiễm dầu...........................................48

1.6 Hệ thống nước......................................................................49
1.7 Hệ thống Methanol...............................................................50
1.8 Hệ thống chất tạo mùi.........................................................50
2. Vận hành máy nén.........................................................................51
2.1 Máy nén khí K-1011A/B/C/D..............................................51
2.2 Các máy nén khí K-01, K-02 , K-03 và K-04......................52
KẾT LUẬN........................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................57

.

4


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ
KHÍ DINH CỐ
1. Giới thiệu về nhà máy xử lý khí Dinh Cố :
Nhà máy chế biến khí Dinh Cố được khởi công xây dựng ngày 4/10/1997, đây
là nhà máy khí hóa lỏng đầu tiên của Việt Nam. Nhà thầu là Tổ hợp Samsung
Engineering Company Ltd. (Hàn Quốc), cùng công ty NKK (Nhật Bản). Tổng số
vốn đầu tư là 79 triệu USD, 100% vốn đầu tư của Tổng Công Ty Dầu Khí Việt
Nam, nhà máy được xây dựng tại xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 89.600 m2(dài 320m, rộng 280m), cách Long Hải 6 km về
phía Bắc, cách điểm tiếp bờ của đường ống dẫn khí từ Bạch Hổ khoảng 10 km. Khí
đồng hành được thu gom từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rạng Đông, được dẫn vào bờ theo
đường ống 16" và được xử lý tại nhà máy xử lý khí Dinh cố nhằm thu hồi khí khô,
LPG và các sản phẩm nặng hơn. Phần khí khô được làm nhiên liệu cho nhà
máy điện Bà Rịa, nhà máy điện đạm Phú Mỹ. Năng suất nhà máy trong thời điểm
hiện tại khoảng 6 triệu m3/ngày. Các thiết bị được thiết kế vận hành liên tục 24h
trong ngày (hoạt động 250 ngày/năm), còn sản phẩm sau khi ra khỏi nhà máy được
dẫn theo 3 đường ống 6" đến kho cảng Thị Vải. Sự ưu tiên hàng đầu của nhà máy

là duy trì dòng khí khô cung cấp cho nhà máy điện, việc thu hồi các sản phẩm lỏng
từ khí thì ít được ưu tiên hơn.
Ưu tiên đối với việc cung cấp khí khô cho nhà máy điện: Trong trường hợp
nhu cầu khí của nhà máy điện cao thì việc thu hồi các thành phần lỏng sẽ được
giảm tối thiểu nhằm bù đắp cho thành phần khí.
Ưu tiên cho sản xuất các sản phẩm lỏng: Trong trường hợp nhu cầu khí của
nhà máy điện thấp thì việc thu hồi các thành phần lỏng sẽ được ưu tiên.
Nhưng thực tế trong quá trình vận hành nhà máy, nhà máy đã tìm cách thu hồi
sản phẩm lỏng càng nhiều càng tốt vì sản phẩm lỏng có giá trị cao hơn so với khí.

5


2. Mục đích xây dựng nhà máy :
Trong hơn mười năm khai thác dầu (từ năm 1983 đến năm 1995), ta buộc phải
đốt khí đồng hành, điều này không chỉ làm lãng phí một lượng lớn nguồn tài
nguyên thiên nhiên của đất nước mà còn gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó
cùng với sự phát triển hàng loạt các mỏ khí thiên nhiên ở thềm lục địa phía Nam,
đã thôi thúc chúng ta phải tìm những giải pháp thích hợp cho việc khai thác, sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này.
Tháng 5/1995 hệ thống thu gom khí đồng hành ở mỏ Bạch Hổ đã hoàn thành,
điều này đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho ngành chế biến khí ở Việt
Nam. Chỉ tính riêng việc đưa khí vào sử dụng cho các nhà máy điện Bà Rịa với
công suất 1 triệu m3khí/ngày đã tiết kiệm cho đất nước hơn 1 tỷ đồng mỗi ngày,
chưa kể đến những lợi ích khác kèm theo như ổn định sản xuất, giải quyết vấn đề
việc làm, tránh lảng phí và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Nhà máy xử lý khí Dinh cố ra đời với mục đích sau:
Xử lý, chế biến khí đồng hành thu gom được trong quá trình khai thác dầu tại
mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác ở ngoài khơi Việt Nam.
Cung cấp khí thương phẩm làm nhiên liệu cho các nhà máy điện Bà Rịa, nhà

máy điện đạm Phú Mỹ và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
Thu hồi sản phẩm lỏng có giá trị kinh tế cao hơn so với khí đồng hành ban
đầu như LPG, Condensate….

3.

