Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giáo án hóa 8 soạn theo mẫu mới. tiết 30, 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.77 KB, 21 trang )

Bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
Số tiết: 02
Ngày soạn:
/
/ 2019
Tiết theo phân phối chương trình: 30,31
Tuần dạy:
Ngày dạy: /
/2019
II. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức
a. Nhận biết
HS Biết được:
- Từ CTHH đã biết, học sinh biết cách xác định thành phần % theo khối
lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất
b. Thông hiểu :
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong
hợp chất khi biết công thức hoá học
- Nêu các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần %
khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
- Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc
theo thể tích ( nếu là chất khí ).
c. Vận dụng:
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất
khi biết công thức hoá học
- Xác định được mol nguyên tử hay khối lượng mol phân tử hoặc số gam
mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
d. Vận dụng cao:
- Dựa vào kiến thức đã học vận dụng các bài tập về
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, các câu hỏi
mở nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS.


2. Về kỹ năng:
- Dựa vào công thức hoá học:
- Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các
nguyên tố và hợp chất.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, tính toán
- Tính cẩn thận khi phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết
công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại
3. Về thái độ
- Có ý thức đúng về một số hiện tượng trong cuộc sống
- Gây hứng thú học tập bộ môn, tính cẩn thận, khoa học, chính xác.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.


- Năng lực nghiên cứu và kỹ năng quan sát.
- Năng lực tự học, tư duy, hợp tác, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc
sống.
- Năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
3. Chuẩn bị kỹ thuật, phương pháp cho chủ đề/bài
- Phương pháp:
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật:
+ Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
+ Dạy học theo tình huống
+ Tổ chức hoạt động chia nhóm nhỏ .

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kiểm tra:
HS1: Viết công thức d A / B .
Áp dụng: Hãy tính tỉ khối của khí oxi so với khí hiđro.
HS2: Viết công thức d A / KK .
Áp dụng: Tính tỉ khối của khí cacbonic so với không khí.
HS3: Tính khối lượng mol của CuO và CaCO3
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1 Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
- Từ các kiến thức đã học kết hợp với tài liệu hs tính toán xác định được
thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất từ các CTHH
đã biết từ đó rút ra nược các bước tiến hành khi tìm thành phần các nguyên tố
* Phương thức tổ chức HĐ:
- GV cho học sinh hoạt động theo nhóm, cá nhân, theo cặp đôi.
- Học sinh hoạt động theo nhóm, cá nhân theo từng cặp đôi thảo luận và làm
bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu gv. Đại diện nhóm hay một số cặp đôi báo cáo
kết quả thảo luận.
GV yêu cầu HS dựa vào CTHH có sẳn tính khối lượng mol,xác định số mol
nguyên tử và tính thành phần % khối lượng
* Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
- Đa số các em tính được thành phần % theo KL các nguyên tố có trong hợp
chất theo sự gợi ý của gv
- Nắm được các bước tính thành phần %


- Một số hs do không tập trung nên gặp nhiều khó khăn trong cách tính. GV
cần gợi mở.
* Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới:

- GV: Đặt tình huống có vấn đề:
- Yêu cầu HS lập CTHH của Lưu huỳnh đioxit, Natri hiđroxit, đồng sunfat
- GV hỏi CTHH cho ta biết điều gì?
- GV yêu cầu Hs tính khối lượng mol của các công thức trên
- Vậy có tính được % của S, Na, Cu trong các công thưc trên không từ đó
hướng HS đi vào bài
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Biết công thức hóa học của hợp chất, hãy xác định thành
phần % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
* Mục tiêu:
- Xác định được thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên
hợp chất từ các CTHH đã biết
- Nắm và nêu được các bước tính thành phần % theo KL các nguyên tố trog
hợp chất
* Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV: dùng bảng phụ ghi ví dụ và bài tâp lên bảng
- GV: Hướng dẫn học sinh cách tìm khối lượng mol nguyên tử của hợp chất,
cách xác định số mol nguyên tử và tính phần trăm theo kl
- HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn, thảo luận làm BT
Hoạt động trên được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho học sinh.
+ GV: Ví dụ: Nếu biết CTHH của đồng (II) sunfat thì muốn tính % theo khối
lượng các nguyên tố ta phải làm gì?
+ GV: hướng dẫn HS:
Tính khối lượng mol nguyên tử của hợp chất
Xác định số nguyên tử Cu, S, O trong CTHH
Tính % theo khối lượng mỗi nguyên tố
+ GV: Gợi ý cho hs CT tính
+ GV: yêu cầu HS rút ra các bước xác định thành phần phần trăm theo KL
các nguyên tố trong hợp chất

