Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸTRUNG QUỐC: NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.43 KB, 19 trang )

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG QUỐC:
NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG

Kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc
tạo lập và thúc đẩy thể chế kinh tế và tài chính toàn cầu trên cơ sở luật lệ. Trong khi đó,
Trung Quốc vẫn duy trì một vai trò thấp hơn trong quản trị quốc tế cho dù sức mạnh kinh
tế của Trung Quốc tăng lên.Tổng thống Mỹ- ông Donald Trump đã mô tả Mỹ như là”nạn
nhân”của thương mại quốc tế và hệ thống tài chính quốc tế. Sự chú trọng “Nước Mỹ
trước hết”(America First) của Chính quyền Trump và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc có thể tác động đáng kể tới thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc,
và điều này sẽ tác động tới hoạt động kinh tế của cả hai nước và toàn cầu. Bài viết này
sẽ đi sâu phân tích vào những nội dung chính sau:(1)Diễn biến cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung;(2)Nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; và (3)Tác động của chiến
tranh thương mại Mỹ -Trung tới nền kinh tế Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam, đồng thời, bài
viết cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.
1.Diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Kể từ tháng 1/2017 - khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ đến nay, Mỹ luôn
giương chiếc gậy chủ nghĩa bảo hộ thương mại ra khắp thế giới. Đặc biệt, trong thời gian
gần đây, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Cụ thể, vào
ngày 22/3/2018, Tổng thống Trump đã ký Bị vong lục về việc áp thuế nhập khẩu đối với
hàng hóa Trung Quốc trị giá 60 tỷ USD với cáo buộc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.
Chỉ sau vài giờ sau khi Tổng thống Trump chỉ đạo Văn phòng Đại diện Mỹ áp thuế nhập
khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo các lệnh
trừng phạt thương mại đối với hơn 120 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ trị giá khoảng 3 tỷ
USD. Trung Quốc cho biết sẽ theo đuổi vụ kiện riêng Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO). Trước đó, vào tháng 1/2018, Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu đối với máy giặt,
pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc và một số nước khác. Đồng thời, từ ngày
9/3/2018, Mỹ chính thức áp thuế 25% và 10% đối với hai mặt hàng thép và nhôm nhập
1



khẩu vào Mỹ, dẫn đến sự phản đối kịch liêt của các nước liên quan. Sau đó, Mỹ giảm
thuế cho các nước Canada, Mexico, EU, Hàn Quốc,…nhưng vẫn áp thuế đối với Trung
Quốc.
Ngày 3/4/2018, trên cơ sở báo cáo điều tra “điều khoản 301’’ 1, căng thẳng thương
mại tiếp tục gia tăng khi Mỹ tuyên bố áp thuế 25% đối với 1333 mặt hàng của Trung
Quốc, trị giá 50 tỷ USD, liên quan đến các ngành hàng không vũ trụ, kỹ thuật thông tin,
rô bốt, thuốc men và cơ khí. Về phần mình, ngày 4/4/2018, Trung Quốc tuyên bố áp thuế
25% đối với 106 sản phẩm thuộc 14 nhóm hàng nhập khẩu từ Mỹ tương đương 50 tỷ
USD. Trung Quốc khẳng định” Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại nhưng
Trung Quốc không sợ chiến tranh thương mại”2.Ngày 5/4/18, Trung Quốc đề xuất yêu
cầu đàm phán với Mỹ thông qua cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, chính thức khởi
động quá trình giải quyết tranh chấp.
Trong tháng 5 và tháng 6/2018, Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành ba lượt đàm phán
thương mại, đồng thời ra tuyên bố chung, nêu rõ cần tăng cường hợp tác thương mại trên
các lĩnh vực năng lượng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm kỹ thuật cao, và lĩnh vực tiền
tệ. Tuy nhiên, trong vấn đề cốt lõi là sở hữu trí tuệ và điều chỉnh kết cấu kinh tế thì hai
bên vẫn còn nhiều vấn đề chia rẽ.
Ngày 15/6/2018, Mỹ ra tuyên bố về thương mại Mỹ-Trung, áp thuế 25% đối với
1102 mặt hàng trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc. Đáp lại tuyên bố trên, ngày 16/8/2018,
Trung Quốc tuyên bố áp thuế 25% đối với 659 mặt hàng nhập khẩu có nguồn gốc sản
xuất tại Mỹ, trị giá khoảng 50 tỷ USD.

1 Điều khoản 301 là cách gọi thông thường của Điều 301, Luật Thương mại 1974 của Mỹ. Thông thường, đây là
điều khoản ủy quyền lập pháp được áp dụng hành dộng đơn phương có liên quan đối với hành vi lập pháp và hành
chính nước ngoài vi phạm hiệp định, gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ.

