Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Căng thẳng thương mại Mỹ Trung, tác động tới hoạt động thương mại toàn cầu và những vấn đề gợi ý cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.64 KB, 13 trang )

Căng thẳng thương mại Mỹ -Trung, tác động tới hoạt động thương mại
toàn cầu và những vấn đề gợi ý cho Việt Nam
Diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc khởi nguồn từ việc tổng thống Mỹ ông
Donald Trump chỉ trích các chính sách thương mại không công bằng của Bắc
Kinh, khiến cán cân thương mại của Mỹ rơi vào tình trạng thâm hụt nghiêm
trọng. Để giải quyết vấn đề này, Ông Trump khởi động bằng một chiến lược đi
ngược lại với tự do hóa thương mại của chính quyền tiền nhiệm khi đưa ra yêu
cầu rà soát nâng thuế với hầu hết các đối tác thương mại lớn, bất chấp các cảnh
báo trả đũa. Tuy nhiên, đến lúc này trong khi quan hệ thương mại giữa Mỹ và
nhiều đối tác khác như khu vực EU, Canada, Mexico,… đã có sự cải thiện thì
căng thẳng thương mại với Trung Quốc lại đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ
hơn.
Cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc chính thức khởi động vào
giữa tháng 6 khi ông Trump đã đưa ra quyết định đánh thuế 25% đối với 50 tỷ
USD hàng hóa từ Trung Quốc. Tiếp đó, vào ngày 17/9 vừa qua, chính quyền
Tổng thống Trump thông báo tiếp tục đánh thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng nhập
khẩu từ Trung Quốc và mức thuế dự kiến tăng lên tới 25% vào cuối năm. Hiện
tại, nhiều mặt hàng xuất khẩu chiến lược quan trọng của Trung Quốc sang Mỹ,
đặc biệt là các mặt hàng thuộc nhóm chế biến, chế tạo đang nằm trong danh sách
áp thuế này. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị hàng hóa Mỹ áp
thuế đối với Trung Quốc là 250 tỷ USD, chiếm khoảng 50% giá trị hàng hóa
xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.
Đáp trả lại những chính sách của nước Mỹ, Trung Quốc cũng đã kịp thời
thực hiện những biện pháp trả đũa thông qua chính sách thuế. Để đáp lại lệnh
trừng phạt đầu tiên từ phía Mỹ, Trung Quốc đầu tiên đã tiến hành áp thuế 25%
đối với 50 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ. Mức thuế này bao gồm 659 mặt hàng, bao
gồm nhiều mặt hàng truyền thống của Mỹ thường xuất khẩu sang Trung Quốc
như đậu nành, bắp, bột, bò, heo, hải sản, ô tô, dầu, khí, than, thiết bị y tế…Tiếp
đó, Trung Quốc áp thuế theo kế hoạch 60 tỷ USD gồm 5.207 sản phẩm, với mức
thuế bổ sung dao động từ 5-10%. Mức thuế 10% áp dụng với các mặt hàng khí


thiên nhiên hóa lỏng, quặng kim loại, cà phê và nhiều loại dầu ăn. Mức 5% dành
cho các nhóm sản phẩm như rau đông lạnh, bột cacao và một số hóa phẩm.Tính
đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị hàng hóa mà Trung Quốc áp thuế đối với Mỹ
đã lên 110 tỷ USD, cũng chiếm khoảng 50% giá trị hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ
sang Trung Quốc.
Những tác động đối với hoạt động thương mại toàn cầu
Căng thẳng thương mại leo thang đã có ảnh hưởng bất lợi đến mọi mặt
của kinh tế toàn cầu từ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thương mại, xu hướng
vận động của luồng vốn đầu tư cũng như diễn biến trên các thị trường tài chính
1


