THAM LUẬN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN
NĂM 2 – KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ths Nguyễn Đình Như Hà
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thế giới đang bước vào thời kì tri thức, xã hội hóa phồn vinh ở thế kỉ XXI phải là
một xã hội của tri thức và dựa vào tri thức, vào tư duy sáng tạo của con người. Điều
này đòi hỏi người lao động cũng phải biết tự đổi mới kiến thức và năng lực của mình
cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Người lao động phải
có khả năng tự định hướng và vươn lên để thích ứng với đòi hỏi của xã hội.
Sinh viên khối kỹ thuật và công nghệ nước ta hiện nay được tiếp xúc hàng ngày
với thông tin cập nhật, với khoa học kĩ thuật và công nghệ đang biến đổi rất nhanh
chóng cùng với sự hiện diện của các ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh với hàng loạt
thuật ngữ khoa học, với cách diễn đạt rất đa dạng trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật
và công nghệ. Như vậy, vai trò của việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở các
trường Đại học và cao đẳng trong giai đoạn hiện nay là vô cùng to lớn và mang tính
chất quyết định chất lượng của quá trình hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên nước ta hiện nay
chưa hợp lý dẫn đến sinh viên ra trường rất yếu kỹ năng này, ảnh hưởng đến sự phát
triển nghề nghiệp. Nỗi lo các doanh nghiệp hiện nay là các kỹ sư của các Trường Đại
học và Cao đẳng ra trường rất yếu tiếng Anh chuyên ngành và chính vì thế dẫn đến sự
chậm tiến bộ trong công việc.
Cũng như các lĩnh vực khác, để học chuyên ngành Công nghệ thông tin hiệu quả
thì tiếng Anh là công cụ để hỗ trợ đắc lực. Sau khi tốt nghiệp, với kiến thức chuyên
môn giỏi và vốn tiếng Anh thông thạo, các ứng viên sẽ dễ dàng chinh phục được nhà
tuyển dụng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trang 2
Tìm hiểu nhu cầu học tiếng Anh sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, từ
đó phát hiện ra những nhu cầu thiết yếu của sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông
tin và giúp tìm ra những thiếu sót, bất cập trong quá trình giảng dạy nhằm đưa ra giải
pháp kịp thời và thích hợp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh và chất lượng sinh
viên sau khi ra trường đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành Công
nghệ thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành
Công nghệ thông tin.
Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm II – khoa Công nghệ Thông tin trường
CĐCT TP.HCM
4. Giới hạn đề tài
Do điều kiện kinh phí, thời gian và khả năng cho phép nên đề tài chỉ tập trung
khảo sát, nghiên cứu trên 102 sinh viên khoa Công nghệ thông tin, trường Cao Đẳng
Công Thương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ thứ nhất: nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Nghị quyết TW2 của Đảng nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và
đào tạo, khắc phục lối học truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sang tạo
của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại
vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh, nhất là sinh viên đại học.” Do đó, để thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục và đào
tạo đại học và sau đại học nói chung, ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật nói
riêng, việc điều tra thực trạng và tìm ra giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục là việc
làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Trang 3
Nhiệm vụ thứ hai: khảo sát thực trạng
Khảo sát thực trạng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin, khoa
Công nghệ thông tin, trường CĐ Công Thương TPHCM. Đánh giá chất lượng giảng
dạy tiếng Anh chuyên ngành có đảm bảo được nhu cầu học tập của sinh viên và đáp
ứng nhu cầu xã hội không.
Khảo sát, đánh giá chất lượng, kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên
ngành Công nghệ thông tin, CĐ Công Thương TPHCM có đủ khả năng tự học, tự tìm
hiểu các kiến thức chuyên ngành thông qua các tài liệu bằng tiếng Anh, có đáp ứng
được nhu cầu nhà tuyển dụng và bắt nhịp được với xu thế phát triển không ngừng của
lĩnh vực chuyên môn trong quá trình hội nhập nền kinh tế tri thức thế giới.
Nhiệm vụ thứ ba: tìm ra giải pháp để giải quyết thực trạng
Đánh giá nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành Công
nghệ thông tin để từ đó tìm hiểu và đưa ra giải pháp để thúc đẩy tinh thần tự học, tự
nghiên cứu cũng như sự đam mê trong giờ học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ tin.
Đồng tìm ra giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt là giáo trình tiếng Anh
chuyên ngành Công nghệ thông tin để đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy và học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Xây dựng đội ngũ giảng viên tiếng Anh chuyên ngành hội đủ
khả năng chuyên môn ngành và tiếng Anh.
Làm cho sinh viên thấy rõ vai trò và sự cần thiết phải học tốt tiếng Anh chuyên
ngành để khơi dậy tinh thần tự học ở sinh viên. Từ đó cùng với sự hỗ trợ tốt về tài
nguyên tài liệu, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên nghiệp, sinh
viên sẽ nắm bắt được phương pháp học tiếng Anh chuyên ngành tốt nhất phục vụ cho
công việc này.
6. Giả thuyết khoa học
Trang 4
Đánh giá đúng thực trạng nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành sẽ từng bước xây
dựng kế hoạch cải tạo và phát triển cơ sở vật chất, tài nguyên tài liệu chuyên ngành
phục vụ sinh viên, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy chuyên nghiệp kết hợp với việc
gây dựng ý thức cho sinh viên thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học tiếng Anh
chuyên ngành và niềm yêu thích đối với môn học này. Nếu làm được vậy thì chắc chắn
chúng ta sẽ đào tạo ra những thế hệ kỹ sư công nghệ thông tin hội đủ khả năng về
chuyên môn lẫn kỹ năng tự tìm tòi học tập, bắt kịp nhanh với tốc độ phát triển như vũ
bảo của khoa học công nghệ nói chung và lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng, thích
ứng với mọi thay đổi mới và yêu cầu mới của xã hội.