2 Chiến tranh thương mại là chỉ một nước thông qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hạn chế sản phẩm
thương mại của nước khác vào thị trường nước đó, đồng thời thông qua các biện pháp như bán phá giá và chênh lệch
ngoại hối nhằm tranh giành thị trường nước ngoài, từ đó dẫn đến một loạt các biện pháp trả đũa và chống trả đũa.


2


Ngày 18/6/2018, ông Trump chỉ thị cho Đại diện thương mại Mỹ xác định áp thuế
10% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc. Sau đó, ông Trump
tuyên bố sẽ từng bước nâng đến 500 tỷ USD, cơ bản thực hiện áp thuế mới đối với toàn
bộ sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc. Đồng thời, ngày 25/6/2018, Bộ Tài
chính Mỹ tuyên bố kế hoạch đưa ra các biện pháp ngăn ngừa việc đầu tư của Trung Quốc
vào các lĩnh vực kinh tế của Mỹ có tầm quan trọng chiến lược.
Ngày 6/7/2018, Mỹ đánh thuế nhập khẩu 25% đối với 818 mặt hàng trị giá 34 tỷ
USD của Trung Quốc, trong đó 90% mặt hàng này là xe hơi, ổ cứng máy tính, linh kiện
máy bay, nguyên liệu sản xuất máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao. Trung Quốc
ngay lập tức đáp trả khi áp thuế 25% đối với 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, tập trung
vào lĩnh vực thủy sản, trái cây, thịt gia súc, gia cầm, than đá, nhiên liệu ô tô…
Ngày 10/7/2018, Tổng thống Trump ra lệnh cho Đại diện thương mại Mỹ khởi
động áp thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Đồng
thời, ngày 24/7/2018, chính quyền Trump tuyên bố trợ giá 12 tỷ USD cho nông dân Mỹ
nhằm giảm tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại.
Ngày 23-24/8/2018, Đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra tại
Washington D.C. nhưng không đem lại kết quả gì.
Ngày 6/9/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa ra “các biện pháp
đáp trả cần thiết” nếu Mỹ áp thuế hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
Ngày 7/9/2018, Tổng thống Trump đe dọa tiếp tục đánh thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc
trị giá 267 tỷ USD. Văn phòng Thông tin thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành Sách
trắng về “Va chạm kinh tế, thương mại Trung-Mỹ và lập trường của Trung Quốc”.
Ngày 12/9/2018, Mỹ đề xuất đàm phán thương mại cấp cao tại Trung Quốc trước
khi áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
Ngày 17/9/2018, Tổng thống Trump tuyên bố việc áp thuế 10% đối với các sản
phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD sẽ có hiệu lực từ 24/9/2018 và có khả
năng thuế quan sẽ tăng lên 25% vào tháng 1/2019. Việc Trung Quốc từ chối đề nghị của

3


Mỹ về việc đàm phán thương mại và cùng lúc áp đặt các biện pháp trả đũa khi áp thuế
nhập khẩu 5-10% đối với hàng hóa của Mỹ trị giá 60 tỷ USD càng làm cho căng thẳng
thương mại gia tăng.
Căng thẳng thương mại Mỹ -Trung có dấu hiệu hạ nhiệt trước cuộc bầu cử giữa
nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ (tháng 11/2018), tuy nhiên không có dấu hiệu kết thúc
chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
2. Nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng nói
chung, căng thẳng thương mại Mỹ -Trung khởi nguồn từ những bất đồng cơ bản sau:
Thứ nhất, tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc trong phát triển công nghệ cao.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bắt nguồn từ tranh chấp trong phát triển công
nghệ cao được khởi nguồn với Kế hoạch hành động quốc gia đầu tiên về phát triển công
nghiệp có tên gọi “Made in China 2025” (Chế tạo tại Trung Quốc năm 20253) nhằm biến
Trung Quốc trở thành cường quốc chế tạo hàng đầu thế giới vào năm 2049, đúng dịp kỷ
niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong Made in China 2025, Bắc Kinh xác định 9 nhiệm vụ ưu tiên để phát triển
ngành công nghiệp nước này trong giai đoạn 2015 - 2025 gồm: cải thiện hoạt động đổi
mới sáng tạo công nghiệp, kết hợp công nghệ thông tin với công nghiệp, tăng cường nền
tảng công nghiệp, khuyến khích phát triển các thương hiệu của riêng Trung Quốc, phát
triển công nghiệp xanh, tạo ra các bước đột phá trong 10 ngành trọng điểm 4, thúc đẩy tái
cơ cấu lĩnh vực công nghiệp, phát triển ngành công nghiệp định hướng dịch vụ và các
3 Made in China 2025 được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thông qua vào tháng 5/2015.