tiền tệ. Tuy nhiên, những tác động trực tiếp và có thể dễ dàng quan sát được đó
là những diễn biến trong hoạt động thương mại và điều đó không chỉ được ghi
nhận tại Mỹ hay Trung Quốc mà còn diễn ra mang tính hệ thống trên toàn cầu.
Đặc biệt, khu vực châu Á được đánh giá thuộc nhóm chịu tác động mạnh nhất
bởi nhiều nước châu Á là một phần trong chuỗi mắt xích dây chuyền sản xuất
chuyên cung cấp linh kiện cho các mặt hàng của Trung Quốc xuất sang Mỹ.
Những hiệu ứng tích cực có thể xảy ra đối với một số nhóm nước
Xét về mặt lý thuyết, việc Mỹ và Trung Quốc gia tăng áp thuế đối với các
mặt hàng của nhau có thể đem lại lợi thế xuất khẩu đối với các quốc gia có
nhóm hàng xuất khẩu cùng thuộc danh mục các mặt hàng chịu thuế.
Các mặt hàng của Trung Quốc thuộc diện áp thuế của Mỹ chủ yếu là các
loại hàng hóa trung gian là đầu vào cho sản xuất như thiết bị, linh kiện điện tử,
phụ tùng ô tô,… và các mặt hàng tiêu dùng bao gồm điện thoại, máy vi tính,
hàng may mặc, da giày, đồ thể thao, đồ chơi trẻ em,… Đây đều là những mặt
hàng có thể chuyển hướng đầu tư sản xuất sang các thị trường khác ngoài Trung
Quốc, đặc biệt là khu vực ASEAN. Cụ thể, theo báo cáo nghiên cứu của HSBC
(9/2018) cho thấy Thái Lan, Malaysia và Phillipines là những quốc gia sẽ có lợi
thế trong việc gia tăng sản xuất, lắp ráp và xuất khẩu các thiết bị ổ cứng sang

Mỹ (đây là nhóm mặt hàng Trung Quốc phải chịu thuế suất ở mức 25% ngay từ
vòng áp thuế đầu tiên); trong khi đó Việt Nam và Indonesia lại có lợi thế đối với
mặt hàng tiểu thủ công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày, đồ gỗ nội thất,…
10 dòng hàng xuất khẩu các nước ASEAN có thể hưởng lợi sau khi Mỹ gia tăng áp thêm
thuế với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc

Nguồn: HSBC Report (9/2018)

Trong khi đó, về phía Mỹ, các mặt hàng thuộc đối tượng áp thuế chủ yếu
là các nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao như máy bay dân dụng, ô tô, các
loại chip và chất bán dẫn; nhóm sản phẩm khai khoáng như dầu thô, khí tự
nhiên, than và nhóm hàng nông nghiệp. Đối với các mặt hàng công nghiệp có
hàm lượng công nghệ cao, lợi thế xuất khẩu sẽ dành cho nhóm các nền kinh tế
phát triển như khu vực EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, đối với nhóm
hàng sản phẩm khai khoáng và nông nghiệp, lợi thế xuất khẩu sẽ dành cho
2


những nhóm nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đến từ châu Phi, Nam Mỹ và
khu vực châu Á.
Bên cạnh việc có thể hưởng các lợi thế về xuất khẩu, việc Mỹ gia tăng áp
thuế lên hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc có thể tạo ra sự dịch chuyển dòng vốn
đầu tư FDI từ Trung Quốc sang thị trường các nước đang phát triển khác trong
khu vực để đa dạng hóa hoạt động đầu tư. Xu hướng chuyển dịch này đặc biệt rõ
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo – ngành mà chi phí sản xuất tại các
nền kinh tế mới nổi khác đang rẻ hơn rõ rệt so với tại Trung Quốc.
Những hiệu ứng tiêu cực có mức độ tác động mạnh mẽ trên diện rộng
Trong khi những tác động tích cực còn chưa rõ ràng và chỉ giới hạn trong
những nhóm nước nhất định, hiệu ứng tiêu cực của tình trạng gia tăng căng
thẳng thương mại lại diễn ra rộng khắp, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của lĩnh

