Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.54 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành: 60340301

ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU ĐỒNG PHÚ
GVHD : PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng
HVTH : Lê Hoàng Vũ
MSHV : 1641850093
LỚP

: 16SKT22

TP. HCM, tháng 12/2018

1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................


........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2018
Giáo viên hướng dẫn

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB). Trên những nét chung nhất, HTKSNB của DN thường bao gồm: Môi
trường kiểm soát, hệ thống quản lý rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thông. Trong
đó, cốt lõi là Hệ thống kế toán, Các quy chế, thủ tục kiểm soát và Hệ thống giám sát và
thẩm định việc quản lý rủi ro.
Có thể nói, để ổn định và phát triển trong điều kiện hiện nay thì việc xây dựng
HTKSNB hướng tới quản lý rủi ro, cần được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay, ở Việt Nam cho thấy, ở phần lớn các DN chưa thực sự quan

tâm về quản lý rủi ro khi xây dựng HTKSNB. Nhiều DN không nhận thức rõ về rủi ro
tiềm ẩn hay hiện hữu, nên không xây dựng chính sách quản lý rủi ro. Không ít DN
không phân công trách nhiệm rõ ràng, không quy định rõ người chịu trách nhiệm quản
lý rủi ro ở cấp độ toàn DN và từng bộ hoặc chưa có biện pháp đánh giá rủi ro theo một
hệ thống thống nhất mà còn thực hiện manh mún, nhỏ lẻ và không đồng bộ giữa các bộ
phận trong DN. Đặc biệt, còn khá nhiều DN thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong
DN, nên chưa có được biện pháp thích hợp để ngăn chặn và chống đỡ rủi ro. Do những
hạn chế thiếu sót đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của nhiều DN,
nhiều DN đã lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài, thậm chí phá sản.
Qua những phân tích trên cho thấy, sự cần thiết cấp bách của việc xây dựng
HTKSNB gắn với quản lý rủi ro, nhằm tăng khả năng dự báo, đánh giá, ngăn chặn và
quản lý có hiệu quả rủi ro trong DN. DN cần có các quy định cụ thể về xây dựng và
hướng dẫn thực hiện một HTKSNB hiệu lực, hiệu quả gắn liền với chức năng đánh giá
và quản lý rủi ro.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát nội bộ (KSNB) là quá trình được thực hiện bởi Hội đồng quản trị, nhà
quản lý và nhân viên, được thiết lập nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt
được những mục tiêu của đơn vị như :
- Tính hữu hiệu và hiệu quả kinh doanh
- Sự trung thực và đáng tin cậy của Báo cáo tài chính (BCTC)
- Sự tuân thủ luật và quy định hiện hành
3


Hệ thống KSNB là công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng kiểm soát trong mọi
quy trình quản lý của một đơn vị. Hệ thống KSNB cung cấp thông tin cho cả bên trong
và bên ngoài của một tổ chức.
Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú là một công ty đa nghành, hoạt động chủ yếu
trong các lĩnh vực trồng và chế biến mủ cao su, chăn nuôi gia cầm, xây dựng công
trình, đầu tư kinh doanh địa ốc..vv…Những năm gần đây, do tình giá mủ thế giới biến

động có xu hướng tăng giảm thất thường ảnh hưởng nhiều đến nghành nghề chính của
công ty là chế biến mủ cao su, tuy nhiên hệ thống KSNB tại công ty lại chưa được chú
trọng dẫn đến doanh thu của công ty trong những năm 2014-2016 có xu hướng giảm.
Và chỉ mới khôi phục lại trong năm 2017 vừa qua. Tuy nhiên, để có thể giúp công ty
phát triển bền vững, tránh khỏi những sai sót trong khâu quản lý, công ty cần có một
hệ thống quản lý tốt mà cụ thể là một hệ thống kiểm soát nội bộ giúp công ty kiểm soát
các hoạt động một cách có hiệu quả và khắc phục một số yếu kém còn tồn tại .
Qua đó, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ
phần Cao Su Đồng Phú” với mong muốn nghiện cứu này sẽ giúp công ty hoàn thiện
hơn hệ thống KSNB.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Mục tiêu tổng quát là hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần Cao Su
Đồng Phú.
- Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú.
- Đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần Cao su
Đồng Phú.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần Cao su
Đồng Phú. Cụ thể, nghiên cứu lý luận chung về hệ thống KSNB và hệ thống KSNB.
Qua đó, tác giả sẽ đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Cao su
Đồng Phú từ năm 2015 đến 2017.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4


Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện các nội dung
nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội

bộ trong doanh nghiệp; nghiên cứu về lý thuyết COSO 1992, 2004, 2013 và 2016;
nghiên cứu các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB trong khu vực công.
Thứ hai, nghiên cứu các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB trong Doanh nghiệp,
lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú; nghiên cứu
tình hình và kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú; phân tích thực
trạng về môi trường kiểm soát, về đánh giá rủi ro, về hoạt động kiểm soát, về thông tin
và truyền thông tại Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú; đánh giá ưu, nhược điểm trong
hoạt động KSNB tại Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú.
Thứ ba, nghiên cứu đề xuất những giải pháp để hoàn thiện về môi trường kiểm
soát, về đánh giá rủi ro, về hoạt động kiểm soát, về thông tin và truyền thông, về hoạt
động giám sát tại Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp định tính nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu
của đề tài cụ thể như sau:
- Luận văn sử dụng phương pháp thu thập, phân loại, phân tích và tổng hợp các
tài liệu về kiểm soát nội bộ trong khu vực công, trên cơ sở đó hệ thống hóa những vấn
đề cơ bản về kiểm soát nội bộ tại đơn vị.
- Luận văn thực hiện phương pháp khảo sát, thống kê để đánh giá được thực
trạng về công tác kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú.
- Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận để đưa ra những
giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Cao Su Đồng.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Cao su
Đồng Phú
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát tại Công ty Cổ phần Cao

su Đồng Phú
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5



-Về lý thuyết: hệ thống hóa lý luận hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty.