Cơ cấu, sơ đồ tổ chức nhà máy

6


7


4. Nội quy, các quy định chung của nhà máy :
4.1

Nội quy ra vào nhà máy xử lý khí Dinh Cố :
Tất cả mọi người, phương tiện khi ra vào nhà máy xử lý khí Dinh Cố phải

tuân thủ các quy định sau :
Đối với người ra vào :
- Phải có giấy phép hoặc thẻ ra vào do lãnh đạo đơn vị quản lý cấp.
- Phải có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và phù hợp.
- Không đem theo các vật dụng, vật liệu có khả năng gây lửa như vũ khí, diêm
quẹt, hóa chất, điện thoại di dộng, máy chụp ảnh, máy quay phim, thiết bị điện,
động cơ…..Trong trường hợp cần sử dụng cho công việc các thiết bị, vật dụng trên
phải được kiểm soát theo quy định.
- Không tự ý mang dụng cụ, thiết bị ra vào nhà máy.
- Không hút thuốc và các hoạt động tạo ra lửa.

- Đi lại đúng tuyến quy định.
- Không làm mất vệ sinh môi trường.
- Không tự tiện tác động vào thiết bị.
- Mọi hoạt động phải theo hướng dẫn của nhân viên vận hành.
- Quan sát lối thoát hiểm khẩn cấp và địa điểm tập kết.
- Khi nghe tín hiệu báo động phải nhanh chóng thoát khỏi khu vực vận hành
và đến điểm tập kết.
Đối với xe cơ giới ra vào :
- Có giấy phép ra vào do lãnh đạo đơn vị quản lý cấp.
- Tình trạng của xe phải đảm bảo an toàn giao thông và an toàn phòng chống
chữa cháy.
- Trên xe không được mang theo diêm quạt, vật liệu, dụng cụ có khả năng gây
đánh lửa hoặc gây cháy nổ.
- Tắt điện đài radio và các thiết bị điện tử khác trên xe.

8


- Phải có nắp chụp dập tàn lửa tại ống xả.
- Khu vực xe ra vào phải được kiểm soát nồng độ khí trong giới hạn cho phép.
- Xe chạy trong nhà máy không được vượt quá 15 km/h.
4.2

Nội quy làm việc trong nhà máy xử lý khí :
Tất cả mọi người làm việc trong nhà máy xử lý khí phải tuân thủ các quy định

sau :
- Tuân thủ các quy trình, nội quy, quy định để đảm bảo an toàn trong nhà máy.
- Người làm việc trong nhà máy phải được hướng dẫn, đào tạo về các quy
định an toàn, phòng chống chữa cháy.

- Trang bị phương tiện bảo hộ lao động phù hợp, đầy đủ và đeo thẻ tên khi
thực hiện công việc.
- Không làm việc riêng tư hoặc tự ý bỏ vị trí làm việc.
- Không có nhiệm vụ tuyệt đối không tự tiện tác động vào hệ thống.
- Không uống rượu hoặc dùng chất kích thích trong giờ làm việc.
- Không ẩu đả đánh bài, chơi cờ, hoặc nằm ngủ trong giờ làm việc.
- Phải cấp báo ngay cho cấp trên hoặc cán bộ vận hành khi phát hiện nguy cơ
không an toàn hoặc sự cố tai nạn.

9


CHƯƠNG II : NỘI QUY, QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN
1.

Hiểu biết chung về an toàn lao động và vệ sinh lao động :
An toàn lao động và vệ sinh lao động là tình trạng điều kiện lao động không

gây nguy hiểm trong sản xuất.
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố có đặc điểm là xử lý các hợp chất khí và
condensate rất dễ bắt cháy thì vấn đề an toàn càng được chú trọng và được đặt lên
hàng đầu.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra do việc mất an toàn lao động thì tất
cả mọi người khi ra vào nhà máy phải tuyệt đối chấp hành nghiêm các quy định về
an toàn cháy nổ và vệ sinh lao động nhằm:
- Đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của cán bộ công nhân viên nhà máy.
- Đảm bảo an toàn cho tài sản trang thiết bị nhà xưởng của nhà máy.
2. Chính sách, nội quy, quy định tiêu chuẩn lao động của nhà máy:
2.1 Chính sách An toàn – Chất lượng – Môi trường :
Chính sách An toàn - Chất lượng - Môi trường của Tổng công ty khí Việt Nam

(PV GAS) nhằm ngăn ngừa và tiến tới đảm bảo không có các thiệt hại về con
người, tài sản, môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ,
phân phối, kinh doanh khí và các sản phẩm khí và hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng về một nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng và cạnh
tranh.