+ GV đưa các bài tập lên bảng phụ và yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành
bài tập
BT: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố có trong đá vôi
(CaCO3).
+ GV: gợi ý các bước:
. Tính

M CaCO3

. Tìm số mol nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất => mCa , mC , mO .
. Tính %.


- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
+ HS nhận nhiệm vụ và làm theo yêu cầu gv đã nêu
+ HS: Tính khối lượng mol
+ HS: xác định số nguyên tử Cu, S, O trong CTHH
+ HS: Tính % theo khối lượng mỗi nguyên tố
+ HS nêu các bước tính % các nguyên tố trong hợp chất.
+ HS: thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, đại diện nhóm 1, 2 trình bài,
nhóm 3,4 nhận xét
- Bước 3: GV dùng phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, gợi mở, nêu
vấn đề và giải quyết vấn đã đặt ra
- Bước 4: HS kết sự hướng dẫn của gv với với sgk, làm việc cá nhân, thảo
luận nhóm trả lời để đi đến kết luận chung về các bước tính % các nguyên tố
trong hợp chất
* Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
- HS:
+ tính khối lượng mol của nguyên tử
M CuSO4  64  32  (16 x 4)  160 g


+ Trong 1 mol CuSO4 có :
1 mol ngtử Cu  mCu = 64g
1 mol ngtử S  mS = 32 g
4 mol ngtử O  mO = 64g
+ phân trăm theo KL
64
.100%  40%
160
32
% mS 
.100%  20%
100
64
% mO 
.100%  40%
100
% mCu 

hoặc %mO  100%  (40%  20%)  40% :

HS: có ba bước
+ Kìm KL mol mol của hợp chất
+ Tìm số mol nguyên tử có trong hợp chất
+ Tìm thành phần theo KL của mỗi nguyên tố
- HS: Ghi đề và suy nghĩ cách làm bài tập.
BT:
+ M CaCO =40+12+(16x3) = 100g
+ Trong 1 mol CaCO3 có :
3


1 mol ngtử Ca  mCa = 40g
1 mol ngtử C  mC = 12 g
3 mol ngtử O  mO = 48g


+

%mCa 

40
.100%  40%
100

12
.100%  12%
100
48
% mO 
.100%  48%
100

% mC 

Bước 5: Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát HS, qua quá trình làm bài, qua
vở ghi chép của HS và báo cáo, nhận xét của học sinh. Gv có thể cho điểm cộng
khi Hs lên làm bài đúng
Tiểu kết:
Để xác định thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp

chất ta tiến hành các bước sau
- Tìm khối lượng mol của hợp chất
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
- Tìm thành phần phần trăm theo KL của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
Ví dụ: tìm thành phần % theo khối lượng các nguyên tó có trong hợp chất
CO2
- Khối lượng mol của nguyên tử của hợp chất
M CO2

=12+(16x2) = 44g
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên có trong 1 mol hợp chất:
Trong 1 mol CO2 có :
1 mol ngtử C  mC = 12 g
2 mol ngtử O  mO = 32g
- Thành phần % theo khối lượng các nguyên tó có trong hợp chất
12
.100%  27, 27%
44
32
% mO  .100%  72,3%
44
%mC 

Hoạt động 2: Vận dụng luyện tập
* Mục tiêu:
- Cũng cố các bước tính thành phần % theo khối lượng các nguyên tố có
trong hợp chất
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải BT, kĩ năng tính toán
* Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV: dùng bảng phụ ghi bài tâp lên bảng yêu cầu HS hoạt động cá nhân

hoàn thành các BT
- HS ghi BT và0 vở và làm theo yêu cầu GV
Hoạt động trên được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho học sinh.