- Về thực tiễn: Những phân tích, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công
ty. Nêu lên thực trạng và đề suất những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát tại Công
ty Cổ phần Cao su Đồng Phú.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các khía
cạnh khác nhau của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ở chương này, tác giả thực hiện việc
hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến
HTKSNB, sự hữu hiệu của HTKSNB và các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của
HTKSNB. Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra các định hướng nghiên
cứu của luận án.
1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trên thế giới


Nghiên cứu hệ thống KSNB theo hướng quản trị

Trên cơ sở báo cáo COSO năm 1992, tổ chức COSO đã tiến hành nghiên cứu về
hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM). Trong nghiên cứu này, ERM được xây
dựng gồm 8 bộ phận bao gồm: môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự
kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và
giám sát. Vào năm 2004, COSO chính thức ban hành ERM làm nền tảng trong việc

quản trị rủi ro doanh nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu của các tác giả như: Merchant,
K.A (1985); Anthonny, R.N và Dearden, J.Bedford (1989); Laura F.Spira và Micheal
Page (2002); Yuan Li, Yi Liu, Younggbin Zhao (2006) đều cho rằng KSNB có mối
quan hệ với công tác quản trị doanh nghiệp, điều này thể hiện cụ thể ở việc: KSNB có
vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động
phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.
Tác giả William & Kwasi, (2013) khi thực hiện nghiên cứu về tính hiệu quả của
HTKSNB ở các ngân hàng khu vực phía đông của Ghana đã đưa ra kết luận rằng:
HTKSNB hỗ trợ nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị mình.
Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với việc đạt được mục tiêu
Hệ thống kiểm soát nội bộ
* Kiểm soát quản lý
* Kiểm soát kế toán nội bộ

Đạt được các mục tiêu của công ty
* Tiến hành kinh doanh một cách có trật tự và
hiệu quả
7


* Kiểm toán nội bộ

* Đảm bảo an toàn tài sản
* Phòng ngừa và phát hiện các gian lận và sai
sót
* Đảm bảo chính xác và đầy đủ hề sơ kế toán
và chuẩn bị kịp thời các thông tin tài chính
đáng tin cậy
(Nguồn: mô hình của William & Kwasi, 2013)


Các tác giả Varipin Mongkolsamai & Phapruke Ussahawanitchakit, (2012) khi
nghiên cứu ảnh hưởng của chiến lược KSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp niêm yết Thái Lan nhấn mạnh rằng: có bốn nhân tố tác động đến chiến lược
KSNB, bao gồm: (1) Tầm nhìn điều hành minh bạch, (2) Kiến thức của nhân viên, (3)
Sự đa dạng của các giao dịch kinh doanh, (4) Nhu cầu của các bên liên quan.
• Nghiên cứu HTKSNB theo hướng kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ:
Trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, một số công trình nghiên cứu cũng đề cập đến
mối quan hệ giữa KSNB và kiểm toán nội bộ, điển hình là cuốn sách của các tác giả
Victor Z.Brink và Herbert Witt (1941) về “Kiểm toán nội bộ hiện đại - đánh giá các
hoạt động và hệ thống kiểm soát”. Ngoài ra, hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) đã
đưa ra định nghĩa và các mục tiêu KSNB bao gồm: độ tin cậy và tính trung thực của
thông tin; tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định; bảo vệ tài
sản; sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực; hoàn thành mục tiêu cho các hoạt
động hoặc các chương trình.
Các tác giả Karagiogos, Drogalas, Dimou, (2014) khi nghiên cứu tính hiệu quả
của HTKSNB trong ngành ngân hàng Hy Lạp đã cho rằng ở các ngân hàng đã tồn tại
và thành công thì tất cả các thành phần của KSNB đóng góp vai trò rất quan trọng
trong hiệu quả của kiểm toán nội bộ.
Mối quan hệ giữa KSNB với hiệu quả KTNB
Kiểm soát nội bộ

Hiệu quả của kiểm toán nội bộ

* Môi trường kiểm soát
* Đánh giá rủi ro
* Hoạt động kiểm soát
* Hệ thống thông tin truyền thông
8



* Giám sát
(Nguồn: mô hình của Karagiogos, Drogalas, Dimou, 2014)


Nghiên cứu tác động của HTKSNB tới giá trị của doanh nghiệp

Các tác giả Ge & McVay, (2005) khi thực hiện các nghiên cứu về hệ thống
KSNB theo yêu cầu của đạo luật SOX đã chỉ ra rằng những điểm yếu trong HTKSNB
có ảnh hưởng đến giá trị của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các tác
giả Shenkir & Walker, (2006) trong nghiên cứu của mình cho rằng có thể thực hiện
hiệu quả đạo luật SOX, HTKSNB của doanh nghiệp phải bao gồm đầy đủ các yếu tố,
dựa trên phân tích toàn diện các rủi của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này còn cho
thấy rằng các công ty sẽ thu được ít lợi nhuận hơn các công ty khác khi công ty đó có
nhiều nhược điểm về KSNB.
Tác giả Doyle, (2005) trong nghiên cứu của mình cũng đã chứng minh rằng các
doanh nghiệp sẽ có doanh thu thấp hơn nếu có yếu kém về KSNB. Ngoài ra, nghiên
cứu này cũng cho rằng khi HTKSNB yếu kém thì nó sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt
động đầu tư vào doanh nghiệp khi BCTC của doanh nghiệp được công bố thông qua
phản ứng của thị trường. Tác giả Hammersley, (2007) khi thực hiện khảo sát thực
nghiệm đối với 102 công ty (báo cáo có các điểm yếu trong HTKSNB) nhận thấy rằng
có sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường đối với các công ty này. Tác giả
cũng cho rằng HTKSNB yếu kém là nguyên nhân của sự sụt giảm thị giá cổ phiếu
doanh nghiệp.
• Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ:
Năm 2009, các tác giả Angella Amudo & Eno L. Inanga đã thực hiện một nghiên
cứu đánh giá HTKSNB từ Uganda. Nghiên cứu này được thực hiện trên các nước
thành viên khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Phi. Nghiên cứu đã phát triển một
mô hình chuẩn trong việc đánh giá HTKSNB trong các dự án khu vực công được
Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Mô hình thực nghiệm được Amudo

