Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

BÀI BÁO CÁO KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI:XỬ LÍ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÀI BÁO CÁO
KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI:

XỬ LÍ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Người hướng dẫn: ThS. Lê Tấn Thanh Lâm
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
1) Bùi Thị Phương Dung

11139002

2) Huỳnh Tố Như

11139012

3) Lê Thị Mộng

11139027

4) Đỗ Thị Huyền

11139066

5) Trần Thị Tố Như

11139095



6) Phạm Thị Loan

11139080

7)Mai Thị Việt Trinh

11139177

8) Lại Cao Quyết

11139014

9) Cao Minh Tuấn

11139182

10) Trần Ngọc Hậu

11139060


LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời buổi CNH-HĐH đất nước, nhu cầu đời sống con người ngày càng được nâng
cao, không chỉ dừng ở ăn no mặc ấm mà con người phải được ăn ngon mặc đẹp. Trước nhu
cầu đó sự phát triển của ngành dệt may là tất yếu. Nhờ đó mà thị trường dệt nhuộm thu hút
rất nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, các nhà máy mọc lên ở nhiều nơi. Ngành công
nghiệp dệt nhuộm có mạng lưới sản xuất rộng lớn với nhiều măt hàng, nhiều chủng loại có
tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Ngành dệt may hiện nay đã vươn lên trở thành ngành
kinh tế lớn của đất nước góp phần tích cực trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tạo công ăn việc làm cho người
lao động. Tuy nhiên đây là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu,
thải ra rất nhiều phế thải như nước thải, tiếng ồn, chất thải rắn…. Các nguồn ô nhiễm nước
khác nhau có chứa những hỗn hợp độc hại từ các chất ô nhiễm hữa cơ vô cơ, thêm vào đó là
các kim loại nặng có tác động xấu đến môi trường, đời sống thủy sinh và con người (theo
điều tra có khoảng 25% dân số thế giới bị mắc một số bệnh có liên quan đến vấn đề ô
nhiễm nguồn nước). Vì thế nó đang là một vấn đề nhức nhối cho xã hội và đòi hỏi phải có
một phương pháp hiệu quả để loại bỏ những độc tính đó.
Trong đề tài này,nhóm thực hiện trình bày các vấn đề về nước thải dệt nhuộm, các biện
pháp xử lí và một số quy trình xử lí được áp dụng hiện nay.
Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã
hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này. Trong đề tài còn nhiều thiếu sót rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để nhóm hoàn thiện đề tài.

Nhóm thực hiện.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÁC CHẤT THẢI.........1
1.1 Tổng quan về ngành dệt nhuộm..........................................................................1
1.2 Đặc tính của nước thải dệt nhuộm.......................................................................2
1.3 Ảnh hưởng của chất thải dệt nhuộm:...................................................................4
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM............6
2.1 Khái quát về quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm:.............................................6
2.2 Thiết bị trong xử lý nước thải bậc 1:...................................................................6
2.3 Thiết bị trong xử lý nước thải bậc 2:...................................................................8
2.4 Thiết bị trong xử lý nước thải bậc 3:.................................................................17
2.5 Tìm hiểu về quá trình oxi hóa nâng cao Fenton.................................................18
2.6 Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp lọc sinh học sử dụng than

cacbon hóa.................................................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ QUY TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CỦA CÁC
NHÀ MÁY Ở VIỆT NAM...................................................................................................22
3.1 Xử lý nước thải của công ty dệt nhuộm Lý Minh:.............................................22
3.2 1.Xử lý nước thải của công ty dệt nhuộm Xuân Hương....................................25
3.3 Quy trình xử lí nước thải dệt nhuộm của công ty xử lí môi trường Ngọc Lân...29
3.4 Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp lọc sinh học sử dụng than
cacbon hóa (phương pháp kết hợp) của KCN Dệt – may Phố Nối B............................36
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................41



Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÁC CHẤT THẢI
.1 Tổng quan về ngành dệt nhuộm
.1.1 Sơ đồ công nghệ ngành dệt nhuộm

.1.2 Các loại thuốc nhuộm thường dùng
Thuốc nhuộm hoạt tính
Các loại thuốc nhuộm thuộc nhóm này có công thức cấu tạo tổng quát là S-F-T-X
trong đó: S là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan; F là phần mang màu, thường là
các hợp chất Azo (-N=N-), antraquinon, axit chứa kim loại hoặc ftaloxiamin; T là gốc
mang nhóm phản ứng; X là nhóm phản ứng. Loại thuốc nhuộm này khi thải vào môi
trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem là tác nhân gây ung thư.
Page | 1


