Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung và tác động tới Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.76 KB, 6 trang )

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động tới Việt Nam
Tóm tắt: Trong thời gian gần đây, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay
gắt. Tổng thống Donald Trump liên tiếp “giáng” những đòn thuế quan mạnh mẽ lên hàng hóa
nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” đồng thời cũng nhằm hạn
chế sự tiếp cận của Trung Quốc đối với nền công nghệ cao của Mỹ, kiềm chế tham vọng trở
thành trung tâm công nghệ lớn nhất thế giới của Trung Quốc, tạo áp lực khiến nước này phải loại
bỏ các hành vi không công bằng và mở cửa hơn cho các công ty của Mỹ. Việc gia tăng căng
thẳng này không chỉ ảnh hưởng tới hai nước mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Từ khóa: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung được khơi mào từ khoảng cuối tháng 3/2018 khi Mỹ tiến
hành áp thuế đối với một số mặt hàng thép và nhôm của Trung Quốc. Cuộc chiến này chưa có
dấu hiệu dừng lại khi tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị đánh thuế của Mỹ đối với các mặt
hàng của Trung Quốc đã lên tới khoảng 250 tỷ USD. Dự kiến Mỹ sẽ tiếp tục áp thuế lên toàn bộ
các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước này từ đầu năm 2019. Theo đánh giá của các
chuyên gia IMF, chiến tranh thương mại của Mỹ với các nước có quan hệ thương mại với Mỹ,
đặc biệt là Trung Quốc sẽ khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 430 tỷ USD.
Bảng 1: Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Ngày hiệu lực

Mỹ

Mỹ: 23/3/2018
Trung Quốc:
2/4/2018

Mỹ đánh thuế nhập khẩu 25% đối với
thép và 10% đối với nhôm.

Mỹ & Trung
Quốc:


6/7/2018

Mỹ áp thuế 25% với 34 tỷ USD hàng hóa
Trung Quốc gồm máy móc, thiết bị điện tử và
công nghệ cao.

Mỹ & Trung
Quốc:
23/8/2018

Mỹ áp thuế nhập khẩu 25% với 279 hàng
Trung Quốc có tổng giá trị 16 tỷ USD.

Mỹ & Trung
Quốc:
24/9/2018

Mỹ áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa
Trung Quốc nhập khẩu nhưng không bao
gồm đồng hồ thông minh của Apple, Fitbit,
cùng các mặt hàng tiêu dùng khác như mũ
bảo hiểm xe đạp, ghế dành cho trẻ em trên
xe hơi.

Trung Quốc
Trung Quốc áp thuế trên tổng số hàng hóa trị
giá 3 tỷ USD của Mỹ. 15% đối với lô hàng 1
tỷ USD gồm các sản phẩm như trái cây, ngũ
cốc, nhân sâm, rượu… Và 25% đối với lô
hàng 2 tỷ USD bao gồm thịt lợn. thép tái

chế…
Trung Quốc đánh thuế bổ sung đối với danh
mục gồm 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị
giá 34 tỷ USD, chủ yếu bao gồm các sản
phẩm nông nghiệp, xe ô-tô và thủy sản.
Trung Quốc áp thuế 25% đối với 333 sản
phẩm, từ xe hơi cỡ lớn, xe gắn máy đến xe
đẩy trẻ em của Mỹ có giá trị 16 tỷ USD.

Trung Quốc đã quyết định hủy bỏ các cuộc
đàm phán thương mại với Mỹ đồng thời quyết
định áp thuế từ 5% đến 10% đối với 5.207
mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ có tổng trị giá 60
tỷ USD.


Mỹ 1/1/2019
(dự kiến)

Thuế suất sẽ tăng lên 25% kể từ ngày
1/1/2019, cho phép các công ty Mỹ có thời
gian để điều chỉnh chuỗi cung ứng của họ
sang các nước thay thế.

Trung Quốc dự kiến sẽ dùng một số biện pháp
khác để đáp trả.