4 Chính phủ Trung Quốc xác định 10 ngành trọng điểm phải có bước đột phá, trong đó có công nghệ thông tin mới,
các công cụ kiểm soát số và tự động hóa, trang thiết bị vũ trụ, trang thiết bị cơ khí đại dương và tàu thuyền công
nghệ cao, trang thiết bị đường sắt, các phương tiện tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới, trang thiết bị
điện, các vật liệu mới, dược phẩm sinh học và các thiết bị y tế, và máy nông nghiệp.


4


ngành dịch vụ liên quan tới công nghiệp, quốc tế hóa. Để hoàn thành 9 nhiệm vụ ưu tiên
trên, Kế hoạch hành động kéo dài 10 năm này sẽ tập trung vào 5 dự án trọng điểm, trong
đó có dự án thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo công nghiệp và dự án thúc đẩy ngành
công nghiệp thông minh. Với kế hoạch “Made in China 2025” đầy tham vọng nhưng lại
dựa trên việc bảo hộ sản xuất trong nước, Trung Quốc nhằm mục tiêu sẽ đứng đầu nhiều
ngành công nghệ trên thế giới, từ ngành robot cho đến ô tô điện, sử dụng công nghệ cao
làm bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế và cam kết sẽ cho các công ty nước ngoài tiếp cận
nhiều hơn với ngành sản xuất Trung Quốc. Tuy nhiên, các công nghệ then chốt phục vụ
cho chiến lược này của Trung Quốc vẫn nằm trong tay Mỹ. Vì vậy, thông qua cuộc chiến
thương mại, Mỹ muốn ngăn cản các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư ở Trung Quốc chuyển
giao công nghệ then chốt cho Trung Quốc 5. Hiện Mỹ hạn chế đầu tư và xuất khẩu trong
các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao để làm chậm tiến trình đuổi kịp và vượt Mỹ của
Trung Quốc. Mỹ cho rằng’’Made in China 2025’’ là một kế hoạch về lĩnh vực kỹ thuật,
công nghệ cao, có tiềm lực thách thức ngành khoa học công nghệ cao của Mỹ, thách thức
nghiêm trọng ưu thế cốt lõi của Mỹ. Trong bối cảnh đó, Mỹ phát động chiến tranh thương
mại Mỹ-Trung nhằm kiềm chế sự phát triển của ngành khoa học công nghệ cao của Trung
Quốc.
Thứ hai, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng cao.
Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mở rộng đáng kể trong 30 năm qua. Theo Bộ
Thương mại Mỹ, Trung Quốc chiếm 7,7% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ và
chiếm 17,7% nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong năm 2016. Theo thống kê của
Hải quan Trung Quốc thì Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc (sau Liên
minh Châu Âu-EU) và Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc- chiếm
khoảng 18% xuất khẩu hàng hóa và 8% nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong năm
20166.


5
Hiện tại Mỹ đưa ra quy định mới theo đó cấm các công ty có hơn ¼ vốn của Trung Quốc được tiếp cận với các
ngành công nghệ then chốt.

5


Trung Quốc và Mỹ có thị phần lớn trong thương mại song phương phản ánh quy
mô kinh tế của cả hai nước và cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung.Trung Quốc có lợi thế
cạnh tranh trong các ngành sử dụng nhiều lao động, trong khi Mỹ lại có lợi thế cạnh tranh
trong các ngành sử dụng nhiều vốn (kể cả ngành nông nghiệp có lợi nhuận cao) và có
nhiều nhân tài, cũng như các công ty công nghệ cao. Hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung
Quốc chủ yếu là các trang thiết bị giao thông vận tải, thực phẩm, điện tử và dịch vụ. Do
những hạn chế của Mỹ về xuất khẩu công nghệ cao nên sản phẩm công nghệ cao chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu của Mỹ tới Trung Quốc (khoảng 7% trong năm
2010), mặc dù Mỹ là nước có lợi thế cạnh tranh rất mạnh về những hàng hóa như vậy.
Trong khi đó, hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc sang Mỹ là dệt may, vải, đồ nội
thất, đồ chơi, đồ điện tử và máy tính.
Sự mất cân bằng quá lớn và dai dẳng trong thương mại song phương đã gây ra
những quan ngại về phía Mỹ. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc đã
tăng từ 83 tỷ USD năm 2001 lên tới 347 tỷ USD năm 2016, và nó chiếm tới 46% tổng
thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ. Trong khi đó, thặng dư về thương mại dịch vụ
của Mỹ với Trung Quốc chỉ là 37 tỷ USD năm 2016. Tính chung, thâm hụt thương mại
song phương giữa Mỹ và Trung Quốc là 310 tỷ USD 7 trong năm 2016. Do vậy, giảm
thâm hụt thương mại của Mỹ và đem việc làm trở lại nước Mỹ là hai mục tiêu hứa hẹn
nhất trong chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Trump.
Trước đây, Mỹ thường cho rằng việc lên giá đồng tiền được phát hành bởi một
quốc gia là nguyên nhân chủ yếu làm cho thâm hụt thương mại của quốc gia đó. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy đồng tiền của Nhật (Yên Nhật) và Đức (Mark Đức) lên giá vào
những năm 1970 và 1980, và việc lên giá của đồng Nhân dân tệ trong những năm gần đây

không cho thấy như vậy.
6
Nguồn: Fan Zhai (2017), Trade Cooperation and Conflicts between the US and China: Risks and Realities.
7
Nguồn: Fan Zhai (2017), Trade Cooperation and Conflicts between the US and China: Risks and Realities.