vực thương mại.
Thứ nhất, mặc dù phân tích về mặt lý thuyết cho thấy, việc gia tăng căng
thẳng thương mại có thể tạo cơ hội cho các nền kinh tế đang phát triển và mới
nổi bù đắp vào chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu thay thế cho hai quốc gia,
đặc biệt là từ chiều thay thế Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy
nhiên, diễn biến thực tế phức tạp hơn nhiều bởi nhiều quốc gia đang phát triển
và mới nổi, đặc biệt trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia,
… nằm trong chuỗi mắt xích dây chuyền sản xuất của khu vực thương mại tự
do, chuyên cung cấp linh kiện cho các mặt hàng của Trung Quốc xuất sang Mỹ.
Do đó, khi các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc bị áp thuế suất mới cao sẽ
khiến nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp linh kiện tại các quốc gia
này phải tăng chi phí, thậm chí phải giảm vốn đầu tư và có thể phải đóng cửa
không hoạt động. Đồng thời điều này cũng khiến chuỗi cung ứng tại châu Á bị
gián đoạn và tổn thương.
Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Singapore (DBS) và nghiên cứu
của tổ chức Societe Generale thì, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Singapore
sẽ là các nền kinh tế gặp rủi ro cao nhất tại châu Á trước cuộc chiến thương mại
Mỹ - Trung do các nước này có độ mở thương mại cao và tham gia nhiều vào
chuỗi cung ứng linh kiện cho Trung Quốc. Theo thống kê của WTO, hiện
khoảng 60 - 70% giá trị xuất khẩu của các nước châu Á này được sử dụng trong
các chuỗi cung ứng toàn cầu, do đó các quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng mạnh nếu
xảy ra tình trạng gián đoạn trong thương mại toàn cầu. Trong khi đó, Ấn Độ do
ít có sự kết nối thương mại với Trung Quốc nên sẽ chịu tác động thấp nhất. Nhật
Bản và Việt Nam cũng ít chịu tác động từ cuộc chiến thương mại mặc dù cũng là
những quốc gia có sự phụ thuộc vào xuất khẩu. Nguyên nhân là do Việt Nam
đang nằm ở cuối chuỗi cung ứng giá trị trong khi Nhật Bản có sự đa dạng hóa
sản xuất trong khắp khu vực châu Á.

3



Tác động lên GDP của Mỹ thông qua xuất
khẩu Trung Quốc (% GDP)

1% ở đây hàm ý 1% giá trị gia tăng của quốc gia
châu Á được thể hiện thông qua việc các quốc gia
xuất khẩu vào Trung quốc và những hàng hóa trung
gian này được sử dụng để sản xuất ra thành phẩm
cuối cùng xuất sang Mỹ.

Thống kê xuất khẩu vào Trung Quốc tại
các quốc gia châu Á

Nguồn: Societe General Report (9/2018)

Thứ hai, bên cạnh việc chịu tác động gián tiếp khi tham gia vào các chuỗi
cung ứng hàng hóa toàn cầu, bản thân các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi
có thể chịu tác động trực tiếp từ việc xuất khẩu hàng hóa chậm lại hoặc ảnh
hưởng đến tình trạng sản xuất hàng hóa trong nước khi Trung quốc và Mỹ tìm
kiếm các thị trường xuất khẩu mới đối với những hàng hóa mà hai bên đang gia
tăng thuế.
Ngoài ra, việc gia tăng cẳng thương mại có thể tác động tiêu cực đến sức
tăng trưởng và mức thu nhập tại hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, từ đó làm
giảm nhu cầu nhập khẩu tại 2 quốc gia này. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc
đều được coi là những thị trường tiêu thụ hàng hóa hàng đầu thế giới, do đó việc
sụt giảm nhu cầu nhập khẩu tại các quốc gia này có thể ảnh hưởng đáng kể đến
kim ngạch xuất khẩu của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Thứ ba, việc gián đoạn các chuỗi cung ứng hàng hóa có ảnh hưởng liên
đới đến các hoạt động đầu tư và sản xuất trên toàn cầu. Hiện nay, do hai phần ba
số hàng hóa trao đổi giữa Mỹ và Trung Quốc nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu và

phần lớn số hàng Mỹ nhập từ Trung Quốc đến từ các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài, vì vậy, thuế nhập khẩu của Mỹ, dù nhằm vào Trung Quốc, vẫn sẽ có tác
động đến các nước khác, trong số đó, ảnh hưởng nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khi đó, các công ty này có thể phải có thể phải cân nhắc việc chuyển nhà máy
sản xuất đến các quốc gia khác, dẫn đến sự dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư
trên toàn cầu và ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.
Về phía khu vực sản xuất, việc Mỹ tăng thuế trên hàng hóa Trung Quốc sẽ
là gánh nặng tài chính trên vai các tập đoàn quốc tế cung ứng hàng hóa, nhất là
các sản phẩm có giá trị cao, trong đó có các công ty của Mỹ trên toàn thế giới và
các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc. Ví dụ như, mức
thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho
ngành công nghiệp luyện kim và nhôm của Mỹ phát triển, nhưng đồng thời tạo
4


