Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Thực trạng triển khai đề án xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn huyện Mai Sơn năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 59 trang )

SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MAI SƠN

HÀ VĂN NGOAN

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP CÁC PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI
VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
MAI SƠN NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

MAI SƠN, NĂM 2018
1


SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MAI SƠN

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP CÁC PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI
VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
MAI SƠN NĂM 2018

Chủ nhiệm đề tài: Dân số viên Hạng IV, Hà Văn Ngoan
Cộng sự:

Kế toán viên, Lò Thị Thanh
Dân số viên Hạng III, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Dân số viên Hạng III, Nguyễn Thị Liên
Dân số viên Hạng IV, Trần Thị Hương



MAI SƠN, NĂM 2018
2


3


MỤC LỤC

4


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTV

Cộng tác viên

DS – KHHGĐ

Dân số – kế hoạch hóa gia đình

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV


Điều tra viên

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

PTTT

Phương tiện tránh thai

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TTXH

Tiếp thị xã hội

XHH

Xã hội hóa

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế


Đề án 818

Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai

BCS

và dịch vụ KHHGĐ/SKSS
Bao cao su

5


6

DANH MỤC BẢNG
Nội dung

Trang

Bảng 1.1. Mức chi phân phối sản phẩm

16

Bảng 3.1. Thông tin đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu

25

Bảng 3.2. Điều kiện kinh tế của ĐTNC

26


Bảng 3.3. Các thông tin về công tác truyền thông Đề án 818

26

Bảng 3.4. Kênh phân phối và mức độ tiếp cận các sản phẩm

30

Bảng 3.5. Mức độ tiếp cận của đối tượng đối với các sản phẩm

32

Bảng 3.6. Đánh giá người sử dụng đối với các sản phẩm xã hội hóa

32

Bảng 3.7. Kết quả truyền thông Đề án 8 tháng đầu năm 2018

33

Bảng 3.8. Kết quả bán sản phẩm Đề án 8 tháng đầu năm 2018

34

DANH MỤC BIỂU
Nội dung

Trang


6


7

Biểu đồ: 3.1. So sánh bán bao cao su so với năm 2017

35

Biểu đồ: 3.2. So sánh bán dung dịch xịt vệ sinh đa năng so với

36

năm 2017

7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm 2012 trở về trước hầu hết các phương tiện tránh thai
(PTTT) được cung cấp miễn phí thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia
Dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ). Hiện nay Việt Nam đã thoát khỏi
nhóm các nước nghèo, các nhà tài trợ đã ngừng viện trợ không hoàn lại các
PTTT, ngân sách nhà nước chi cho nhu cầu dịch vụ KHHGĐ/Sức khỏe sinh
sản (SKSS) ngày càng eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng các BPTT
thực tế của người dân.
Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS
là một hướng đi tất yếu, không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách
Nhà nước mà còn từng bước thay đổi thói quen của người dân trong việc chủ
động sử dụng các PTTT để bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, góp

phần phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước.
Để bù đắp nguồn ngân sách thiếu hụt cho công tác DS-KHHGĐ thì xã hội
hóa là một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt, giúp định hướng và đẩy nhanh
tiến độ cung cấp PTTT, dịch vụ và hàng hóa SKSS/KHHGĐ có chất lượng cao
để đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Ngày 12 tháng 03 năm 2015, Bộ trưởng Bộ y tế đã Ban hành Quyết định
số 818 /QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện
tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành
thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020”. (gọi tắt là Đề án 818). Đây là
một bước cụ thể hóa chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đề án sẽ
đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy cũng như trong phương thức tổ
chức thực hiện cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ SKSS/KHHGĐ. Đề án đã
huy động, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp trong và ngoài nước tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ
SKSS/KHHGĐ có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu CSSK của nhân dân,
góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia Dân số – Sức khỏe
sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội chung của đất nước.
8


Để thực hiện thành công Đề án, đòi hỏi ngành Dân số -KHHGĐ các tỉnh
thành phải có những giải pháp đồng bộ, ưu tiên hàng đầu là tuyên truyền, vận
động nhằm nâng cao nhận thức, tiến tới thay đổi hành vi của người dân trong
việc chủ động áp dụng, tự chi trả phí, lựa chọn các biện pháp tránh thai (BPTT)
phù hợp và hiệu quả.
Theo thống kê của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Sơn La, hiện nay tỷ lệ
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của
tỉnh là 70%, tương ứng hằng năm có khoảng 55.000 cặp vợ chồng có nhu cầu sử
dụng các BPTT hiện đại (Thuốc uống tránh thai, bao cao su).