6


Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ không phụ thuộc vào việc đồng
Nhân dân tệ giảm giá so với Đô la Mỹ. Lịch sử cho thấy, khi Đô la Mỹ tăng giá mạnh so
với Nhân dân tệ, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc không tăng đáng kể (hình
1). Tỷ trọng thương mại của Trung Quốc với Mỹ và toàn cầu cũng giảm xuống. Trên thực
tế, sự mất cân bằng về thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào sự
mất cân bằng về cơ cấu của nền kinh tế Mỹ 8. Khi nền kinh tế Mỹ bùng nổ, nhập khẩu từ
Trung Quốc tăng lên do nhu cầu của Mỹ tăng, điều này sẽ làm tăng thâm hụt thương mại;
thậm chí nếu thâm hụt thương mại với Trung Quốc giảm, Mỹ sẽ vẫn thâm hụt thương mại
với các nền kinh tế khác. Ngược lại, ở một vài giai đoạn giảm hoặc thậm chí tăng trưởng
âm của thâm hụt thương mại hàng hóa lại song hành với suy thoái kinh tế Mỹ và cầu
trong nước không hiệu quả.

Hình 1. Sự tăng giá của USD so với RMB và mức tăng trưởng cán
cân thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc, 1987-2015
Đơn vị:%

8
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE,2017) Thâm hụt thương mại của Mỹ được quyết định bởi
hành vi tiết kiệm của nước Mỹ. Với một sản lượng kinh tế và tiết kiệm tư nhân nhất định, nếu thâm hụt ngân sách
tăng lên, để duy trì cân bằng thì hoặc đầu tư hoặc xuất khẩu ròng phải giảm xuống. Nếu đầu tư không thể giảm
xuống, khi đó thâm hụt cán cân vãng lai sẽ tăng cùng với thâm hụt ngân sách. Bởi vậy, nếu như Mỹ không tăng tiết

kiệm quốc gia hoặc không giảm đầu tư thì hầu như Mỹ không thể đạt được thặng dư cán cân vãng lai.

7


Nguồn: Wind Database, CF 40, PIIE (6/2017)
Trong chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp đa phương của Mỹ có lợi thế về lao
động và nguyên liệu ở nước ngoài tương đối rẻ và sau đó những doanh nghiệp này sẽ bán
sản phẩm cho Mỹ. Theo thống kê của Cơ quan Phân tích Kinh tế (BEA) của Mỹ, xuất
khẩu trực tiếp tới Mỹ hoặc thông qua công ty mẹ của Mỹ từ các chi nhánh nước ngoài
chiếm hơn 40% tổng nhập khẩu của Mỹ. Trung Quốc cũng đối mặt với tình trạng tương
tự. Mặc dù Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, một số lượng lớn thặng dư
thương mại này là từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các công ty
Mỹ ở Trung Quốc.
Thứ ba, quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung xảy ra vào thời điểm lãnh đạo nhiều nước
Phương Tây quan ngại về thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc. Lãnh
đạo EU than phiền về việc Trung Quốc vẫn bảo hộ thị trường trong nước khỏi sự cạnh
tranh nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời, Mỹ và EU đồng quan điểm về việc
Trung Quốc tăng cường đầu tư toàn cầu với sự dẫn dắt của nhà nước nhằm nâng cấp công
nghệ cho ngành công nghiệp nước mình.

8


Thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn là điểm đến mơ ước của các nhà đầu tư và
Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc để đánh
đổi lấy quyền sở hữu công nghệ. Các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc mang
lại nhiều lợi nhuận đủ để các doanh nghiệp chấp nhận chuyển giao công nghệ cho Trung
Quốc. Một trong những mục tiêu trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc của Mỹ là

