Tải bản đầy đủ (.ppt) (61 trang)

sa sút trí tuệ và bệnh alzheimer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 61 trang )

SA SÚT TRÍ TUỆ


Mục tiêu bài học
1. Hiểu được sa sút trí tuệ là gì ?
2. Các triệu chứng thường gặp và tiêu
chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ.
3. Biết được các test chẩn đoán SSTT
4. Nguyên nhân sa sút trí tuệ
5. Chẩn đoán phân biệt sa sút trí tuệ.
6. Cơ chế bệnh sinh, tiêu chuẩn chẩn
đoán bệnh Alzheimer


Định nghĩa
- Sa sút trí tuệ là một hội chứng có đặc điểm là suy giảm
nhiều chức năng nhận thức nhưng không kèm theo rối
loạn về ý thức.
- Sa sút trí tuệ có biểu hiện sớm nhất là tình trạng suy giảm
trí nhớ, kèm theo suy giảm một hoặc nhiều chức năng trí
tuệ hay nhận thức khác như mất ngôn ngữ, mất khả năng
thực hiện các động tác hữu ý và mất khả năng điều hành
- Các triệu chứng trên đủ để gây cản trở các chức năng
sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động xã hội, giải trí và
nghề nghiệp.
- Trong hầu hết các trường hợp sa sút trí tuệ tiến triển nặng
dần và không hồi phục


Dịch tễ
Sa sút trí tuệ tăng dần theo tuổi.


-Vào khoảng 40 tuổi, tỉ lệ sa sút trí tuệ chỉ chiếm 0,1% dân số;
-Đến trên 65 tuổi, tỉ lệ này là 5-8%;
-Sau 75 tuổi nó tăng lên 15-20%;
-Trên 85 tuổi, tỉ lệ sa sút trí tuệ chiếm đến 25-50%
-Nhìn chung, sau 65 tuổi, tỉ lệ sa sút trí tuệ tăng gấp đôi mỗi 5
năm.


Các triệu chứng của sa sút trí tuệ
Mất trí nhớ gần, xa: Tất cả chúng
ta đều quên đồ vật hay công việc
trong chốc lát và sau đó nhớ lại.
Người bệnh sa sút trí tuệ thường
quên và không nhớ lại được. Họ có
thể hỏi bạn lập đi lập lại một câu
hỏi, mỗi lần họ đều quên rằng bạn
đã trả lời rồi. Thậm chí họ không
thể nhớ rằng họ vừa hỏi câu hỏi
đó…


Các triệu chứng của sa sút trí tuệ
Khó khăn trong việc thực hiện
các công việc quen thuộc: Người
bệnh có thể nấu ăn được nhưng
quên đem ra ăn, có thể không còn
nhớ ăn uống thế nào cho đúng
cách… Nặng nề hơn, người bệnh
không thể tự làm vệ sinh cá nhân,
cần phải có sự giúp đỡ của gia

đình.


Các triệu chứng của sa sút trí tuệ
Có các vấn đề về ngôn ngữ: Người
bệnh có thể quên những từ đơn giản
hoặc dùng từ không đúng. Điều này làm
cho người khác khó hiểu được ý họ
muốn nói. Hoặc người bệnh bị rối loạn
phát âm: nói lắp, nói khó…
Rối loạn định hướng thời gian và
nơi chốn: Người bệnh có thể bị lạc ở
một nơi đã từng rất quen thuộc với họ,
hoặc không nhớ được làm sao họ đến
được nơi đó hoặc làm sao quay trở về
nhà.


Các triệu chứng của sa sút trí tuệ
Giảm khả năng đánh giá: Người
bệnh đôi khi chọn quần áo hoàn toàn
không phù hợp với thời tiết hoặc với
hoàn cảnh. VD: mặc áo choàng tắm khi
đi mua sắm hoặc mặc áo lạnh trong một
ngày hè nóng bức
.