nguy cơ đối với ngành công nghiệp ô tô và nhiều ngành khác có sử dụng nguồn
nguyên liệu nhôm thép giá rẻ từ nước ngoài.
Hoạt động khó khăn của nhiều nhóm ngành quan trọng cũng dẫn đến kết
quả là hoạt động sản xuất công nghiệp toàn cầu cũng có diễn biến chậm lại.
Theo thống kê của JP Morgan, chỉ số PMI sản xuất toàn cầu có chiều hướng bị
thu hẹp liên tục qua các tháng của quý III. Cụ thể, chỉ số PMI đã giảm từ mức 53
điểm vào thời điểm cuối quý II xuống còn 52,7 điểm trong tháng 7, tiếp tục
giảm xuống còn 52,6 điểm trong tháng 8 và kết thúc tháng 9 ở mức 52,2 điểm –
mức mở rộng chậm nhất trong vòng 22 tháng qua. Như vậy PMI đang ghi nhận
chuỗi giảm dài nhất lên đến 5 tháng liên tục kể từ chỉ số này đạt ở mức mở rộng
trên 50 điểm vào từ tháng 3/2016. Hầu hết các chỉ số PMI thành phần đều đang
có chiều hướng đi xuống như các thống kê về sản lượng đầu ra, số lượng đơn đặt
hàng mới, tuyển dụng lao động và giá cả đầu vào. Đặc biệt chỉ số đơn đặt hàng
xuất khẩu mới có 6 tháng giảm liên tục, kết thúc quý III còn đang rơi vào
ngưỡng thu hẹp là 49,7 điểm cho thấy những biến động thương mại toàn cầu

đang có ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu.
Chỉ số PMI sản xuất toàn cầu

Phân tích các cấu phần của chỉ số PMI

Nguồn: JP Morgan report (10/2018)
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất trong lĩnh vực điện tử đang có chiều hướng đi
xuống mặc dù vẫn đang nằm trong vùng mở rộng

Nguồn: HSBC report (9/2018)

Thứ tư, một tác động tiêu cực khác đến lĩnh vực thương mại xuất phát từ
sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đó là có thể gia tăng tình trạng
5


chuyển tải (transhipment), tức là hàng Trung Quốc xuất sang một số quốc gia
láng giềng rồi dán nhãn các quốc gia này và xuất sang Mỹ để tránh thuế. Một
khi cơ quan thương mại Mỹ phát hiện ra thì bản thân các doanh nghiệp, nhóm
sản phẩm cũng như các quốc gia thực hiện hoạt động chuyển tải có thể nằm
trong tầm ngắm của Mỹ trong diện mở rộng đối tượng trừng phạt thương mại.
Điều đó sẽ khiến căng thẳng thương mại sẽ leo thang ở diện rộng hơn, không chỉ
giới hạn giữa hai quốc gia Mỹ - Trung mà sẽ mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Với những tác động tiêu cực diễn trong lĩnh vực thương mại như vậy,
nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn
cầu sẽ chậm lại. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
cứ mỗi 100 tỷ USD hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu, thương mại toàn
cầu sẽ giảm 0,5%, kéo theo tăng trưởng toàn cầu mất 0,1%, lạm phát sẽ tăng
0,1% - 0,3%, chưa tính biến động tỷ giá. Như vậy, theo thống kê của các tổ chức
quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 sẽ giao động trong khoảng từ 3 –