Xử lí nước thải dệt nhuộm

Nhóm thực hiện: nhóm 7

Thuốc nhuộm trực tiếp
Đây là thuốc nhuộm bắt màu trực tiếp với xơ sợi không qua giai đoạn xử lý trung
gian, thường sử dụng để nhuộm sợi 100% cotton, sợi protein (tơ tằm) và sợi poliamid,
phần lớn thuốc nhuộm trực tiếp có chứa azo (môn, di and poliazo) và một số là dẫn
xuất của dioxazin. Ngoài ra, trong thuốc nhuộm còn có chứa các nhóm làm tăng độ bắt
màu như triazin và salicylic axit có thể tạo phức với các kim loại để tăng độ bền màu.
Thuốc nhuộm hoàn nguyên
Thuốc nhuộm hoàn nguyên gồm 2 nhóm chính: nhóm đa vòng có chứa nhân
antraquinon và nhóm indigoit có chứa nhân indigo. Công thức tổng quát là R=C-O;
trong đó R là hợp chất hữu cơ nhân thơm, đa vòng. Các nhân thơm đa vòng trong loại
thuốc nhuộm này cũng là tác nhân gây ung thư, vì vậy khi không được xử lý, thải ra
môi trường, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Thuốc nhuộm phân tán
Nhóm thuốc nhuộm này có cấu tạo phân tử tư gốc azo và antraquinon và nhóm
amin (NH2, NHR, NR2, NR-OH), dùng chủ yếu để nhuộm các loại sợi tổng hợp (sợi
axetat, sợi polieste…) không ưa nước.
Thuốc nhuộm lưu huỳnh
Là nhóm thuốc nhuộm chứa mạch dị hình như tiazol, tiazin, zin… trong đó có cầu
nối –S-S- dùng để nhuộm các loại sợi cotton và viscose.
Thuốc nhuộm axit
Là các muối sunfonat của các hợp chất hữu cơ khác nhau có công thức là R-SO 3Na
khi tan trong nước phân ly thành nhóm R-SO3 mang màu. Các thuốc nhuộm này
thuộc nhóm mono, diazo và các dẫn xuất của antraquinon, triaryl metan…
Thuốc in, nhuộm pigmen
Có chứa nhóm azo, hoàn nguyên đa vòng, ftaoxianin, dẫn suất của antraquinon…
.2 Đặc tính của nước thải dệt nhuộm
.2.1 Thành phần và tính chất trong nước thải dệt nhuộm:
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gồm có các chất ô nhiễm chính: các tạp chất

tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, pectin, các chất bụi bẩn dính
vào sợi; các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tinh bột, H 2SO4,
CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2,Na2CO3, Na2SO3… các loại thuốc nhuộm, các chất
trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng tùy thuộc loại
vải, màu và chủ yếu đi vào nước thải của các công đoạn sản xuất.
Bảng 1.1 Các chất gây ô nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệtnhuộm ở từng công đoạn

Page | 2


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

Công đoạn

Chất ô nhiễm trong nước
thải

Đặc tính của nước thải

Hồ sợi, giũ
hồ

Tinh bột, glucose, carboxy
metyl xenlulo,polyvinyl alcol,
nhựa, chất béo và sáp

BOD cao (34 đến 50%
tổng BOD)


Nấu tẩy

NaOH, chất sáp và dầu mỡ,
tro, soda, silicat natri và xơ sợi
vụn

Độ kiềm cao, màu tối,
BOD cao (30% tổng BOD)

Tẩy trắng

Hypoclorit, hợp chất chứa
clo, NaOH, AXO, axit …

Độ kiềm cao, chiếm 5%
BOD

Làm bóng

NaOH, tạp chất

Độ kiềm cao, BOD thấp
(dưới 1% tổng BOD)

Nhuộm

Các loại thuốc nhuộm, axit
axetic và các muối của kim loại

Độ màu rất cao, BOD khá

cao, TS cao

In

Chất màu, tinh bột, dầu, đất
sét, muối, kim loại nặng, axit …

Độ màu cao, BOD cao,
dầu, mỡ

Hoàn Thiện

Vết tinh bột, mỡ động vật,
muối

Kiềm nhẹ, BOD thấp

(Nguồn Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ,2002, Thoát nước tập II- Xử lý nước thải,
NXB Khoa học và Kỹ thuật)
Dệt nhuộm là một trong những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều đến nước và hóa
chất. Các kết quả phân tích đặc điểm cho thấy :
+ Lượng nước thải thường lớn (khoản 50 đến 300 m 3 nước cho 1 tấn hàng dệt)
chủ yếu từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy.
+ Nước thải chứa hỗn hợp các hóa chất dư thừa (phẩm nhuộm, chất hoạt động
bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, men ,chất oxi hóa) dưới dạng các
ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ sợi.
+ Nước thải dệt nhuộm thường không ổn định và đa dạng (hiệu quả hấp thụ
thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60-70%, 30-40% các phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên
thủy hoặc bị phân hủy ở một dạng khác, do đó nước co độ màu rất cao đôi khi lên đến
Page | 3



Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

50.000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80 đến 18.000 mg/l. Các sản phẩm nhuộm sau hoạt
tính, hoàn nguyên lượng phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng các chất hữu cơ, độ
màu.
+ Nước thải tẩy giặt có pH dao động từ 9 đến 12, BOD từ 90 đến 220 hàm
lượng chất hữu cơ cao (COD có thể lên tới 1000 – 3000 mg/l). Độ màu của nước thải
khá lớn ở những giai đoạn lấy ban đầu và có thể lên tới 10.000 Pt-Co, hàm lượng cặn
lơ lững đạt giá trị 2000mg/l.
+ Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng
hóa chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa …), vào tỷ
lệ sử dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán
liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng.
+ Các chất rắn trong nước thải dệt nhuộm: bao gồm các chất thải kém hiệu quả
khi xử lý sinh học như: vải vụn, bụi bông, bao bì, chai lọ thủy tinh đựng hóa chất, giấy
vụn, két nhựa, xỉ than, cặn dầu, bụi cặn xử lý nước, Crom VI, kim loại nặng, các
polime tổng hợp , sơ sợi, các muối trung tính, chất hoạt động bề mặt.
.2.2 Các thông số đánh giá chất lượng nước thải dệt nhuộm :
- Nhiệt độ
- pH
- BOD5
- COD
- Hàm lượng cặn lơ lửng
- Oxi hòa tan
- Độ đục
- Tổng N
- Tổng P

- Kim loại nặng
- Coliform
.3 Ảnh hưởng của chất thải dệt nhuộm:
Độ kiềm cao làm tăng pH của nước. Nếu pH > 9 sẽ gây độc hại đối với thủy sinh,
gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải.