10


- Để đạt được mục tiêu trên, PV GAS cam kết thiết lập và duy trì hệ
thống quản lý An toàn- Chất lượng- Môi trường đảm bảo:- Tuân thủ pháp luật
và đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của PV GAS.
- Đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quả lý An toàn, Chất lượng, Môitrường
theo các tiêu chuẩn OHSAS 18001, ISO 9001 và ISO 14001.
- Phù hợp với cơ cấu tổ chức và quá trình hoạt động của PV GAS.
- Kiểm soát và ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm có thể gây tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thiệt hại tài sản, tổn thất sản xuất và tác động môi trường.
- Được định kỳ xem xét và không ngừng cải tiến.
Mọi tập thể và cá nhân trong PV GAS có trách nhiệm cùng lãnh đạocác cấp xây
dựng và duy trì nền văn hóa An toàn- Chất lượng- Hiệu quả để thực hiện tốt chính
sách này.
2.2

Nội quy phòng chống chữa cháy nhà máy xử lý khí :
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, tất cả mọi người và nhà máy phải

tuân thủ các quy định sau :
Quy định chung :

- Tuân thủ nội quy ra vào nhà máy khí.

- Cấm hút thuốc và các hoạt động tạo lửa trong nhà máy khí.
- Khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị, vật liệu có khả năng gây lửa,
tia lửa điện phải kiểm soát bằng giấy phép làm việc nóng và các biện
pháp đảm bảo an toàn liên quan.Nắm chắc hiệu lệnh báo động và các
lối thoát hiểm.Tất cả dụng cụ, thiết bị, phương tiện làm việc phải
được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp
Đối với nhân viên vận hành, bảo dưỡng trong nhà máy khí:
- Phải có chứng nhận đào tạo an toàn PCCC, sử dụng thành thạo các phương
tiện PCCC.

11


- Phải dọn sạch ngay mọi vết tràn, loang của các chất dễ bắt lửa trong quá
trình thực hiện công việc.
- Tất cả các trang thiết bị PCCC phải được sắp xếp gọn gàng đúng nơi
quyđịnh.
- Phải kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị PCCC theo quy định, đảm
bảo trong tình trạng sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố.
- Trang thiết bị PCCC phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, đúng nơi quy định và phải
thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định đảm bảo trong tìnhtrạng sẵn sàng
ứng cứu khi có sự cố.
- Không được sử dụng các thiết bị PCCC vào các việc khác khi chưa được cho
phép.
- Nhân viên vận hành phải hiểu biết tường tận hệ thống an toàn PCCC, xử lý
kịp thời và đúng đắn khi có sự cố xảy ra.
2.3 Quy định về an toàn lao động :
- Công nhân viên được trang bị bảo hộ lao động và các dụng cụ đượccung cấp
trong thời gian làm việc. CBCNV phải sử dụng đúng mục đích và đủ các trang bị
đã được cung cấp.

- Trong thời gian làm việc CBCNV không được đi lại nơi không thuộc phạm
vi của mình.
- Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể xảy ra thì CBCNV phải
báo ngay cho Đội trưởng/Quản đốc để xử lý.
- Nếu không được phân công thì CBCNV không được tự ý sử dụng và sửa
chữa thiết bị.
- Khi chưa được huấn luyện về qui tắc an toàn và vận hành thiết bị thì không
được sử dụng hoặc sửa chữa thiết bị.
- Các sản phẩm, hàng hoá vật tư, thành phẩm đóng gói, để cách tường 0.5 mét,
cách xa cửa thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện chữa cháy,tủ thuốc cấp cứu.

12


- Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có biển báo mới sửa chữa.
- Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại
dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không có người đứng trong vòng nguy
hiểm mới cho máy vận hành.
- Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn xưởng, nơi làm việc.
- Trong kho phải sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, không để dụng cụ, dây điện, vật
tư, trang thiết bị gây trở ngại đi lại.
- Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động, những người có mặt tại hiện trường phải:
- Tắt công tắc điện cho ngừng máy.
- Khẩn trương sơ cứu nạn nhân, báo cáo ngay cho Đội trưởng, Quản đốc.
- Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý.
- Công nhân viên có nghĩa vụ báo cáo cho Đội trưởng/Quản đốc, Ban Giám
đốc về sự cố tai nạn lao động, về việc vi phạm nguyên tắc An toàn Lao động xảy ra
tại Công ty.
- Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, công nhân viên
lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho Đội trưởng, Quản đốc để xử

lý.
- Không được tháo dỡ hoặc làm giảm hiệu quả các thiết bị An toàn Lao động
có trong Công ty.
- Công nhân viên phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bảng cấm, bảng hướng
dẫn An toàn nơi sản xuất.
2.4 Quy định về vệ sinh lao động :
- Trong giờ làm việc, công nhân viên phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao
động, phương tiện dụng cụ đã được Công ty cấp phát trong thời gian làm việc.
- Toàn thể công nhân viên phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng nơi làm
việc của mình gồm :