Nếu đề tài nghiên cứu này được áp dụng và đạt hiểu quả đối với ngành CNTT thì
nó sẽ là cơ sở cho việc áp dụng rộng ra tới các khoa khác, ngành khác trong trường
Cao Đẳng Công Thương TPHCM.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
1)
Phương pháp tổng hợp lý thuyết
Nghiên cứu và tham khảo các tài liệu liên quan, các đề tài, thảo luận, bài báo đã đề
cập đến vấn đề này. Từ đó xác định cơ sở lý luận của đề tài, tính cấp thiết và mục đích
cần đạt được khi thực hiện đề tài. Tổng hợp và chọn lọc tài liệu tìm ra phương pháp
hợp lý và tốt nhất để thực hiện đề tài.
2)
Phương pháp điều tra giáo dục
Khảo sát ý kiến sinh viên về nhu cầu, thái độ học tiếng Anh chuyên ngành và năng
lực sư phạm của giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành; và điều kiện cơ sở vật
chất, tài liệu, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành CNTT; yếu tố tự học tiếng Anh của
sinh viên và yếu tố mong đợi về nghề nghiệp tương lai của sinh viên.
3)
Phương pháp xử lý số liệu bằng SPSS
Trang 5
Tất cả số liệu thu thập được từ cuộc khảo sát sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS 20
để tìm ra độ tin cậy của thang độ; điểm trung bình của thang đo; và chứng minh các giả
thuyết của tác giả.
8. Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn
Tính mới mẻ: đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về vấn đề tiếng Anh chuyên ngành
Công nghệ thông tin tại trường Cao Đẳng Công Thương.
Đóng góp về giá trị lý luận: đề tài cung cấp cơ sở lý luận nghiên cứu vấn đề tiếng
Anh chuyên ngành ở bậc Cao Đẳng, làm cơ sở cho các nghiên cứu, đề tài khác sau này.
Đóng góp về giá trị thực tiễn: sau khi đề tài hoàn tất, những kết quả khảo sát của
đề tài sẽ đóng góp vào kho tư liệu thực tế của trường, làm tư liệu tham khảo cho các đề
tài nghiên cứu sau này. Những giải pháp mà đề tài đưa sẽ góp phần tìm ra giải pháp
thúc đẩy tích cực học tiếng Anh của sinh viên; phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả
việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin.
CHƯƠNG I
Trang 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I.
Cơ sở lý luận
1. Vai trò tiếng Anh trong thời đại tri thức
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự
phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của
lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi
mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại.
Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng
hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ,
thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài, chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm trung
bình để “qua ải” tại các kỳ thi như trình độ của đa phần sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc
của một số viên chức nhằm hợp thức hóa bằng cấp tại Việt Nam.
Hướng tới tri thức thế giới hiện nay, chúng ta có một phương tiện hữu hiệu vô song:
Internet. Việc mở rộng công cụ internet, công nghệ thông tin là khâu quyết định cho việc
cập nhật tri thức mới mẻ, hiện đại. Trong hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần
hình thành và phát triển vốn hiểu biết cho mọi người, ngoại ngữ có một vị trí hết sức
quan trọng, ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay người lao động trong việc
khai thác thông tin tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học hỏi kinh nghiệm tốt
của các nước trên thế giới về lĩnh vực chuyên ngành của mình mà còn là một phương
tiện hữu ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con
người. Nắm được ngoại ngữ, con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nền văn
minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính
mình.
Trang 7
2. Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên hiện nay
Khảo sát nhanh của Viện Nghiên cứu giáo dục và Quản trị kinh doanh (EBM) tại một
số trường ĐH - CĐ khu vực TPHCM và Đồng Nai tháng 9/2013 vừa qua cũng cho thấy:
Chỉ hơn 65% SV không chuyên ngoại ngữ thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng
Anh.
Số còn lại không xem tiếng Anh là cần thiết trong nghiên cứu học tập, chủ yếu “bám”
giáo trình tiếng Việt; trong khi đó, ngay cả GV cũng ít yêu cầu SV nghiên cứu tài liệu
nước ngoài. Bên cạnh đó, SV còn xa lạ với các hội thảo chuyên ngành, ít gặp gỡ bạn bè
quốc tế.
Th.S. Lê Đình Tưởng (GV Khoa Tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng:
Thực trạng SV yếu ngoại ngữ là do một thời gian dài, việc dạy học tiếng Anh tại các
trường quá chú trọng chuyện viết đúng ngữ pháp, nói cho giống người bản ngữ và dịch
cho hay, chuẩn xác mới chấp nhận. Tiêu chuẩn cao, thậm chí lý tưởng nên việc học ngoại
ngữ trở nên khó nhọc. Rất ít người biết sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp,
phần đông chỉ học để đối phó thi cử, rồi… lãng quên…Chính những nguyên nhân đó đã
khiến việc học Anh ngữ của SV Việt Nam suốt những năm dài qua chưa thật sự hiệu quả.