Page | 4


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng rắn. Lượng thải lớn gây tác hại đối với
đời sống thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
của tế bào.
Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đời
sống thủy sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nguồn nước.
Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp
nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới
cảnh quan.
Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hòa tan trong nước ảnh
hưởng tới sự sống của các loài thủy sinh.

Page | 5


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

.4 Khái quát về quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm:
Dệt nhuộm là ngành công nghiệp đa dạng về nguyên liệu, sản phẩm và thuốc
nhuộm nên thành phần nước thải rất đa dạng và phức tạp. Thành phần chủ yếu là hóa
chất độc hại như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường, chất điện
ly, tinh bột, chất oxy hóa, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương
pháp xử lý thích hợp phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý, nước thải dệt nhuộm có
thể áp dụng các phương pháp sau:



Xử lý bậc 1: Phương pháp cơ học.
Xử lý bậc 2: Phương pháp hóa – lý, phương pháp hóa học và phương

pháp sinh học.

Xử lý bậc 3: Phương pháp khử trùng.
.5 Thiết bị trong xử lý nước thải bậc 1:
Mục đích xử lý: Phương pháp này được sử dụng để tách các tạp chất không hòa
tan, các chất vô cơ, cặn cát và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải nhằm
đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị và các quá trình xử lý tiếp theo.
Thường dùng là thiết bị chắn rác và bể điều hòa, bể lắng.
Nước thải từ ống dẫn nước thải chảy qua thiết bị chắn rác để đến bể điều hòa.


Thiết bị chắn rác:

Khái quát về thiết bị: Thiết bị chắn rác có thể là song chắn rác hoặc lưới chắn rác,
là các thanh song song, các tấm lưới đan bằng thép hoặc tấm thép có đục lỗ… Song
chắn rác thường đặt đứng, vuông góc hoặc nghiêng (45 – 60o)
Mục đích xử dụng: Có chức năng chắn giữ những rác bẩn thô, có kích thước tương

đối lớn (mảnh vải vụn, xơ sợi, nilon…) nhằm đảm bảo đảm cho máy bơm, và thiết bị
xử lý nước thải hoạt động ổn định.
Lượng rác bị giữ lại tương đối ít nên ta có thể thu gom bằng phương pháp thủ công.
Page | 6


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

Song và lưới chắn rác là tùy theo kích cỡ đặc thù của cơ sở dệt nhộm mà ta có các
mắt lưới dày hay thưa : thô (30 – 200 mm) và trung bình (5 – 25 mm).

Hình 1: Ảnh song chắn rác.


Bể điều hòa:

Đầu vào bể: Nước thải từ hệ thống ống thu nước thải chảy về để điều hòa sau khi
đã chảy qua song chắn rác
Thành phần dòng vào: Nước bao gồm tất cả các hóa chất độc hại chứa trong nước
thải đã nêu chỉ trừ đi các mảnh rác lớn, thô như vải vụn, xơ sợi, nilon đã được giữ lại ở
song chắn rác.
Mục đích sử dụng: Do đặc điểm sản xuất nên lưu lượng và nồng độ nước thải
thường không đều theo các giờ các ngày. Sự dao động này sẽ ảnh hưởng đến những
giai đoạn xử lý phía sau. Bể điều hòa để khắc phục những ảnh hưởng này và nâng cao
hiệu suất của các quá trình xử lý sau.

Page | 7



Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

Vậy bể điều hòa là đơn vị dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về
lưu lượng và tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý sau, đảm
bảo đầu ra sau xử lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này.
Cấu tạo và nguyên lý của bể: Bể điều hòa là một bể rộng, có đường ống dẫn nước
vào, có ống dẫn nước ra, dưới đáy bể được gắn hệ thống khí nén để hòa trộn nước thải.
Khi các nước thải trộn lẫn với nhau, nước thải từ khâu nấu tẩy (do chứa thành phần
là các chất tẩy) có thể làm giảm bớt màu của nước thải.
Thời gian xử lý: Được xác định theo biểu đồ thay đổi lưu lượng và nồng độ chất
bẩn có trong nước thải.
Bể điều hòa cũng có thể là bể trung hòa để điều chỉnh pH đến giá trị phù hợp cho
bước xử lý tiếp theo.(Ví dụ: Nếu bước xử lý tiếp là keo tụ tạo bông thì nên điều chỉnh
pH về giá trị lớn hơn 7).
Nước thải đã qua xử lý sơ bộ của bể điều hòa sẽ có độ màu giảm xuống một ít,sau
đó được bơm đến bể tiếp theo để xử lý với lưu lượng và nồng độ chất bẩn ổn định và
liên tục.
Bể lắng:
Vị trí xử lý: Đặt bể lắng bông cặn sau khi xử lý keo tụ (Bể lắng 1) và bể lắng bùn
sau khi xử lý sinh học (Bể lắng 2).
Mục đích: Là quá trình tách cặn lơ lửng, bông cặn hình thành trong giai đoạn keo
tụ tạo bông hoặc các cặn bùn sau quá trình xử lý sinh học.
Bể nén bùn:
Vị trí xử lý: Đặt bể nén bùn được đặt sau bể lắng bông cặn, lượng bùn còn ở đáy
bể lắng bông cặn được chuyển qua bể nén bùn.
Mục đích: Nhằm lấy lượng nước còn tích trữ trong lượng bùn thải ra từ bể lắng
bông cặn. Dung dịch cặn loãng đi vào buồng phân phối đặt ở tâm bể, cặn lắng xuống
được lấy ra từ đáy bể, nước được thu bằng máng vòng quanh chu vi bể đưa trở lại khu
xử lý.