+ GV: Ghi BT vào bảng phụ treo lên bảng yêu cầu HS ghi vào vở BT
BT1: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố có trong các hợp chất
sau SO2, Fe3O4, Fe2O3
- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
+ HS nhận nhiệm vụ và làm theo yêu cầu gv đã nêu
+ HS: Làm việc cá nhân hoàn thành bài tập, một vài hs lên bảng trình bài,
các hs còn lại tự làm vào vở và nhận xét
- Bước 3: GV dùng phương hoạt động cá nhân, nêu vấn đề và giải quyết vấn
đã đặt ra
- Bước 4: HS kết với nội dung bài học, làm việc cá nhân hoàn thành BT trên
* Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
- HS:
BT:
* SO2
+ khối lượng mol của nguyên tử
M SO2  32  (16 x2)  64 g

+ Trong 1 mol SO2 có :
1 mol ngtử S  mS = 32 g
2 mol ngtử O  mO = 32g
+ phân trăm theo KL
32
.100%  50%
64

%mO  100%  50%  50%
%mS 

* Fe3O4
+ M Fe O =(56x3)+(16x4) = 232g
+ Trong 1 mol Fe3O4 có:
3 4

3 mol ngtử Fe  mFe = 168 g
4 mol ngtử O  mO = 64g
+

%mFe 
%mO 

168
.100%  72, 4%
232

64
.100%  27, 4%
232

* Fe2O3
+ M Fe O =(56x2)+(16x3) = 160g
+ Trong 1 mol Fe3O4 có:
2 3

2 mol ngtử Fe  mFe = 112 g
3 mol ngtử O  mO = 48g

+

%mFe 

112
.100%  70%
160


%mO  100%  70%  30%

Bước 5: Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát HS, qua quá trình làm bài, qua
vở ghi chép của HS và báo cáo, nhận xét của học sinh. Gv cho điểm cộng khi
Hs lên làm bài đúng
Tiểu kết:
BT: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố có trong các hợp
chất sau SO2, Fe3O4, Fe2O3
* SO2
+ Khối lượng mol của nguyên tử của hợp chất
M SO2  32  (16 x 2)  64 g

+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên có trong 1 mol hợp chất:
Trong 1 mol SO2 có :
1 mol ngtử S  mS = 32 g
2 mol ngtử O  mO = 32g
+ Thành phần phần trăm theo KL của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
32
.100%  50%
64

%mO  100%  50%  50%
% mS 

* Fe3O4
+ Khối lượng mol của nguyên tử của hợp chất
M Fe3O4

=(56x3)+(16x4) = 232g
+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên có trong 1 mol hợp chất:
Trong 1 mol Fe3O4 có:
3 mol ngtử Fe  mFe = 168 g
4 mol ngtử O  mO = 64g
+ Thành phần phần trăm theo KL của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
168
.100%  72, 4%
232
64
%mO 
.100%  27, 4%
232

% mFe 

* Fe2O3
+ Khối lượng mol của nguyên tử của hợp chất
M Fe2O3

=(56x2)+(16x3) = 160g
+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên có trong 1 mol hợp chất: Trong 1
mol Fe3O4 có:

2 mol ngtử Fe  mFe = 112 g
3 mol ngtử O  mO = 48g


+ Thành phần phần trăm theo KL của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
112
.100%  70%
160
%mO  100%  70%  30%

%mFe 

3.3 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, khắc sâu các bước tính thành phần % theo khối lượng
các nguyên tố có trong hợp chất
- Xác định được mol nguyên tử hay khối lượng mol phân tử hoặc số gam
mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải BT, kĩ năng tính toán
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
* Phương thức tổ chức HĐ:
GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân làm bài tập ghi trên bảng phụ
BT1 Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất
P2O5
BT2: Đường có CTHH là C12H22O11
a. Có bao nhiêu mol nguyên tử C, H, O trong 1,5mol đường?
b. Tính khối lượng mol phân tử của đường
c. Trong 1 mol đường có bao nhiêu gam mỗi nguyên tố C, H, O?
* Dự kiến sản phẩm:
BT: P2O5