3,7%, thấp hơn mức tăng trưởng đưa ra hồi đầu năm từ 0,1 – 0,2%. Trong khi
đó, theo dự báo của WTO, thương mại toàn cầu năm 2018 ước đạt mức tăng
3,9%, thấp hơn mức tăng 4,4% được đưa ra hồi tháng 4. Trên thực tế, chỉ số
triển vọng thương mại toàn cầu (WTOI) do WTO thống kê đã có sự sụt giảm
trong quý vừa qua khi căng thẳng thương mại Trung Mỹ gia tăng, từ mức 101,8
điểm trong quý II xuống còn mức 100,3 điểm trong quý III. Trong đó đáng chú ý
là số lượng đơn hàng xuất khẩu mới đã liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay,
hiện ở mức 97,2 điểm thấp hơn nhiều so với mức 102,8 điểm hồi đầu năm. Bên
cạnh đó, các chỉ số đo lường thương mại trong các lĩnh vực vận chuyển hàng
hóa đường hàng không quốc tế, vận chuyển container qua cảng, sản xuất và kinh
doanh ô tô, sản xuất các sản phẩm điện tử cũng đang trong chiều hướng đi
ngang hoặc suy giảm cho thấy nhiều lĩnh vực đang chịu tác động mạnh từ sự suy
thoái thương mại toàn cầu.
Giá trị giao dịch thương mại toàn cầu

Thống kê chỉ số WTOI trong quý III

Nguồn: CBP Statistics

Nguồn: WTO

Hoạt động thương mại Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương
mại leo thang
Hiện nay khi căng thẳng thương mại Mỹ Trung chưa đi đến những giải
pháp thống nhất, rủi ro thương mại đang gia tăng trên toàn cầu, những tín hiệu
không khả quan đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều nền kinh tế lớn, đặc biệt là Trung
Quốc. Tuy nhiên, tại Việt Nam mọi việc dường như lại có vẻ thuận lợi hơn. Cụ
6



thể, tăng trưởng kinh tế đã hình thành được đà tăng vững qua các quý. Trong đó,
tất cả các khu vực kinh tế quan trọng đóng góp vào tăng trưởng cả về phía cung
và phía cầu đều có diễn biến tốt. Nổi bật là diễn biến tăng trưởng của hoạt động
xuất nhập khẩu trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm và bất ổn gia tăng.

Kim ngạch xuất khẩu đã tăng trong cả 2 khu vực
Kim ngạch xuất khẩu đã có được đà tăng tốt kể từ đầu năm, xuất khẩu quý
III ước đạt 64,661 tỷ USD, tăng 10,4% so với quý II và tăng 13,9% so với cùng
kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu qua các tháng của quý III đều ở mức cao
trên 20 tỷ USD, trong đó tháng 8 đạt con số 23,481 tỷ USD – mức cao nhất từ
trước đến nay. Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 178,91 tỷ USD,
tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó vào quý III, hoạt động xuất khẩu
đã có mức tăng trưởng cao trong cả hai khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và
doanh nghiệp trong nước với mức tăng trưởng trong 9 tháng của 2 khu vực lần
lượt đạt 14,6% và 17,5% so với cùng kỳ.
Trong diễn biến tăng của kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng chế biến chế
tạo vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan1 và nhiều mặt hàng còn đạt tốc độ
tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu chung. Trong khi đó, xuất khẩu các
mặt hàng nông thủy sản tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao2.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK một số mặt hàng chủ lực 9T/2018

Nguồn: TCTK

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường
lớn đều đạt tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường
1 Qua 9 tháng năm 2018, điện thoại và linh kiện đạt 36,1 tỷ USD, tăng 14,6%; hàng dệt may đạt 22,6 tỷ USD,
tăng 17,1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21,6 tỷ USD, tăng 16,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt
12,1 tỷ USD, tăng 28,7%; giày dép đạt 11,8 tỷ USD, tăng 10,5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,3 tỷ USD, tăng
13,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,9 tỷ USD, tăng 15,8%.
2 Qua 9 tháng năm 2018, thủy sản đạt 6,4 tỷ USD, tăng 6,9%; rau quả đạt 3 tỷ USD, tăng 15,2%; gạo đạt 2,5 tỷ

USD, tăng 22,1%.

7


không có nhiều thay đổi với Mỹ và EU vẫn là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam3.