13


- Vệ sinh công nghiệp chung toàn Công ty.
- Các thiết bị do mình phụ trách phải được kiểm tra định kỳ do Công ty
qui định.
- Công nhân viên phải giữ gìn sạch sẽ và nhắc mọi người giữ sạch sẽ nơi làm
việc, nơi vệ sinh công cộng, nhà trọ.
- Công ty chỉ cho phép công nhân viên vào công ty làm việc với trạng thái cơ
thể tâm lý bình thường. Đội trưởng/ Quản đốc có thể buộc công nhân viên ngừng
việc khi phát hiện công nhân viên có sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu, bia
v.v…
- Những công nhân viên vận hành máy móc thiết bị khi cơ thể tâm lý bình
thường. Trong khi làm việc hoặc vận hành máy, nếu công nhân viên cảm thấy cơ
thể không bình thường có thể dẫn đến tai nạn lao động thì phải ngưng việc ngay và
báo cho Đội trưởng/Quản đốc giải quyết kịp thời.
3.

Các quy trình an toàn của nhà máy :


3.1 Quy trình an toàn về điện :
- Chỉ những CBCNV đã được huấn luyện về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn về
điện mới được sửa chữa, lắp đặt, đóng mở thiết bị điện.
- Khi làm việc và sữa chữa, phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đủ trang
thiết bị bảo hộ.
- Không được cắt điện ở cầu dao tổng, bố trí điện nếu chưa được sự cho phép.
- Không được dùng các vật liệu có tham số kỹ thuật khác thiết kế để thay thế
khi sửa chữa.
- Khi sửa điện, cần ngắt điện ở cầu dao tổng, phảo có biển báo (cấm
móc điện,đang sửa chữa) hoặc có người trực ở cầu dao tổng.
- Hệ thống điện phải được kiểm tra định kỳ.
3.2 Quy trình về việc sử dụng các thiết bị, máy móc :

14


- Công nhân phải được huấn luyện thuần thục về vận hành và an toàn khi
đứng máy mới được sử dụng máy.
- Khi làm việc phải sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động theo qui
định của từng bộ phận đã được trang bị.
- Trình tự vận hành máy phải tuân thủ nghiêm ngặt, động tác thực hiện phải
chính xác.
- Kiểm tra vệ sinh máy trước khi vận hành.
- Những người không có trách nhiệm tuyệt đối không được vận hành và sửa
máy.
- Mọi máy móc phải có hướng dẫn vận hành máy.
- Không được sửa chữa các thiết bị, khi thiết bị vẫn còn hoạt động.
- Không được để các hoá chất dễ gây cháy gần các thiết bị áp lực trong
lúchoạt động.

- Khi ra về, công nhân phải tắt hết máy do mình sử dụng, Trưởng bộ phận trực
tiếp có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên, công nhân của mình thực hiện theo qui
định này, mọi trường hợp không tắt máy Trưởng bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm
cao nhất.
4. Cách sử dụng các trang bị phòng hộ, bảo hộ lao động :
Khi làm việc hoặc tham quan trên công trình khí cần phải sử dụng đúng và
đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp.
- Tùy thuộc vào từng vị trí làm việc, tính chất công việc mà sử dụng loại bảo
hộ lao động phù hợp.
- Vào làm việc tại khu vực có nồng độ tiếng ồn cao: phải sử dụng chụp tai
hoặc bịt tai.
- Làm việc ở độ cao trên hai mét: phải đeo dây an toàn.
- Làm việc trong không gian kín, nơi hiếm khí: cần đeo thiết bị thở.

15


- Làm việc với hóa chất: dùng găng tay chống hóa chất, tạp dề …
- Làm việc với điện: mang ủng cách điện, găng tay cách điện…
- Làm việc trong môi trường nhiều bụi: đeo khẩu trang chống bụi, kính chống
bụi.
5. Các biện pháp sơ cấp cứu tai nạn lao động :
Khi phải ứng xử trước một tai nạn khẩn cấp - cấp cứu viên phải bình tĩnh,
khẩn trương, thao tác chính xác, hiệu quả. Tuân theo các bước sau :
5.1 Xem xét hiện trường:
- Trước hết, cấp cứu viên phải được an toàn để không biến mình trở thành nạn
nhân.
- Xem xét hiện trường để xác định còn tồn tại yếu tố gây hại hay không như:
hơi khí độc, chất cháy nổ, dây điện đứt, tường đổ, trần sập, cây đổ…