Có các vấn đề về tư duy: Người
bệnh có thể không nhận ra được các
con số hoặc không thực hiện được các

phép tính đơn giản. Khả năng điều
hành và sắp xếp công việc cũng bị
giảm sút.


Các triệu chứng của sa sút trí tuệ
Quên vị trí đồ vật: Người bệnh có thể
để đồ vật vào chỗ hoàn toàn không thích
hợp.
VD: họ có thể cho bàn ủi vào trong tủ
lạnh hoặc đồng hồ đeo tay vào chén
đường…
Thay đổi khí sắc: Khí sắc con người
có thể thay đổi, nhưng người bệnh có
thể thay đổi khí sắc một cách nhanh
chóng, từ bình tĩnh sang khóc lóc, âu
sầu sang giận dữ trong vòng vài phút.


Các triệu chứng của sa sút trí tuệ
Thay đổi cá tính: Khi lớn tuổi, cá tính
người ta có thể thay đổi chút ít. Sa sút
trí tuệ làm cá tính người bệnh thay đổi
kỳ quặc. Họ có thể trở nên dễ kích
động, nghi ngờ hoặc sợ sệt.
Mất tính chủ động: Người bệnh có
thể trở nên thụ động. Họ có thể mất đi
sự say mê công việc, không quan tâm
đến các thú vui của mình, họ có thể
không muốn đi đến các nơi khác hoặc

gặp những người khác.


Phân loại SSTT theo thời gian và mức độ nặng nhẹ
1. Sa sút trí tuệ giai đoạn sớm: Triệu chứng nổi bật
là giảm trí nhớ gần
•Tiếp theo sau là những thay đổi về nhân cách, các rối
loạn cảm xúc và sự suy giảm khả năng nhận xét hay
đánh giá. Các rối loạn cảm xúc có thể ở hai trạng thái
trầm cảm hoặc hưng phấn.
•Về hành vi có thể biểu hiện khó tính hơn, dễ kích
động.
•Trong giai đoạn này người bệnh có khả năng bù đắp
những thiếu sót về trí nhớ nếu như họ sinh hoạt trong
khung cảnh quen thuộc. Tuy nhiên những thiếu sót về
nhận thức và hành vi sẽ biểu hiện rõ khi họ gặp những
tình huống mới.


Phân loại SSTT theo thời gian và mức độ nặng nhẹ
2. Sa sút trí tuệ giai đoạn trung gian:
•Bệnh nhân có những biểu hiện thiếu sót trong sinh hoạt
hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, làm vệ sinh cá
nhân.
•Trong giai đoạn này người bệnh mất khả năng học thông
tin mới, rối loạn định hướng về không gian và thời gian,
suy giảm khả năng nhận xét hay phán đoán.
•Các rối loạn hành vi tiếp tục xuất hiện với mức độ nặng
hơn, bệnh nhân hoang tưởng nhiều hơn, đặc biệt hoang
tưởng bị hại nên luôn dè chừng nghi kỵ mọi người xung

quanh, kể cả thân nhân của họ. Đôi khi bệnh nhân có thể
kích động hung dữ và tấn công người khác.


Phân loại SSTT theo thời gian và mức độ nặng nhẹ
3. Sa sút trí tuệ giai đoạn nặng:
•Trong giai đoạn này bệnh nhân mất các khả năng
sinh hoạt hàng ngày. Do đó họ trở nên lệ thuộc hoàn
toàn vào người khác trong việc ăn uống, vệ sinh cá
nhân và di chuyển.
•Bệnh nhân mất tất cả trí nhớ gần và trí nhớ xa.
•Những biến chứng thường gặp trong giai đoạn này
là mất nước, suy dinh dưỡng, viêm phổi hít và loét
do nằm.
•Nguyên nhân tử vong hay gặp gồm nhiễm trùng
phổi, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng da.