+ Khối lượng mol của nguyên tử của hợp chất
M P2O5

=(31x2)+(16x5) = 142g
+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên có trong 1 mol hợp chất:
Trong 1 mol P2O5 có:
2 mol ngtử P  mP = 62 g
4 mol ngtử O  mO = 80g
+ Thành phần phần trăm theo KL của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
62
.100%  43, 66%
142
% mO  100%  43, 66%  56,34%

% mP 

BT2:
a/. Trong 1 mol đường có:
12 mol nguyên tử C, 22 mol nguyên tử H, 11 mol nguyên tử O
Vậy trong 1,5 mol phân tử đường có số mol các nguyên tử là:
12 x1, 5
 18mol
1
22 x1, 5
nH 
 33mol
1
nC 



11x1, 5
 16,5mol
1
M C12 H 22O11  342 g / mol

nO 

b/.
c/. Trong 1 mol nguyên tủa có khối lượng các nguyên tố là
mC = 12x12 = 144(g), mH = 1x22 = 22(g), mO = 16x111 = 176(g)
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
GV có thể kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của HS thông qua quan sát
trực tiếp từ hoạt động học tập gv có thể cho điểm cộng đối với những học sinh
làm đúng
3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
Học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, các câu
hỏi mở nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS.
* Phương thức tổ chức HĐ:
Gv: hoạt động cá nhận vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau
Gv: sử dụng bảng phụ ghi các câu hỏi đưa lên bảng yêu cầu học sinh làm
việc cá nhân trả lời
BT: Một cửa hàng bán phân đạm: NaNO 3, NH4NO3, (NH2)2CO. Bác nông dân
không biết phải mua loại phân đạm nào có hàm lượng Nitơ cao nhất để bón
ruộng. Em hãy giúp bác nông dân chọn loại phân đạm có hàm lượng ni tơ cao
nhất ?
* Dự kiến sản phẩm:
Hs: so sánh lượng N có trong các hợp chất
- Tìm Kl mol của từng hợp chất
- Tìm số mol nguyên tử nitơ có trong từng hợp chất

- Tính thành phần phần trăm treo khối lượng của nguyên tử Nitơ có trong
từng hợp chất. nếu hợp chất nào có phàn trăm nitơ lớn nhất thì hợp chất đó có
hàm lượng nitơ cao
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
GV phát huy khả năng tính toán tìm tòi, sáng tạo của HS.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
Thông qua kiến thức vừa lĩnh hội HS giải quyết được các câu hỏi, bài tập có
liên quan
* Phương thức tổ chức hoạt động:
Gv: Hoạt động cá nhân vận dụng kiến thức đã học lựa chọ đáp án đúng
BT1: Các chất nào sao đây chứa hàm lượng oxi nhiều nhất
A. H2O,
B. Na2O
C. Fe2O3
D. SO3
BT2: Hãy tìm hiểu cách tính % nguyên tố khi đề chi tỉ khối
* Dự kiến sản phẩm:
BT1: Hs: nghiên cứu là


- Tìm Kl mol của từng hợp chất
- Tìm số mol nguyên tử oxi có trong từng hợp chất
- Tính thành phần phần trăm treo khối lượng của nguyên tử oxi chất đó có
hàm lượng oxi cao
BT2: HS về tự nghiên cứu
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
+ Học sinh: Cá nhân hoặc nhóm học sinh trình bày sản phẩm hoạt động.
+ Giáo viên: Cho cá nhân HS nhận xét hoặc đại diện nhóm nhận xét lẫn
nhau dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo được, giáo viên nhận xét, đánh giá

kết quả học tập của học sinh.


Bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (tt)
Số tiết: 02
Ngày soạn:
/
/ 2019
Tiết theo phân phối chương trình: 30,31
Tuần dạy:
Ngày dạy: /
/2019
II. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức
a. Nhận biết
HS Biết được:
- Từ thành phần các nguyên tố tạo nên hợp chất, học sinh biết cách xác định
CTHH của hợp chất
- Nêu các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần %
khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
- Ý nghĩa vủa công thức hoá học cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc
theo thể tích ( nếu là chất khí ).
c. Vận dụng:
- Tìm được CTHH của hợp chất khí biết thành phần phần trăm về khối
lượng mỗi nguyên tố
- Tìm được CTHH của hợp chất khí biết tỉ khối của chất
- Tính % nguyên tố có liên quan đến tỉ khối
d. Vận dụng cao:
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, các câu hỏi
mở nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS.

- Tính khối lượng các nguyên tố dựa vào % nguyên tố
2. Về kỹ năng:
- Dựa vào công thức hoá học:
- Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các
nguyên tố và hợp chất.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, tính toán, suy luận
- Tính cẩn thận tìm CTHH của hợp chất khi biết phần trăm về khối lượng
của các nguyên tố, khi biết tỉ khối của chất
3. Về thái độ
- Gây hứng thú học tập bộ môn, tính cẩn thận, khoa học, chính xác.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực nghiên cứu và kỹ năng quan sát.
- Năng lực tự học, tư duy, hợp tác, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc
sống.


- Năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ ghi các bài tập .
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
Ôn lại bài trước và xem bài mới phần tìm CTHH của hợp chất khi biết
thành phần các nguyên tố
3. Chuẩn bị kỹ thuật, phương pháp cho chủ đề/bài
- Phương pháp:
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật:

+ Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
+ Dạy học theo tình huống
+ Tổ chức hoạt động chia nhóm nhỏ .
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kiểm tra:
Nêu các bước khi tính thành phần % các nguyên tố trong hợp chất.
Áp dụng: tính thành phần % các nguyên tố trong Fe2S?
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1 Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
- Từ các kiến thức đã học kết hợp với tài liệu hs tính toán tìm được CTHH
của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố, biết tính % các nguyên tố khi
biết tỉ khối
* Phương thức tổ chức HĐ:
* Phương thức tổ chức HĐ:
- GV cho học sinh hoạt động theo nhóm, cá nhân, theo cặp đôi.
- Học sinh hoạt động theo nhóm, cá nhân theo từng cặp đôi thảo luận và làm
bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu gv. Đại diện nhóm hay một số cặp đôi báo cáo
kết quả thảo luận.
GV yêu cầu HS dựa vào thành phần khối lượng các nguyên tố tìm CTHH
của nguyên tố
* Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
- Đa số các em được tìm CTHH của nguyên tố dựa vào thành phần theo KL
các nguyên tố theo sự gợi ý của gv
- Nắm được các bước tính khi tìm CTHH
- Một số hs do không học bài, không xem trước bài mới, tập trung nên gặp
nhiều khó khăn trong cách tính. GV cần gợi mở.



* Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới:
- GV: Từ CTHH ta có thể xác định được % về khối lượng của các nguyên tố
trong hợp chất. Vậy, từ thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất làm
sao có thể lập CTHH?
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Biết thành phần các nguyên tố hãy xác định công thức
hóa học của hợp chất
* Mục tiêu:
- Từ thành phần các nguyên tố tạo nên hợp chất, học sinh biết cách xác định
CTHH của hợp chất
- Hiểu và nêu được các bước lập CTHH khi thành phần theo khối lượng các
nguyên tố.
- Tính % nguyên tố có liên quan đến tỉ khối từ đó suy ra CTHH
* Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV: dùng bảng phụ ghi ví dụ và bài tâp lên bảng
- GV: Hướng dẫn học sinh cách tìm khối lượng của mỗi nguyên tố, tìm số
mol nguyên tử của mỗi nguyên tố, lập CTHH
- HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn, thảo luận làm BT
Hoạt động trên được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho học sinh.
+ GV: Ví dụ: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu; 20% S
và 40% O. Hãy xác định CTHH của hợp chất (biết khối lượng mol là 160g)
- GV: Hướng dẫn:
+ Hs tính khối lượng Cu, S, O trong 1 mol hợp chất
+ Hs tìm số mol nguyên tử của Cu, S, O trong hợp chất
- GV: Dựa vào công thức nào để tính số mol nguyên tử của các nguyên tố?
+ Viết CTHH của hợp chất?
+ GV: yêu cầu HS rút ra các bước xác định CTHH của hợp chất khi biết
thành phần các nguyên tố
+ GV đưa các bài tập lên bảng phụ và yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành

bài tập
BT: Hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 106g/mol, thành phần các
nguyên tố theo khối lượng: 43,4 % Na; 11,3%C và 45,3%O.
GV: Giới thiệu ngòai ra có thể lập công thức hợp chất từ % khối lượng các
nguyên tố theo tỉ lệ:
Số mol (CxHyOzNt =
mc mH mo m N
=
=
=
12x y 16z 14t
mc mH mo m N
=>x:y:z:t =
=
=
=
12
1
16 14


- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
+ HS nhận nhiệm vụ và làm theo yêu cầu gv đã nêu
Tính khối lượng cúa nguyên tố Na, C và O
Xác định số nguyên tử Na, C, O trong CTHH
Lập CTHH của hợp chất
+ HS nêu các bước xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần các
nguyên tố
+ HS: thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, đại diện nhóm 1, 3 trình bài,
nhóm 2,4 nhận xét

- Bước 3: GV dùng phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, gợi mở, nêu
vấn đề và giải quyết vấn đã đặt ra
- Bước 4: HS kết sự hướng dẫn của gv với với sgk, làm việc cá nhân, thảo
luận nhóm trả lời để đi đến kết luận chung về các bước xác định CTHH của hợp
* Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
- HS:
+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất
160 x 40%
 64 g
100%
160 x 20%
mS 
 32 g
100%
160 x 40%
mO 
 64 g
100%
mCu 

+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
64
 1mol
64
32
nS 
 1mol
32
64
nO 

 4mol
16
nCu 

+ CTHH của hợp chất là: CuSO4
HS: có ba bước
+ Kìm KL mol mol của hợp chất
+ Tìm số mol nguyên tử có trong hợp chất
+ Tìm thành phần theo KL của mỗi nguyên tố
- HS: Ghi đề và suy nghĩ cách làm bài tập.
BT1:
HS:
+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất

mNa  46 g
mC  12 g
mO  48 g

+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:


nNa  2mol
nC  1mol
nO  3mol

+ CTHH của hợp chất là: Na2CO3
Bước 5: Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát HS, qua quá trình làm bài, qua
vở ghi chép của HS và báo cáo, nhận xét của học sinh. Gv có thể cho điểm cộng
khi Hs lên làm bài đúng

Tiểu kết:
Để xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần của các nguyên tố có ta
tiến hành các bước sau
- Tìm khối lượng của của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
=> trong số mol nguyên tử có trong 1 phân tử
- Lập CTHH của hợp chất
Ví dụ: Hợp chất đồng II oxit có khối lượng mol phân tử là 80g/mol, thành
phần các nguyên tố theo khối lượng: 80 % Cu; 20%O.
Gọi công thức cần lập là CuxOy
+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất
80 x80%
 64 g
100%
80 x 20%
mO 
 16 g
100%
mCu 

+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
64
 1mol
64
16
nO 
 1mol
16

nCu 


=> nCu = x = 1
nO = y = 1
+ CTHH của hợp chất là: CuO

Hoạt động 2: Vận dụng luyện tập
* Mục tiêu:
- Cũng cố các bước lập CTHH của họp chất
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải BT, kĩ năng tính toán
- Tính % nguyên tố có liên quan đến tỉ khối từ đó suy ra CTHH
* Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV: Dùng bảng phụ ghi bài tâp lên bảng yêu cầu HS hoạt động cá nhân,
hoạt động nhóm hoàn thành các BT