- Nếu hiện trường không an toàn phải gọi ứng cứu, cấp cứu viên phải dùng
phương tiện bảo hộ như mặt nạ phòng độc, dụng cụ cách điện…… để xử lý yếu
tố nguy cơ hoặc chuyển gấp nạn nhân ra nơi an toàn khi cần thiết.
5. 2

Xem xét nhanh nạn nhân thời kì đầu :
Nhanh chóng gọi to: cứu! cứu! cứu! có người bị nạn.
- Xách định nạn nhân còn tỉnh hay không ?
- Xem xét nhanh nạn nhân theo thứ tự ưu tiên C-A-B ( Tim mạch- Đường thở-

Hô hấp).
+C: circulation - Tim có bị ngừng hoặc có chảy máu không.
+A: airway - Đường thở có bị tắc nghẹn không.
+B: breakthing - Hô hấp có bị ngừng không.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh, cấp cứu viên có thể đặt vài câu hỏi để có khái niệm
sơ bộ tổngquát về tình trạng nạn nhân, về vùng cơ thể tổn thương.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, cấp cứu viên quan sát nhanh hiện trường để có khái
niệm về cơ chế chấn thương tai nạn như điện giật, ngã, bỏng…

16


5.3

Qúa trình sơ cấp cứu :

5.3.1 Đối với trường hợp ngừng thở ngạt thở :
a. Biểu hiện :
- Thở rất yếu hoặc ngừng thở, hoặc rối loạn nhịp thở (bình thường nhịp thở
khoảng 16-20/phút.

- Da tím tái, vã mồ hôi.
- Hôn mê, co giật.
- Đồng tử giãn to.
b. Kỹ thuật cấp cứu-hô hấp nhân tạo:
Gọi hỗ trợ cấp cứu :
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, ở nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, dây
lưng, cà vạt…
- Khai thông đường thở : ngửa đầu nạn nhân tối đa, móc đờm dãi dị vật nếu có…
- Một tay ngửa đầu, bóp mũi nạn nhân; tay kia nâng cằm nạn nhân, thổi 2 hơi
đầy trực tiếp vào miệng nạn nhân.
- Kiểm tra mạch cổ :
+ nếu không có mạch cổ lập tức ép tim ngoài lồng ngực.
+ nếu thấy mạch cổ đập, tiếp tục thổi miệng-miệng. Cứ sau 15 lần thổi
kiểm tra mạch cổ một lần.
- Có kết quả khi da nạn nhân dần trở lại hồng hào, đồng tử mắt co lại, nạn
nhân dần tự thở được và hồi tỉnh.
- Khi nạn nhân bắt đầu tự thở, tiếp tục giữ đường thở ở vị trí khai thông tốt,
đồng thời theo dõi chặt chẽ nạn nhân vì tình trạng ngừng thở có thể tái phát.
5.3.2

Đối với trường hợp ngừng tim :

a. Biểu hiện:
- Sắc mặt tím tái, đồng tử giãn to có thể bất tỉnh hôn mê. Nhưng để xác định
nạn nhânđã bị ngưng tim thì:

17


- Không cảm nhận được mạch cổ, mạch bẹn, mạch cổ tay.

- Không nghe được tiếng tim ở vùng ngực trái
b.Kỹ thuật cấp cứu
- Ép tim ngoài lồng ngực:
- Phát hiện tim ngừng đập, đấm mạnh 2 cái trước ngực nạn nhân, thổi miệng
qua miệng 2 lần; nếu mạch cổ không bắt được, bắt đầu tiến hành ép tim ngoài lồng
ngực.
- Ép tim ngoài lồng ngực cần thực hiện đều đặn, nhịp độ khoảng 100 lần/phút,
với áp lực phù hợp đủ để tim đẩy được máu đến các cơ quan trong cơ thể.Từng
bước thao tác:
- Đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, nơi thoáng mát.
- Cởi nới quần áo, thắt lưng , cà vạt, nịt vú.
- Quỳ một bên nạn nhân.
- Đặt hai bàn tay chồng lên nhau, gót bàn tay đặt lên 1/3 dưới xương ức nạn
nhân ,hai cánh tay luôn thẳng dùng sức đưa cả người về phía trước, ép ngực nạn
nhân xuống 3,8-5cm động tácliên tục và dứt khoát và nhịp nhàng.
- Hô hấp: trong khi ép tim, phải đồng thời tiến hành hô hấp cho nạn nhân.Cứ
sau 30 lần ép tim liên tục thì thổi miệng qua miệng nạn nhân 2 lần.
- Theo dõi đánh giá:
- Hiệu quả của việc hồi sức hô hấp tuần hoàn là: sắc mặt nạn nhân hồng
hào trở lại,đồng tử co lại, nạn nhân dần hồi tỉnh.
- Sau mỗi 5 chu kỳ 30/2 tương đương 2 phút, tạm ngưng kiểm tra mạch cổ
nạn nhân, xác định tim nạn nhân đã đập lại được chưa.
- Nếu thấy mạch cổ nhưng nạn nhân chưa tự thở được chỉ cần thổi miệng qua
miệng nạn nhân.
- Cấp cứu viên phải kiên trì hồi sức liên tục, hiệu quả suốt trên đường vận chuyển
nạn nhân đến bệnh viện cho đến khi bàn giao cho nhân viên y tế.