Năm 2017 chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với Ban quản lý Đề
án 818, Tổng cục Dân số - KHHGĐ triển khai tuyên truyền gắn với cung cấp
PTTT, hàng hóa SKSS tại 11/11 huyện, thành phố và bước đầu đạt được kết quả.
Tại huyện Mai Sơn Đề án 818 đã được triển khai từ đầu năm 2017 tới
14/22 xã, thị trấn Tuy nhiên kết quả thực hiện đề án vẫn chưa đạt được mục tiêu
kế hoạch đề ra, các sản phẩm bán rất chậm hoặc không ai sử dụng, công tác triển
khai thực hiện Đề án còn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế này là vấn đề trăn trở của những người triển khai thực hiện Đề án
nói chung, người làm công tác Dân số - KHHGĐ nói riêng. Để tìm ra được
những nguyên nhân căn bản nhất nhằm định hướng, đề xuất những kiến nghị
phù hợp để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả tại địa bàn huyện nói riêng và
toàn tỉnh nói chung, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng triển
khai đề án xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ
KHHGĐ trên địa bàn huyện Mai Sơn năm 2018”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
9


1. Mô tả thực trạng và các yếu tố liên quan đến tình hình triển khai thực
hiện công tác xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La năm 2018.
2. Đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện công tác xã hội hóa cung cấp
phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại huyện Mai Sơn
năm 2018.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
10



1.1.Các khái niệm liên quan
1.1.1. Xã hội hóa
Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học, được hiểu
theo hai nghĩa:
- Là sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội vào một số hoạt động mà
trước đó chỉ có một ngành, một đơn vị chức năng nhất định thực hiện (ví dụ: xã
hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế…)
Ở nghĩa này Côlin Fasen đã chỉ rõ: Xã hội hóa là một quá trình động viên
mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực và chủ động vào một lĩnh vực xã hội
nào đó, huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của Nhà nước và
của nhân dân nhằm đạt được mục tiêu phát triển xã hội.
- Xã hội hóa dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ con người sinh vật sang
con người xã hội. Ví dụ quan niệm của G.En Daweit cho rằng: Xã hội hóa được
hiểu chung như là một quá trình biện chứng, trong đó mỗi người với tư cách là
một thành viên của xã hội trở nên có năng lực hành động trong xã hội và mặt
khác, thông qua quá trình này duy trì và tái sản xuất xã hội.
Khái niệm xã hội hóa được hiểu từ ý nghĩa thứ nhất của xã hội hóa. Đề
cập đến ý nghĩa này, tháng 10 năm 1998, Hội thảo quốc gia xây dựng chiến lược
vận động xã hội cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường do Bộ Y tế –
Unicef tổ chức, cho rằng: Xã hội hóa là một quá trình tập hợp tất cả các liên
minh xã hội nhằm nâng cao nhận thức và nhu cầu của người dân về một
chương trình phát triển trong một lĩnh vực nhất định để hỗ trợ cho việc cung
ứng các nguồn lực và dịch vụ và để tăng cường sự tham gia của cộng đồng một
cách tự lực và bền vững[1,tr.12].
1.1.2. Đề án 818

