Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

De cuong 2018 hiểu biết của người nhà về chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.73 KB, 28 trang )

BảngSỞ
.1Figure
1Bảng
.2Bảng
.3
Y TẾ
NGHỆ
AN

BỆNH VIỆN SẢN NHI


Phan Thị Hảo
Hồ Sỹ Nhân
Dương Thị Ngọc

kh¶o s¸t sù hiÓu biÕt cña ngêi nhµ
cã trÎ bÞ bÖnh tim bÈm sinh t¹i khoa tim
m¹ch bÖnh viÖn s¶n nhi nghÖ an n¨m 2018

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Vinh, 2018


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN SẢN NHI


Phan Thị Hảo
Hồ Sỹ Nhân


Dương Thị Ngọc

kh¶o s¸t sù hiÓu biÕt cña ngêi nhµ
cã trÎ bÞ bÖnh tim bÈm sinh t¹i khoa tim
m¹ch bÖnh viÖn s¶n nhi nghÖ an n¨m 2018

Chuyên ngành: Y học xã hội

Vinh, 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh tim bẩm sinh............................................................3
1.1.1 Định nghĩa và dịch tễ học bệnh tim bẩm sinh.......................................3
1.1.2. Nguyên nhân........................................................................................4
1.1.3. Phân loại..............................................................................................5
1.1.4. Những biểu hiện gợi ý bệnh TBS và cách tiếp cận chẩn đoán............6
1.1.5. Hướng điều trị......................................................................................6
1.1.6. Phòng bệnh và chăm sóc......................................................................7
1.2. Các nghiên cứu có liên quan....................................................................8
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........9
2.1. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................9
2.1.1. Tiêu chẩn lựa chọn:..............................................................................9
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:..............................................................................9
2.2. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................9
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:............................................................................9
2.2.2. Kỹ thuật thu thập số liệu:.....................................................................9
2.2.3. Xử lý số liệu:........................................................................................9

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................10
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...........................................10
3.1.1. Tuổi....................................................................................................10
3.1.2. Trình độ văn hóa................................................................................10
3.1.3. Nghề nghiệp.......................................................................................10
3.2. Kiến thức hiểu biết về bệnh tim bẩm sinh............................................11
3.2.1. Tình trạng tiếp cận thông tin về bệnh tim bẩm sinh trước đây..........11
3.2.2. Kiến thức chung về dị tật tim bẩm sinh.............................................11
3.2.3. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh tim bẩm sinh........12


3.2.4. Kiến thức về những biểu hiện nghĩ tới bệnh tim bẩm sinh................12
3.2.5. Kiến thức về hướng điều trị tim bẩm sinh.........................................13
3.2.6. Kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tim bẩm sinh........................13
3.2.7. Kiến thức về dự phòng tim bẩm sinh.................................................14
3.3. Nhu cầu tư vấn về bệnh tim bẩm sinh của người nhà........................14
3.3.1. Hình thức tư vấn................................................................................14
3.3.2. Người tư vấn......................................................................................15
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................16
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................16
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BM

:


Bà mẹ

BN

:

Bệnh nhân

BV

:

Bệnh viện

CÔĐM

:

Còn ống động mạch

ĐGĐM

:

Đảo gốc động mạch

NST

:


Nhiễm sắc thể

TBS

:

Tim bẩm sinh

TLN

:

Thông liên nhĩ

TLT

:

Thông liên thất


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi...............................................................10
Bảng 3.2. Trình độ văn hóa của nhóm tham gia nghiên cứu.....................10
Bảng 3.3. Nghề nghiệp của nhóm tham gia nghiên cứu.............................10
Bảng 3.4. Tình trạng tiếp cận thông tin về bệnh tim bẩm sinh trước đây11
Bảng 3.5. Kiến thức chung về tim bẩm sinh...............................................11
Bảng 3.6. Kiến thức về các yế tố nguy cơ có thể gây bệnh Tim bẩm sinh.
..................................................................................................................12