ngăn chặn các hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao có tầm quan
trọng chiến lược thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Mỹ sang Trung Quốc và
ngăn ngừa việc đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực kinh tế của Mỹ có tầm quan
trọng chiến lược9.
3. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và là những đối tác thương
mại chủ yếu, do vậy, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung không những ảnh hưởng đến
thương mại, đầu tư và nền kinh tế của hai nước mà còn ảnh hưởng đến thương mại và
chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như thị trường tài chính thế giới. Đến nay, tác động trực
tiếp từ cuộc chiến thương mại toàn diện lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn khá khiêm
tốn. Tuy nhiên, ảnh hưởng gián tiếp của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là rất lớn, liên
quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, tác động đến kinh doanh và tâm lý chi tiêu của
người tiêu dùng.
3.1. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với Trung Quốc
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào thị
trường Mỹ sẽ giảm xuống. Hiện tại, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa tác động đến
xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2018, cả xuất khẩu và nhập khẩu
của Trung Quốc đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2017. Về tổng thể, xuất khẩu của
9
Ngày 25/6/2018, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố kế hoạch đưa ra các biện pháp ngăn ngừa việc đầu tư của Trung Quốc
vào các lĩnh vực kinh tế của Mỹ có tầm quan trọng chiến lược.

9


Trung Quốc tăng khoảng 12,2% trong Quý 3/2018 và tăng tới 14,5% trong tháng 9/2018.
Nhập khẩu tăng chậm lại và đứng ở mức 14,3% trong tháng 9, tuy nhiên, sẽ tăng tới 20%
trong cả năm 2018.10 Trong 9 tháng đầu năm 2018, các đối tác xuất khẩu chủ yếu tới
Trung Quốc là Mỹ, EU, và ASEAN với mức tăng tương ứng là 13%; 11,6% và 17,3%.
Tăng trưởng nhập khẩu vào Trung Quốc từ EU và ASEAN đều vượt mức tăng của xuất

khẩu, trong khi nhập khẩu từ Mỹ lại giảm xuống.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chỉ đạt
6,6% năm 2018, giảm xuống so với mức 6,9% năm 2017. Tác động trực tiếp của cuộc
chiến thương mại Mỹ-Trung tới Trung Quốc sẽ làm tăng trưởng GDP giảm 0,1%-0,3%;
tăng trưởng xuất khẩu giảm 1%. Nếu Mỹ ngừng hoàn toàn nhập khẩu hàng hóa từ Trung
Quốc, GDP của Trung Quốc sẽ giảm 3 điểm phần trăm 11. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán
Trung Quốc (tháng 9/2018) cũng nhận định, tác động tồi tệ nhất sẽ xảy ra khi Mỹ áp thuế
suất với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Song điều này cũng chỉ gây tổn
thất 0,7 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.Cuộc chiến thương mại sẽ làm
giảm 1/3 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ (khoảng 200 tỷ
USD mỗi năm).
Thứ hai, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ tác động tiêu cực đến năng suất,
việc làm và thu nhập của người dân.
Việc tăng thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ làm
chi phí xuất khẩu tăng, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc và
làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi đây là một trong
những động lực tăng trưởng của nền kinh tế, dẫn đến năng suất của các doanh nghiệp
giảm, một số doanh nghiệp (Trung Quốc và nước ngoài) phải ngừng sản xuất hoặc phải
chuyển dịch sang quốc gia khác có chi phí sản xuất thấp hơn. Nếu cuộc chiến thương mại
10
Nguồn: Mercator Institute for China Studies: MERICS Economic Indicators, Q3/2018.
11
Nguồn: Tài liệu tham khảo ngày 19/7/2018: Đối đầu Trung-Mỹ trên chiến trường kinh tế sẽ ra sao

10


Mỹ-Trung kéo dài sẽ khiến cho nhiều người lao động mất việc làm, các doanh nghiệp
nhỏ sẽ phải đóng cửa.
Trung Quốc: Tập trung chuyển hướng tăng trưởng

Tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục chậm lại khi căng thẳng thương mại với Mỹ
tác động tới tâm lý thị trường. Trong bối cảnh này, các nhà hoạch định chính sách đã gia
tăng các biện pháp để hỗ trợ tăng trưởng nhằm ngăn không cho tăng trưởng suy giảm
mạnh và củng cố niềm tin của thị trường, bao gồm cắt giảm thuế và giảm yêu cầu dự trữ
bắt buộc tại các ngân hàng12, cho phép chính quyền địa phương tăng chi tiêu cho cơ sở hạ
tầng và điều chỉnh chính sách hỗ trợ đồng Nhân dân tệ-CNY (để ngăn chặn dòng vốn
chảy ra khỏi nền kinh tế). Tác động của việc tăng thuế nhập khẩu của Mỹ một phần được
bù đắp bởi việc giảm giá đồng CNY. Đối mặt với việc lãi suất của Mỹ tăng, triển vọng
suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc và sự bất ổn định của chiến tranh
thương mại, đồng CNY đã giảm giá hơn 6% so với đồng Đô la Mỹ (USD) trong 8 tháng
đầu năm 2018.13
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc) thực
hiện nới lỏng nhẹ chính sách tiền tệ, kích thích tài chính trong nước, đồng thời đưa ra các
biện pháp cho phép Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát nhiều hơn đối với lãi suất
tham chiếu hàng ngày, điều này đã giúp cho tỷ giá USD/CNY ổn định trong biên độ giao
dịch 6,80-6,90 (xem hình 2) bất chấp căng thẳng thương mại Mỹ -Trung leo thang.