Căn cứ Quyết định số 818/QĐ- BYT ngày 12/3/2015 Bộ trưởng Bộ y tế
về Đề án “ Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực
thành thị, nông thôn phát triển giai đoạn 2015- 2020”
Căn cứ Quyết định 2350/QĐ-BYT ngày 07/06/2016 của Bộ Y tế về việc

phê duyệt Dự án “Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp
11


phương tiện tránh thai (PTTT), hàng hóa sức khỏe sinh sản (SKSS) theo phân
khúc thị trường giai đoạn 2016 - 2020”.
Từ những căn cứ trên Đề án “Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ
KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị, nông thôn phát triển giai đoạn 20152020” hay thường gọi là Đề án 818 gọi theo số Quyết định 818/QĐ- BYT ngày
12/3/2015 Bộ trưởng Bộ Y tế.
1.1.3. Khái niệm KHHGĐ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: KHHGĐ bao gồm những hoạt
động giúp các cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được những mục tiêu:
- Tránh những trường hợp sinh không mong muốn;
- Đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn;
- Điều hòa khoảng cách giữa các lần sinh;
- Chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với lứa tuổi.
Như vậy, KHHGĐ là sự lựa chọn có ý thức của các cặp vợ chồng nhằm
điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh con.
KHHGĐ không chỉ là các biện pháp tránh thai mà còn giúp đỡ các cặp vợ chồng
để có thai và sinh con.
Việt Nam xác định: “KHHGĐ là sự nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá
nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con
và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách
nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình” [2,tr.12].
1.1.4. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại Cairô, thủ đô
Ai-Cập đã đưa ra định nghĩa về SKSS được tất cả các nước trên Thế giới chấp
thuận và cam kết thực hiện: “SKSS là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh
thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh, tật hoặc tàn phế của hệ
thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ, đều có

quyền được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện
12


pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, có hiệu quả và chấp nhận được sự lựa chọn
của mình, bảo đảm cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an
toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành lặn và
khỏe mạnh” [2,tr.40]..
1.1.5. Khái niệm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình là các hoạt động phục vụ công tác
KHHGĐ, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động,
hướng dẫn, tư vấn và cung cấp kỹ thuật, phương tiện tránh thai, phòng
chống vô sinh theo quy định của pháp luật[2,tr45].
- Dịch vụ KHHGĐ có liên quan đến sức khỏe con người: Dịch vụ
KHHGĐ gồm các hoạt động vừa chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế -xã
hội vừa chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh học của con người. Dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình có tác động đến hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai,
tránh đẻ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về sự an toàn, hiệu quả, thuận
tiện và đa dạng các loại dịch vụ và phương tiện tránh thai. Hành vi quan hệ
tình dục là bản năng và nhu cầu cuộc sống của mỗi cá nhân nhưng đáp ứng
dịch vụ KHHGĐ là sự can thiệp vào bản năng và nhu cầu đó giúp cho mỗi cá
nhân tránh được những hậu quả không mong muốn. Việc cung cấp các dịch
vụ tránh thai, tránh đẻ phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi cá
nhân và của mỗi cặp vợ chồng.
- Dịch vụ KHHGĐ có liên quan đến trình độ học vấn và nhận thức của
người dân: Nam, nữ hay các cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao hơn
thường có tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cao hơn nam, nữ hay cặp vợ
chồng có học vấn thấp. Tùy theo nhận thức của người dân để tổ chức các hoạt
động phục vụ công tác KHHGĐ phù hợp.
- Dịch vụ KHHGĐ do nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện: Dịch vụ cung

cấp các BPTT lâm sàng phần lớn là do các cơ quan y tế nhà nước thực hiện;
một phần do tổ chức phi Chính phủ thực hiện như các Phòng khám của Hội
KHHGÐ, tổ chức MSI.... Dịch vụ cung cấp các BPTT phi lâm sàng do nhiều
13