Nguồn: Bloomberg
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra áp lực đè nặng lên các thị
trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số chứng

khoán liên tục thủng đáy. Chỉ số chứng khoán Hangseng (HSI) giảm từ 32.930,7 điểm tại mức
đỉnh vào đầu năm 2018 xuống còn 26.623,7 vào tháng 9/2018, tương đương mức giảm khoảng
gần 18% (Hình 1). Chỉ số Shanghai composite index cũng có mức giảm gần như tương tự, song
song với đó là áp lực tỷ giá khiến đồng nhân dân tệ liên tục mất giá. Đồng nhân dân tệ mất giá
khoảng hơn 11% trong thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018, giảm mạnh nhất trong
những năm gần đây (Hình 2). Ngoài ra, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc
đang có xu hướng giảm, chỉ số này đạt 50,8 vào tháng 9/2018, mức thấp nhất trong bảy tháng
(Hình 3). Việc chỉ số PMI giảm xuống dưới 51 là một điều đáng quan ngại đối với “sức khỏe”
nền kinh tế Trung Quốc, cho thấy rất có thể ngành sản xuất của Trung Quốc đang bước sang một
giai đoạn suy giảm và có thể ảnh hưởng tới GDP của nước này trong năm 2018. Ngoài ra, chỉ số
đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm tháng thứ tư liên tiếp xuống 48 trong tháng 9/2018. Đây có
thể coi là những dấu hiệu khá rõ ràng do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mà
Mỹ dường như đang chiếm lợi thế bởi thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang ở mức
rất cao (Hình 4). Với những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại này, IMF cũng
dự báo rằng GDP của Trung Quốc sẽ bị sụt giảm mạnh khoảng 1,6% trong năm 2019 khi tổng
thống Trump tiến hành áp thuế trên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ nước này.
Hình 1: Các chỉ số chứng khoán

Hình 2: USD/CNY
Nguồn: reuters

Nguồn: reuters
Trung Quốc dường như đang yếu thế trong cuộc chiến, trong khi ảnh hưởng của cuộc
chiến này tới nền kinh tế Mỹ vẫn tương đối nhỏ. Chỉ số Dow Jones ít bị tác động trong thời gian
qua. Nguyên nhân là do thị trường được hỗ trợ bởi những dữ liệu tích cực về kinh tế Mỹ. Cụ thể,
tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm, các doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhờ
chính sách “nước Mỹ trên hết” của chính phủ Trump khiến giá cổ phiếu liên tục tăng. Tuy nhiên,
trong trường hợp cuộc chiến này kéo dài thì thiệt hại với Mỹ có thể sẽ lớn dần lên khi niềm tin
người tiêu dùng của Mỹ bị tổn hại. Thêm vào đó, các hàng rào thuế quan mới dưới tác động của
chiến tranh thương mại không chỉ ảnh hưởng tới lạm phát tại Mỹ mà còn có tác động toàn cầu,

và có thể là một trong những nguyên nhân gây ra biến động trên thị trường thế giới. Lạm phát
tăng khiến cho thị trường lo ngại Fed sẽ nâng lãi suất 4 lần trong năm nay thay vì 3 lần như kỳ


vọng ban đầu. Và nếu Fed tiếp tục động thái tăng lãi suất thì lợi suất Trái phiếu kho bạc Mỹ (vốn
là một chỉ tiêu quan trọng đo lường sức khỏe nền kinh tế Mỹ) rất có khả năng còn tiếp tục tăng,
kéo theo gia tăng chi phí vốn. Khi chi phí vốn tăng, xuất hiện lo ngại lợi nhuận doanh nghiệp sẽ
giảm sút và quan trọng hơn là tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Những lo ngại về chiến tranh
thương mại trong ngắn hạn có thể khiến đồng USD tăng giá so với CNY và một số đồng tiền
khác. Trong dài hạn, những tác động có thể được thị trường hấp thụ dần và diễn biến đồng USD
có thể hạ nhiệt.
Hệ lụy của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng nghiêm trọng. Cuộc chiến
thương mại Mỹ-Trung làm tăng mức độ rủi ro của thị trường các nước mới nổi, đặc biệt các nước
châu Á có liên hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc, dẫn đến một làn sóng rút vốn khỏi các thị
trường. Nỗi lo về chiến tranh thương mại, sự tăng giá của USD và việc FED tiếp tục tăng lãi suất
đã khiến dòng vốn từ các nước mới nổi bị rút ra mạnh. Việc này khiến cho các nhà đầu tư có xu
hướng bán tài sản ở các thị trường mới nổi để tìm kiếm lợi nhuận an toàn hơn và đang tăng lên ở
các nước có nền kinh tế phát triển. Trong những năm gần đây, chỉ số chứng khoán các thị trường
Châu Á nói chung và khu vực Asean nói riêng ngày càng có sự biến động gần hơn với các diễn
biến trên thị trường thế giới, việc các chỉ số chứng khoán các nước có xu hướng đi xuống cũng
cho thấy ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng gây áp lực tới các
thị trường.