Thông qua thực tế và từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu tại các trường ĐH-CĐ, TS Lê
Hồng Minh, Viện trưởng Viện EBM cho biết: Nguyên nhân sâu xa của việc SV Việt yếu
ngoại ngữ là do bản thân SV thiếu động cơ và nguồn cảm hứng học tiếng Anh. GV không
đặt ra yêu cầu nghiên cứu tài liệu nước ngoài cho SV, cũng như tạo ra môi trường học tập
chuẩn Anh ngữ khiến phần lớn SV ỉ lại, quan niệm một cách tiêu cực, chuẩn nghề nghiệp
(giỏi) mình học mới là chìa khóa tương lai.
Đặc biệt là cách dạy tiếng Anh không chuyên, dàn trải và thiếu tính liên tục đã khiến
không ít SV thấy “ngán” môn ngoại ngữ. TS Minh đánh giá thêm: “SV còn khá… nhởn
nhơ, học qua loa để có bằng, chưa kể đến những tiêu cực khác vào năm cuối, chạy đua
Trang 8
lấy bằng Anh văn… bất chính. Do hầu hết tâm lý SV muốn thi hơn là học ngoại ngữ nên
dù có 4 năm dài rèn luyện, khả năng ngoại ngữ của SV gần như thay đổi không nhiều”.
3. Vài nét về việc giảng dạy tiếng Anh tại Trường Cao Đẳng Công Thương
Sinh viên hệ Cao đẳng chính qui đang theo học các chuyên ngành [không thuộc
chuyên ngành tiếng Anh Thương mại] tại Trường Cao đẳng phải hoàn thành hai học phần
Anh văn bắt buộc [Anh văn 1, Anh văn 2] và học phần tiếng Anh chuyên ngành. Để đánh
giá năng lực tiếng Anh của sinh viên khi vào học tại Trường, toàn bộ sinh viên phải tham
gia kỳ thi phân loại tiếng Anh đầu vào để đánh giá lớp học phù hợp với năng lực và trình
độ tiếng Anh hiện tại.
Sinh viên theo học các học phần Anh văn căn bản sẽ được trau dồi và củng cố các kỹ
năng nghe, nói, đọc và viết ở mức độ cơ bản. Bởi thời lượng giảng dạy các học phần Anh
văn căn bản sẽ 45 tiết. Riêng học phần Anh văn chuyên ngành sẽ được thực hiện ở năm
thứ 2 được giảng dạy bởi Giảng viên chuyên trách của Khoa chuyên ngành, và giảng viên
Khoa Ngoại ngữ.
Để đáp ứng yêu cầu cho công việc sau khi tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Công Thương
đã áp dụng yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh bắt buộc với sinh viên chính qui từ khóa 2012
phải hoàn thành chương trình chứng chỉ B tiếng Anh [tương đương TOEIC 400]
II.
Tổng quan các công trình nghiên cứu
1. Ths. Lưu Quý Khương, Ths. Trương Thị Phương Chi (2008), nhu cầu người học đối
với chương trình môn học tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành Điện tử tại
trường Cao đẳng Công Nghiệp Huế.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài 89 khách thế bao gồm 50 sinh viên ngành điện tử
đang theo học tại Trường và 30 cựu sinh viên của Trường, 04 giáo viên giảng dạy tiếng
và 05 giảng viên chuyên ngành Điện tử tại Trường.
Trang 9
Bài nghiên cứu tập đã tìm ra được mục đích học tiếng Anh chuyên ngành của sinh
viên với các kết quả như sau 76,6% sinh viên khi được hỏi về mục đích học tiếng Anh
chuyên ngành, họ đều có câu trả lời là để giao tiếp tại nơi làm việc. Ngoài ra còn những
lý do khác như để có công việc tốt (61,7%), để đọc tài liệu, sách hướng dẫn bằng tiếng
Anh (38,3%). Chỉ có 8 trong số 47 sinh viên chiếm tỷ lệ 17%, cho rằng họ học để thi và
4,2% sinh viên chọn mục đích để hiểu bài của giáo viên trên lớp.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu đã chỉ ra được các hoạt động cần thiết cho giờ học tiếng
Anh cụ thể như sau làm bài tập theo nhóm (60%), tiếp theo là làm bài tập theo cặp (14
trong số 50 sinh viên). Một tỉ lệ nhỏ (10%) tỏ ra ƣa thích hình thức làm bài tập trong toàn
lớp (lockstep). Chỉ 1 sinh viên trong số 50 (2%) thích làm bài tập cá nhân (individual
work).
Kiến nghị của bài nghiên cứu cũng được thu thập qua câu hỏi mở cho sinh viên:
+ Khi xây dựng chương trình tiếng Anh chuyên ngành theo nhu cầu của người học, cụ
thể là sinh viên ngành điện tử, bao gồm mục đích học, các kỹ năng và khu vực kiến thức,
chủ đề, hoạt động học, hình thức kiểm tra, đánh giá... cần được xem xét kỹ trong từng
giai đoạn thiết kế chượng trình. Kết quả từ việc phân tích nhu cầu sinh viên điện tử đƣợc
trình bày ở phần trên nên được dùng để xác định các thành tố nội dung chính của chƣơng
trình tiếng Anh chuyên ngành sắp giảng dạy như mục tiêu, kỹ năng, phương pháp, chủ đề,
hình thức kiểm tra, đánh giá...
2. Ths. Đỗ Thị Xuân Dung (2015), Dạy và học tiếng Anh theo nhu cầu xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 150 cán bộ công chức đang làm việc tại các bộ
phận khác nhau của các công sở, 10 cán bộ lãnh đạo chủ chốt và 10 cán bộ phụ trách bộ
phận của 10 công ty điển hình ở các địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả của nghiên cứu về nhu cầu sử dụng tiếng Anh căn bản để phục vụ mục đích
giao tiếp chiếm 61,33 %, nghe hiểu tiếng Anh 55,33 %. Kết quả điều tra những công sở
có nhiều giao dịch với khách hàng là người nước ngoài, dự án nước ngoài, đối tác nước
Trang 10
ngoài…thì mức độ sử dụng các kỹ năng như nghe-nói là rất thường xuyên (khách sạn,
nhà hàng, dịch vụ hàng không, dự án nước ngoài, cơ quan ngoại giao…).