-

Khám lâm sàng
Hỏi bệnh sử
Khám tổng quát các cơ quan
Khám thần kinh
Làm các test đánh giá trí nhớ và chức
năng nhận thức


Trắc nghiệm thần kinh tâm lý
Có nhiều test đánh giá nhận thức hỗ trợ cho việc

thăm khám này:
-Đánh giá hành vi tâm thần: trầm cảm (GDS), rối
loạn tâm thần (NPI)
-Hoạt động sống hàng ngày (ADL, IADL)…
Nhưng hai test đơn giản nhất thường được sử dụng
hiện nay là MMSE (Mini Mental Status
Examination) vaø test veõ ñoàng hoà
(Clock Drawing Test)


Thang điểm MMSE
- Folstein và cộng sự, 1975
- Công cụ hữu ích cho việc sàng
lọc sa sút trí tuệ
- Đánh giá nhanh toàn bộ
chức năng nhận thức, ước lượng
mức độ nặng, theo dõi diễn tiến
- Không đánh giá nhiều thông số tâm thần kinh quan
trọng, cũng không giúp phân biệt các thể sa sút trí tuệ
khác nhau
- Tổng điểm từ 0 – 30 điểm
- Thời gian làm trắc nghiệm khoảng 7 – 10 phút
- Điểm cắt để chẩn đoán sa sút trí tuệ là 24
- Độ nhạy và độ đặc hiệu của trắc nghiệm từ 70 – 95%


Thang điểm MMSE
MMSE:
-Định hướng thời gian,
không gian (10đ)

-Nhớ 3 từ (3đ)
-Chú ý và tính toán (5đ)
-Nhớ lại từ (3đ)
-Ngôn ngữ (8đ)
-Vẽ hình (1đ)
Điểm cắt: 24
•25 – 30: không suy
giảm nhận thức
•21 – 24: suy giảm nhẹ
•18 – 23: suy giảm TB
•Dưới 18: suy giảm nặng


Test vẽ đồng hồ
- Dùng để tầm soát suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ
- Có giá trị theo dõi bệnh trong chẩn đoán và điều trị
- Test vẽ đồng hồ đỏi hỏi bệnh nhân phải thông hiểu lời nói, có trí
nhớ, và chức năng thị giác không gian còn tốt. Một người có khả
năng vẽ đồng hồ bình thường có thể loại trừ bị suy giảm nhận
thức
- Phương pháp đơn giản là yêu cầu bệnh nhân vẽ một mặt đồng hồ
có đầy đủ số và đặt kim để chỉ giờ (ví dụ như 2giờ 45 phút)
Các mẫu vẽ
đồng hồ của
bệnh nhân được
đánh giá từ tốt
(10) đến
xấu (1)



Test vẽ đồng hồ
Đánh giá theo thang điểm 10:
Từ 10-6: vẽ mặt đồng hồ
hiønh tròn và số nhìn
chung còn đủ.
10 Kim đồng hồ chỉ đúng
vò trí (2h45’)
9 Hơi sai vò trí kim đồng
hồ
8 Sai nhiều nhưng có ý
nghóa giữa kim giờ và
phút
7 Đặt kim sai giờ hoàn
toàn
6 Dùng mặt đồng hồ
Bình thường
hoặc
có suy
không
thích
hợp
(số của
giảm nhận
đồng
hồthức
kimnhẹ
nhưng hiện
giờ bằng số).

Từ 5-1: vẽ mặt đồng hồ và

số không trọn vẹn
5 Đổi vò trí số trên mặt
đồng ho, còn kim đồng
hồà
4 Mặt đồng hồ không
còn nguyên vẹn, số
vẫn còn trong đồng hồ
nhưng vô trật tự.
3 Số và mặt đồng hồ
tách biệt nhau, không
còn kim đồng hồ
2 Vẫn còn cấu trúc
đồng hồ, nhưng hình
tượng rất mơ hồ
Có sa sút trí tuệ
1 Không cố gắng để vẽ