18



- Kiên trì cấp cứu như vậy cho đến khi nạn nhân hồi phục hoặc đồng tử giãn
hết.
5.3.3

Đối với trường hợp chảy máu :

a.Chảy máu trong:
- Hạn chế, phòng ngừa SỐC chấn thương.
- Có thể dùng nắm tay, ép vào điểm động mạch giữa tim và nơi tổn thương,
chảy máu.
- Gọi y tế khẩn cấp.
b.Chảy máu ngoài :
Tùy theo mức độ của vết thương chảy máu ngoài, cấp cứu viên có thể áp dụng
lần lượtcác bước thao tác sau:
B1. Rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng theo hình xoắn ốc- ly
tâm.
B2. Che, ép trực tiếp nơi chảy máu bằng gạc vô trùng hoặc vải sạch.
B3. Nâng cao chi bị chảy máu đồng thời với cầm ép như trên.
B4. Băng ép bằng băng gạc.
B5. Kiểm tra tình trạng đầu ngón tay (ngón chân) và mạch cổ tay (cổ
chân), đảm bảo đầu chi không bị tê buốt, tím tái.

CHƯƠNG III : QUY TRÌNH XỬ LÝ KHÍ Ở NHÀ MÁY XỬ
LÝ KHÍ DINH CỐ
1. Nguồn nguyên liệu đầu vào và các đặc tính kĩ thuật :
- Khí đồng hành được thu gom từ mỏ Bạch Hổ,( cách bờ biển Vũng Tàu
khoảng 107 km) được dẫn vào bờ theo đường ống 16” tới Long Hải và được xử lý
tại nhà máy GPP Dinh Cố để thu hồi LPG và các hydrocacbon nặng hơn. Khí khô

19



sau khi được xử lý tách các hydrocacbon nặng hơn được vận chuyển tới Bà Riạ và
Phú Mỹ để làm nhiên liệu cho nhà máy điện.
- Công suất vận chuyển của khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ giai đoạn thiết kế
là 4,3 triệu m3/ ngày. Với lưu lượng này, lượng khí tới nhà máy đạt áp suất khoảng
109 barG. Từ năm 2002 do lượng khí từ mỏ Bạch Hổ sụt giảm nên người ta bắt
đầu bổ sung thêm lượng khí từ mỏ Rạng Đông, lượng khí đồng hành từ mỏ Rạng
Đông được đưa về giàn nén trung tâm của mỏ Bạch Hổ qua đường ống 16” 40km
để tăng lưu lượng khí đến nhà máy Dinh Cố khoảng 5,7 triệu m3/ ngày. Do lưu
lượng qua đường ống tăng lên, sụt áp qua đường ống cũng tăng lên dẫn đến việc áp
suất đến nhà máy chỉ còn khoảng 70 barG. Do đó 1 cụm máy nén công suất lớn
được đặt tại đầu vào của nhà máy để tăng công suất từ khoảng 70barG lên
109barG. Để thích nghi với điều này nhà máy Dinh Cố đã chuyển đổi sang chế độ
vân hành GPP chuyển đổi do nhà thầu Flour Daniel đánh giá và thiết kế lại.
Bảng 1: Thành phần và tính chất khí đầu vào theo thiết kế ban đầu
Áp suất
Nhiệt độ
Lưu lượng
Hàm luợng nước
Hàm lượng khí
Cấu tử
N2
CO2
C1
C2

10900 kbar
25,6 độ C
1,5 tỉ m3/ năm ( 4,3 triệu m3/ ngày )

Bão hòa ( thực tế đã được xử lý ngoài giàn)
% mol
2,0998 E-03
5.9994 E-04
0,7085
0,1341

- Đầu năm 2002, khi khí đồng hành từ mỏ Rạng Đông được đưa vào giàn nén trung
tâm qua đường ống CCP đường kính 16” dài 40 km thì thành phần khí vào bờ đã
thay đổi như sau:

20


Bảng 2 : Bảng so sánh thành phần khí từ các mỏ khai thác và trong nhà máy.
No

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15

Tên mẫu
Vị trí theo sơ đồ
Ngày lấy mẫu
Tên cấu tử
N2
CO2
Methane
Ethane
Propan
I- Butane
N- Butane
I-Pentane
N- Pentane
Hexanes
Heptanes
Octanes Plus
H2O (g/m3)
H2S (ppm)
Tổng

Khí Bạch Hổ
28
21.12.05
% Mole
0.144
0.113
78.650

10.800
6.601
1.195
1.675
0.297
0.257
0.157
0.084
0.026
16.0

Khí Rạng Đông
10
21.12.05
% Mole
0.129
0.174
74.691
12.359
7.040
1.535
2.191
0.549
0.592
0.385
0.135
0.220
0.12
10.0
100.000


Khí về bờ
11
21.12.05
% Mole
0.123
0.044
74.430
12.237
7.133
1.576
2.283
0.604
0.664
0.540
0.271
0.094
0.113
10.0
100.000

- Từ năm 2002, lưu lượng khí ẩm đã tăng từ 4,3 triệu m3/ ngày lên khoảng 6
triệu m3/ ngày. Trong đó bao gồm từ 1,5 – 1,8 triệu m3 khí/ ngày từ mỏ Rạng
Đông và 4,2 – 4,8 triệu m3 khí/ ngày từ mỏ Bạch Hổ.
2.

Sản phẩm tạo thành từ nhà máy :

2.1 Khí thương phẩm:
- Khí thương phẩm còn gọi là khí khô, là khí đã qua chế biến đáp ứng được

tiêu chuẩn để vận chuyển bằng đường ống cà thỏa mãn được các yêu cầu của
khách hàng. Khí khô có thành phần chủ yếu là CH4 (hàm hượng không nhỏ hơn
90%) và C2H4. Ngoài ra còn có lẫn các hydrocacbon nặng hơn và các khí khác

21


như H2, N2, CO2….tùy thuộc vào điều kiện vận hành mà thành phần khí có thể
khác nhau.
- Khí thương phẩm này được cung cấp đến các nhà máy điện đạm , nhà máy
cán thép, nhà máy sản xuất gốm sứ…..
Bảng 3 : Thành phần khí thương phẩm của nhà máy.
Thành phần
N2
CO2
CH4
C2H6
C3H8
i- C4H10
n-C4H10
2.2

% mol
0.178
0.167
81.56
13.7
3.35
0.322
0.371


Thành phần
i- C5H10
n-C5H10
C6H14
C7H16
C8 +
Hơi nước

% mol
0.0508
0.005
0.016
0.00425
0.00125
0.00822

Khí hóa lỏng (LPG) :
- Khí hóa lỏng còn gọi tắt là LPG, có thành phần chủ yếu là propan và butan

được nén lại cho tới khí hóa lỏng, (áp suất hơi bão hòa) ở một nhiệt độ nhất định để
tồn tữ và vận chuyển. Khí từ thể tích khí chuyển sang thể tích lỏng thì thể tích của
nó giảm xuống 250 lần.
- Butan và propan là hai sản phẩm phân tách từ Bupro.
Thành phần của LPG :
- Thành phần chủ yếu của LPG là các cấu tử C3 và C4 gồm có :
- Propan (C3H8) : 60% mol.
- Butan (C4H10) : 40% mol.
- Ngoài ra còn chứa cấu tử etan và pentan……trong LPG còn chứa chất tạo
mùi mercaptan (R-SH) với tỉ lệ nhất định ( nhà máy xử lý khí Dinh Cố hiện đang


22


sử dụng ở nồng độ 40 ppm ) để khi LPG bị rò rỉ có thể nhận biết bằng khứu giác.
Tất cả các cấu tử đều tồn tại ở thể lỏng, dưới nhiệt độ trung bình và áp suất thường.
- Đối với nhu cầu công nghiệp, chất lỏng thường được hóa hơi nhờ thiết bị bên
ngoài hỗ trợ. Thành phần chủ yếu của LPG vẫn là C3 và C4, nếu sản phẩm là
Butan thì thành phần C5+ chiếm tối đa là 2%. Thành phần LPG phải đảm bảo khả
năng bay hơi 95% thể tích lỏng ở nhiệt độ quy định.
- LPG được sử dụng chủ yếu làm chất đốt trong công nghiệp và dân dụng.
Ngoài ra, LPG còn được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ trong giao thông vận
tải và còn là một nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hóa dầu. Hiện nay, LPG do
nhà máy xử lý khí Dinh Cố sản xuất đáp ứng khoảng 30- 35% nhu cầu thị trường
tiêu thụ của Việt Nam. (lưu lượng LPG khoảng 750 -850 tấn/ngày).
Bảng 4 : Các thông số kĩ thuật đặc trưng của LPG tại nhà máy xử lý khí Dinh
Cố.
Sản phẩm
Áp suất hơi bão hòa
Hàm lượng etan
Hàm lượng propan
Hàm lượng butan

propan
13 bar ở 37,7 độ C
Chiếm tối đa 2% thể tích
Chiếm tối đa 96% thể tích
Chiếm tối đa 2% thể tích

butan

4,83 bar ở 37,7 độ C
Chiếm tối đa 2% thể tích
Chiếm tối đa 2% thể tích
Chiếm tối đa 96% thể tích