Thực tế và nhu cầu sử dụng tiếng Anh chuyên ngành từ các đối tượng khảo sát Nghe
và nói với khách hàng và đồng nghiệp [nước ngoài] chiếm 97,33 %, đọc hiểu tài liệu
tiếng Anh để phục chuyên môn 64,66 %.
Những kiến nghị của đề tài cũng là vấn đề cần phải quan tâm như:
+ Biên soạn chương trình và giáo trình cần chú ý hơn nữa yếu tố nhu cầu thực tế của
người học và yếu tố vận dụng tài liệu dạy học cũng như những chủ điểm, khối kiến thức
và kỹ năng phù hợp với đối tượng người học.
+ Thời lượng phân bổ cũng cần được tổ chức hợp lý và khoa học hơn.
+ Chương trình và giáo trình được biên soạn có tính đến yếu tố nhu cầu người học sẽ
tránh làm cho người học hụt hẫng, nhàm chán vì phải luyện tập tiếng Anh hoặc tiếng Anh
chuyên ngành trong những môi trường “khô cứng”, tình huống xa lạ với thực tế công
việc, không có tính “thực” (authentic).
3. Ths. Nguyễn Thị Hoài Ly, phân tích nhu cầu của sinh viên năm thứ hai về việc
học tiếng Anh chuyên ngành kế toán ở trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật
Nghệ An.
Đối tượng nghiên cứu 120 sinh viên kế toán doanh nghiệp Khóa 6, 7. Trong đó có 20
sinh viên nam và 100 sinh viên nữ.
Kết quả phân tích về mục đích của sinh viên khi học tiếng Anh chuyên ngành đa số
sinh viên (89%) khẳng định rằng họ muốn học tiếng Anh chuyên ngành để nâng cao kỹ
năng. Một lượng lớn sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành nhằm đậu kỳ thi. Có 65%
sinh viên khẳng định rằng tìm một việc làm tốt là mục đính chính khi học tiếng Anh
chuyên ngành.
Trang 11
Bên cạnh đó bài nghiên cứu đã tìm hiểu về nhu cầu của sinh viên trong việc học tiếng
Anh để phát triển các kỹ năng. 71 % sinh viên muốn phát triển nhu cầu Nghe và 58%
sinh viên muốn phát triển nhu cầu nói.
Một số kiến nghị từ bài nghiên cứu như sau:
+ Trong quá trình thiết kế giáo trình tổ chức các hoạt động ngôn ngữ, giảng viên nên
chú ý đưa các trò chơi ngôn ngữ, tổ chức thảo luận nhằm giúp sinh viên có cơ hội được
học giao tiếp, học cách thu thập thông tin chuyên ngành trong các tình huống thực.
+ Nhà trường cần chú ý cải thiện phòng học, hỗ trợ các máy chiếu, máy chiếu đa
phương tiện để các giảng viên có thể sử dụng trong dạy học nhằm khơi gợi sự hứng thú
của người học.
4. Lê Thị Hồng Lam (2013), hoạt động tự học tiếng Anh của Sinh viên trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội trong đào tạo học chế tín chỉ.
Đối tượng nghiên cứu 379 sinh viên K55 và K56 theo học các khối ngành nghề đặc
thù của Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Số phiếu điều tra tại các Khoa Cơ điện (59
sinh viên), Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn (85 sinh viên), Khoa Nông học (83 sinh
viên), Khoa Tài nguyên và Môi trường (72 sinh viên), Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ (80
sinh viên).
Kết quả của đề tài về vấn đề tự học tiếng Anh của sinh viên: Thời gian dành cho tự
học tiếng Anh là từ 30’ đến 1 tiếng/ngày học (45,6%). Nếu chỉ dành từ 30’ đến 1 tiếng
cho môn ngoại ngữ, người học không thể học hết được tất cả các kĩ năng cần thiết của
môn học này, và cũng không thể đảm bảo có thể nhớ được hết số lượng từ vựng. 40,6%
sinh viên chỉ học dưới 30’ trên một ngày học. Tỉ lệ này khá lớn, xấp xỉ số sinh viên dành
thời gian học từ 30’ đến 1 tiếng/ngày học. Chỉ có 11,8% sinh viên dành trên một giờ đồng
hồ cho việc tự học tiếng Anh/ngày học. Thời gian học trên 2 tiếng cho một lần tự học chỉ
chiếm 1,8% tỉ lệ đã khảo sát. Số ngày tự học tiếng Anh/tuần của sinh viên không nhiều.
Chỉ có 6,9% sinh viên học ngoại ngữ hàng ngày như một thói quen. Có tới 60,4% số
Trang 12
lượng sinh viên chỉ tự học 2 ngày/tuần. Tiếp sau đó là 19,8% sinh viên dành 3 ngày
học/tuần. Số sinh viên chọn học 4 ngày/tuần và 5 ngày/tuần lần lượt chiếm tỉ lệ là 7,1%
và 5,8%. Số lượng ngày nhân với số giờ trên một lần học cho thấy mỗi sinh viên trung
bình chỉ dành khoảng 1,5 giờ cho tới 3 giờ tự học tiếng Anh trên một tuần học. Con số
này quá ít so với tầm quan trọng của môn học ngoại ngữ hiện nay trong xã hội và cũng
quá ít so với nhận thức của các em về vị trí của môn tiếng Anh.