cơ quan thực hiện như tổ chức DKT, Hội KHHGÐ, Hội Liên hiệp phụ nữ,
Trạm y tế xã, Cán bộ Dân số- KHHGĐ xã v.v.
- Dịch vụ KHHGĐ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục: Thực hiện
KHHGĐ là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng. Nhưng đáp
ứng dịch vụ KHHGĐ là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
KHHGĐ. Khách hàng có nhu cầu cung cấp dịch vụ KHHGĐ thường xuyên, liên
tục để tránh có thai ngoài ý muốn do đó cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ cũng
phải đáp ứng thường xuyên, liên tục. Đòi hỏi các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch
vụ KHHGĐ phải phối hợp tốt để đáp ứng dịch vụ cho tất cả các khách hàng mỗi
khi có nhu cầu.
- Dịch vụ KHHGĐ đòi hỏi phải thuận tiện, gần dân, có hiệu quả cao: Dịch
vụ KHHGĐ càng thuận tiện, càng gần dân, càng có hiệu quả cao thì càng có
nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ và duy trì sử dụng lâu dài. Do đó đòi hỏi các
cơ quan, tổ chức đáp ứng dịch vụ KHHGĐ cũng phải thường xuyên tổ chức các
loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ thuận tiện cho khách hàng lựa chọn; đưa
dịch vụ KHHGĐ đến gần dân, không gây phiền hà cho khách hàng; thường
xuyên đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cung cấp
dịch vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ để đạt hiệu quả cao.
- Dịch vụ KHHGĐ không chỉ cung cấp các biện pháp tránh thai, mà còn
giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn để có con.
1.2. Mạng lưới cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ hiện nay
Mạng lưới cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ là hệ thống các cơ sở
cung cấp dịch vụ của Nhà nước, tư nhân từ trung ương đến địa phương nhằm
thực hiện mục tiêu của chương trình dân số và dịch vụ của tư nhân theo cơ

chế thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu dịch vụ dân số của khách hàng từ
trung ương đến cơ sở.

Hình 1.1. Sơ đồ mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ
TUYẾN TRUNG ƯƠNG

14


Tỉnh

Huyện

Trung tâm chăm sóc SKSS/
BV Phụ sản, Khoa sản BV
ĐK tỉnh

Trung tâm Dân
số - KHHGĐ

Khoa chăm sóc SKSS
TTYT
Khoa sản BV huyện

Cán bộ Dân số KHHGĐ



Bản, tiểu
khu


Chi cục Dân số KHHGĐ

Cộng tác viên
Dân số KHHGĐ

Trạm Y tế các xã thị trấn

Y tế bản, tiểu khu

NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHHGĐ

1.3. Các sản phẩm tiếp thị xã hội tại tỉnh Sơn La
- Bao cao su trong chương trình tiếp thị xã hội bao gồm:
15

Đại lý TTXH

Cửa hàng bán
buôn, bán lẻ,
quầy thuốc

Quầy thuốc

Quầy thuốc


Ảnh 1.1. Bao cao su Yes

Giá bán lẻ 1.000đ/chiếc

Ảnh nguồn: Internet

Ảnh: 1.2: Bao cao su NightHappy

Giá bán lẻ 1.200đ/chiếc.
Ảnh nguồn: Internet

- Thuốc uống tránh trong chương trình TTXH gồm có:
Ảnh: 1.3. Viên uống tránh thai NightHappy
16


Giá bán lẻ 8.000đ/vỉ:
Ảnh nguồn: Internet

1.4. Các sản phẩm xã hội hóa thuộc đề án 818 tại Sơn La
Tất cả các sản phẩm đã được hội đồng ban quản lý Đề án 818 tổng cục
Dân số kiểm nghiệm chất chất lượng, được in logo của Đề án lên bao bì sản
phẩm, và được hỗ trợ về giá so giá gốc của sản phẩm.
1.4.1. Bao cao su
Ảnh 1.4. Bao cao su Hello plus (Bao cao su gai)

Giá bán lẻ 1.667đ/chiếc.
Ảnh nguồn Ban quản lý đề án:

Hãng sản xuất: Công ty liên doanh Medevice 3S
Công dụng: Tránh thai và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Sử dụng: Bao ngoài cơ quan sinh dục nam
Đóng gói: Bao riêng lẻ
17



Thành phần: Latex thiên nhiên; chất bôi trơn không gây độc hại, không
dị ứng.
Tình trạng pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 239244 cấp
theo Quyết định số 4813/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và
Công nghệ ngày 23/1/2015.
1.4.2. Thuốc uống tránh thai AnNa
Ảnh: 1.5. Viên uống tránh thai AnNa

Giá bán lẻ 18.000đ/vỉ
Ảnh nguồn Ban quản lý đề án:

AnNa viên tránh thai dùng theo đường uống thế hệ 2.
Sản xuất: Công ty TNHH Thai Nakorn Patana Thái Lan
Đạt chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất GMP – WHO được nhà nước hỗ trợ
về giá.