Thang điểm Mini-cog
- Tác giả Soo Borson, ĐH Washington và cs mô tả
năm 2000
- Mini-cog được dùng để phát hiện sa sút trí tuệ,
nó đánh giá được chức năng trí nhớ và các chức
năng nhận thức khác
- Bao gồm hai test: nhớ lại 3 từ và vẽ đồng hồ
- Thời gian thực hiện: 2 – 4 phút
- Khả năng phát hiện sa sút trí tuệ rất cao với độ
nhạy 76 – 98% và độ đặc hiệu 88 – 89%. Tuy
thấp hơn thang MMSE, nhưng thang điểm Minicog dễ dùng hơn, mất ít thời gian hơn và độ
chính xác chấp nhận được



Thang điểm Mini-cog
Đánh giá


Chẩn đoán SSTT theo DSM-IV
A. Khiếm khuyết nhận thức trong 2 nhóm sau:
1.Suy giảm trí nhớ (giảm khả năng học các thông tin mới hoặc
nhớ lại các thông tin đã học trước đây)
2.Rối loạn trong một (hoặc nhiều) nhận thức sau:
2.1.Rối loạn ngôn ngữ (Aphasia)
2.2.Giảm khả năng thức hiện các động tác vận động dù chức
năng cảm giác còn nguyên vẹn (Apraxia)
2.3.Không nhận biết hoặc xác định được đồ vật dù chức
năng cảm giác còn nguyên vẹn (Agnosia)
2.4.Rối loạn chức năng thực hiện các hoạt động kết hợp (như
lên kế hoạch, tổ chức, phân công theo trình tự, tóm tắt)
B. Các khiếm khuyết nhận thức trong tiêu chuẩn A1 và A2 gây ra sự
suy giảm đáng quan tâm về chức năng xã hội hoặc công việc khi so
với khả năng bình thường trước đây.
C. Bệnh nhân không đang bị sảng (delirium).
D. Các rối loạn không phải là biểu hiện của trầm cảm hoặc tâm thần
phân liệt.


Chẩn đoán phân biệt SSTT
Chẩn đoán phân biệt suy giảm nhận thức và
SSTT
- Sảng

- Chậm phát triển tâm thần vận động
- Suy giảm nhận thức khu trú bao gồm rối loạn trí
nhớ ( như loạn thần Korsakoff), mất ngôn ngữ
- Trầm cảm ( giả SSTT)
- Do thuốc
- Suy giảm nhận thức liên quan với tuổi ( AAMI)
- Giảm nhận thức nhẹ ( MCI)


Chẩn đoán phân biệt SSTT
Đặc điểm của sảng giúp phân biệt với
SSTT(theo Ham, 1977):
- Khởi phát đột ngột có thể xác định được ngày khởi bệnh

- Bệnh cấp tính, thường vài ngày đến vài tuần, không hơn
1 tháng
- Thường có thể phục hồi hoàn toàn
- Rối loạn định hướng lực sớm
- Lâm sàng thay đổi từ lúc này sang lúc khác trong ngày
- Thay đổi chức năng sinh lí rõ ràng
- Ý thức thay đổi, u ám hoặc kích động
- Rối loạn tâm thần vận động( tăng động hoặc giảm động)


Chẩn đoán phân biệt SSTT


Đặc điểm của trầm cảm giúp phân biệt với
SSTT(theo Ham, 1977):
- Khởi phát đột ngột, thời gian mắc bệnh ngắn


- Thường có tiền sử bệnh tâm thần trước (kể cả cơn
trầm cảm chưa được chẩn đoán)
- Mất chức năng rõ rệt ( thường than phiền mất trí nhớ)
- Thường trả lời « không biết»
- Khí sắc khá ổn định
- Mất cả trí nhớ gần và xa
- Khí sắc trầm cảm xảy ra trước suy giảm trí nhớ
- Kèm theo lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm giác
ngon miệng và ý tưởng tự sát


×