12
Ngày 7/10, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với hầu hết các ngân hàng
trong nước xuống còn 100 điểm cơ bản. Điều này cho phép bơm 750 tỷ nhân dân tệ (khoảng 109 tỷ USD) vào hệ
thống ngân hàng Trung Quốc, qua đó tạo điều kiện để giới doanh nghiệp và các hộ gia đình vay vốn với lãi suất thấp
hơn, với hy vọng thị trường trong nước sẽ gia tăng chi tiêu và thúc đẩy nền kinh tế.

13
Nguồn: Standard Chartered (8/2018)

11


Hình 2. Đồng CNY dường như đã ổn định mặc dù căng thẳng thương mại tiếp diễn


Nguồn: Standard Chartered: Triển vọng thị trường toàn cầu (11/10/2018).
Tỷ giá ổn định đã đem lại tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài và tài sản
trong nước vì dòng vốn tháo chạy đã không lặp lại như thời kỳ đồng CNY mất giá trong
những năm 2015-2016. Cán cân vốn của Trung Quốc tương đối khép kín cùng với việc
kiểm soát vốn trong ngắn hạn sẽ giúp duy trì ổn định tỷ giá USD/CNY. Trong trung hạn,
cải cách kinh tế sẽ cung cấp một nền tảng cho nền kinh tế và tiền tệ của Trung Quốc
mạnh lên.

3.2. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với Mỹ
Thứ nhất, nguy cơ lạm phát và thâm hụt ngân sách tăng cao, đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Mỹ giảm. Do hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đối mặt
với việc tăng giá từ 10-25%, sẽ tác động rất lón đến tăng lạm phát tại Mỹ. Bên cạnh đó,
việc giảm mạnh thuế của Mỹ đối với các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài dẫn đến thâm
hụt ngân sách chính phủ tăng lên.
Cùng với việc thực thi chủ nghĩa dân túy của Tổng thống Trump, đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Mỹ giảm mạnh. Theo Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ, trong Quý 1/2018,
tổng luồng vốn FDI ròng chảy vào Mỹ chỉ là 51,3 tỷ USD, giảm mạnh so với con số
12


146,5 tỷ USD trong Quý 1/2016 và con số 89,7 tỷ USD trong Quý 1/2017. Sự sụt giảm
này không phải do sự thay đổi về đầu tư của Trung Quốc (trong Quý 1/2016 và trong Quý
1/2018, luồng vốn FDI ròng của Trung Quốc chảy vào Mỹ đều chỉ là 4,5 tỷ USD, và
luồng vốn chảy ra ròng từ Mỹ tới Trung Quốc chỉ là 300 triệu USD trong cùng kỳ.
Hình 3. FDI ròng chảy vào Mỹ giảm mạnh gần bằng thời kỳ hậu khủng
hoảng
Đơn vị:Tỷ USD; bình quân 4 Quý

Nguồn: Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE, 7/2018)

Thứ hai, các công ty công nghệ cao của Mỹ sẽ mất thị phần ở Trung Quốc. Mỹ có
các công ty công nghệ cao và ngành sản xuất rất phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển này
dựa nhiều vào thị trường Trung Quốc. Nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung làm cho giá
các sản phẩm công nghệ cao tăng mạnh tại thị trường Trung Quốc sẽ thúc đẩy Trung
Quốc áp dụng chiến lược thay thế trên quy mô lớn, khi đó vị thế dẫn trước của Mỹ trong
lĩnh vực công nghệ cao sẽ vấp phải những thách thức lớn.
3.3. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung có những tác động tích cực và tiêu cực tới nền
kinh tế Việt Nam.
13


*Tác động tích cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung
Thứ nhất, tạo cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Căng thẳng
thương mại Mỹ -Trung được coi là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng xuất
khẩu vào Mỹ. Do hàng loạt công ty công nghệ thực phẩm, may mặc của Mỹ vẫn phải phụ
thuộc vào chuỗi cung ứng nhiên liệu, gia công của Trung Quốc, nên khi hàng hóa của
Trung Quốc bị áp thuế nhập khẩu cao bị giảm sức cạnh tranh và không xuất khẩu vào
được thị trường Mỹ mà nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn còn, sẽ mở cơ hội cho xuất khẩu
hàng hóa của các nước khác, trong đó có Việt Nam (chẳng hạn như thủy sản, dệt may, đồ
gỗ.. là những ngành hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh).
Ngành dệt may Việt Nam được cho là hưởng lợi từ chiến tranh thường mại Mỹ Trung, đã tăng trưởng tới 17,3%. Mức tăng này cao nhất trong nhiều năm, là hệ quả của
việc Trung Quốc giảm tỷ trọng gia công giá rẻ từ nhiều năm trước và sự dịch chuyển của
các nhà máy sang Việt Nam. Tuy nhiên, việc này cũng không cho thấy sự dịch chuyển
của chuỗi sản xuất. Nếu dịch chuyển cả chuỗi sản xuất, ngành dệt may khó có thể tăng
trưởng cao và trong một thời gian ngắn như vậy.
Thứ hai, giúp thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư và tạo cơ hội việc làm. Sự dịch
chuyển các dòng vốn đầu tư, chiến lược "Trung Quốc + 1" của nhiều tập đoàn có thể diễn
ra nhanh hơn dưới tác động của chiến tranh thương mại. Đây là chiến lược đã được đề ra
từ một thập kỷ trước, khi giá nhân công tại Trung Quốc có xu hướng tăng. Đặc biệt, khi

quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng thì các nhà đầu tư luôn
cần một môi trường kinh tế- chính trị ổn định. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá
rẻ trong lĩnh vực chế biến, chế tạo đã và sẽ trở thành sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khi
các nhà sản xuất cơ cấu lại chuỗi cung ứng để giảm tác động từ việc áp thuế quan cao của
Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù, Việt Nam chưa đủ năng lực hấp thụ các ngành sản xuất công
nghệ, thiết bị hiện đại do hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, trang thiết bị hiện đại,
nhưng Việt Nam vẫn có cơ hội trong một số ngành cần nhiều lao động. Chẳng hạn, công
ty Nike sản xuất giày da và một số công ty khác của Mỹ đang chọn Việt Nam là trung
tâm sản xuất ở Châu Á. Công ty GoerTek, công ty chuyên lắp đặt tai nghe AirPods, đã thông
14


báo với các nhà cung cấp rằng hãng có kế hoạch chuyển sản xuất tai nghe không dây sang Việt
Nam để tránh mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
*Tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Việt Nam là quốc gia có quan hệ thương mại, đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc và Mỹ nên
chịu tác động khá lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đó là:
-Gia tăng sức ép cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Khi Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với
toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thì Trung Quốc khó có thể xuất khẩu được vào thị
trường Mỹ. Khi đó Trung Quốc sẽ tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác, nhất là các thị
trường lân cận mà Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh để tiêu thụ hàng hóa, trong đó có Việt Nam.
Hơn nữa, đồng Việt Nam (VND) lại lên giá so với đồng Nhân dân tệ (CNY) 14, khiến cho hàng
hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trở nên rẻ hơn. Thị trường Việt Nam sẽ bị hàng hóa
Trung Quốc tràn vào (bao gồm cả hàng hóa không xuất khẩu được sang Mỹ), làm cho sức ép
cạnh tranh hàng hóa Việt Nam tăng lên.
-Hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn. Căng thẳng thương mại Mỹ -Trung sẽ
khiến cho tăng trưởng GDP và mức thu nhập của nền kinh tế Trung Quốc suy giảm hơn, nhu cầu
sản xuất của Trung Quốc cũng giảm, dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp
khó khăn hơn khi một phần hàng hóa của Trung Quốc lẽ ra được xuất khẩu buộc phải tiêu dung
trong nội địa. Thậm chí, khi Trung Quốc không xuất khẩu được sang Mỹ, họ sẽ tìm cách núp

dưới danh nghĩa hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam. Nếu bị Mỹ phát hiện, thì hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ bị Mỹ trừng phạt, gây nhiều khó khăn. Đặc biệt, Mỹ có thể áp
thuế nhập khẩu lên nhiều mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc, được đưa vào Việt Nam làm trung
gian để xuất khẩu sang Mỹ.
Để hạn chế rủi ro và tận dụng khai thác thị trường Trung Quốc để giảm nhập siêu, cùng

với việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu sang
Trung Quốc thông qua: (i) Chú trọng khai thác thị trường nội địa Trung Quốc; (ii) Đa
dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc; (iii) Chuyển dịch cơ
14
Trong 8 tháng đầu năm 2018, CNY mất giá khoảng 6% so với USD, trong khi VND chỉ mất giá khoảng 2% so với
USD nên trong mối tương quan này VND đã tăng giá so với CNY, đồng nghĩa với việc hàng Trung Quốc nhập khẩu
vào Việt Nam rẻ hơn 4%.