1.4.3. Dung dịch rửa vệ sinh phụ nữ Vagis
18


Ảnh: 1.6 Dung dịch rửa vệ sinh phụ nữ Vagis

Giá bán lẻ 24.000đ/chai 100ml

Ảnh nguồn Ban quản lý đề án:

- Là sản phẩm chuyên dùng để chăm sóc và vệ sinh vùng kín (âm hộ)
phụ nữ.

Công thức VAGIS được nghiên cứu, xây dựng dưới sự tham vấn của các
bác sỹ chuyên khoa phụ sản và các dược sỹ chuyên ngành bào chế. Kết hợp các
thành phần mủ trôm, tự nhiên và kỹ thuật tiên tiến an toàn, không khô rát, phù
hợp với sinh lý vùng kín và không ảnh hưởng tới độ pH sinh lý âm đạo.
- Dạng dung dịch tiện dụng, không phải pha loãng trước khi sử dụng.
- Được bào chế đậm đặc nên dùng tiết kiệm, sử dụng được nhiều lần.
- Công dụng:
+ Cân bằng độ pH, giúp làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, bảo vệ vùng
kín, ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
+ Vitamin E giúp chống lão hóa, Vitamin C làm vùng da trắng hồng.
+ Tinh chất Mủ Trôm và Trà Xanh mang lại cảm giác dịu với hương thơm
quyến rũ.
+ Vệ sinh vùng kín hàng ngày, trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu
sản, trước và sau khi quan hệ tình dục (cho cả nam).

19


+ Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa (Sử dụng phối hợp trong phác đồ
điều trị): Viêm âm đạo, viêm âm hộ, ngứa âm hộ, huyết trắng...
1.4.4.Dung dịch xịt vệ sinh đa năng Gynopro
Ảnh: 1.7 Dung dịch xịt vệ sinh đa năng Gynopro

Giá bán lẻ 189.000đ/lọ 60ml
Ảnh nguồn Ban quản lý đề án:

Dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro là dạng dung dịch xịt tiện lợi với
thành phần chính là Chlorhxidine digluconate cùng với chiết xuất lô hội,
Vitamin E, bạc hà,.. tạo nên một công thức hoàn hảo giúp hỗ trợ trong cuộc sống
hàng ngày của hầu hết mọi đối tượng. Vậy những ai nên dùng Gyno Pro?

- Đối với Phụ nữ: Phụ nữ ở tất cả các lứa tuổi: Dùng để vệ sinh phụ khoa
hàng ngày thay các dung dịch vệ sinh phụ khoa khác; Phụ nữ đang mang thai,
sau khi sinh: Dùng bảo vệ phụ khoa ngăn ngừa viêm nhiễm; Phụ nữ mắc các
bệnh phụ khoa: Dùng hỗ trợ điều trị các căn bệnh phụ khoa thường gặp; Khử
mùi cơ thể mang lại hương thơm tự nhiên
- Đối với Nam giới: Người bị tăng tiết mồ hôi gây ra hôi chân, hôi nách,
có mùi cơ thể nặng
- Đối với trẻ em: Vệ sinh nhanh tay chân (xịt vào tay xoa đều)
- Sát trùng vết thương nhẹ ngoài da, vết bỏng
- Đối với người có các bệnh lý về miệng
Dùng để xịt thơm miệng, khử trùng, chống mảng bám răng. Hỗ trợ điều trị
nhiệt miệng, loét lợi

20


1.4.5. Viên vi đa chất Prenatal
Ảnh: 1.8 Viên vi đa chất Prenatal

Giá bán lẻ: 140.000đ/lọ 30 viên
Ảnh nguồn Ban quản lý đề án:

Liều dùng: chỉ cần 1 viên/ngày. Bổ sung tới 800mcg A-xit Folic
Bổ sung đầy đủ sắt, các vi chất tạo máu, vitamin, khoáng chất;(16 vi
chất dinh dưỡng)
Đáp ứng được khuyến cáo của Bộ y tế và WHO;
Sản xuất tại Mỹ, theo tiêu chuẩn Mỹ; được nhập khẩu nguyên bản về
Việt Nam;
Phòng chống thiếu máu;
Phòng chống loãng xương

