Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Mối quan hệ giữa chủ tịch nước và các cơ quan hiến định về mặt thành lập và các hoạt động giữa hai bên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.69 KB, 5 trang )

Hà Duy Hoàng Nam-MSSV:1463801010502

Bài viết:
Mối quan hệ giữa chủ tịch nước và các cơ quan hiến định về mặt
thành lập và các hoạt động giữa hai bên
I.Chủ tịch nước-Quốc hội:
 Về mặt thành lập:
-Theo HP 2013 điều 87 taị đoạn đầu:chủ tịch nước sẽ được QH bầu ra trong số
các đại biểu quốc hội(theo sự giới thiệu của UBTVQH).
 Về mặt hoạt động:
-Với vai trò là một đại biểu trong QH:theo HP2013 điều 84 CTN có đầy đủ các
quyền của đại biểu QH như: biểu quyết,trình dự án luật…
-Với vai trò là đại diện cho quốc gia:Theo HP 2013 điều 88 CTN có thêm
quyền hạn tại các khoản 1,khoản 2,khoản 3(ví dụ như:công bố Hiến
Pháp,Luật,Pháp lệnh…;bầu,miễn nhiệm,bãi nhiệm PCTN,Thủ Tướng,Chánh án
tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng VKS ND tối cao….).Cũng theo HP 2013
điều 88 khoản 3 và khoản 5,căn cứ vào nghị quyết của Quốc Hội CTN sẽ công
bố,bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh:căn cứ vào nghị quyết của
quốc hội quyết định đại xá.Ngoài ra tại khoản 1-khoản 2 điều 83 HP2013 thì
nếu trong trường hợp cần thiết CTN đề nghị QH họp kín hoặc họp bất thường.
-Trong hoạt động kiểm tra-giám sát:theo HP2013 điều 87 đoạn 2,CTN sẽ chịu
trách nhiệm trước QH và trả lời các kiến nghị của đại biểu quốc hội.Theo
HP2013 điều 70 khoản 10;QH có thể bải bỏ các văn bản của CTN nếu vi hiến
và trái với các nghị quyết của QH,có quyền bãi nhiệm miễn nhiệm CTN và bỏ
phiếu bất tín nhiệm đối với CTN và CTN phải trả lời chất vấn trước Đại Biểu
Quốc Hội(HP2013 điều 80 Khoản 1).Theo HP2013 điều 70 khoản 8 QH sẽ bỏ
phiếu tín nhiệm đối với CTN.
II.Chủ tịch nước-UBTVQH:
 Về mặt thành lập:



Hà Duy Hoàng Nam-MSSV:1463801010502
-Theo HP2013 điều 74 khoản 6:Chủ tịch nước sẽ được UBTVQH đề nghị QH
bầu trong số các ĐBQH.
 Về mặt hoạt động:
-Theo HP 2013 điều 88 khoản 1 thì CTN sẽ công bố pháp lệnh của UBTVQH
và cũng tại HP2013 điều 90 có quy định CTN có quyền tham dự các phiên họp
của UBTVQH(có quyền tham gia để phát biểu ý kiến nhưng không có quyền
biểu quyết).
-Theo HP 2013 điều 88 khoản 5 CTN còn có thêm quyền hạn đó là căn cứ vào
Nghị quyết của UBTVQH ra lệnh tổng động viên,động viên cục bộ,bãi bỏ tình
trạng khẩn cấp.. trong trường hợp UBTVQH không thể họp.
-Theo HP2013 điều 83 khoản 2:trong trường hợp cần thiết CTN đề nghị
UBTVQH triệu tập QH họp bất thường.
-Theo khoản 1 điều 84 HP2013:CTN có quyền trình dự án pháp lệnh trước
UBTVQH.
-Trong hoạt động kiểm tra-giám sát:UBTVQH có quyền đề nghị QH bãi
nhiệm,miễn nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm CTN.Theo HP2013 điều 88 khoản
1:CTN có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong vòng 10
ngày;nếu như pháp lệnh đó vẫn được UBTVQH tàn thành mà CTN vẫn không
nhất trí thì CTN trình QH quyết định tại kỳ họp gần nhất.
III.Chủ tịch nước-Chính phủ:
 Về mặt thành lập:
-Theo HP2013 điều 98:Thủ tướng là đại biểu quốc hội và được CTN giới thiệu
để Quốc hội bầu.
-Theo HP 2013 điều 88 khoản 2:CTN sẽ căn cứ vào Nghị quyết quốc hội bổ
nhiệm Phó Thủ Tướng,Bộ Trưởng và các thành viên khác của chính phủ.
 Về mặt hoạt động:
- HP2013 điều 90 tại đoạn 2:CTN có quyền yêu cầu chính phủ họp bàn các vấn
đề quan trọng nếu xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của CTN.



