Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bai ca nhan mon chinh tr trong qun ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.24 KB, 8 trang )

Môn học: Chính trị trong quản lý công

Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính

I. MỞ ĐẦU
Trong tình hình đất nước đang trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và
Nhà nước đóng vai trò rất to lớn trong việc hoạch định ra những đường lối, chủ trương, cụ
thể hóa những đường lối chủ trương đó vào cuộc sống.
Trong bối cảnh hòa bình thế giới đang còn nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực
thù địch luôn âm mưu gây chia rẽ nội bộ nhân dân, bộ máy thực thi quyền lực nhà nước
bộc lộ nhiều hạn chế như cồng kềnh, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, không nhất quán
trong hành động; một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa về đạo đức, có tư tưởng không
lành mạnh. Chính vì thế, Đảng phải phát huy tối đa sự lãnh đạo của mình, Đảng cần phải
lắng nghe ý kiến của nhân dân, nhất quán trong chỉ đạo nhằm thống nhất mục tiêu chung
của toàn đất nước.


Môn học: Chính trị trong quản lý công

Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính

II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề về Đảng chính trị
1.1. Đảng chính trị
Đảng chính trị là một tổ chức được liên kết dựa trên một hệ tư tưởng, hay quan
điểm chính trị, thể hiện lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp xã hội, bao gồm những
người tiêu biểu nhất trong giai cấp hay tầng lớp xã hội ấy với những mục tiêu, lý tưởng
nhất định.
Đảng chính trị hình thành và hoạt động một cách tự giác khi sự nhận thức của con
người ở trình độ cao về con đường đạt tới một mục đích nhất định, về cơ bản là một tổ
chức tự nguyện, là sự liên minh của những người ưu tú cùng tư tưởng, cùng nguyện vọng


và hoạt động chung trong một cương lĩnh, đường lối, lấy kỷ luật của đảng để chi phối và
ràng buộc.
Đảng chính trị là một tổ chức chính trị bao gồm những đại diện tiêu biểu của một
giai cấp hay tầng lớp xã hội, dựa trên một hệ tư tưởng hay quan điểm chính trị nhất định
phản ánh lợi ích của giai cấp hay tầng lớp xã hội đó.
1.2. Bản chất của Đảng chính trị
Đảng chính trị luôn mang tính giai cấp. Là sản phẩm của các cuộc đấu tranh giai
cấp đã đạt tới trình độ tự giác cao (với cương lĩnh, tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, nghệ thuật
vận động, tổ chức, tiến hành đấu tranh chính trị…), đại diện cho lợi ích của một giai cấp
trong xã hội.
Đảng chính trị luôn có hệ tư tưởng, quan điểm chính trị, chỉ hoạt động với một
cương lĩnh chính trị và một tổ chức rõ rệt khi sự hình thành và cố kết các giai cấp tầng lớp
tương ứng đã đạt đến một trình độ tư tưởng nhất định.
Đảng chính trị hướng tới giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước, Mục tiêu của các
Đảng chính trị là giành và giữ chính quyền, sử dụng chính quyền làm công cụ để thực
hiện mục đích, mục tiêu chính trị. Khi có chính quyền, nhiệm vụ chính của Đảng thay đổi
căn bản từ đấu tranh giành giữ chính quyền sang phát triển đất nước.


Môn học: Chính trị trong quản lý công

Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính

Đảng chính trị có cấu trúc rõ ràng.
1.3. Đảng chính trị cầm quyền
Một đảng chính trị được gọi là cầm quyền khi nó chi phối, khống chế được Nhà
nước để phục vụ cho mục đích chính trị của mình
Là lực lượng lãnh đạo, dẫn dắt xã hôi, quyết định phương hướng phát triển toàn xã
hội, tác động, chi phối hoạt động nhà nước:
- Tạo nên một bộ máy nhà nước thích ứng, bảo vệ lợi ích giai cấp mà nó đại diện,

định hướng cho xã hội phát triển theo ý chí của giai cấp đó.
- Sự tác động của Đảng vào Nhà nước mang tính toàn diện và thường xuyên: Sự
tác động mang tính cục bộ của các thành viên, mang tính lợi ích nhóm
- Chỉ nhằm gây sức ép cho nhà nước mà không nhằm mục tiêu giành lấy quyền lực
Nhà nước
- Các tổ chức này rất đa dạng, đan xen nhau và có tác dụng rất lớn tới Nhà nước.
2. Đảng chính trị ở Việt Nam
Đảng chính trị ở Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng
lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn;
bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động
gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ
cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động
trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng
và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách


Môn học: Chính trị trong quản lý công

Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính

nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền
và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và
trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn

bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào
nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết
thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường
xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
3. Tại sao Đảng chính trị lại phải tác động lên các cơ quan Lập pháp, hành pháp, tư
pháp và chính quyền địa phương
Đảng chính trị nắm trong nay quyền lực về chính trị của một quốc gia, Đảng lãnh
đạo nhà nước một cách toàn diện, thực hiện quyền lực chủ yếu thông qua tuyên truyền,
giáo dục thuyết phục, thông qua hành động gương mẫu của đội ngũ Đảng viên chứ không
bằng bạo lực, cưỡng chế, hành chính.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước là Đảng
lãnh đạo, mọi hoạt động thực thi quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp) phải tuân theo những định hướng của Đảng, nhằm đảm bảo tính tập trung dân chủ,
thống nhất về đường lối, phương thức hành động cũng như mục tiêu mà Nhà nước cần
hướng đến.
Thực trạng tồn tại trong các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền địa
phương là bộ máy cồng kềnh, phân công chưa rõ ràng dẫn đến chồng chéo, khó quy trách


Môn học: Chính trị trong quản lý công

Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính


nhiệm khi xảy ra sai phạm, bộ máy hành chính nhiều cấp bậc, rập khuôn đối với mọi địa
phương làm thiếu đi tính linh hoạt theo điều kiện đặc thù, điều này đã làm giảm đi hiệu
quả trong công tác quản lý. Chính vì thế, Đảng phải tác động đến các cơ quan quyền lực
nhà nước và chính quyền địa phương nhằm có những định hướng cụ thể, Đảng các cấp
cần quan tâm đến hoạt động của chính quyền, kịp thời phát hiện những hành động sai trái,
vi phạm pháp luật, nhằm kịp thời chỉnh đốn.
Đảng là cơ quan lãnh đạo, chỉ ban hành các đường lối, chính sách thông qua các
Nghị quyết, Cương lĩnh, Điều lệ, từ đó các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền
địa phương mới cụ thể hóa chúng bằng những văn bản luật và văn bản dưới luật nhằm
đưa những đường lối, định hướng đó vào trong điều kiện thực tế của cuộc sống.
4. Các phương thức tác động của Đảng chính trị lên các cơ quan Lập pháp, hành
pháp và tư pháp và chính quyền địa phương
Phương thức tác động của Đảng là hệ thống biện pháp, phương pháp mà Đảng sử
dụng để tác động đến đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng đề
ra.
Do đó, phương thức tác phụ thuộc vào các yếu tố như: chủ thể lãnh đạo; đối tượng
lãnh đạo; hoàn cảnh, điều kiện lịch sử trong nước và thế giới; sự phát triển của khoa học
và công nghệ, trong đó có khoa học và nghệ thuật lãnh đạo… chính vì thế, phương thức
tác động của Đảng không phải là bất biến mà luôn thay đổi theo thời gian, theo từng giai
đoạn cách mạng và sự thay đổi của các yếu tố trên.
Phương thức tác động của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được xác định trong Điều
lệ Đảng: "Ðảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính
trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm
tra, giám sát việc thực hiện" (Điều 41); Cương lĩnh chính trị (được thông qua tại Đại hội
VII của Đảng - năm 1991): "Đảng lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định
hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục,
vận động, tổ chức kiểm tra bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu
những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh



Môn học: Chính trị trong quản lý công

Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính

đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác
trong hệ thống chính trị".
Như vậy, Đảng tác động lên các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền địa
phương thông qua các phương thức như sau:
4.1. Tuyên truyền, giáo dục thuyết phục
Đảng xuất phát từ nhân dân, muốn nâng cao uy tín, khẳng định lòng tin đối với các
cơ quan quyền lực nhà nước thì Đảng cần phải đưa ra phương thức là tuyên truyền, giáo
dục, thuyết phục.
Với tư cách là lực lượng lãnh đạo cao nhất của Nhà nước và xã hội, Đảng luôn
hoạch định chiến lược và xây dựng chủ trương, đường lối lãnh đạo đất nước trong từng
giai đoạn. Trong đó, công tác bảo vệ An ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là
một nội dung quan trọng.
Ưu điểm của phương thức này là ít tốn kém, phát huy tinh thần tự giác, linh động
trong từng trường hợp. Tuy nhiên, phương thức tác động này có nhược điểm là hiệu quả
mang lại chưa cao.
4.2. Thông qua các thiết chế xã hội như nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội
Thông qua đội ngũ đảng viên trong các thiết chế xã hội, chuyển hóa các nghị quyết
của Đảng thành pháp luật, quyết định quản lý, chương trình hành động của các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội mà đi vào cuộc sống hiện thực. Qua phương hướng này, quyền
lực của đảng cầm quyền được nhân lên gấp bội, bao gồm cả quyền lực nhà nước và quyền
lực của các thiết chế xã hội.
Như vậy, quyền lực của đảng chính trị không chỉ biểu hiện thông qua Cương lĩnh,
Điều lệ, Nghị quyết, hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng mà còn biểu hiện thông qua
các thiết chế xã hội, qua quần chúng mà đảng nắm được, như nhà nước, các đoàn thể xã

hội. Quyền lực của đảng chính trị là quyền lực lãnh đạo chính trị, đảng là trung tâm lãnh
đạo chính trị.


Môn học: Chính trị trong quản lý công

Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính

4.3. Đảng lãnh đạo các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền địa phương, tổ
chức thực hiện các đường lối, chủ trương.
Đảng có thể sử dụng quyền lực chính trị của mình để áp đặt ý chí, nguyện vọng
của mình thông qua ban hành Nghị quyết, Điều lệ nhằm đưa ra những định hướng chung
nhất, khái quát nhất, từ đó làm cơ sở, tiền đề buộc các cơ quan quyền lực nhà nước phải
tuân theo.
Để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống, Đảng không chỉ ban
hành các chỉ thị, nghị quyết; phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết đó trong các tổ
chức Đảng mà Đảng còn lãnh đạo Nhà nước tổ chức thực hiện, biến chủ trương thành
hành động cụ thể, nội dung lãnh đạo được thể hiện trên các mặt sau:
- Lãnh đạo việc thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật để kịp
thời điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ xã hội.
- Lãnh đạo Nhà nước xây dựng và thực hiện Chương trình Quốc gia về nhiều lĩnh
vực khác nhau, nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
- Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kiện toàn bộ máy quyền lực nhà nước từ trung ương
đến địa phương.
- Trực tiếp nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ trong các
lĩnh vực trên, để nắm bắt được tình hình thực tiễn nhằm đưa ra những đánh giá chính xác
nhất, từ đó có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện đặc thù đối với từng ngành, lĩnh
vực và địa phương.



Môn học: Chính trị trong quản lý công

Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính

III. KẾT LUẬN
Tóm lại, Đảng cần phải tác động lên các cơ quan quyền lực nhà nước và chính
quyền địa phương nhằm thống nhất trong phương hướng và mục tiêu hoạt động, phải lựa
chọn và vận dụng những phương thức tác động sao cho phù hợp với từng lĩnh vực, từng
đối tượng và từng địa phương nhằm mang lại hiệu quả thực thi cao nhất. Đảng phải nắm
bắt được tình hình thực tế, giải quyết những tồn tại vướng mắc, thường xuyên nâng cao tư
tưởng, đạo đức của các cán bộ Đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, tạo uy
tín của Đảng đối với nhân dân, lãnh đạo Nhà nước hướng đến xây dựng nhà nước xã hội
chủ nghĩa.
Là học viên cao học quản lý công, tôi nhận thức được vai trò to lớn của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ tổ quốc, bản thân cố gắng phấn đấu
kết nạp vào hàng ngũ của Đảng; Thực hiện tốt vài trò của một người công dân qua việc
bầu cử bầu ra các vị đại diện xứng đáng cho nhân dân, tham gia đóng góp về vật chất
cũng như tinh thần trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước; Không ngừng nghiên
cứu, trau dồi kiến thức, kỹ năng, quan điểm sống, hệ tư tưởng trong sáng, lành mạnh để
không bị các thế lực thù địch dụ dỗ gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ; Tham mưu một cách
sáng tạo, chính xác, khả thi cho những cơ quan cấp trên để nhằm đưa ra những phương
hướng hành động mang lại hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tại; kiên quyết
chống lại các hành vi tham ô, tham nhũng gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng;
Tuyên truyền sâu rộng nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của Đảng thông qua các
cuộc nói chuyện chuyên đề, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.



×