- Butan ở thể lỏng và thể khí đều nặng hơn propan nhưng cùng 1 lượng thì
propan tạo ra một thể khí lớn hơn. Nhiệt độ sôi và áp suất hơi bão hòa cũng cách
khá xa nhau.
- Để hóa lỏng propan thì cần điều kiện : nhiệt độ ở - 45 độ C, áp suất ở 1 bar
hoặc nhiệt độ ở 20 độ C thì áp suất phải ở 9 bar.
- Để hóa lỏng butan thì cần điều kiện : nhiệt độ ở -2 độ C, áp suất ở 1 bar hoặc
nhiệt độ ở 20 độ C thì áp suất phải ở 3 bar.

23


Bảng 5 : Sản lượng LPG đạt được ở từng chế độ vận hành của nhà máy khác
nhau.
Bupro :
Chế độ
Lưu lượng (tấn/ ngày)
Áp suất (bar)
Nhiệt độ (độ C)

AMF

MF
640
13
47.34


GPP

Propan :
Chế độ
Lưu lượng (tấn/ ngày)
Tỉ lệ thu hồi
Áp suất (bar)
Nhiệt độ ( độ C)
% mol C4 cực đại

AMF

MF

GPP
535
85.2
18
45.57
2.5

AMF

MF

GPP
415
92
9

45
2.5

Butan :
Chế độ
Lưu lượng (tấn/ ngày)
Tỉ lệ thu hồi
Áp suất (bar)
Nhiệt độ ( độ C)
% mol C5 cực đại
2.3 Condensate :

- Condensate còn được gọi là khí ngưng tụ là hỗn hợp đồng thể có màu vàng
rơm, gồm các hydrocacbon có phân tử lượng lớn hơn Butan và Propan, hợp chất
vòng, nhân thơm, được ngưng tụ và thu hồi sau khi qua các bước xử lý, tách khí
bằng các phương pháp làm lạnh ngưng tụ, chưng cất nhiệt độ thấp, hấp phụ, hấp
thụ……

24


- Thành phần chính của Condensate là các hydrocacbon no như pentane,
hexane, heptane….(C5+), ngoài ra còn có các hydrocacbon mạch vòng, các nhân
thơm và một số tạp chất khác.
- Hằng năm, đường ống dẫn khí vận chuyển khoảng 1,5 tỉ m3 khí, khí sẽ ẩm
hơn do đó sẽ có nhiều condensate ngưng tụ hơn, tại Dinh Cố, condensate ngưng tụ
sẽ được thu gom và nhập chung với condensate sản xuất từ nhà máy để đưa đến
bồn Tank 21.
- Hiện nay, Condensate của nhà máy được vận chuyển đến nhà máy xử lý
Condensate và được dùng chủ yếu để pha chế xăng.

Bảng 6 : Sản lượng condensate thu được khi vận hành nhà máy ở các chế độ
khác nhau.
Chế độ
Lưu lượng (tấn/ngày)
Áp suất (bar)
Nhiệt độ (độ C)
% mol C4 cực đại

AMF
330
8
45
2

MF
380
8
45
2

GPP
400
8
45
2

3.Giới thiệu về các chế độ vận hành của nhà máy xử lý khí Dinh Cố:
3.1 Tổng quan :
- Để đảm bảo cho việc vận hành nhà máy được linh hoạt (đề phòng 1 số thiết
bị chính của nhà máy bị sự cố ), và hoạt động của nhà máy được liên tục ( khi thực

hiện bảo dưỡng, sữa chữa các thiết bị ) không gây ảnh hưởng đến việc cung cấp
khí cho nhà máy điện, đạm, nhà máy được lắp đặt và hoạt động theo các chế độ
sau:
- Chế độ AMF ( Ablolute Minium Facility ) - Cụm thiết bị tối thiểu tuyệt đối :
Thu khí thương mại ( chưa tách C3,C4 ) và condensate. Sản phẩm được lấy ra sau
khi cho dòng khí và lỏng đi qua các thiết bị kĩ thuật : thiết bị nén của AMF, thiết bị

25


×