Hạn chế các nguy cơ tai biến sản khoa: sẩy thai, ối vỡ sớm, rau bong non,
cao huyết áp thai kỳ, v.v…
Phòng, chống nguy cơ dị tật nứt đốt sống tủy do thiếu acid folic;
Phòng chống suy dinh dưỡng từ trong bào thai.
Phòng chống loãng xương ở cao tuổi;
Chống thiếu máu ở người cao tuổi;
Phục hồi lượng máu bị mất và sức khỏe ở người nạo phá thai, sảy thai;
Chống thiếu máu cho phụ nữ ở kỳ kinh nguyệt;
Tăng cường sức khỏe tổng thể cho người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính
21


1.4.6. Gel bôi trơn SensiLove
Ảnh: 1.9. Gel bôi trơn SensiLove

Giá bán lẻ: 138.000đ/tuýp
Ảnh nguồn Ban quản lý đề án:

Dùng cho các đối tượng
Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh thiếu hụt Estrogen
Những phụ nữ căng thẳng (stress), mệt mỏi, giảm hưng phấn
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai
Phụ nữ giảm tiết dịch âm hộ, âm đạo do các nguyên nhân khác nhau (viêm
tuyến Bartholin), viêm âm đạo do nấm…
Nam giới rối loạn cương dương, xuất tinh sớm
- Giá bán lẻ: 138.000đ/tuýp
1.4.7. Bột Unical For Rice(Tỉnh Sơn La chưa thực hiện)

- Giá bán lẻ: 148.000đ/hộp


22


1.4.8. Mức chi, phân phối sản phẩm
Bảng 1.1. Mức chi phân phối sản phẩm
Đơn vị: đồng/đơn vị sản phẩm
T
T

NỘI DUNG

Anna
(vỉ)

1

Giá bán lẻ tối

18.000

Hello
(chiếc)

Hello
Plus
(chiếc)

Prenatal
(lọ)


GynoPro
(lọ)

Vagis
(lọ)

Bột
Unical
For Rice
(hộp)

1.000

1.667

140.00

189.000

24.00

148.000

800

138.000

99.160

530


107.640

đa tới người
2

tiêu dùng
Ban QLĐA

2.

818 tỉnh
Giá BQLĐA

1

818 tỉnh nộp về

2.

TW
Chi phí phân

0

13.400

680

947


93.800

BCS
Young
Lovers
(chiếc)

Gel bôi
trơn
SensiLove
(tuýp)

0

141.750

18.00
0

4.600

320

720

46.200

47.250


6.000

48.840

270

30.360

-

phối
Cấp tỉnh

0

40

50

4.800

4.300

500

5.000

40

4.000


-

Trung tâm DS-

0

50

100

6.500

8.400

1.000

6.000

50

5.000

-

huyện, TP
Cán bộ CTDS

1.000


70

120

8.000

8.560

1.200

8.000

60

6.000

-


CTV

3.600

160

450

26.900

25.990


3.300

29.840

120

15.360

2

KHHGĐ

DS

tổ,

bản, tiểu khu;
các

tổ

chức

kinh doanh, tổ
chức xã hội và
người bán lẻ

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Mai Sơn trước đây từ khi triển khai
thực hiện đề án không thu chi phí phân phối sản phẩm cấp huyện nhằm tăng

nguồn chi phí phân phối cho cấp xã.
1.5. Các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa Đề án 818
Từ khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 818/QĐ- BYT ngày 12/3/2015 về
Đề án “ Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/ SKSS tại khu vực
thành thị, nông thôn phát triển giai đoạn 2015- 2020”; (gọi tắt là Đề án 818) Ban
quản lý Đề án đã được thành lập từ trung ương đến các tỉnh thành, các Quyết
định, Công văn hướng dẫn của các cấp đã được ban hành, hướng dẫn tới cơ sở
công tác triển khai Đề án.
23