Hà Duy Hoàng Nam-MSSV:1463801010502
-Theo HP2013 điều 96 khoản 7:Chính phủ tổ chức đàm phán,ký điều ước quốc
tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của CTN.
-Trong hoạt động kiểm tra-giám sát:theo luật tổ chức chính phủ 2015 điều 27
khoản 2,chính phủ báo cáo công tác trước CTN một năm hai lần,báo cáo công
tác đột xuất theo yêu cầu của CTN.Thời gian quốc hội không làm việc thì Thủ
Tướng Chính Phủ phải báo cáo trước CTN.Theo luật tổ chức chính phủ 2015
điều 28 khoản 3 về nhiệm vụ và quyền hạn của thủ tướng:trong thời gian Quốc
hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.Cũng theo
HP2013 điều 2 “CTN có thể đề nghị QH bải nhiệm,miễn nhiệm Thủ tướng và
có quyền quyết định cách chức các phó thủ tướng,bộ trưởng.. theo nghị quyết
của QH”.
IV.Chủ tịch nước-tòa án nhân dân:
 Về mặt thành lập:
- HP 2013 điều 88 Khoản 3: CTN đề nghị QH bầu chánh án tòa án nhân dân tối
cao ,cũng trong khoản này quy định CTN căn cứ vào nghị quyết của QH bổ
nhiệm phó chánh án tòa án nhân dân tối cao và các thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao.
-Theo luật tổ chức tòa án 2014 điều 28 khoản 1 :Phó Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao được Chủ tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao.
 Về mặt hoạt động:
-Theo luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 điều 27 khoản 4 về nhiệm vụ,quyền
hạn của chánh án tòa án nhân dân tối cao : Chánh án tòa án nhân dân tối cao sẽ
trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm
án tử hình.
-Trong kiểm tra và giám sát:theo luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 điều 27
khoản 16 về nhiệm vụ,quyền hạn của chánh án tòa án nhân dân tối cao : trong

thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Chủ tịch nước.Cũng tại điều 27 khoản 7 thì Chánh án sẽ trình CTN miễn


Hà Duy Hoàng Nam-MSSV:1463801010502
nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa
án khác .Và cũng theo luật này tại điều 26 khoản 1:Chủ tịch nước có quyền đề
nghị QH bãi nhiệm,miễn nhiệm chánh án tòa tối cao.
V.Chủ tịch nước-viện kiểm sát nhân dân:
 Về mặt thành lập:
- HP 2013 điều 88 Khoản 3: CTN đề nghị QH bầu viện trưởng viện kiểm sát
nhân dân tối cao và theo căn cứ của nghị quyết quốc hội CTN bổ nhiệm viện
trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và các kiểm sát viên của viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
- Theo luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân điều 64 khoản 1: Phó Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
 Về mặt hoạt động:
-Theo luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 điều 63 khoản 8:cũng giống
như quyền hạn và nhiệm vụ của chánh án tòa án nhân dân tối cao;trong các bản
án ở mức phạt tử hình thì viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ trình
lên chủ tịch nước để lấy ý kiến về việc ân giảm cho phạm nhân.
-Trong kiểm tra và giám sát:theo luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân điều 63
khoản 12,khi QH không họp viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao phải
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước CTN.Theo luật tổ chức viện kiểm
sát điều 62 khoản 1:Chủ tịch nước có quyền đề nghị QH bãi nhiệm,miễn nhiệm
chánh án tòa tối cao và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Tóm lại,dựa trên phân tích cơ sở pháp lý về mối quan hệ giữa CTN và các cơ quan đã
được hiến định trong HP2013 thì tuy rằng vị trí CTN không nằm trong tổ chức bất kỳ cơ
quan hiến định nào nhưng về mặt thành lập;hoạt động của các thành viên thì CTN đều

đóng một vai trò hết sức quan trọng chủ yếu về mặt thủ tục.Nói cách khác,CTN được
xem là một “mắc xích” thiết yếu trong hoạt đông của BMNN Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.


Hà Duy Hoàng Nam-MSSV:1463801010502



×