Kết quả về vấn các phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ học tiếng Anh: Có 93,8% sinh
viên xác định học thêm kiến thức bên ngoài giáo trình là rất quan trọng để nâng cao trình
độ, 6,2% sinh viên không đặt nặng vấn đề kiến thức bên ngoài giáo trình. Tuy nhiên, con
số này không đồng nhất với thực tế học thêm kiến thức bên ngoài giáo trình của các em.
Nhiều sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc học thêm kiến thức bên ngoài, nhưng
thực tế lại không thực hiện được việc học đó. Chỉ có 59,8% sinh viên có học thêm kiến
thức từ tài liệu bên ngoài, con số 40,2% tỉ lệ sinh viên không học thêm kiến thức ngoài
giáo trình là khá lớn. Việc đầu tư cho phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ học thêm ngoại
ngữ chưa được sinh viên quan tâm đúng mức như những gì họ nhận thức về tầm quan
trọng của môn tiếng Anh. Các mức trong bảng số liệu cho thấy 53,3% sinh viên tự mua,
40,9% sinh viên nhận tài liệu từ thầy cô, 12,7% sinh viên mượn từ người khác. Chỉ có
10,8% sinh viên mượn thêm tài liệu từ thư viện nhà trường.
Ảnh hưởng của giáo viên trong hoạt động tự học của sinh viên: Trong hình thức học
theo tín chỉ, giáo viên cần tăng cường hỗ trợ cho sinh viên ngay cả ngoài giờ lên lớp. Để
tự học của sinh viên đạt hiệu quả thì vai trò hướng dẫn của giáo viên là vô cùng cần thiết,
tuy nhiên sinh viên chưa chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của giáo viên. Kết quả điều tra
phản ánh rõ điều này, cụ thể là: có đến 71,8% sinh viên không tìm đến giáo viên khi gặp
khó khăn về cách học, nội dung học ngoại ngữ. Chỉ có 28,2% tỉ lệ sinh viên tìm gặp giáo
viên để nhờ tư vấn tháo gỡ khó khăn. Tỉ lệ này đã trả lời cho câu hỏi tại sao có tới 68,9%
tỉ lệ sinh viên ở bảng 7 cho rằng chưa có phương pháp, kĩ năng tự học tiếng Anh
Một số kiến nghị từ đề tài nghiên cứu:
Trang 13
+ Tăng thời gian tự học: Theo quy định, sinh viên lên lớp một tín chỉ thì thời gian chuẩn
bị bài ở nhà 2 tín chỉ. Với một học phần tiếng Anh là 3 tín chỉ (45 tiết lên lớp), sinh viên
phải dành thời gian tự chuẩn bị bài ở nhà là 90 tiết.
+ Xác định và giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên
+ Biên soạn các tiêu chí đánh giá, xác định thời gian nộp báo cáo kết quả tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên và thông báo cho sinh viên ngay khi giao nhiệm vụ tự học, tự
nghiên cứu.
+ Cung cấp tài liệu và giới thiệu địa chỉ tìm tài liệu tiếng Anh tối thiểu mà sinh viên cần
đọc.
+ Giảng viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá sinh viên trong suốt quá trình của môn
học thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm
phù hợp với đặc thù môn tiếng Anh.
+ Sinh viên khi tự học phải có được môi trường học mang tính tự học cao (autonomous
learning environment). Nhà trường nên đầu tư thêm tài liệu phát cho sinh viên để ngoài
giáo trình chính học trên lớp sinh viên có thể tự trau dồi thêm về các kĩ năng khác (nghe,
nói, đọc, viết).
Trang 14
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
I. Các giả thuyết nghiên cứu
1. Yếu tố về giảng viên giảng dạy tiếng Anh
Năng lực và phẩm chất nhân cách của người giáo viên giảng dạy tiếng Anh chuyên
ngành công nghệ thông tin chính là “tài” và “đức” thể hiện thông qua các giá trị về: lối
sống, lập trường mang ý thức chính trị, xã hội, cái nhìn về nhân sinh quan, thế giới
quan, thái độ và tình cảm đúng đắn trong giảng dạy cũng như trong các mối quan hệ
giao tiếp – đưa ra những hành vi phù hợp với thực tiễn. Đây là cuộc đấu tranh nội bộ
của người thầy.
Giảng viên tiếng Anh giảng dạy bậc Đại học – Cao đẳng theo qui định phải đạt
chuẩn C1 (CEFR) theo qui định của Bộ giáo dục. Đây là đòi hỏi nhất thiết để để giảng
viên đủ năng lực thực sự khi thực hành đứng lớp. Bên cạnh năng lực và trình độ
chuyên môn vững, giảng viên phải là những người biết tổ chức lớp học, biết xây dựng
các qui chuẩn đánh giá phù hợp với năng lực thực tại của mỗi lớp học và biết xây dựng
lớp học tích cực và thoải mái nhất. Bởi lẽ tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông
tin sẽ là môn học khô cứng nếu chỉ giảng dạy các lý thuyết hàn lâm trong giáo trình.
Trang 15
Bên cạnh đó để thực hiện công việc dạy tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin
giáo viên cần có những năng lực chính yếu sau:
+ Năng lực chuyên môn lý thuyết chuyên ngành: hiểu biết kiến thức tổng quan về
chuyên ngành Công nghệ thông tin để khái quát được lý thuyết một cách chính xác
nhất khi sử dụng tiếng Anh.