Tỷ trọng XK vào các thị trường 9T/2017 Tỷ trọng XK vào các thị trường 9T/2018

Nguồn: TCTK

Nhập khẩu 9 tháng đầu năm tăng trưởng cao
Tương tự xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng có được đà tăng tốt, trong
quý III cũng vẫn giữ được đà tăng trưởng cao, ước đạt 62,039 tỷ USD, tăng
8,8% so với quý trước và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 9
tháng, nhập khẩu ước đạt 173,52 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, tốc độ tăng nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt
11,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,9%.
Sự gia tăng của nhập khẩu trong 9 tháng qua chủ yếu là do nhập khẩu tư
liệu sản xuất tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhiều mặt hàng có
tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu chung, ví dụ
như: Điện tử, máy tính và linh kiện, vải, sắt thép, chất dẻo, xăng dầu, kim loại
thường, hóa chất... Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng tăng 8,3% so
với cùng kỳ năm 2017.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK một số mặt hàng tư liệu sản xuất 9T/2018

3 Qua 9 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 34,9 tỷ USD, tăng mạnh 12,5%, cao hơn 2,9
điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, EU đạt 31,1 tỷ USD, tăng 9,6%, Trung Quốc đạt 28,1 tỷ USD, tăng
26,6%,Thị trường ASEAN đạt 18,7 tỷ USD, tăng 16%, Nhật Bản đạt 13,8 tỷ USD, tăng 12,2; Hàn Quốc đạt 13,5

tỷ USD, tăng 26,5%.

8


Nguồn: TCTK

Nhập khẩu từ tất cả các thị trường đều có sự gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, nhập
khẩu từ Trung Quốc, Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ đều gia tăng mạnh ở
mức hai con số so với cùng kỳ năm 20174. Cơ cấu thị trường nhập khẩu không có
nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, với Trung Quốc là thị trường nhập khẩu
lớn nhất của Việt Nam, theo sau là Hàn Quốc, Asean.
Tỷ trọng NK từ các thị trường 9T/2017 Tỷ trọng NK vào các thị trường 9T/2018

Nguồn: TCTK

Cán cân thương mại trong quý III ước xuất siêu 2,622 tỷ USD, là quý đạt
được mức xuất siêu cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Như vậy cán cân thương
mại tính đến hết quý III đã có tổng mức xuất siêu là 5,39 tỷ USD, trong đó khu
vực kinh tế trong nước nhập siêu 18,26 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,65 tỷ USD.
Diễn biến XNK, cán cân thương mại giai đoạn 1/2017 – 9/2018 (triệu USD)

Nguồn: TCTK

Như vậy có thể nhận thấy rằng diễn biến hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam từ đầu năm đến nay là khá tốt so với năm ngoái và vẫn có được những
con số tăng trưởng lạc quan vào Quý II, Quý III khi căng thẳng thương mại leo
thang. Mặc dù vậy, sự dịch chuyển trong cán cân thương mại giữa Việt Nam với
Mỹ và Trung Quốc chưa đủ lớn để khẳng định được rằng Việt Nam đang hưởng

lợi trong bối cảnh căng thương mại hiện nay. Tuy nhiên, nhìn xa hơn,Việt Nam
4 9 tháng năm 2018, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2016, Hàn Quốc tăng 46,5%,
ASEAN tăng 19,7%, Nhật Bản tăng 8,2%, EU tăng 13,3%, Hoa Kỳ tăng 16,3%.

9


sẽ có những cơ hội và thách thức chung của khu vực, cũng như của riêng mình,
trong đó đáng chú ý là những vấn đề sau:
- Rủi ro từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể dẫn đến những bất
ổn về địa chính trị và an ninh quốc gia. Điều đó sẽ ảnh hưởng mạnh tới các
quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia của hai nước lớn trên toàn cầu. Để
có thể có được lợi thế hơn so với Mỹ, các chính sách thu hút đầu tư của các
nước có thể sẽ có nhiều điểm mới,… làm gia tăng áp lực cạnh tranh về môi
trường thu hút đầu tư. Điều đó sẽ ảnh hưởng bất lợi đến những nước như Việt
Nam – khi chưa được nhìn nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ.
- Đông Nam Á sẽ là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Mỹ tại
Trung Quốc trong việc cân nhắc khi muốn chuyển khu vực sản xuất ra các nước
khác. Trong khi đó, nếu dựa trên tỷ lệ hàng xuất khẩu của một số nước Đông
Nam Á tham gia vào chuỗi giá trị tại Trung Quốc cho thấy Việt Nam5 sẽ là nước
chịu tác động ít nhất, phần lớn là các tác động gián tiếp trong căng thẳng thương
mại Mỹ Trung. Đây sẽ là điểm cộng cho Việt Nam nếu biết tận dụng cơ hội để
thu hút dòng vốn đầu tư và gia tăng đơn hàng xuất khẩu mới sang Mỹ và Trung
Quốc.
Kết quả khảo sát các doanh nghiệp của
Mỹ trong việc cân nhắc chuyển khu vực
sản xuất