và Inanga phát triển dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT, (như hình 1.5)
bao gồm:
- Các biến độc lập là các thành phần của KSNB (bổ sung thêm biến công nghệ
thông tin theo COBIT): (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống
9


thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông
tin.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB dẫn
đến kết quả vận hành của HTKSNB chưa đạt được sự hữu hiệu.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cũng nêu rõ kết quả này chỉ mới điều tra ở
Uganda. Việc áp dụng kết quả nghiên cứu tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểm của
từng quốc gia cụ thể. Kết quả nghiên cứu sẽ có biến đổi nếu được áp dụng vào các
quốc gia có khác biệt về hoàn cảnh và đặc điểm tương ứng.
Nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả Sultana và Haque (2011) từ 6 ngân hàng
tư nhân niêm yết ở Bangladesh cho rằng để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của
đơn vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong một
đơn vị. Nghiên cứu phát triển mô hình từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo COSO
(hình 1.6) như sau:
- Các biến độc lập là các thành phần của KSNB : (1) môi trường kiểm soát, (2)
đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5)
giám sát.
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác
- Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình trên thực sự có ý nghĩa khi các biến
độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng, cụ thể từng
thành phần trong HTKSNB (biến độc lập) hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các mục
tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB. (Sultana & Haque, 2011).

 Nghiên cứu về môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát được cho là một một yếu tố quan trọng trong HTKSNB
của đơn vị, môi trường kiểm soát cấu thành văn hóa của một đơn vị, nó có tác động
đến ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị, là yếu tố hạt nhân cho các yếu
tố khác của HTKSNB (Ramos, 2004). Tác giả Ramos cũng cho rằng môi trường kiểm
soát được cấu thành từ nhiều nhân tố, bao gồm: yếu tố văn hóa doanh nghiệp, yếu tố
10


phân cấp quyền lực, yếu tố chất lượng của các ủy ban kiểm toán, yếu tố tính liêm
chính và đạo đức (D"Aquyla, 1998 & Ramos, 2004).
Theo tác giả Rae & Subramaniam (2006), con người là nhân tố cốt lõi các tổ
chức vì họ chính là nhân tố điều khiển tổ chức. Các tác giả này nhận định rằng các
thuộc tính cá nhân của con người như: tính liêm chính, các giá trị đạo đức, thẩm quyền
là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức.
Tác giả Subramaniam và cộng sự (2006) đã nêu ra các yếu tố thuộc môi trường
kiểm soát bao gồm: yếu tố tính liêm chính và các giá trị đạo đức; yếu tố thẩm quyền
của con người trong tổ chức; yếu tố triết lý lãnh đạo và phong cách điều hành; yếu tố
cách thức nhà quản lý giao quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức và phát triển con người.
Ngoài ra, Subramaniam và cộng sự, (2006) còn nhận định rằng: “giá trị tổ chức không
thể vượt lên trên tính liêm chính và đạo đức của những người sáng lập, điều hành và
giám sát họ”.
 Nghiên cứu về đánh giá rủi ro
Tác giả Lannoye (1999) trong nghiên cứu của mình cho rằng mỗi một doanh
nghiệp có một phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau nhưng các phương pháp đó
phải được thiết kế sao cho có thể quản lý rủi ro thông qua sự đảm bảo hợp lý và xem
xét cân đối giữa chi phí và lợi ích. Tác giả Walker (1999) muốn ngăn chặn hoặc giảm
thiểu rủi ro nhà quản lý cần quản lý rủi ro khi có sự thay đổi xảy ra. Các đề xuất thay
đổi về quản trị rủi ro trong đơn vị phải được nhà quản lý thông báo đến nhân viên phụ
trách trực tiếp. Các nguy cơ có thể tạo ra những rủi ro mới phải được nhà quản lý giám

sát liên tục.
Ngoài ra, cũng theo tác giả Lannoye (1999) cho rằng đánh giá rủi ro còn là đánh
giá các yếu tố gây cản trở đến việc doanh nghiệp đạt được sứ mệnh của đơn vị mình.
Đánh giá rủi ro còn là một quá trình đánh giá có hệ thống về các bất lợi phát sinh, đánh
giá khả năng thiệt hại có thể có của đơn vị trong hoạt động tài chính và phi tài chính.
Muốn đánh giá rủi ro thì bắt buộc các đơn vị phải có hệ thống mục tiêu rõ ràng, phù
hợp. Các công việc để đánh giá rủi ro bao gồm: xác định rủi ro; phân tích rủi ro; ước
tính những nguy cơ có thể có; đánh giá tần suất xảy ra các nguy cơ; cách thức để quản
lý rủi ro.