1.5.1 Văn bản của Trung ương [3]
Quyết định số 818/QĐ- BYT ngày 12/3/2015 Bộ trưởng Bộ Y tế về Đề án
“ Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/ SKSS tại khu vực thành thị,
nông thôn phát triển giai đoạn 2015- 2020”;
Quyết định số 4911/QĐ-BYTngày 18/11/2015 Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
phê duyệt danh mục phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản trong
chương trình Dân số - KHHGĐ;
Quyết định 2350/QĐ-BYT ngày 07/06/2016 của Bộ Y tế về việc phê
duyệt Dự án “Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp phương
tiện tránh thai (PTTT), hàng hóa sức khỏe sinh sản (SKSS) theo phân khúc thị
trường giai đoạn 2016 - 2020”;
Quyết định số 84/QĐ-TCDSngày 14/7/2016 của Tổng cục Dân số KHHGĐ, Bộ Y tế về việc phê duyệt mức chi phân phối phương tiện tránh thai,
hàng hóa sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 01/QĐ-ĐA818 ngày 23/10/2017 của Ban quản lý Đề án
818 Tổng cục Dân số - KHHGĐ về việc bổ sung sản phẩm thực phẩm chức năng
Bột Unical For Rice và duyệt chi phí phân phối trong khuôn khổ Đề án 818
Quyết định số 222/QĐ-TCDSngày 10/11/2017của Tổng cục Dân sốKHHGĐ, Bộ Y tế về việc bổ sung sản phẩm bao cao su Young Lovers, sản phẩm
Gel bôi trơn Sensi Love và duyệt chi phí phân phối trong khuôn khổ Đề án 818;
Hướng dẫn số 118TCDS-BQLDA ngày 22/7/2016 của Ban quản lý Đề án

818, Tổng cục Dân số - KHHGĐ về việc hướng dẫn thực hiện phân phối sản
phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản;
Công văn số 3604/BYT-TCDS ngày 26/6/2017 của Tổng cục Dân số KHHGĐ, Bộ Y tế về việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện
tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản.
1.5.2. Văn bản của tỉnh
Hướng dẫn số 73/HD-CCDS ngày 10/8/2016 của Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh Sơn La về việc thực hiện phân phối sản phẩm phương tiện tránh
thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản;
24


Hướng dẫn số 14/HD-CCDS ngày 26/01/2018 của Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh Sơn La về việc hướng dẫn thực hiện phân phối sản phẩm phương
tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản.
1.5.3. Văn bản của huyện
Hướng dẫn số 21/HD-TTDS ngày 02/02/2018 của Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Mai Sơn về việc hướng dẫn thực hiện phân phối sản phẩm
phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản.
Kế hoạch số 30/KH-TTDS ngày 22/02/2018 của Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Mai Sơn về việc tổ chức hoạt động truyền thông, giới thiệu sản
phẩm xã hội hóa Đề án 818 trên địa bàn huyện Mai Sơn năm 2018.
1.6. Thực trạng, kết quả của mô hình công tác xã hội hóa các phương
tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản hiện nay.
Công tác xã hội hóa (Đề án 818) các phương tiện tránh thai và hàng hóa
sức khỏe sinh sản chính thức được thực hiện tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La từ
đầu năm 2017 thực hiện xã hội hóa theo phương thức hướng dẫn của cấp trên
phân phối theo hệ thống ngành Dân số - KHHGĐ từ tỉnh đến các bản, tiểu khu.
Kinh phí cho các hoạt động của công tác xã hội hóa được trích từ giá bán
của từng loại PTTT và hàng hóa SKSS (Gọi là chi phí phân phối sản phẩm theo
mục 1.4.8).
1.6.1. Ở tỉnh:
Có Ban quản lý Đề án 818 tỉnh trực tiếp dự trù các phương tiện tránh thai,
hàng hóa sức khỏe sinh sản phù hợp với nhu cầu của người dân về nhập kho tại
Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh và tổ chức thực hiện phân phối sản phẩm phương

tiện tránh thai hàng hóa SKSS tới các Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện,
thu tiền từ các đơn vị, cá nhân phân phối sản phẩm trực tiếp và gửi Ban quản lý
Đề án 818 Tổng cục Dân số - KHHGĐ theo đúng quy định.
1.6.2. Ở huyện
Là Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện theo chức năng nhiệm vụ, viên
chức được phân công phụ trách công tác tiếp thị xã hội và phụ trách phân phối
các sản phẩm thuộc Đề án 818 tại Trung tâm có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức
25


×