Tỷ trọng hàng hóa tham gia vào chuỗi giá
trị tại Trung Quốc


Nguồn: RHB Bank Berhad

Nguồn: Bloomberg

- Trên thực tế, khi phân tích cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
sang hai thị trường Mỹ và Trung Quốc có thể thấy Việt Nam đang có những lợi
thế lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang cả hai thị trường này.
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là hàng
hóa thô (như dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp) và những mặt hàng điện tử
tiêu dùng cuối cùng. Đây đều là những mặt hàng Trung Quốc không tiếp tục gia
công chế biến để xuất lại sang Mỹ. Do đó, mặc dù căng thẳng thương mại Mỹ
Trung gia tăng và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ có
suy giảm cũng sẽ không ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang Trung Quốc. Không những thế, Việt Nam còn có khả năng chiếm lĩnh
5 Theo số liệu từ RHB Bank (Malaysia), chỉ khoảng 2,2% hàng xuất khẩu Việt Nam là đóng góp vào chuỗi giá
trị của Trung Quốc trong khi đó, Malaysia là 11,4% và Philippines là 16,9%.

10


thị phần xuất khẩu của Mỹ trên thị trường Trung Quốc đối với một số nhóm
hàng hóa, nguyên liệu thô khi hiện nay rất nhiều các mặt hàng thuộc lĩnh vực
này của Mỹ xuất sang Trung Quốc đang nằm trong diện bị đánh thuế 10%.
Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ cũng có khả năng gia tăng khi hiện nay
cơ cấu xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Mỹ trùng với nhóm
mặt hàng Trung Quốc đang bị đánh thuế. Do đó, khi căng thẳng thương mại Mỹ
Trung gia tăng, Mỹ có thể giảm bớt nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc
và tăng nhập khẩu từ một số thị trường thay thế như Việt Nam. Theo phân tích
của HSBC, hai ngành Việt Nam có thể hưởng lợi lớn nhất là ngành công nghiệp

nhẹ (gồm các lĩnh vực như nội thất, đồ gỗ, dệt may) và chế biến thủy sản. Hiện
nay, theo thống kê của Cơ quan thương mại Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu những
mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đang chiếm lĩnh thị phần lớn thứ hai, chỉ
đứng sau Trung Quốc. Do đó, khi tác động của các biện pháp áp thuế bắt đầu
phát huy, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam
tại thị trường Mỹ sẽ vượt cả Trung Quốc. Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng này có thể giúp Việt Nam bù đắp những thiệt hại từ việc Mỹ áp thuế
mọt số mặt hàng như thép, máy giặt và tấm pin mặt trời.
Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng của Việt
Nam vào 2 thị trường Mỹ và Trung Quốc

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt
Nam có thể vượt Trung Quốc

Nguồn: HSBC Report (9/2018)

- Quá trình gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Việt Nam cũng có
thể làm phát sinh một số vấn đề. Trước hết, nếu Trung Quốc không xuất sang
Mỹ thì họ sẽ giảm giá mạnh đồng CNY để tạo lợi thế cạnh tranh cộng thêm giảm
giá bán hàng hóa để xuất vào các thị trường khác, trong đó có thị trường Việt
Nam. Sự tràn ngập hàng hóa Trung Quốc giá rẻ sẽ khiến hàng hóa Việt Nam khó
có thể cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Ngoài ra, việc hàng hóa Trung
Quốc gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường Mỹ có thể chuyển tải qua thị trường
Việt Nam (đóng nhãn mác từ Việt Nam) và khi đó hàng hóa Việt Nam có thể gặp
phải các biện pháp trừng phạt từ phía Mỹ. Một ví dụ cụ thể là vừa qua thép Việt
Nam nhưng có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị Mỹ đánh thuế lên đến 450% (gồm
199,76% thuế chống phá giá và 256,44% thuế đối kháng).
11