Nghiên cứu về thông tin và truyền thông
11


Các tác giả Steihoff (2001) và Hevesi ( 2005) trong khi nghiên cứu về thông tin và
truyền thông đã cho rằng nó là yếu tố quan trọng có tác động đến tính hữu hiệu của
HTKSNB. Tất cả các thông tin được truyền đạt từ trên xuống về các kế hoạch, các rủi ro
và hoạt động kiểm soát áp dụng trong đơn vị. Thông tin từ bên trong các bên ngoài đơn vị

phải được kiểm định tính tin cậy, sau đó được các bộ phận chức năng xử lý và thông
báo một cách kịp thời. Thông tin sau khi được sự cho phép của ban quản trị sẽ được
truyền thông tới các bộ phận và cá nhân để thực hiện chức năng của mình. Thông tin
và truyền thông giúp các nhân viên nhận thấy được chức năng và vai trò của mình
trong HTKSNB. Các đơn vị phải chuẩn bị các BCTC và báo cáo nội bộ chính xác để
nhà quản lý có thông tin trong các quyết định của mình một cách kịp thời. Vì vậy, đơn
vị phải xây dựng bản mô tả công việc cho tất cả bộ phận, cá nhân trong đơn vị để cung
cấp các thông tin cần thiết khi có yêu cầu từ nhà quản lý.



Nghiên cứu các hoạt động kiểm soát

Nghiên cứu của tác giả Jenkinson (2008) cho rằng để đạt được các mục tiêu của
đơn vị một cách hiệu quả thì các hoạt động kiểm soát phải được thiết lập và thực thi.
Hoạt động kiểm soát được định nghĩa là các chính sách và thủ tục mà nhà quản lý thiết
kế ra để đảm bảo rằng các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện một cách triệt để.
Các hoạt động kiểm soát bao gồm: hoạt động phê duyệt, hoạt động ủy quyền, hoạt
động xác minh, hoạt động đối chiếu, hoạt động đánh giá hiệu suất hoạt động, hoạt
động phân công nhiệm vụ...
Nghiên cứu của tác giả Ramos (2004) chỉ ra rằng để kiểm tra tính chính xác và
đầy đủ của thông tin cũng như sự ủy quyền của các giao dịch thì một loạt các hoạt
động kiểm soát cần phải được thực hiện. Tổ chức cần kiểm soát việc phát triển các hệ
thống mới và những thay đổi của hệ thống đã tồn tại trước đó. Ngoài ra, đơn vị cần có
quy định hạn chế việc tiếp cận với các chương trình và dữ liệu. Đơn vị cần đảm bảo
công tác kiểm soát vật chất bao gồm: kiểm soát các thiết bị, hàng tồn kho, chứng
khoán, tiền mặt và các tài sản khác.
 Nghiên cứu về giám sát
Nhân tố giám sát được coi là một nhân tố quan trọng nhất của HTKSNB trong
bất kỳ đơn vị nào. Nghiên cứu của tác giả Springer (2004) cho rằng giám sát là công
việc đánh giá hiệu suất của HTKSNB. Nó được các bộ phận liên quan thực hiện một

12


cách liên tục và độc lập. Thực hiện công tác giám sát là để đảm bảo rằng các công việc
của KSNB đều được tiến hành đúng đắn, đầy đủ và hiệu quả như thiết kế ban đầu.
Giám sát là công việc thường xuyên để khẳng định rằng các thủ tục kiểm soát
được thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra (Muhota, 2005). Nhằm đảm bảo tính chính xác
của các giao dịch được thể hiện trong báo cáo tài chính về giám sát các khoản vay, các
công cụ giám sát được sử dụng nhiều trong các tổ chức là: đối chiếu, kiểm tra nội bộ

và kiểm toán (Diamond, 1984). HTKSNB cần phải được theo dõi, đánh giá chất lượng
hoạt động theo thời gian. Để thực hiện điều này thì đơn vị sử dụng các hoạt động giám
sát liên tục, đánh giá riêng biệt hay sử dụng phương thức kết hợp hai hoạt động trên.
Một hệ thống giám sát tốt thì phải chỉ ra những thiếu sót của KSNB còn mắc phải và
phản hồi cho các nhà quản trị cấp cao để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời
(Calomiris & Khan,1991).
Như vậy, đến nay, sau hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, hệ thống lý luận
về KSNB đã có được khung lý thuyết căn bản và đầy đủ, tuy nhiên cùng với sự biến
đổi của môi trường kinh doanh, khả năng tư duy, nhận thức của nhà quản lý và các cá
nhân có liên quan, lý luận về KSNB vẫn tiếp tục được nghiên cứu bổ sung và phát
triển chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể.
1.1.2. Các nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Việt Nam
Theo khảo sát của tác giả, các đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu về hệ thống
kiểm soát nội bộ, cụ thể là:
+ Đề tài khoa học do PGS. TS Ngô Trí Tuệ và các cộng sự thực hiện năm 2004
“Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng
công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam”. Đề tài đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản
về hệ thống KSNB như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và các thành phần của hệ thống
KSNB. Đề tài cũng trình bày các đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD và cơ chế quản lý
tài chính, đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của hệ thống KSNB đối với quản
lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Trên cơ sở đó, Đề tài đã
đề xuất các giải pháp để thiết kế và vận hành hệ thống KSNB giúp tăng cường quản lý
tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ
các RRTC để làm căn cứ đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các chính sách,
13


thủ tục kiểm soát tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam nhằm kiểm soát các
rủi ro này.
+ Đề tài khoa học do GS.TS Ngô Thế Chi và TS Phạm Tiến Hưng đồng chủ

nhiệm thực hiện năm 2013: “Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong quá trình kiểm toán do
Kiểm toán Nhà nước tiến hành”,. Đề tài đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về đặc
điểm tập đoàn kinh tế Nhà nước và hệ thống KSNB của TĐKT Nhà nước để làm cơ sở
cho công tác nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB do Kiểm toán Nhà nước thực
hiện. Đề tài tiếp cận hệ thống KSNB từ góc độ đánh giá hệ thống KSNB để phục vụ
hoạt động kiểm toán khi thực hiện quá trình kiểm toán tại các TĐKT Nhà nước. Hệ
thống KSNB chỉ là một nội dung trong đề tài. Nội dung chính của đề tài là tập trung
nghiên cứu, xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, tiêu chí nghiên cứu và đánh giá hệ
thống KSNB của các TĐKT Nhà nước cũng như xây dựng quy trình nghiên cứu và
đánh giá hệ thống KSNB của các TĐKT Nhà nước. Vì vậy, hệ thống KSNB được trình
bày trong đề tài chưa thật đầy đủ trên các phương diện thiết lập và vận hành nhằm đối
phó với các rủi ro của doanh nghiệp.
Qua khảo sát, tìm hiểu tại các trường đại học các công bố về luận văn, luận án
cho đến nay có khá nhiều các luận văn, luận án nghiên cứu về hệ thống KSNB theo
hướng tiếp cận hoàn thiện hệ thống KSNB tại một doanh nghiệp hoặc một ngành cụ
thể. Cụ thể như:
- Nghiên cứu Phạm Bính Ngọ (năm 2011). “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ

trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng” - Trường Đại học Kinh tế quốc
dân. Nghiên cứu đã hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận chung về hệ thống
KSNB gắn với kiểm soát tài chính trong các đơn vị dự toán quân đội và trình bày kết
quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống KSNB trong các đơn vị dự toán trực thuộc
Bộ Quốc phòng. Luận án đã đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ
thống KSNB phù hợp với đặc thù các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng nhằm
mục đích tăng cường quản lý tài chính trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Bên cạnh
những thành công, luận án còn có những điểm hạn chế như chưa làm rõ các rủi ro đặc
thù trong các đơn vị toán thuộc Bộ Quốc phòng, vì vậy chưa phản ánh được thực trạng
của hệ thống KSNB tại các đơn vị này trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro và chưa
14



đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng giúp các đơn vị kiểm
soát rủi ro một cách hữu hiệu.
- Nghiên cứu Nguyễn Thu Hoài (năm 2011). “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong

các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt
Nam” - Học viện Tài chính. Nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn các vấn
đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ
quản trị doanh nghiệp nhằm định hướng cho các nội dung hoàn thiện hệ thống KSNB,
phù hợp với đặc thù tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp sản
xuất xi măng trong Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Luận án đã đề cập
tới việc kiểm soát trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán và hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP), các thành phần của hệ thống KSNB được trình bày
trong luận án gắn với đặc điểm của doanh nghiệp xi măng và trong điều kiện vận dụng
công nghệ thông tin. Tuy nhiên, luận án cũng chưa chỉ ra được các rủi ro đặc thù, trọng
yếu của các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam vì
vậy các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB vẫn hướng đến các chu trình chủ yếu của
quá trình sản xuất kinh doanh như: chu trình bán hàng và thu tiền, chu trình mua hàng
và thanh toán, chu trình hàng tồn kho và sản xuất, chu trình tiền lương và nhân
sự,...giống như khá nhiều các luận văn, luận án khác, mà chưa hướng đến mục tiêu
kiểm soát rủi ro.
- Nghiên cứu Bùi Thị Minh Hải (năm 2012). “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa các quan điểm về hệ thống KSNB, đồng thời chỉ ra các
đặc điểm chung của ngành may toàn cầu, trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm của các
doanh nghiệp may gia công xuất khẩu có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Nghiên cứu
cũng đã khảo sát và phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB trong các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam. Trên cơ sở đó, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của
các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB và đề xuất được những quan điểm và giải

pháp khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt
Nam. Tuy nhiên, trong phần lý luận nghiên cứu chưa làm rõ được khái niệm kiểm
soát, KSNB và hệ thống KSNB, chưa nghiên cứu rõ hệ thống KSNB trên quan điểm
được thiết kế và vận hành giúp doanh nghiệp ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro.
- Nghiên cứu Nguyễn Thị Lan Anh (năm 2014). “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại

15


Tập đoàn Hóa chất Việt Nam” Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nghiên cứu đã hệ
thống hóa các vấn đề lý luận chung về hệ thống KSNB và thực hiện khảo sát phân tích
các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam để đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn. Tuy nhiên, luận án chưa
làm rõ được đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, về mối quan hệ giữa công
ty mẹ với các công ty thành viên trong Tập đoàn đã ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, để
trên cơ sở đó có đề xuất những giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi hơn.
- Nghiên cứu Nguyễn Tố Tâm (năm 2014). “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát đối

với tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Thông qua việc
xây dựng mô hình kinh tế lượng, sử dụng phần mềm phân tích Eviews, luận án đã
lượng hóa được ảnh hưởng của KSNB tới chất lượng thông tin kế toán tài chính của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi
của đề tài, luận án mới chỉ đề cập đến một trong những mục tiêu của KSNB đó là đảm
bảo độ tin cậy của BCTC, chính vì vậy các giải pháp mà tác giả đưa ra chưa toàn diện
trên các khía cạnh của KSNB.
- Nghiên cứu Nguyễn Thanh Trang (năm 2015). “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát

nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” - Học
viện Tài chính. Nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp

hoàn thiện với các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB được mở rộng gồm 05 bộ phận
là: môi trường kiểm soát; quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị; hệ thống thông tin và
truyền thông; các hoạt động kiểm soát; và giám sát các kiểm soát. Luận án có những
nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB của doanh nghiệp ngành
năng lượng và dầu khí tại nhiều nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho
các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án
cũng đã trình bày khá đầy đủ đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt
Nam có ảnh hưởng tới hệ thống KSNB và đề cập đến một số rủi ro mà các doanh
nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam phải đối mặt. Tuy nhiên, các giải
pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu
khí tại Việt Nam mà tác giả đề xuất trong luận án trải rộng trên 05 bộ phận cấu thành
hệ thống KSNB nêu trên nên còn mang tính định hướng, khái quát cao và các giải
pháp này chưa hướng đến ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro đã được tác giả nhận diện,
16