Page | 8


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

.6 Thiết bị trong xử lý nước thải bậc 2:
.6.1 Thiết bị sử dụng trong phương pháp hóa lý:
Là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, chất này phản ứng với các tạp chất bẩn
trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc
dạng hòa tan không độc hại.
Các phương pháp hóa lý thường sử dụng để khử nước thải là quá trình keo tụ, hấp
phụ, trích ly, tuyển nổi...
Bể keo tụ tạo bông:
Nguồn vào: Nước thải từ bể điều hòa được chảy vào bể keo tụ với lưu lượng ổn
định và liên tục.
Mục đích: Quá trình keo tụ thường được áp dụng để khử màu, giảm độ đục, cặn lơ
lửng và vi sinh vật , kim loại nặng, COD, silicat, hydratcacbon, dầu béo, mỡ..
Hóa chất sử dụng: Đa số chất keo tụ ở dạng sunfat sắt (Fe(III)), sunfat nhôm
(Al(III)); Al2(SO4)3.14H2O, clorua sắt ( FeCl3 ) hoặc Polime nhôm (PAC).
Cơ chế phản ứng: Khi cho phèn nhôm vào nước chúng sẽ tác dụng với ion
bicacbonat có trong nước và tạo thành hydroxit dưới dạng keo. Bông hydroxit tạo
thành sẽ hấp thụ và kết dính các chất huyền phù, keo trong nước thải. Khi có chất điện
ly các chất keo có trong nước thải sẽ hấp thụ ion trên bề mặt và tích điện. Các chất bẩn
chủ yếu tích điện âm, chất keo tụ có hạt tích điện dương. Chúng gắn kết lại với nhau
theo lực hút bề mặt và lực tĩnh điện.Cho đến khi nào hạt đủ lớn sẽ tự lắng xuống theo
trọng lực. Đa số các phân tử mang màu trong thuốc nhuộm không tan và thuốc nhuộm
phân tán cũng tích điện và lắng xuống theo quy chế này. Và một số thuốc nhuộm
(thuốc nhuộm bazo tích điện dương, thuốc nhuộm acid tích điện âm...) cũng được lắng.

Phương trình phản ứng xảy ra như sau:
Khi hòa tan FeCl3 trong nước xảy ra quá trình thủy phân
FeCl3 + H2O   Fe(OH)3 + HCl
Fe(OH)3 tổ hợp với nhau tạo nên cấu trúc rắn, bền gọi là nhân. Do điện tích bề mặt
lớn nên chúng hấp phụ những ion có trong thành phần của tổ hợp hoặc ion gần giống
ion có trong tổ hợp về tính chất và kích thước tạo thành nhân mixen. Ion được hấp phụ
gọi là ion quyết định thế hiệu. Thế nên bề mặt nhân gọi là thế nhiệt động, bằng điện
tích của tất cả ion lớp ion bề mặt nhân ( ion QĐTH)
Page | 9


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

[mFe(OH)3] + nFe3+ [mFe(OH)3]. nFe 3+
Cả hai lớp ion dương Fe3+ và ion âm Cl- tạo thành lớp điện tích kép trên bề mặt hạt
keo.
Al2(SO4)3 +3Ca(HCO3)2 2Al(OH)3 + 3CaSO4 + 6CO2
Nếu không đủ kiềm thì tăng độ kiềm bằng cách thêm vôi vào:
Al2(SO4)3 +3Ca(OH)3 2Al(OH)3 + 3CaSO4
Polime nhôm (PAC): khi hòa tan PAC tạo các hạt polime Al 13 (thực chất là
Al13O4(OH)247+) có điện tích vượt trội (7+) và kích thước lớn gây keo tụ mạnh, bông
cặn lớn và thủy phân chậm nên tăng tác dụng của chúng lên các hạt keo cần xử lý.

Cơ chế quá trình keo tụ tạo bông
Phản ứng 1: Phân tử polymer kết dính với hạt keo(tích điện trái dấu)

Phản ứng 2: Phần còn lại của polymer ở trên liên kết với những vị trí hoạt
tính trên bề mặt các hạt keo khác


Hàm lượng chất keo tụ cho vào: được xác định bằng thực nghiệm nước thải của
nhà máy, xí nghiệp. Hàm lượng chất keo tụ phụ thuộc vào dạng và nồng độ chất bẩn,
loại chất keo tụ và phương pháp trộn chất keo tụ với nước thải.
Thời gian: Nước thải sau khi trộn với chất keo tụ trong một thời gian nhất định
(khoảng 1-5 phút tùy thuộc vào nước thải)

Page | 10


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

Trong thực tế người ta thường sử dụng phèn sắt hơn phèn nhôm do có ưu điểm
nhiều hơn. Ngoài ra người ta còn sử dụng chất trợ keo tụ như sét, silicat hoạt tính và
polymer để làm tăng quá trình kẹo tụ và tăng độ rắn chắc cho cặn bông.


Ưu điểm:

Sử dụng được trong nước thải có độ màu cao, cặn lơ lửng cao.
Sử dụng được trong nước thải chứa thuốc nhuộm phân tán và thuốc nhuộm không
tan.
Đây là phương pháp lợi về mặt kinh tế.