15


cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng hàm lượng chế biến để
xuất khẩu sang Trung Quốc bởi vì nếu Việt Nam không có một chiến lược hiệu quả

để điều chỉnh cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc, thì ngay cả khi đồng
CNY tăng giá so với USD (giai đoạn trước 11/8/2015) cũng sẽ khó có tác động tích cực
cải thiện tình hình nhập siêu trầm trọng của Việt Nam. Khi đồng CNY giảm giá so với
USD cùng với việc điều chỉnh cơ chế tỷ giá của Trung Quốc thì nguy cơ nới rộng nhập
siêu của Việt Nam với Trung Quốc càng tăng lên; và (iv)Thực hiện đồng bộ các biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
thông qua việc tăng cường đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
-Là nơi tiếp nhận những công nghệ lạc hậu của Trung Quốc.Do tăng trưởng kinh tế suy
giảm, nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc sẽ không được thực hiện. Trung Quốc sẽ tìm
cách đầu tư và đẩy những công nghệ lạc hậu sang các nước lân cận, trong đó có Việt

Nam. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, Việt Nam cần thận trọng với các dự án đầu tư có nhiều
‘’ưu đãi’’ của Trung Quốc để không phải tiếp nhận công nghệ rác thải của Trung Quốc.
Đồng thời, cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc bằng cách: (i)Điều chỉnh
cơ cấu hàng nhập khẩu theo hướng giảm dần tỷ trọng các mặt hàng máy móc, nguyên vật
liệu; (ii) Kiểm soát chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ từ Trung Quốc, đặc biệt là
các gói thầu trọng điểm quốc gia; (iii) Các Bộ, ngành chức năng cần kiểm tra chặt chẽ
việc nhập khẩu theo các dự án ODA và FDI nói chung, trong đó đặc biệt là từ đối tác
Trung Quốc; (iv) Áp dụng các rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là
máy móc, thiết bị phụ tùng; và (v)Việc giảm nhập khẩu phải đi kèm với giảm nhập lậu từ
Trung Quốc.
-Gia tăng sức ép đối với chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất của Việt Nam. Cùng
với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại từ năm 2017, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(Fed) liên tiếp tăng lãi suất (4 lần trong năm 2018 và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019),
chiến tranh thương mại Mỹ -Trung có tác động ngày càng sâu sắc hơn đối với các nước
Châu Á nói chung, ASEAN nói riêng. Khảo sát các nước ASEAN -5 (Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand) đều cho thấy đồng tiền của các quốc gia này
16


đều yếu đi so với đồng USD, đồng thời, lãi suất của các quốc gia Châu Á đều có xu
hướng tăng lên15.
Hình 4. Ngân hàng Trung ương Châu Á đang chịu áp lực tăng lãi suất so với các Thị
trường mới nổi khác
(Kỳ vọng của thị trường về tăng lãi suất điều hành đối với các Thị trường mới nổi lớn
trong 12 tháng tới)

Nguồn: Standard Chartered: Triển vọng thị trường toàn cầu (11/10/2018)
Từ đầu năm 2016, Việt Nam đã chuyển sang cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm,
neo với ‘’Rổ’’ tiền tệ gồm 8 đồng tiền. Do vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ nói
chung, điều hành chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất nói riêng của Ngân hàng Nhà nước

cần theo sát những diễn biến chính sách tiền tệ của các nước mà Việt Nam có đồng tiền
neo vào, nhất là USD và CNY. cũng như xu hướng tỷ giá, lãi suất của các nước trong khu
vực.
Điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam cần chặt chẽ, linh hoạt, phối hợp đồng
bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm mục tiêu ưu tiên
15
Nguồn: JCER/Nikkei Consensus Survey on Asian Economies, Haver Analytics, Bloomberg (7/2018)

17


kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị
VND, nâng cao nhận thức, củng cố và tăng cường niềm tin của dân chúng trong việc sử
dụng và lưu thông VND. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ,
trong đó đặc biệt chú ý phát huy tác động tích cực của các công cụ lãi suất, tỷ giá nhằm
tăng tính linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước để sẵn
sàng ứng phó với các tình huống phát sinh trên thị trường tài chính./.

Tài liệu tham khảo
1. Guan Tao, The Impact of China-US Trade Conflict on China’s Balance of
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.


Payments, July 2018.
Made in China 2025. Eurobiz, 14 June 2018
JCER/Nikkei Consensus Survey on Asian economies, July 2018
Kiyoshi Kusaka, Concerns Deepen over Trade War Impact on ASEAN, July
2018.
Peterson Institute for International Economics, US-China Cooperation in a
Changing Global Economy, June 2017.
Tech Transfer Prevention in China, Eurobiz, 14 June 2018
The Trade Facilitation and Trade Enforcement Act 2015
Tô Thị Ánh Dương, Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc trong lĩnh vực
tài chính - tiền tệ: Tác động và Hàm ý chính sách. Nxb KHXH, Hà Nội, 2017.
Standard Chartered (2018), Triển vọng Thị trường Toàn cầu, Báo cáo tháng
8,9,10/2018
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế:40 năm cải
cách mở cửa của Trung Quốc: Nhìn lại và triển vọng, Hà Nội, tháng 10/2018.

18


19



×