- HS ghi BT vào vở và làm theo yêu cầu GV
Hoạt động trên được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho học sinh.
+ GV: Ghi BT vào bảng phụ treo lên bảng yêu cầu HS ghi vào vở BT
BT1: Tìm CTHH của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau:
a/. Một hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 58,5g/mol, thành phần các
nguyên tố theo khối lượng: 60,68% Cl và còn lại là Na
b/. Một hợp chất tạo bởi hai nguyrn tố N và O trong số đó oxi chiếm 74,1%
về khối lượng, biết phân tử khối của hợp chất đó là 108
BT2: Một hợp chất A có thành phần về khối lượng các nguyên tố là 85,71%
C và 14,29% H
Khí A nặng hơn khí metan (CH4)là 1,75 lần. Hãy lập CTHH của khi A
- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
+ HS nhận nhiệm vụ làm theo yêu cầu gv
+ HS: Làm việc theo nhóm hoàn thành bài tập, đại diện nhóm lên bảng

trình bài, các nhóm còn lại tự làm vào vở và nhận xét
- Bước 3: GV dùng phương hoạt động nhóm, cá nhân, nêu vấn đề và giải
quyết vấn đã đặt ra
- Bước 4: HS kết với nội dung bài học, làm việc nhóm hoàn thành BT trên
* Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
HS: BT:
a/. Gọi công thức cần lập là NaxCly
Thành phần % theo lượng của nguyên tố Na là
%Na = 100% - 60,68% = 39,32%
+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất
mNa  23 g
mCl  35,5 g

+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
23
 1mol
23
35,5
nCl 
 1mol
35,5

nNa 

=> nNa = x = 1
nCl = y = 1
+ CTHH của hợp chất là: NaCl
b/. Gọi công thức cần lập là NxOy
ta có khối lượng mol phân tử bằng phân tử khối
=> khối lượng mol của hợp chất là 108g/mol

Thành phần % theo lượng của nguyên tố O là
%O = 100% - 74,1% = 25,9%


+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất
108 x 25, 9%
 28 g
100%
108 x74.1%
mO 
 80 g
100%
mN 

+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
28
 2 mol
14
80
nO 
 5mol
16
nN 

=> nN = x = 2
NO = y = 5
+ CTHH của hợp chất là: N2O5
BT2: MCH4 = 16
Ta có tỉ khối của khí A năng hơn khí metan 1,75 lần
=> MA = dA/CH4 . MCH4 = 1,75 x 16 = 28g/mol

Gọi công thức cần lập là CxHy
+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất
28 x85, 71%
 24 g
100%
28 x14.29%
mH 
 4g
100%
mC 

+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
24
 2mol
12
4
nH   4mol
1
nC 

=> nC = x = 2
nH = y = 4
+ CTHH của hợp chất là: C2H4
Bước 5: Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát HS, qua quá trình làm bài, qua
vở ghi chép của HS và báo cáo, nhận xét của học sinh. Gv cho điểm cộng khi
Hs lên làm bài đúng
Tiểu kết:
BT: Tìm CTHH của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như
sau:

a/. Một hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 58,5g/mol, thành phần
các nguyên tố theo khối lượng: 60,68% Cl và còn lại là Na
b/. Một hợp chất tạo bởi hai nguyrn tố N và O trong số đó oxi chiếm
74,1% về khối lượng, biết phân tử khối của hợp chất đó là 108
a/. Gọi công thức cần lập là NaxCly


Thành phần % theo lượng của nguyên tố Na là
%Na = 100% - 60,68% = 39,32%
+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất
58, 5 x39, 32%
 23 g
100%
58, 5 x 60, 68%
mCl 
 35,5 g
100%
mNa 

+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
23
 1mol
23
35,5
nCl 
 1mol
35,5

nNa 


=> nNa = x = 1
nCl = y = 1
+ CTHH của hợp chất là: NaCl
b/. Gọi công thức cần lập là NxOy
ta có khối lượng mol phân tử bằng phân tử khối
=> khối lượng mol của hợp chất là 108g/mol
Thành phần % theo lượng của nguyên tố O là
%O = 100% - 74,1% = 25,9%
+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất
108 x 25, 9%
 28 g
100%
108 x74.1%
mO 
 80 g
100%
mN 