Khuyết điểm:

Không xử lý được tất cả các loại thuốc nhuộm: thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm
trực tiếp; thuốc nhuộm hoàn nguyên keo tụ tốt nhưng không kết lắng dễ dàng, bông
cặn chất lượng thấp; thuốc nhuộm hoạt tính rất khó xử lý bằng các tác nhân keo.

Tạo ra một lượng bùn thải lớn và không làm giảm tổng chất rắn hòa tan nên gây
khó khăn cho tuần hoàn nước.
Phương pháp tuyển nổi
Đây là một quá trình hóa lí phức tạp trong đó các phần tử có bề mặt kị nước sẽ có
khả năng kết dính vào các bọt khí. Khi các bọt khí bám vào các phân tử phân tán vận
động trong nước thì chúng tập trung lại nổi lên trên mặt nước
Trong công nghiệp, tuyển nổi được áp dụng để xử lý chất khoáng, tái sinh nguyên
liệu từ nước rửa, làm sạch nước thải, xử lý bùn và thu hồi khoáng sản quí. Trong xử lý
nước cấp, quá trình tuyển nổi được kết hợp với quá trình keo tụ tạo bông, đặc biệt là
đối với chất mùn và tảo sau quá trình keo tụ tạo bông được tách ra khỏi nước bằng
tuyển nổi.
Phương pháp hấp phụ
Để làm sạch bể nước thải công nghiệp khỏi các chất hữu cơ khi hàm lượng rất nhỏ
được hòa tan sau xử lí sinh học người ta dùng phương pháp hấp phụ. Những chất hữu
cơ này không bị phân hủy sinh học và có độc tính cao. Quá trình hấp phụ là quá trình
tập hợp các chất hòa tan trong dung dịch lên bề mặt chung của chất lỏng và khí, hai
chất lỏng hoặc giữa chất lỏng và chất rắn thích hợp.
Có hai loại hấp phụ:
Page | 11


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

* Hấp phụ vật lý: Hấp phụ vật lý xảy ra khi các phân tử của chất bị hấp phụ và chất
hấp phụ không tạo thành hợp chất hóa học (không hình thành các liên kết hóa học) mà
chỉ bị ngưng tụ trên bề mặt phân chia pha và bị giữ lại trên bề mặt bằng lực liên kết
phân tử yếu và liên kết hidro. Sự hấp phụ vật lý luôn thuận nghịch.
* Hấp phụ hóa học: Hấp phụ hóa học xảy ra khi các phân tử hấp phụ tạo hợp chất
hóa học với các phân tử bị hấp phụ và hình thành trên bề mặt phân chia pha. Lực hấp

phụ khi đó là lực liên kết hóa học thông thường (liên kết ion, liên kết công hóa trị, phối
trí…), sự hấp phụ hóa học luôn bất thuận nghịch. Các chất hấp phụ thường dùng là:
Cacbon hoạt tính, Bentonite, silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải
sản xuất như: xỉ, mạt sắt,…
.6.2 Thiết bị sử dụng trong phương pháp hóa học:
Là phương pháp dùng hóa chất để khử các chất hòa tan trong các hệ thống nước
khép kín.
Mục đích: phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học
hoặc sau khi xử lý sinh học như là một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải
vào nguồn.
Ưu, khuyết điểm:
Ưu điểm: Khắc phục, loại bỏ những hóa chất,vi sinh vật mà các phương pháp khác
không làm được
Khuyết điểm: Các phương pháp này đều dùng tác nhân hóa học nên tốn kinh phí
nhiều.
Bể trung hòa:
Vị trí xử lý: Sau khi đưa nước thải vào hệ thống xử lý sinh học
Nguồn vào: Nước thải sau khi đã xử lý cơ học và hóa lý.
Thành phần nước thải đầu vào: Nước sau khi đã loại bỏ các chất cơ học lớn, thô
(cơ học), sau khi khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng và vi sinh vật, kim loại nặng,
COD, silicat, hydratcacbon, dầu béo, mỡ...( phương pháp keo tụ), sau khi loại bỏ
phenol, dầu, axit hữu cơ, các ion kim loại...(phương pháp trích ly). Dòng vào chứa môi
trường acid hay bazo không phù hợp với môi trường sinh sống của vi sinh vật.
Mục đích: Trung hòa môi trường nước thải trước trước khi vào hệ thống xử lý sinh
học để đảm bảo môi trường cho vi sinh vật phát triển.
Page | 12


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7


Hóa chất sử dụng: Trung hòa nước thải được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.
Trộn lẫn nước thải với axit hoặc kiềm. Nếu môi trường acid thì thêm xút vào, còn môi
trường kiềm thì thêm acid vào.
Trong quá trình trung hòa một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ
thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân sử
dụng cho quá trình.
.6.3 Thiết bị sử dụng trong phương pháp sinh học:
Vị trí xử lý: Thường xử lý dòng nước thải sau khi đã qua xử lý cơ học, hóa
lý và hóa học. Cũng có thể là bước xử lý thứ 2 sau khi đã xử lý cơ học và trước khi
xử lý hóa lý, hóa học
Mục đích: Phương pháp này được ứng dụng để xử lý hoàn toàn các chất hữu
cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải và một số chất vô cơ như sunfit,
amoniac,...
Cơ chế : Phương pháp xử lý này dựa trên cơ sở hoạt động phân hủy chất
hữu cơ có trong nước thải của các vi sinh vật. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và
một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Hay các
chất thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được hấp phụ hoặc keo tụ sinh học
lên trên bề mặt sinh khối của vi sinh vật. Sau đó sinh khối của tế bào vi sinh vật sẽ
được loại bỏ ra khỏi nước thải bằng cách lắng.
Quá trình sinh học gồm các bước:

Chuyển các hợp chất có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng hòa tan
thành thể khí và các vỏ tế bào vi sinh.

Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất
keo vô cơ trong nước thải.

Loại các bông cặn ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng.
Phương pháp xử lý sinh học gồm hai loại:


Phương pháp kỵ khí: Sử dụng nhóm sinh vật kỵ khí, hoạt động trong
điều kiện không có oxy. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải
để phát triển tạo sinh khối.
Phương trình: chất hữu cơ  CH4+NH3+H2S+CO2 + tế bào mới
Trong nước thải dệt nhuộm chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như:
Carbonhydrate, cellulose, tinh bột, dầu, xáp, chất hoạt động bề mặt, acid béo…trong
giai đoạn thủy phân sẽ cắt mạch tạo thành các phân tử đơn giản hơn, dễ thủy phân
hơn. Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa cacbonhydrate thành đường đơn và chất
Page | 13


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

béo thành acid béo. Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ đơn giản lại tiếp tục
được chuyển hóa thành acid acetic, H2 và CO2. Sau đó, vi khuẩn methane phân hủy
một số chất như: CO2 + H2, acetate, methanol,…

Hình 2: Các quá trình phân hủy sinh học kỵ khí
Một số vi sinh vật sử dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương
pháp kỵ khí:

Hình3: Vi khuẩn E.coli

Hình 4: Vi khuẩn corynebacterium

spp.

Page | 14



Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

Hình 5: Vi khuẩn staphylococcus

Bể UASB:
Cơ chế hoạt động: Đây là bể sinh học kỵ khí hoạt động theo nguyên tắc
nước thải được đưa trực tiếp vào từ đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó
chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học và các chất bẩn hữu cơ được tiêu thụ ở
đó.
Vị trí xử lý : Nước thải sau khi điều chỉnh pH ở bể trung hòa được phân
phối đều từ dưới bể lên, khi nước thải tiếp xúc với các hạt cặn lơ lửng trong bể sẽ
xảy ra những phản ứng sinh hóa và phần lớn chất hữu cơ chuyển thành khí. Khí
thoát lên trên và cặn lắng xuống. Nước trong được chuyển lên trên và tập trung vào
máng chuyển ra ngoài.

Hình 6: Cấu tạo bể UASB

Phương pháp hiếu khí:
Cơ chế: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí,hoạt động trong điều kiện cung
cấp oxy liên tục. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và các
nguyên tố vi lượng kim loại để xây dựng tế bào mới tăng sinh khối và sinh sản.Sau
Page | 15


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7


đó vi sinh vật oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan hoặc ở dạng các hạt keo phân tán nhỏ
thành H2O và CO2 hoặc các chất khí khác Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt
động trong điều kiện cung cấp ôxy liên tục.
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí gồm 03 giai đoạn sau:

Ôxy hóa các chất hữu cơ:
Enzyme
CxHyOz + O2
CO2 + H2O + H
o Tổng hợp tế bào mới:
CxHyOz + O2 + NH3 Enzyme
Tế bào vi khuẩn (C5H7NO2) + CO2 + H2O –
∆H

Phân hủy nội bào:
C5H7O2 + O2 Enzyme
5CO2 + 2H2O + NH3  H
Chất nhiễm bẩn trong nước thải dệt nhuộm phần lớn là những chất có khả
năng phân hủy sinh học (tinh bột, cellulose, dầu, xáp..và một số chất hữu cơ khác).
Thường nước thải dệt nhuộm thiếu nguồn N và P dinh dưỡng. Khi xử lý hiếu khí cần
cân bằng dinh dưỡng theo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1.
Bể bùn hoạt tính: Chất hữu cơ được oxi hóa bởi các vi sinh vật trong bể
aerotank. Bùn trong bể là hệ vi sinh vật phức tạp bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, vi
nấm, động vật nguyên sinh, vi tảo,... cứ 1g bùn có chứa từ 10 8 - 1014 tế bào vi sinh.
Một số vi sinh vật có trong bùn như: Alaligenes. Achromobacter, Pseulomonas,
Corynebacterium.
Bể lọc sinh học: Giá thể có thể là đá sỏi hoặc chất dẻo, hiệu suất của quá
trình xử lý khoảng 50 - 65%.

Bể Aerotank:

Bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính có dạng bông
màu vàng nâu dễ lắng có kích thước từ 3 – 5 micromet. Những bông này gồm những
vi sinh vật sống và chất rắn (40%). Khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ
cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hóa
các chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và
chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để sinh trưởng, tăng sinh khối và kết thành bông
bùn. Khi cung cấp thêm hàm lượng dinh dưỡng này cần chú ý tỉ lệ giữa các thành

Page | 16


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

phần BOD:N:P = 100:5:1. Thường thì ta sử dụng Ure và H 3PO4 để bổ sung vào bể
trong quá trình xử lý.
Hình 7: Bể Aerotank

Hình 8: Một số vi sinh vật hiếu khí dùng trong bể Aerotank.
Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể của lượng
nước thải nước thải không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng
lại một phần bùn đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2 bằng cách tuần hoàn bùn về bể
Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dư được đưa
về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý.
.7 Thiết bị trong xử lý nước thải bậc 3:


Bể tiếp xúc:

Vị trí xử lý :Thường là khâu xử lý cuối cùng để xả nước ra môi trường.