phân tích trước đó.
Bên cạnh các luận án tiến sỹ, đến nay cũng có khá nhiều các luận văn thạc sỹ
nghiên cứu về hệ thống KSNB. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu và khảo sát, đánh giá
thực trạng hệ thống KSNB trong hầu hết các luận văn mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh
vực, hoặc một quá trình, quy trình trong một đơn vị cụ thể. Có thể kể đến như: Tác giả
Nguyễn Minh Đức (năm 2006) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản
lý hoạt động tiêu thụ ở Công ty Cổ phần Hỗ trợ phát triển tin học – HIPT”; Tác giả
Đào Việt An (năm 2007) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng
cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Khai thác Cảng hàng không Miền”; Tác giả
Đinh Thị Liên (năm 2007) về “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH
PRIMEGROUP”; Tác giả Cao Thanh Hoa (năm 2008) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ tại Công ty cổ phần Toyota Mỹ Đình”; Tác giả Nguyễn Ngọc Bích (năm
2008) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động thu, chi bảo
hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội”; Tác giả Hoàng Thị Ánh Nga (năm

2008) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty American Standard Việt
Nam”; Tác giả Hoàng Thị Thanh Thủy (năm 2010) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam”; Tác giả Trần Thị Thúy
Lan (năm 2010) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý tài
chính tại Trường cao đẳng nghề cơ điện Phú Thọ”; Dương Thị Thanh Hiền (năm 2011)
về “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty thương mại
và dịch vụ tổng hợp Hoà Khánh”...Các luận văn thạc sỹ khi nghiên cứu về đề tài hoàn
thiện hệ thống KSNB thường ở trong một phạm vi hẹp, chỉ gắn với một đơn vị, thậm
chí là chỉ liên quan đến một chu trình hay một mảng hoạt động của đơn vị, và không
chỉ ra các rủi ro đặc thù mà đơn vị phải đối phó để làm cơ sở đánh giá và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro đó.
1.2. Nhận xét những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công
bố có liên quan một cách tương đối đến đề tài của luận án, tác giả xác định được
một số những điểm cơ bản như sau :
1.3.1. Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài

17


Thứ nhất, các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã công bố tập trung vào
các hướng: nghiên cứu HTKSNB theo hướng quản trị, theo hướng phục vụ kiểm toán
độc lập và kiểm toán nội bộ, theo hướng ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, tuy nhiên ít có tác giả nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thứ hai, các nghiên cứu của các tác giả trước chủ yếu tập trung vào các nhân tố
nội tại bên trong của HTKSNB theo báo cáo của COSO như: môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát mà chưa quan
tâm đến các nhân tố đặc thù của nền kinh tế có tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB
trong các nền kinh tế có những đặc thù riêng như ở Việt Nam, chẳng hạn nhân tố: thể

chế chính trị, lợi ích nhóm trong các ngân hàng.
Thứ ba, việc tìm hiểu và thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu được tiến
hành tại một số các quốc gia phát triển có hoạt động KSNB ra đời và phát triển từ lâu
như Mỹ, các nước châu Âu hoặc các nước có nền kinh tế kém phát triển như: Srilanka,
Uganda,....Vì vậy đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nghiên cứu
của các tác giả khác nhau ở nước ngoài liên quan đến hoạt động KSNB nói chung,
KSNB trong NHTM nói riêng và ảnh hưởng của các nhân tố đến đến sự hữu hiệu của
HTKSNB trong các NHTM còn rất hiếm. Mặt khác, các nghiên cứu này cũng chỉ rõ
kết quả có thể thay đổi khi nó được áp dụng trong điều kiện của các quốc gia có đặc
điểm khác nhau, do đó việc xem xét kết quả của các nghiên cứu này tại các NHTM
trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam cần được quan tâm. Ba điểm trên được xem là
khoảng trống rất quan trọng cho việc nghiên cứu của tác giả trong luận án của mình.
1.3.2. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước
Thứ nhất, có khá nhiều các tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu những mảng
vấn đề khác nhau có liên quan đến hoạt động KSNB như: Xây dựng các mô hình của
HTKSNB theo COSO hoặc BASEL; nghiên cứu HTKSNB trong các đơn vị cụ thể;
nghiên cứu tác động của các nhân tố trong HTKSNB tới hiệu quả của HTKSNB trong
các ngân hàng. Tuy vậy trong các nghiên cứu này chưa có tác giả nào đề cập đến vấn
đề liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các
NHTM.
18


Thứ hai, các nghiên cứu của các tác giả chủ yếu sử dụng các nhân tố nội tại bên
trong cấu thành HTKSNB mà chưa xem xét các nhân tố bên ngoài mang tính đặc thù
của nền kinh tế Việt Nam có tác động đến tính hữu hiệu hoặc hiệu quả của HTKSNB
Chính vì vậy những vấn đề mà luận án này đặt ra và giải quyết trong điều kiện hiện
nay sẽ mang tính thời sự và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của hoạt động KSNB ở
các NHTM nước ta so với các nghiên cứu đã thực hiện từ trước đó.