Bảng 3.7. Kiến thức về những biểu hiện nghĩ tới tim bẩm sinh................12
Bảng 3.8. Kiến thức về hướng điều trị tim bẩm sinh.................................13
Bảng 3.9. Kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tim bẩm sinh................13
Bảng 3.10. Kiến thức về dự phòng tim bẩm sinh.......................................14
Bảng 3.11. Hình thức tư vấn.........................................................................14
Bảng 3.12. Người tư vấn.................................................................................15
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là một trong những dị tật hay gặp nhất trong
các dị tật bẩm sinh và là một bệnh khá thường gặp ở trẻ em nước ta cũng như
trên thế giới, chiếm đến gần 90% tổng số các bệnh lý tim mạch ở trẻ em nói
chung .
Theo thống kê của các chuyên gia về bệnh TBS trên thế giới thì tần suất
bệnh TBS vào khoảng 0.7 - 0.8% không phân biệt chủng tộc, màu da…tỷ lệ
tử vong chung của bệnh TBS là 5 - 10% trong số các trường hợp mắc bệnh,
đa số xảy ra trong hai năm đầu đời .
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, tỷ lệ
bệnh TBS là khoảng 1.5% trẻ vào viện và khoảng 30 - 55% trẻ vào khoa Tim
mạch .
Tại khoa Tim mạch BV Sản Nhi Nghệ An hàng năm, tỷ lệ BN bị bệnh
TBS vào điều trị là khoảng 20 - 30% tổng số bệnh nhân .
Mỗi bệnh nhân (BN) có thể mắc một hay nhiều dị tật TBS. Có nhiều
dạng dị tật TBS. Có những dị tật nhẹ, trẻ có thể được điều trị khỏi nhưng cũng
có một số dị tật dẫn đến hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần cho trẻ. Đây
cũng là một gánh nặng về kinh tế cho gia đình, hệ thống y tế và xã hội.

Nguyên nhân gây bệnh TBS ở trẻ khó xác định, nhưng chủ yếu là do
môi trường bên ngoài tác động lên bà mẹ (BM) lúc mang thai.
Trẻ mắc bệnh TBS nếu được phát hiện sớm, điều trị, theo dõi và chăm
sóc tốt có thể giúp trẻ phát triển như những người bình thường.
Một khi người nhà có đầy đủ kiến thức về dự phòng, chăm sóc, nuôi
dưỡng BN bị bệnh TBS sẽ góp phần tích cực trong việc theo dõi và điều trị
bệnh giúp trẻ phát triển tốt hơn dẫn đến làm giảm gánh nặng cho gia đình
cũng như xã hội.


2
Tại Nghệ An, đến nay vẫn chưa có báo cáo nào nghiên cứu về kiến thức
của người nhà có trẻ bị bệnh TBS. Để đánh giá được kiến thức của gia đình
người bệnh và đề ra những biện pháp tư vấn trong quá trình chăm sóc, theo
dõi điều trị bệnh này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát sự hiểu
biết của người nhà có trẻ bị tim bẩm sinh tại khoa Tim mạch bệnh viện Sản
nhi Nghệ An năm 2018” Với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét kiến thức của người nhà có trẻ bị bệnh tim bẩm sinh điều
trị tại khoa Tim mạch Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2018.
2. Tìm hiểu nhu cầu tư vấn về bệnh tim bẩm sinh của người nhà.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh tim bẩm sinh
1.1.1. Định nghĩa và dịch tễ học bệnh tim bẩm sinh.
1.1.1.1. Định nghĩa
Bệnh TBS là bệnh có sự không bình thường của tim và các mạch máu

lớn ngay từ lúc sinh ra, quá trình bệnh song song với sự phát triển của thai
nhi, xẩy ra trong 2 tháng đầu của thai kì, vào lúc hình thành các buồng tim,
van tim, các nút thần kinh tự động tạo nhịp, hệ thần kinh dẫn truyền của tim
và các mạch máu lớn .
1.1.1.2. Dịch tễ
Bệnh TBS là một bệnh lý tim mạch ngày càng gặp phổ biến trong thực
hành nhi khoa, khi mà các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về thiếu dinh dưỡng ngày
càng giảm dần.
Tần suất mắc bệnh TBS khoảng từ 0.7 - 0.8%, không có sự khác nhau
về giới và chủng tộc. bệnh TBS là dị tật thường gặp nhất trong các bệnh bẩm
sinh. Mỗi năm ở Mỹ có hơn 30.000 trẻ em sinh ra mắc bệnh TBS. Tại Việt
Nam, mỗi năm có hơn 10.000 trẻ em sinh ra mắc bệnh TBS .
Tỷ lệ tử vong chung cho bệnh TBS là khá cao, từ 5 - 10% tổng số mắc
bệnh TBS, đa số tử vong trong 2 năm đầu. Theo thống kê trong 10 năm của
Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1981 - 1991, tỷ lệ tử vong do bệnh TBS chiếm
5.8% bệnh nhi nằm viện.
Về lứa tuổi phát hiện bệnh TBS thì ở Châu Âu và Châu Mỹ đa số được
chẩn đoán ngay khi mới sinh ra hoặc được chẩn đoán trước khi sinh, lúc mẹ đi
khám thai. Trong khi đó, ở nước ta đa số được chẩn đoán trễ, lúc trẻ vào bệnh
viện vì các biến chứng của bệnh như: suy tim, tăng áp phổi hay đa hồng cầu...
Trong đó, trẻ dưới 2 tuổi chiếm hơn 50% và trẻ trên 6 tuổi chiếm hơn 20%.