Hình 5: Một số chỉ số chứng khoán các nước Asean

Nguồn: Investing.com
Trong khối Asean, Indonesia đang có những dấu hiệu bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc chiến
này và các yếu tố liên quan khác. Cụ thể, đầu tháng 9/2018, đồng Rupiah giao dịch ở mức 14,815
Rp/USD, tức là đã mất giá 11% so với cùng kỳ năm trước (13,34 Rp/USD vào tháng 9/2017).
Trước đó, giá trị đồng Rupiah của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ

qua xuống còn 14,94 rupiah/USD khi các nhà đầu tư nước ngoài bán đồng Rupiah và trái phiếu
chính phủ. Indonesia hiện đang đối mặt với thâm hụt tài khoản vãng lai (CAD) lớn hơn trong
quý II/2018, tăng lên 8 tỷ USD tương đương 3% GDP, từ mức 5,7 USD tỷ của quý I. Tuy chưa
vượt ngưỡng an toàn là 3% nhưng thực tế mức CAD của Indonesia đang ở mức báo động, nước
này sẽ dễ bị tổn thương bởi những cú sốc bên ngoài hơn bao giờ hết. Ngoài ra, chỉ số chứng
khoán JKSE giảm khoảng gần 1.000 điểm (gần 14%) so với thời điểm đầu năm 2018 với làn
sóng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặc dù đến thời điểm hiện tại, các nước ASEAN chưa bị Mỹ áp thuế, tuy nhiên, chính
phủ của tổng thống Trump đã đưa ra danh sách theo dõi gồm những quốc gia mà Mỹ có thâm hụt
thương mại lớn. Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước ASEAN cũng đang có những khoản


thặng dư thương mại lớn đối với Mỹ, có thể bị đưa vào danh sách theo dõi. Có ba ngưỡng đánh
giá đối tác thương mại mà Mỹ xem xét để xác định việc có đưa quốc gia đó vào danh sách theo
dõi hay không. Một là quốc gia này có thặng dư thương mại hơn 20 tỷ USD với Mỹ 1; Hai là
thặng dư tài khoản vãng lai vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); và thứ ba là lượng
ngoại tệ mà nước đó chủ động mua vào vượt quá 2% GDP. Nếu một nước có 2/3 yếu tố này, Bộ
Tài chính Mỹ có thể đưa nước đó vào danh sách theo dõi. Nếu tất cả ba tiêu chí đều được đáp
ứng, thì quốc gia này có thể được xem là một nước thao túng tiền tệ, có thể chịu các biện pháp
trừng phạt của Mỹ.

Hình 6: Cán cân tài khoản vãng lai các nước
Asean (% GDP)
Nguồn: WB

Hình 7: Cán cân thương mại Mỹ và 3 nước
Asean có thặng dư tài khoản vãng lai (triệu USD)
Nguồn: cencus.gov