1.3. Xác định khoảng trống và định hướng trong nghiên cứu
Nhìn chung, đến nay ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hệ thống
KSNB trong các ngành khác nhau, tuy nhiên qua nghiên cứu tác giả nhận thấy vẫn còn
có những khoảng trống để đề tài tiếp tục nghiên cứu và khai thác, cụ thể là:
Về nội dung: Trên phương diện nghiên cứu lý luận về hệ thống KSNB phần lớn
các đề tài tiếp cận hệ thống KSNB dưới góc độ quản trị doanh nghiệp tuy nhiên các đề
tài chưa làm rõ sự khác biệt giữa hai phạm trù KSNB và hệ thống KSNB, và cũng
chưa chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa việc thiết lập, vận hành hệ thống KSNB với
quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Trên phương diện thực tiễn khi khảo sát, đánh giá
thực trạng của hệ thống KSNB đang được thiết lập, vận hành tại các loại hình doanh
nghiệp khác nhau các đề tài đã đề cập đến những đặc điểm hoạt động SXKD của
doanh nghiệp ảnh hưởng đến hệ thống KSNB nhưng lại chưa nêu được các rủi ro trọng
yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và việc xây dựng các
chính sách, thủ tục kiểm soát nhằm hạn chế, giảm thiểu các rủi ro đó được thực hiện
như thế nào. Chính vì vậy, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB, đặc biệt là các
giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát được đề xuất trong các đề tài thường hướng đến
việc hoàn thiện theo quy trình (quy trình mua hàng, quy trình bán hàng, tiền lương và
các khoản trích theo lương, tài sản cố định,...) mà chưa hướng đến hoàn thiện theo mục
tiêu nhằm đối phó với các rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo nghiên
cứu tổng quan của tác giả đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về hoàn thiện hệ
thống KSNB tại các doanh nghiệp thuộc một tổng công ty hoặc TĐKT hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con, tuy nhiên các đề tài này không đề cập hoặc đề cập
nhưng chưa làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn đặc điểm của hệ thống KSNB tại các
doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này. Ví dụ như: Luận án tiến sỹ của tác giả
Nguyễn Thu Hoài (năm 2011) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh
19


nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam” đã
không đề cập tới ảnh hưởng của các đặc điểm của doanh nghiệp hoạt động theo mô

hình công ty mẹ - công ty con đến hệ thống KSNB; Luận án tiến sỹ của tác giả
Nguyễn Thị Lan Anh (năm 2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam” đã đề cập nhưng chưa làm rõ mối quan hệ chi phối của công ty
mẹ tới các công ty con trong việc thiết kế và vận hành của từng bộ phận cấu thành hệ
thống KSNB.
Về phạm vi nghiên cứu: Theo nghiên cứu tổng quan của tác giả đến nay chưa có
đề tài nào nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp theo mô hình công ty
mẹ - công ty con thuộc ngành cao su, và hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lĩnh vực
sản xuất công ty mẹ, xây dựng dự án Nhà máy sản xuất, đầu tư các cụm khu công
nghiệp và tham gia góp vốn xây dựng đường BOT, và các dự án đầu tư của Tập đoàn
quản lý.
Từ các nhận xét trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên cứu đề tài:
“ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú” là hoàn
toàn phù hợp và cần thiết.

20


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chính của chương này giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn
cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau trong và ngoài nước đối
với các vấn đề như: KSNB, HTKSNB, sự hữu hiệu của HTKSNB, các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB. Trên cơ sở đánh giá một số các công trình
nghiên cứu đó và xác định được các khoảng trống nghiên cứu tác giả đã đưa ra giả
thuyết và câu hỏi nghiên cứu chính để làm nền tảng cho việc trình bày các chương tiếp
theo của luận án.
Việc phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày trong
hai mục: tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và tổng quan các công trình
nghiên cứu trong nước trên cơ sở chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công
bố. Qua phần nhận xét được trình bày trong mục thứ ba của chương có thể kết luận

rằng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong
ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hiện nay vẫn còn là một vấn đề mới
mẻ mang tính thời sự. Từ những nhận xét này tác giả đề xuất hướng nghiên cứu của
luận án được thực hiện ở các chương tiếp theo.

21


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú
2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty
Tên công ty : Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú
Tên tiếng anh : DONGPHU RUBBER JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ : Xã Thuận Phú – Đồng Phú – Bình Phước
Điện thoại : 02713.819.786/ Fax : 02713.819.620
Website : www.doruco.com.vn
Vốn điều lệ : 430.000.000.000 ( Bốn trăm ba mươi tỷ đồng )
Nhân viên : Công ty có 4000 CB-CNV
Tổng Giám Đốc : Ông Nguyễn Thanh Hải
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần cao su Đồng Phú được chuyển đổi từ Công ty cao su Đồng Phú
theo Quyết định số 3441/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 13/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, tiền thân là đồn điền Phú Riềng - kết quả của cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1927. Là vùng đất đỏ
Bazan có khí hậu và địa chất phù hợp với phát triển cây cao su nhưng cũng là nơi có
truyền thống Cách mạng, là nơi chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Miền Đông Nam Bộ
ra đời ngày 28/10/1929. Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Thực
hiện Hiệp định hợp tác với Liên Xô (cũ) lần thứ nhất, ngày 21/5/1981, Công ty cao su
Đồng Phú được thành lập.

Công ty cổ phần cao su Đồng Phú hoạt động theo giấy chứng nhận Đăng ký kinh
doanh số 44.03.000069 đăng ký lần đầu ngày 28 tháng 12 năm 2006, đăng ký thay đổi
lần thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2008.
Trụ sở chính của công ty: xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Vốn điều lệ của Công ty 400.000.000.000 đồng và được chia thành 40.000.000
cổ phần. Trong đó vốn thực góp của các cổ đông đến 31/12/2010 là 430.000.000.000
đồng
Công ty cổ phần cao su Đồng Phú chính thức đi vào hoạt động từ ngày
29/12/2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 44.03.000069 do Sở kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cấp ngày 28/12/2006.
Ngày 31 tháng 11 năm 2009, Đại hội đồng cổ đông thông qua Nghị quyết phát
hành thêm 3.000.000 cổ phần, tăng vốn điều lệ của công ty từ 400 lên 430 tỷ đồng
Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, từ một nông trường với diện tích
3.000 ha cây cao su già cỗi bị bom đạn tàn phá, đến nay Công ty cổ phần cao su Đồng
Phú đã có diện tích gồm: 10.095 ha.
Diện tích vườn cây khai thác là: 7.245 ha
Diện tích vườn cây kiến thiết cơ bản: 2.534 ha
Diện tích trồng mới: 316 ha
22