+ Năng lực tổ chức: giảng viên phải là những người biết tổ chức các hoạt động của
lớp để xây dựng các buổi thảo luận, thuyết trình một cách hiệu quả.
+ Năng lực sư phạm kỹ thuật nghề gồm: khả năng vận dụng các quy luật của nhận
thức vào quá trình giảng dạy, kỹ năng soạn bài, xác định mục tiêu và nội dung dạy học,
tổ chức học tập cho sinh viên, truyền thông, giao tiếp sư phạm với sinh viên, sử dụng
phương tiện dạy học, phối hợp xây dựng tập thể vững mạnh.
2. Yếu tố về môi trường học tập và tư liệu học tập
Môi trường học tập là tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài
lực, trực tiếp hoặc ở xa, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt.
Theo Durkheim môi trường học tập bao hàm cả lớp học và việc tổ chức lớp học. Đề cập
đến môi trường học tập không thể không đề cập đến môi trường học tập tối ưu, trong đó
môi trường tối ưu cho học tập không phái là môi trường cần nhiều tiền bạc mà là môi
trường tâm lý, trong đó SV cảm thấy hạnh phúc, thoải mái và được khích lệ. Một môi
trường tối ưu đối với học tập là môi trường tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần cho SV. Các
yếu tố để tạo nên một môi trường tối ưu là: Các trang thiết bị và cách sắp xếp; anh sáng;
giáo cụ trực quan; đáp ứng nhu cầu SV; nhiệt độ thích hợp; sự thuận tiện; hình thức
chung.
Đối việc học tiếng Anh môi trường học tập rất quan trọng và cần thiết, từ những cơ
sở vật chất, lớp học sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và việc luyện tập tiếng của sinh viên. Phòng
học được trang bị các kỹ thuật giảng dạy hiện đại và đạt chất lượng sẽ đáp ứng tốt nhu
Trang 16
cầu cải thiện các kỹ năng tiếng Anh của sinh viên. Sinh viên có cơ hội được luyện tập nói
nhiều nếu học trong lớp học từ 15 – 20 sinh viên.
3. Yếu tố tự học của sinh viên
Theo bản chất của lý luận dạy học, tự học của sinh viên bao gồm toàn bộ môi
trường học tập được tổ chức bởi giáo viên với mục tiêu hướng đến tự đào tạo cho người
học. Tự học là hoạt động học tập diễn ra mà không có sự tham gia trực tiếp của người
dạy.
Từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục như: J.A Comensky (1592 – 1670), G. Brousseau
(1712 – 1778), A. Disterweg (1790 – 1866) trong các công trình nghiên cứu của mình đều
rất quan tâm đến sự phát triển trí tuệ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và nhấn
mạnh phải khuyến khích người học dành lấy trí thức bằng con đường tự khám phá, tìm
tòi và suy nghĩ trong quá trình học tập.
Học ở Đại học đòi hỏi ở sinh viên phải truyền tải một khối lượng nội dung tri thức
nhiều và khó, thời gian dành cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu khá dồi dào, hơn nữa
hiện nay ở nước ta thực hiện chế độ 1 tuần làm viêc 5 ngày nên thời gian trên giảng
đường của sinh viên ít và thời lượng dành cho sinh viên tự học càng nhiều hơn. Quá trình
tự học giúp họ từng bước chiếm lĩnh tri thức chung của nhân loại cho riêng mình một
cách tự giác, tích cực và độc lập đã trở thành một yếu tố quyết định chất lượng đào tạo.
Trong việc học ngoại ngữ việc tự học sẽ là yếu tố then chốt hình thành tích cực và
tự nhiên trong mỗi sinh viên. Ngoài giờ học tiếng Anh tại lớp, sinh viên có thể sử dụng
thêm các công cụ Internet, sách tiếng Anh để luyện tập Nghe, Nói, Đọc và Viết. Giờ học
tiếng Anh chuyên ngành chỉ 45 tiết điều đó gây ra khó khăn cho sinh viên trong việc
luyện tập và nẵm vững các lý thuyết học tại lớp. Vì thế, tự học sẽ là hành trang và công
cụ không thể thiết đối với các sinh viên.
4. Yếu tố về nghề nghiệp tương lai
Trang 17
Nghề nghiệp ổn định là sự kỳ vọng của hầu hết các sinh viên khi ra trường. Tuy
nhiên trong thực tế tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên vẫn còn đang là vấn đề nan giải cho các
nhà quản lý. Ngày 24/12/2015, bộ Lao động Thương binh Xã hội công bố cho biết tính
đến quý 3 của năm 2015 cả nước có 1 triệu 130 ngàn người ở độ tuổi lao động bị thất
nghiệp.
Trong số thất nghiệp này những người lao động chân tay không có tay nghề chiếm
57,2%, số còn lại là những người có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề nghiệp.
Nếu tính riêng người được coi là có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp mà không có việc
làm là 117.300
Để cạnh tranh tốt trong thời buổi việc làm cạnh tranh như hiện nay ngoài kiến thức
chuyên ngành sinh viên phải đạt được những kỹ năng cần thiết khác để có thể làm việc
tốt và tìm kiếm được cơ hội việc làm phù hợp. Trong đó ngoại ngữ (tiếng Anh) là công
cụ hiệu quả giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm công việc trong hầu hết các loại hình doanh
nghiệp. Trong thực tế hơn 80% nguồn dự trữ thông tin của hơn 100 triệu máy tính khắp
thế giới là tiếng Anh. Điều này có nghĩa là người biết tiếng Anh sẽ thực hiện công việc
hiệu quả hơn vì có khả năng khai thác và sử dụng các thông tin mang tính quốc tế bằng
tiếng Anh trên mạng.