Trong khối ASEAN, hiện tại chỉ có Thái Lan là có nguy cơ bị đưa vào danh sách theo dõi

và bị trừng phạt về thuế nhiều nhất. Năm 2017, thặng dư thương mại của Thái Lan với Mỹ lần
đầu tiên đạt khoảng 20,16 tỷ USD, thặng dư tài khoản vãng lai của đạt 10,57% GDP, vượt quá
ngưỡng mà Mỹ đưa ra. Dự trữ ngoại hối của Thái Lan vào cuối năm 2017 đạt 202,5 tỷ USD, tăng
gần 20% so với năm trước. Như vậy, Thái Lan có đủ cả 3 tiêu chí trên của Mỹ, và có thể là quốc
gia đầu tiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành mục tiêu trừng phạt của
chính quyền Trump.
Mặc dù chưa phải là mục tiêu sắp tới, Việt Nam vẫn có khả năng bị trừng phạt thương
mại. Thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam năm 2016 là hơn 4%GDP, tuy có giảm vào năm
2017 xuống còn khoảng gần 3% nhưng vẫn đang gần tiệm cận ngưỡng mà Mỹ áp đặt. Ngoài ra,
Mỹ đang có thâm hụt thương mại lớn với Việt nam ở mức cao hơn Thái Lan rất nhiều, cụ thể
năm 2016 là 31,9 tỷ, 2017 là khoảng hơn 38,55 tỷ. Thêm vào đó, việc giá trị giao thương Việt
Nam và Mỹ chỉ ở khoảng 54,6 tỷ USD trong năm 2017 (khoảng 1,4% tổng giá trị giao thương
của Mỹ và các nước đối tác) nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam khoảng 38,36 tỷ
USD. Nếu tính thâm hụt trên tổng giá trị giao dịch hai nước, Mỹ đang chịu thâm hụt khoảng 70%
với Việt Nam, gần như cao nhất trong khối các nước giao dịch thương mại với Mỹ. Trong khi
con số này với Trung Quốc là khoảng 59,11% (Hình 8).
Hình 8: Giao dịch thương mại của Mỹ và các nước năm 2017
Nguồn: Cencus.gov
Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu so với GDP rất cao, nên khi Mỹ - Trung Quốc tiến hành
các biện pháp trả đũa nhau, hệ lụy sẽ khó lường với Việt Nam khi chúng ta đang có quan hệ
1 />

thương mại nhiều với cả Trung Quốc và Mỹ. Năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam khoảng 214,01
tỷ USD, nhập khẩu khoảng 211,11 tỷ USD, GDP khoảng trên 220 tỷ USD. Do đó, các biến động
trên thị trường thế giới sẽ tác động đáng kể lên Việt Nam. Phản ứng của thị trường chứng khoán
Việt Nam trong những tháng gần đây cũng một phần cho thấy các nhà đầu tư đang lo lắng về
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ngoài ra, các khu vực biên giới Việt Trung cũng có thể sẽ trở
thành nơi “trú ẩn” cho các công ty sản xuất của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi việc áp thuế của
Mỹ. Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc hiện nay đang có ý
định hình thành các khu vực phát triển kinh tế mậu biên, nơi mà các nhà sản xuất Trung Quốc có