Nguồn vào: Nước thải sau khi đã xử lý hầu hết tất cả các hóa chất ô nhiễm (cơ học,
hóa lý, hóa học, sinh học). Chỉ còn lại một số chất hữu cơ, vô cơ khó phân hủy và vi
sinh vật.
Mục đích: oxy hóa các chất hữu cơ,v ô cơ khó phân hủy sinh học.
Hóa chất sử dụng: Để làm sạch nước thải có thể dùng các chất oxy hóa như Clo ở
dạng khí và hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, pemanganat
kali, bicromat kali, oxy không khí, ozon ,H2O2…
Cơ chế: Dùng các chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất khó phân hủy. Trong quá
trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn
và tách ra khỏi nước thải.
Page | 17


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

Lưu ý : Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn tác nhân hóa học, do đó quá trình oxy
hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong
nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.
Oxy hóa bằng Clo: Clo và các chất có chứa clo hoạt tính là chất oxy hóa thông
dụng nhất. Là chất oxy hóa mạnh ở bất kì dạng nào dù là nguyên chất hay hợp chất khi
tác dụng với nước đều tạo ra phân tử acid hypoclorid có tác dụng khử trùng nước mặt
Người ta sử dụng chúng để tách H 2S, hydrosunfit, các hợp chất chứa metylsunfit,
phenol, xyanua ra khỏi nước thải. Tuy nhiên nếu trong nước thải có chứa nhiều chất
hữu cơ chúng sẽ kết hợp với clo tạo các sản phẩm độc hại… dễ gây hại cho nguồn
nước đặc biệt là nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt.
Phương pháp Ozon hóa: Ozon tác động mạnh mẽ với các chất khoáng và chất hữu
cơ, oxy hóa bằng ozon cho phép đồng thời khử màu, khử mùi, tiệt trùng của nước. Sau
quá trình ozon hóa số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt đến hơn 99%, Ozon còn oxy hóa các
hợp chất Nito, Photpho...

Sử dụng tia UV: tia uv có khả năng tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật. Trong kĩ thuật,
khi lưu lượng nước cần khử trùng nhỏ, tia tử ngoại đặt trong dòng chảy của nước. Hiệu
quả của phương pháp này chỉ đạt được hoàn toàn khi trong nước không có chất hữu cơ
và cặn lơ lửng. Phương pháp khử trùng này có ưu điểm là không thay đổi tính chất lý
hóa của nước không gây nên các hậu quả phụ. Nhưng hiệu suất xử lý thấp. Chỉ áp
dụng với quy mô nhỏ.
.8 Tìm hiểu về quá trình oxi hóa nâng cao Fenton
Hiện nay, để xử lý nguồn nước thải từ các quá trình dệt nhuộm, người ta thường sử
dụng các quá trình oxy hóa nâng cao (Advanced Oxydation Processes – AOPs). Các
quá trình này dựa trên cơ sở oxy hóa các hợp chất hữu cơ (thuốc nhuộm) thành CO 2 và
H2O với tác nhân oxy hóa là các gốc tự do hoạt động hydroxyl OH được tạo ra ngay
trong quá trình hoạt động từ tác nhân ban đầu an toàn, ít độc tính chứ không phải là
quá trình sử dụng trực tiếp sử dụng các chất oxy hóa mạnh như Cl 2, O3…
Gốc hydroxyl là tác nhân oxy hóa rất mạnh với thế oxy hóa là 2,80 V (chỉ đứng sau
F2), có khả năng phân hủy oxy hóa không chọn lựa mọi hợp chất hữu cơ dù là loại khó
phân hủy nhất, biến chúng thành những hợp chất vô cơ (còn gọi là khoáng hóa) không
độc hại như CO2, H2O, axit vô cơ…
Page | 18


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

.8.1 Phản ứng Fenton
Hệ Fenton là hệ phản ứng trong đó gốc tự do HO• được tạo ra do sự phân ly
của H2O2 xúc tác bởi Fe2+, Fe3+ :
Fe2+ + H2O2 Fe + + •OH + OH – (1)
3

Fe3+ + H2O2 Fe2+ + •HO2 + H + (2)

•OH

+ Fe2+ OH - + Fe3+ (3)

•OH

+ H2O2 H2O + •HO2 (4)

Fe2+ + •HO2 Fe3+ + HO2 - (5)
Fe3+ + •HO2 Fe2+ +O2 + H+ (6)
Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy khả năng oxi hóa của quá trình Fenton có
thể được tăng mạnh khi có sự chiếu sáng bằng tia UV. Khi có mặt của bức xạ thì
gốc •OH có thể được hình thành theo các phản ứng dưới đây:
Fe3+ + H2O hFe2+ + HO• + H +
H2O2 h2HO• (λ < 400 nm)
Hơn nữa sự có mặt của ánh sáng còn giúp cho quá trình hoàn nguyên Fe2+ từ
Fe3+ được dễ dàng.
.8.2 Hiệu quả xử lí:
Phương pháp Fenton là một công cụ khử màu hiệu quả. Phương pháp Fenton cổ
điển cho kết quả rất nhanh với khử màu, vừa phải với COD nhưng rất chậm với khử
TOC và khử độc trong nước thải dệt nhuộm. Hiện nay người ta đã nâng cao hiệu quả
của phương pháp bằng nhiều cách: H2O2/ than đá, H2O2 và xúc tác cùng với kim loại
chuyển tiếp, phương pháp Fenton có vòng chelat trung gian và Cu(II)/ axit hữu
cơ/H2O2. Trong suốt quá trình xử lý bằng photo-Fenton chúng ta chỉ có thể quan sát
được sự biến đổi màu chứ không nhìn thấy sự phân hủy sinh học. Chúng ta có thể kết
hợp giữa phương pháp oxy hóa bằng Fenton với xử lý sinh học để khử triệt để màu và
COD trong nước thải công nghiệp dệt.
Phương pháp Fenton có thể xử lý axit blue 74 (nhóm thuốc nhuộm indigoid), axit
orange 10 (hợp chất màu azo) và axit violet 19 (thuốc nhuộm triarylmethane). Quá
trình khử màu diễn ra trong suốt quá trình oxy hóa. Chỉ với tỉ lệ khối lượng thuốc