Theo kết quả khảo sát cuối năm 2015 do Navigos Search thực hiện tại Việt Nam,
Thái Lan, Singapore và Nhật Bản, tiếng Anh là một trong top 3 yếu tố quan trọng nhất
khi tuyển dụng tại Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế và nguồn nhân lực nhận định rằng,
sau khi gia nhập AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) và TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương), Việt Nam được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư mới, đồng nghĩa
với nhiều cơ hội vàng về việc làm sẽ đến. Tuy nhiên, người lao động Việt Nam cũng phải
đối mặt với nhiều thách thức khi lực lượng lao động tại các nước thành viên được tự do
luân chuyển, khiến việc cạnh tranh ngày càng tăng cao. Vì vậy, để chủ động nắm bắt cơ
hội này, mỗi người Việt cần trang bị các kỹ năng cần thiết của một công dân lao động
Trang 18
toàn cầu. Trong đó, tiếng Anh là điều kiện không thể thiếu trong thị trường lao động quốc
tế hóa cao như hiện nay.
Theo kết quả khảo sát các đầu việc và mức lương do Adecco Việt Nam – đơn vị
chuyên nghiên cứu, cung ứng dịch vụ nguồn nhân lực vừa công bố mới đây, nhân sự
ngành Công nghệ thông tin có mức lương dao động 8-120 triệu đồng mỗi tháng. Không
thể phủ nhận vai trò tiếng Anh trong việc tìm kiếm các cơ hội việc làm hấp dẫn trong lĩnh
vực công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ có nhiều khả năng sử dụng tiếng Anh để làm đòn
bẩy cho việc tăng lương dễ dàng ở bất kì loại hình tổ chức nào.
Mô hình nghiên cứu
Để tìm ra hiểu nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông
II.
tin, nhóm tác giả đã đưa ra bốn giả thuyết nghiên cứu (như hình vẽ) để tìm ra được nhu
cầu thât sự của sinh viên. Để từ đó đưa ra giải pháp tối ưu và cần thiết trong việc giảng
H1 + CNTT
Yếu tố giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
dạy tiếng Anh chuyên ngành CNTT.
H2 +
Yếu tố môi trường học tập và tư liệu học tập
Nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành CNTT
Yếu tố tự học của sinh viên
H3 +
Trang 19
Yếu tố nghề nghiệp tương lai
H4 +
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.
Phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy bên trong của
thang đo. Nó cho biết mức độ tương phản giữa các biến trong mỗi nhóm.
Hệ số Cronbach’s Alpha (CA) được qui định như sau:
CA <0.6: Thang đo cho nhân tố là không phù hợp.
0.6 < CA <0.7: Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để thực hiện nghiên cứu mới.
0.7 < CA <0.8: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho bài nghiên cứu.
0.8 < CA <0.95: Hệ số Crobach’s Alpha rất tốt.
Dữ liệu mẫu tổng hợp từ kết quả khảo sát cho thấy kết quả như sau:
1. Yếu tố giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.870
10
Với kết quả .870 cho thấy hệ số Cronbach’s
Alpha rất tốt. Cho thấy bảng hỏi được thiết kế trực quan, rõ ràng, và phân nhóm và mẫu
tốt.
2. Yếu tố môi trường học tập và tư liệu học tập
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.877
6
Trang 20
Với kết quả .870 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha rất tốt. Cho thấy bảng hỏi được
thiết kế trực quan, rõ ràng, và phân nhóm và mẫu tốt.
3. Yếu tố tự học của sinh viên
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
Với kết quả .609
.609
7
Cronbach’s Alpha đủ để
4. Yếu tố nghề nghiệp tương lai
cho
thấy
hệ
thực hiện nghiên cứu
số
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.837
6
Với kết quả .837 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha rất tốt. Cho thấy bảng hỏi được
thiết kế trực quan, rõ ràng, và phân nhóm và mẫu tốt.
5. Nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.750
II.
7
Với kết quả .750 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho bài nghiên cứu.
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics)
Với kết quả đạt được của Mean trong bảng thống kê mô tả cho thấy các biến số
đều có giá trị trong việc thực hiện việc nghiên cứu, tuy điểm trung bình không cao nhưng
đều có ý nghĩa và có khả thi để kiểm định các giả thuyết đưa ra.
Trang 21
Ki
III. Descriptive Statistics
N
GV
102
MTTL
102
TH
102
NN
102
NC
102
Valid N (listwise) 102
định giả thuyết
Minimum Maximum Mean
Std. Deviation
1.40
1.17
1.86
1.33
2.14
.66421
.78687
.42269
.73954
.60748
4.90
5.00
3.86
4.83
4.86
3.5225
3.6307
3.0126
3.5196
3.6681
ểm
Tác giả đưa ra bốn giả thuyết: yếu tố giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên
ngành CNTT, yếu tố môi trường học tập và tư liệu học tập, yếu tố tự học và yếu tố nghề
nghiệp tương lai có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành CNTT.
Để kiểm định giả thuyết tồn tại, giả thuyết phải thõa mãn các điều kiện sau:
R Square > 0
Coefficient β cùng hướng (ảnh hưởng tích cực H+) với giả thuyết được đưa ra
Giá trị Sig trong bảng Coefficients cho biết các tham số hồi qui có ý nghĩa hay
không (Sig<5% có ý nghĩa)
1. Giả thuyết 1 (yếu tố giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành CNTT ảnh hưởng
đến nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành CNTT của sinh viên)
Model
R
Model Summary
R Square Adjusted
Square
1
.759a
.576
.572
a. Predictors: (Constant), GV
R Std. Error of
the Estimate
.39743
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Standardized
Coefficients
Coefficients
B
Std. Error Beta
(Constant) 1.223
.213
1
GV
.694
.060
.759
a. Dependent Variable: NC
T
Sig.