+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
28
 2mol
14
80
nO 
 5mol
16

nN 

=> nN = x = 2

nO = y = 5
+ CTHH của hợp chất là: N2O5
3.3 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, khắc sâu các bước tìm CTHH của hợp chất
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải BT, kĩ năng tính toán
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
* Phương thức tổ chức HĐ:
GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân làm bài tập ghi trên bảng phụ


BT1: Hợp chất A có thành phần các nguyên tố là: 28,57% Mg, 14,2 % C, còn
lại là oxi. Biết khối lượng mol của hợp chất A là 84. Hãy xác định CTHH của
hợp chất.
BT2: Lập công thức hóa học của hợp chất (X) biết: Mx = 63 đvC và
%H=1,59%, %N=22,22%, %O= 76,19%
* Dự kiến sản phẩm:
BT: %O=100 - ( 28,57+14,2) =57,23%
84.28, 57
24
 24( g )  nMg 
 1( mol )
100
24
84.14, 2
12
mC 
 12( g )  nC 
 1( mol )
100

12
84.57, 23
48
mO 
 48( g )  nO 
 3( mol )
100
16
mMg 

Vậy, trong 1 mol hợp chất có 1Mg, 1C và 3O => CTHH là MgCO3
BT2:
63.1, 59%
10
 1( g )  nH 
 1( mol )
100%
1
63.22, 22%
14
mN 
 14( g )  nN 
 1( mol )
100%
14
63.76,19%
48
mO 
 48( g )  nO 
 3( mol )

100%
16
mH 

Vậy, trong 1 mol hợp chất có 1H, 1N và 3O => CTHH là HNO3
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
GV có thể kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của HS thông qua quan sát
trực tiếp từ hoạt động học tập gv có thể cho điểm đối với những học sinh làm
đúng
3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
Học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, các câu
hỏi mở nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS.
* Phương thức tổ chức HĐ:
Gv: hoạt động cá nhận vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau
Gv: sử dụng bảng phụ ghi các BT đưa lên bảng yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân hòa thành bài tập
BT: Hợp chất A ở thể khí cĩ thành phần các nguyên tố là: 80% C , 20% H
Biết tỉ khối của khí A so với hiđro là 15. Xác định CTHH của khí A.
* Dự kiến sản phẩm:
Hs: so sánh lượng N có trong các hợp chất
- M A  15.2  30( g )
30.80
24
 24( g )  nC   2(mol )
100
12
30.20
6
mH 

 6( g )  nH   6(mol )
100
1
mC 

Trong 1 mol hợp chất cĩ 2C và 6H => CTHH là C2H6.


* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
GV phát huy khả năng tính toán tìm tòi, sáng tạo của HS.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
Thông qua kiến thức vừa lĩnh hội HS giải quyết được các câu hỏi, bài tập có
liên quan đến lập CTHH liên qua đén tỉ khối, tính số nguyên tử khi biết thể tích.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
Gv: Hoạt động cá nhân vận dụng kiến thức đã học lựa chọ đáp án đúng
BT1: Hợp chất khí A có 82,35%N , 17,65% H .Hãy cho biết :
a. Công thức hoá học của hợp chất A. Biết tỷ khối của A đối với H2 là 8,5.
b.Tính số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1,12l khí A.(đktc).
BT2: Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 30,6g Al2O3
* Dự kiến sản phẩm:
BT1: Hs: nghiên cứu là
a/.
- Tìm kl mol của hợp chất A dựa vào tỉ khối của khí A đối với H
- Tìm kl và số mol của từng nguyên tố có trong hợp chất
- Lập CTHH
b/.
-Tìm số mol của hợp chất khi biết thể tích
- Số mol nguyên tử N và H trong hợp chất A dựa vào số Avogado
BT2:

-Tìm khối lương mol hợp chất
- Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố có trong hợp chất
- Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố dựa vào phần trăm các nguyên tố vừa
tìm được
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động:
+ Học sinh: Cá nhân hoặc nhóm học sinh trình bày sản phẩm hoạt động.
+ Giáo viên: Cho cá nhân HS nhận xét hoặc đại diện nhóm nhận xét lẫn
nhau dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo được, giáo viên nhận xét, đánh giá
kết quả học tập của học sinh.




×