Page | 19


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

nhuộm : H2O2 là 1:0.5 mà sự khử màu có thể lên đến 96,95 và 99 đối với axit blue 74,
axit orange 10 và axit violet 19. Sự loại màu thì dễ dàng hơn so với sự khử COD.
Đối với mỗi loại thuốc nhuộm sự chuyển hóa COD là khác nhau phụ thuộc vào liều
lượng H2O2. Với tỉ lệ khối lượng thuốc nhuộm : H2O2 là 1:2 quá trình là tối ưu. Phần
trăm COD còn lại là 37, 27, 40 đối với lần lượt axit blue 74, axit orange 10 và axit
violet 19.
.8.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Fenton
* Ưu điểm
Có thể thấy oxy hóa sử dụng Fenton là một phương pháp khả thi trong việc loại bỏ
màu hoàn toàn của nước thải dệt nhuộm. Hơn nữa nó dễ dàng thực hiện và rẻ hơn so
với các phương pháp oxy hóa khác. Phương pháp này thân thiện với môi trường do sản
phẩm phân hủy tạo ra CO2, H2O, các muối vô cơ hoặc các sản phẩm dễ phân hủy sinh
học. Hệ Fenton có khả năng xử lí thuốc nhuộm tan, thuốc nhuộm không tan ngay cả
khi nước thải có nồng độ màu cao. Sự oxi hóa cũng làm giảm COD của nước thải đồng
thời tăng khả năng phân hủy sinh học của các sản phẩm phản ứng. So sánh với các quá
trình oxi hóa khử xử lí thuốc nhuộm như điện hóa, ozon, hypoclorit thì Fenton đạt
được hiệu quả xử lí tốt nhất.
Nếu sử dụng hệ tác nhân Fe3+/C2O42-/H2O2/Vis thì còn tận dụng được nguồn năng
lượng mặt trời. Quá trình này hiệu quả cao, hạn chế được nhược điểm của các quá
trình Fenton khác và chi phí xư lí thấp hơn rất nhiều.
* Nhược điểm
Phương pháp này hiệu quả ở pH = 2-4 nên tốn hóa chất để điều chỉnh pH phản ứng
và sau khi phản ứng cũng tốn hóa chất để trung hòa lại nước thải đã xử lí.

Do sự tái hoạt hóa của gốc hydroxyl là không rõ ràng và có một số chất có xu
hướng loại bỏ chúng nên quá trình xử lý này phụ thuộc rất nhiều vào thông số và cần
được kiểm tra trước khi dùng để xử lý các loại thuốc nhuộm khác nhau.
Lượng sắt vẫn còn tồn tại trong dung dịch nên phải tốn chi phí cho việc xử lí sắt
còn dư.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, so với các phương pháp khác thì phương pháp
Fenton thực sự nổi bật, những nhược điểm này là không đáng kể so với ưu điểm của

Page | 20


Xử lí nước thải dệt nhuộm
Nhóm thực hiện: nhóm 7

phương pháp. Và phương pháp Fenton đã, đang được ứng dụng trong thực tế xử lí
nước thải dệt nhuộm nói riêng và nước thải công nghiệp nói chung.
.9 Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp lọc sinh học sử dụng than cacbon
hóa
Nước thải dệt nhuộm đã được các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới nghiên
cứu với các phương pháp xử lý bằng ôzôn ; ôzôn kết hợp sinh học , công nghệ màng,
điện hóa . Tuy nhiên, các phương pháp đều có những mặt hạn chế nhất định. Thời gian
qua, Viện Công nghệ Môi trường đã tiến hành nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải
dệt nhuộm sử dụng than cacbon hóa làm giá thể sinh học cho hiệu quả xử lý rất cao.
Mô hình sử dụng than cácbon hóa cho hiệu suất xử lý COD, BOD và TOC cao hơn từ
1,5 - 2,7 lần so với mô hình không sử dụng than.
Than hoạt tính là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình
(bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit. Ngoài carbon thì phần còn lại thường
là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát). Than hoạt tính có diện tích bề
mặt ngoài rất lớn nên được ứng dụng như một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại hóa
chất.

Đặc tính của than cacbon:
Than cacbon được nhiệt phân trong lò cacbon hoá VIR-200 ở nhiệt độ 600 - 650 0C,
thời gian phản ứng 60 phút. Kích thước mao quản từ 20 - 50 nm, diện tích bề mặt 5001500 m2/g
+ Tỷ trọng: 520 – 550 Kg/m3
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu
pH
Độ hấp phụ CCl4
Benzene
Methylene Blue
Chỉ số độ cứng
Độ tro
Độ ẩm
Chỉ số iod

Đơn vị
%
%
Ml/g
%
%

%
Mg/g

Page | 21

Kết quả
7-8
40 - 60
23 -33
130 -170
>= 95
2-5
<= 5
650 - 850


×