5.729 .000
11.661 .000
Trang 22
Kết quả thu được từ giả thuyết 1 như sau:
R Square = .576 > 0
Coefficient β = .694, cùng hướng với giả thuyết được đưa ra (yếu tố giảng viên có
ảnh hưởng tích cực lên nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên)
Sig. = .000 < 0.05
Suy ra từ kết quả, giả thuyết số 1 (H1 +) hoàn toàn được chấp nhận.
2. Giả thuyết 2 (yếu tố môi trường và tư liệu học tập ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng
Anh chuyên ngành CNTT của sinh viên)
Model R
Model Summary
R Square Adjusted
Square
2
.734a
.538
.534
a. Predictors: (Constant), MTTL
Model
.41477
Coefficientsa
Unstandardized
Standardized T
Coefficients
Coefficients
B
2
R Std. Error of
the Estimate
(Constant) 1.611
MTTL
.566
a. Dependent Variable: NC
Std. Error
Beta
.195
.052
Sig.
.734
8.271
.000
10.801
.000
Kết quả thu được từ giả thuyết 2 như sau:
R Square = .538 > 0
Coefficient β = .566, cùng hướng với giả thuyết được đưa ra (yếu tố giảng viên có
ảnh hưởng tích cực lên nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên)
Sig. = .000 < 0.05
Suy ra từ kết quả đạt được, giả thuyết số 2 (H2 +) hoàn toàn được chấp nhận.
Trang 23
3. Giả thuyết 3 (yếu tố tự học ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành
CNTT của sinh viên)
Model R
Model Summary
R Square Adjusted R Std. Error of the Estimate
Square
3
.535a
.286
.279
a. Predictors: (Constant), TH
Coefficientsa
Unstandardized
Standardized
Coefficients
Coefficients
B
Std. Error
Beta
Model
(Constant) 1.352
3
.51577
.369
T
Sig.
3.659
.000
TH
.769
.121
.535
6.333
.000
a. Dependent Variable: NC
Kết quả thu được từ giả thuyết 3 như sau:
R Square = .286 > 0
Coefficient β = .769, cùng hướng với giả thuyết được đưa ra (yếu tố giảng viên có
ảnh hưởng tích cực lên nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên)
Sig. = .000 < 0.05
Suy ra từ kết quả đạt được, giả thuyết số 3 (H3 +) hoàn toàn được chấp nhận.
4. Giả thuyết 4 (yếu tố nghề nghiệp tương lai ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh
chuyên ngành CNTT của sinh viên)
Model Summary
Model R
R Square Adjusted
Square
a
4
.729
.532
.527
a. Predictors: (Constant), NN
Coefficientsa
Unstandardized
Standardized T
Coefficients
Coefficients
B
Std. Error
Beta
Model
4
R Std. Error of
the Estimate
.41769
(Constant) 1.560
.202
NN
.056
.599
.729
Sig.
7.717
.000
10.660
.000
Trang 24
a. Dependent Variable: NC
Kết quả thu được từ giả thuyết 4 như sau:
R Square = .532 > 0
Coefficient β = .599, cùng hướng với giả thuyết được đưa ra (yếu tố giảng viên có
ảnh hưởng tích cực lên nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên)
Sig. = .000 < 0.05
Suy ra từ kết quả đạt được, giả thuyết số 4 (H4 +) hoàn toàn được chấp nhận.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu
Từ kết luận về các giả thuyết khoa học, nhóm tác giả nhận thấy rằng sinh viên
đều nhận thấy được ảnh hưởng tích cực của các yếu tố: giảng viên, môi trường học tập
và tư liệu học tập, tự học và nghề nghiệp tương lai đều ảnh hưởng đến nhu cầu học tập
của sinh viên.
Yếu tố năng lực giảng viên là yếu tố quyết định đến việc hình thành những nhu
cầu cơ bản của việc đam mê và hứng thú trong việc học tiếng Anh. Qua khảo sát cho
thấy tỉ lệ sinh viên đánh giá cao việc giảng viên phải thường xuyên cập nhật thông tin
liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành (43.1% hoàn toàn đồng ý), giáo viên phải thường
xuyên giao bài tập và có hình thức kiểm tra bài tập về nhà (33.3% hoàn toàn đồng ý),
cũng như giáo viên phải thường xuyên sử dụng tiếng Anh (44.1 % hoàn toàn đồng ý) và
tạo ra các tình huống sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong giờ học (27.5% hoàn toàn
đồng ý).
Bên cạnh đó cũng như môi trường học tập và tư liệu học tập đều có ảnh hưởng
tích cực lên nhu cầu và thái độ tự học của sinh viên. Có đến 51.4% sinh viên được khảo
sát không đồng ý khi tìm kiếm được nhiều nguồn tài liệu phong phú tại thư viện. Bên
cạnh đó các sinh viên mong đợi cơ sở vật chất phải được trang bị tốt hơn. Đặc biệt sinh
viên có 49% sinh viên không đồng ý khi được hỏi phòng học sạch sẽ và trang thiết bị
dạy hoạt động tốt và 27.5% sinh viên hoàn toàn không đồng ý việc có thể dùng Internet
của Trường để làm bài tập tại lớp khi cần thiết .
Trang 25