Tổng hợp từ các phân tích nhận định trên, có thể nhận thấy rằng căng
thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể tác động hai chiều mang lại cơ hội và thách
thức mới cho Việt Nam. Theo chúng tôi thì hướng tích cực cho Việt Nam dường
như nhiều hơn nếu chúng ta biết nắm bắt tận dụng, đó là khả năng gia tăng xuất
khẩu hàng hóa Việt Nam vào Mỹ chiếm lĩnh phần hàng hóa của Trung Quốc bị
gia tăng thuế; đó là cơ hội về tiếp quản sự chuyển dịch vốn FDI như điều tra của
RHB Bank Berhad; đó là cơ hội tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện
cán cân thương mại cũng như cán cân thanh toán và gia tăng dự trữ ngoại hối
củng cố tiềm lực của nền kinh tế để đối phó cú sốc từ bên ngoài cả về thương
mại và tài chính. Tuy nhiên, những thách thức cũng không được phép xem nhẹ
như: phá giá CNY của PBoC tạo sức cạnh tranh hàng hóa Trung Quốc tràn ngập
sang Việt Nam gây tổn hại cho sản xuất trong nước; phá giá CNY cũng tạo hiệu
ứng dây truyền cho các nước Asean giảm giá đồng nội tệ, khi đó giá trị VND
cũng chịu sức ép lớn phải giảm giá; sự dịch chuyển nhà máy của doanh nghiệp
Trung Quốc sang Việt Nam với công nghệ lạc hậu để tranh xuất sứ hàng hóa,
gây ô nhiễm môi trường; trung chuyển hàng hóa qua Việt Nam để dán nhãn mác
cũng sẽ gia tăng nếu kiểm soát không tốt thì Việt Nam đối mặt sự trừng phạt của
Mỹ như đã có bài học về thép…Vì vậy, theo chúng tôi Việt Nam cần:
1.Tập trung thực hiện các giải pháp để tăng cường hơn nữa tính minh
bạch và khả năng thu hút đầu tư từ môi trường kinh doanh thông thoáng phù hợp
thông lệ quốc tế; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng đầu tư chiếm lĩnh thị trường; Tập
trung phát triển các ngành, nghề có lợi thế về năng lực hoạt động, về thị trường.
2. Tăng cường năng lực công nghệ, chú trọng đổi mới sáng tạo và công
nghệ cao, tranh thủ được những cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để gia
tăng giá trị hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao để có thể tham gia vào chuỗi
giá trị sản xuất công nghiệp toàn cầu mà Việt Nam còn đang rất khuyết thiếu.
3. Bài học của mất ổn định kinh tế vĩ mô 2011 -2015 đã rất rõ, vì vậy kiên
định bài toán về ổn định kinh tế vĩ mô trong điều hành luôn được quan tâm hàng
đầu. Trong đó đặc biệt lưu ý biến số về lạm phát và tỷ giá; cần xây dựng kịch

bàn kỹ càng hơn điều hành nền kinh tế của năm 2019, 2020 với giả định cuộc
chiến thương mại căng thẳng hơn, cú sốc CNY mạnh hơn.
4. Và cuối cùng không thể thiếu là sự nỗ lực, linh hoạt của các doanh
nghiệp trong việc nắm bắt các cơ hội để có thể đưa các lợi thế trở thành hiện
thực trong bối cảnh căng thẳng thương mại chưa có điểm dừng giữa hai nền kinh
tế lớn nhất của thế giới.
Tài liệu tham khảo
Asean Perspectives, trade wars: much pain, some gain, HSBC Global
Research, 9/2018;
12


Asia: growth jeopardised by the trade war, Societe Generale Economic
and Sectoral Research Department, 9/2018;
US – China trade conflict: Causes and impacts, Ha Ziming, 6/2018;
Các trang web thông tin số liệu: www.bloomberg.com; www.reuters.com;
; www.gso.gov.vn; www.customs.gov.vn; …

13



×