thể dán nhãn “made in Viet Nam” nhằm né thuế của Mỹ. Thêm vào đó, việc hàng hóa Trung
Quốc xuất khẩu qua Mỹ trở nên đắt đỏ hơn sẽ khiến hàng hóa nước này tìm đường vào các nước
khác, trong đó có Việt Nam. Điều này làm có thể làm tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam
với Trung Quốc. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ mất giá khiến hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn hàng
hóa Việt Nam, làm xuất khẩu của Việt Nam gặp thêm khó khăn. Do vậy, cuộc chiến thương mại
Mỹ - Trung có thể sẽ gây áp lực nhiều mặt đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên cũng không
thể phủ nhận mặt tích cực là, một số ngành của Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ chiến tranh
thương mại như thủy sản, dệt may… Do hàng may mặc Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ chịu với
mức thuế bình quân là khoảng 10%, ngành may mặc có thể được hưởng lợi nhờ việc các đơn
hàng đến từ Mỹ nhiều hơn. Xuất khẩu cá da trơn, cá tra vào Mỹ cũng tăng mạnh. Công ty cổ
phần Vĩnh Hoàn dẫn đầu ngành xuất khẩu cá tra và đóng góp phần lớn vào xuất khẩu của Việt
Nam sang Mỹ. Xuất khẩu vào hai thị trường truyền thống Mỹ và Trung Quốc có mức tăng mạnh
lần lượt là 34% và 35%. Giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm của công ty này đạt 270 triệu USD,
tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 9, giá trị xuất khẩu của công ty đạt 29 triệu
USD, tăng 136%.
Trong bối cảnh kinh tế và tài chính toàn cầu đã hội nhập sâu rộng, bất cứ một biến động
nào xảy ra với một quốc gia hoặc một lĩnh vực kinh tế-tài chính nào cũng có thể ảnh hưởng lan
truyền tới các nước khác. Trước những biến động đó, các quốc gia cần củng cố các yếu tố nội tại
vững chắc hơn để có thể chủ động ứng phó kịp thời và hạn chế tác động tiêu cực của những cú
sốc bên ngoài, đồng thời các chính sách cần được hoạch định một cách linh hoạt, việc phối hợp
chính sách vĩ mô (chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, thương mại…) và chính sách vi mô
(chính sách giám sát an toàn, chính sách đối với khu vực tài chính, doanh nghiệp, hộ gia đình…)
cần được thực hiện nhịp nhàng, hợp lý.
Để tránh bị Mỹ trừng phạt thương mại, Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói
chung cần tăng cường hợp tác, kí kết các thỏa thuận song phương và đa phương với các nước
trong khu vực cũng như các nước khác để mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm bớt nhu cầu xuất
khẩu sang Mỹ. Đồng thời, cần rà soát lại các chính sách thương mại, tuyên truyền rộng rãi đến
doanh nghiệp để các doanh nghiệp chủ động cân nhắc điều chỉnh các thị trường xuất nhập khẩu
như sau:
+ Đối với các mặt hàng ASEAN có thể cạnh tranh cần mở rộng thương mại nội khối để

giảm nhu cầu xuất khẩu đi Mỹ.


+ Đối với mặt hàng công nghệ cao, nên gia tăng nhập khẩu mạnh mẽ từ Mỹ và đàm phán
để hạ giá. Điều chỉnh này một mặt giúp giảm mức nhập siêu của Mỹ, mặt khác là cách tận dụng
cơ hội mua hàng công nghệ cao giá rẻ khi xuất khẩu loại hàng này của Mỹ vào Trung quốc giảm
mạnh.
+ Đối với các mặt hàng trong danh mục hỗ trợ nhập khẩu của Trung Quốc (TQ mới hạ
thuế suất nhập khẩu cho một số ngành hàng), cần gia tăng xuất khẩu vào Trung Quốc.
+ Đối với các mặt hàng tương đồng mà Trung quốc và Việt nam cùng sản xuất và xuất
khẩu (như thép, nhôm…), bên cạnh việc cơ quan quản lý tăng mức thuế nhập khẩu phòng vệ tới
mức hợp lý, người dân và doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng cường sử dụng các sản phẩm của
Trung Quốc với mức giá rẻ hơn (vẫn đảm bảo chất lượng), dành các sản phẩm của Việt Nam xuất
khẩu sang Mỹ với mức giá cao hơn.
+ Đối với chính sách tỷ giá: Chuẩn bị cơ chế cho phép tỷ giá linh hoạt hơn nữa để giảm
nhu cầu dự trữ ngoại tệ.
+ Cần rà soát chính sách thuế để đồng bộ với chính sách thương mại.
Ngoài ra, trước bối cảnh cuộc chiến thương mại có thể kéo dài và gây tác động bất lợi với sự ổn
định kinh tế-tài chính, cần tiếp tục củng cố các mức đệm dự phòng (tăng vốn cho các tổ chức tài
chính, giảm thâm hụt ngân sách…) để có thêm không gian chính sách cho giai đoạn tiếp theo nếu
cần đến việc sử dụng các nguồn lực này. Đây chính là một trong các biện pháp cơ bản nhất tăng
sức chống đỡ của nền kinh tế trước bất cứ những diễn biến nào có thể xảy đến. Tác giả cho rằng
cuộc chiến thương mại này, trong khi rõ ràng mang lại những khía cạnh tiêu cực, nhưng đồng
thời cũng mang đến những cơ hội mới với nền kinh tế Việt Nam nếu chúng ta có các điều chỉnh
kịp thời và đúng hướng trong chính sách thương mại và chính sách an toàn vĩ mô.



×