Cùng hai nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại của Malaysia, Wesfalia:
* Nhà máy chế biến Tân Lập: Chuyên sản xuất mủ Latex (kem) công suất: 6.000
tấn/năm. Công nghệ tiên tiến của tập đoàn Wesfalia. Sản phẩm của nhà máy gồm
Latex HA, Latex LA.
* Nhà máy chế biến Thuận Phú: Chuyên sản xuất mủ khối SVR L, SVR 3 L,
SVR 10, SVR 20, SVRCV 50, SVRCV 60. Công nghệ tiên tiến của Malaysia. Công
suất 16.000 tấn/năm.
Năm 2010 công ty đạt sản lượng khai thác: 16.134,02 tấn mủ .Năng suất vườn
cây đạt 2,23 tấn/ha đứng vào hàng thứ 10 công ty có năng suất cao nhất trong Tập

đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
Sản lượng tiêu thụ : 16.470,42 tấn
Doanh thu đạt : 1.129.699.765.000 đ
Tổng lợi nhuận trước thuế đạt: 434.872.589.000đ
Công ty cổ phần cao su Đồng Phú hiện có 4.300 cán bộ CNV trong đó:
- 135 cán bộ CNV có trình độ đại học và trên đại học.
- 450 cán bộ CNV có trình độ trung cấp kỹ thuật.
- Hơn 2000 công nhân có tay nghề khai thác mủ đã nhiều năm đạt các giải cao
trong Hội thi Bàn tay vàng của toàn ngành.
Công ty cổ phần cao su Đồng Phú đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 từ những năm 1999, sản phẩm của công ty luôn
có chất lượng tốt và ổn định, thoả mãn được các yêu cầu khắt khe của khách hàng,
trong đó có những khách hàng truyền thống là các tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế
giới như: Michelin, Saficalcan, Misubishi, Tea Young…. Với gần 86% tổng sản phẩm
của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú được xuất khẩu trực tiếp đi các nước như: Pháp,
Bỉ, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, Singapore,
Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản …
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn
* Chức năng
- Trồng trọt, chế biến nông sản, lâm sản.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Công nghiệp hóa chất phân bón và cao su.
- Thương nghiệp buôn bán.
- Thi công cầu đường bộ.
- Đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng ngoài khu công
nghiệp.
- Đầu tư kinh doanh địa ốc.
- Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, khai thác chế biến và kinh doanh các sản
phẩm từ rừng trồng.
* Nhiệm vụ

- Công ty CP Cao Su Đồng Phú là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế
độc lập có tư cách pháp nhân. Được phép mở tài khoản tại Ngân hàng và sử dụng con
dấu theo quy định.
- Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty luôn hướng tới mục tiêu hàng
đầu “ Sản lượng cao - Chất lượng tốt - Hướng tới khách hàng”. Để thực hiện được mục
tiêu trên công ty đã đề ra 4 nhiệm vụ cụ thể như sau :
+ Phát triển quy mô và nâng cao năng suất.
23


+ Phát triển đa dạng hóa sản phẩm.
+ Phát triển đa ngành nghề kinh doanh.
+ Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
* Quyền hạn
- Sản xuất kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký;
- Tìm kiếm mở rộng thị trường, ký kết hợp đồng mới;
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn;
- Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo đúng quy định;
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh;
- Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần cao su Đồng Phú

Nguồn : Công ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
* Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có
quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều
lệ Công ty quy định.
* Hội đồng quản trí : là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân

danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị
thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động
quản lý rủi ro của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty dự kiến gồm 05 người do
Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
24


* Ban kiểm soát : Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi
hoạt động của Công ty theo quy định tại Điều 123 Luật doanh nghiệp số
60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể
liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại
hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo Đại hội
đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán,
báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.
* Ban giám đốc : Do hội đồng quản trị bổ nhiệm chịu trách nhiệm điều hạnh về
mọi mặt hoạt động của công ty và chỉ đạo trực tiếp các phòng ban trong công ty. Chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh và điều hành công
ty.
* Phòng kinh doanh : là bộ phận phụ trách chịu trách nhiệm quản lý và tìm
kiếm đơn hàng, phát triển và thâm nhập các thị trường xuất khẩu trọng điểm và tiềm
năng trên thế giới.
* Phòng tổ chức hành chánh : là bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức tuyển dụng
và đào tạo quản lý lao động theo nhu cầu phát triển của công ty. Theo dõi việc thực
hiện các chế độ chính sách lao động cho người lao động. Theo dõi và đề xuất nâng
lương cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức việc chăm lo đời sống, môi trường làm việc
và hành chính trong công ty.
* Phòng kế toán tài vụ : là bộ phận xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài

chính ngắn hạn và dài hạn. Tổ chức hệ thống phù hợp với hạch toán kinh doanh của
công ty, phù hợp với quy định của nhà nước. Ghi chép lại phản ánh toàn bộ hoạt động
của công ty theo niên độ kế toán. Thực hiện chế độ báo cáo và theo dõi các khoản thuế
phải nộp.
* Phòng kế hoạch : là bộ phận lên kế hoạch, xây dựng triển khai tiến độ cho
sản xuất, phân phối chỉ tiêu sản phẩm cho các phân xưởng sản xuất sao phù hợp tiến
độ giao hàng. Đặt vật tư và cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu cho sản xuất theo kế
hoạch đề ra. Kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm của
từng mã hàng.
* Phòng kỹ thuật : là bộ phận phụ trách về mẫu mã của từng sản phẩm, triển
khai công nghệ sản xuất cho các xưởng và phát triển đa dạng mẫu mã sản phẩm. Cải
tiến và áp dụng kỹ thuật mới trong quy trình sản xuất.
* Phòng thanh tra : thực hiện thanh tra, kiểm soát nội bộ, giám sát các hoạt
động của các bộ phận. Kịp thời phát hiện các sai phạm.
2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Chế độ kế toán chính sách áp dụng
*Niên độ kế toán
25


×