4
Đây là một đặc điểm của bệnh TBS ở các nước đang phát triển vì không được
phát hiện sớm và điều trị triệt căn kịp thời nên các trẻ bị bệnh TBS nặng
thường chết dần trong 2 năm đầu đời, còn những trường hợp được phát hiện
muộn thì đã có nhiều biến chứng nặng , .
1.1.2. Nguyên nhân
Bệnh TBS cũng như hầu hết các bệnh khác đều do ảnh hưởng của rất

nhiều yếu tố liên quan đến môi trường mà BN và BM sinh sống tác động lên
cấu trúc di truyền về cơ thể học và chức năng sinh lý của chính bản thân BN.
Đến nay, vẫn chưa biết rõ các cơ chế tác động của các yếu tố gây bệnh và sự
hình thành các bệnh TBS cụ thể, nhưng người ta có thể xếp các nguyên nhân
gây bệnh TBS làm 2 nhóm , , .
1.1.2.1. Các nguyên nhân liên quan đến yếu tố di truyền và gia đình
Có thể do sự bất thường về hình thái hay số lượng nhiễm sắc thể (NST),
chiếm khoảng 2 - 5% số BN mắc bệnh TBS và bao giờ cũng kèm theo các dị
dạng khác, điển hình là hội chứng Down.
Nhiều tác giả như Anderson WE, Neil CA, Nora JJ,... đã thấy có khoảng
3% tổng số BTBS được di truyền theo định luật Mendel. Bệnh có thể di
truyền theo thể trội như các hội chứng đa dị tật mà trong đó bệnh TBS là dị tật
chính như, hội chứng Noonan: thông liên nhĩ (TLN), hẹp van động mạch
phổi, bệnh cơ tim; Loepard: hẹp động mạch phổi, QT kéo dài; Marfan: hở van
động mạch chủ, hở van hai lá, các bệnh cơ tim tắc nghẽn; rối loạn dẫn truyền
thần kinh tim. Bệnh TBS di truyền theo thể lặn thường gặp trong hôn nhân
cùng huyết thống như hội chứng Hunter.
Bệnh TBS do rối loạn NST như tam NST 21 (Down’s): thông liên thất
(TLT), (TLN) và các dị tật khác; tam NST 18: TLT, TLN, còn ống động mạch
(CÔĐM) và các dị tật khác; tam NST 13: TLT, TLN, thất phải hai đường ra;
hội chứng Turner... Các hội chứng này không di truyền vì sai lạc NST chỉ xẩy
ra đột xuất trên một cá thể trong một thế hệ và không di truyền cho các thế hệ
sau.


5
Bệnh TBS cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình vì người ta nhận thấy,
tỷ lệ mắc bệnh của bệnh TBS ở cộng đồng bình thường là 0.8% so với 6% ở
những gia đình đã có một người mang bệnh TBS và tăng đến 20 - 30% ở
những gia đình đã có hai người mắc bệnh TBS. Tần suất bệnh TBS ở những

người con có mẹ bị bệnh TBS cũng cao gấp 4 - 5 lần ở mẹ bình thường.
1.1.2.2. Các nguyên nhân từ môi trường sống
Môi trường mà BM đã và đang sống trong lúc mang thai, đặc biệt là
trong 3 tháng đầu thai kỳ, tác động rất nhiều lên nguyên nhân gây bệnh như:
- Các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, tia gama, tia cực tím, tia X... đã
gây ra nhiều trường hợp dị tật bẩm sinh, trong đó có bênh TBS nên luật lao
động cấm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không được làm việc trong môi trường
đó.
- Các hóa chất, độc chất, nội tiết tố, thuốc an thần, chống co giật... cũng
gây ra bệnh TBS.
- Những BM nghiện rượu, thuốc lá sinh con bị bệnh TBS nhiều gấp 5 - 6
lần những BM không uống rượu, hút thuốc lá.
- Một số bệnh rối loạn chuyển hóa và bệnh hệ thống ở người mẹ như:
Tiểu đường, Phenylceton niệu, Lupus ban đỏ… cũng có thể gây bệnh TBS
cho thai nhi.
- Một số bệnh nhiễm virus ở người mẹ lúc có thai ở 3 tháng đầu của thai
kỳ như: Quai bị, Herpes, Cytomegalo Virus, Coxsackie Virus, Cúm ác tính,
Rubeola…cũng có thể gây bênh TBS như: hẹp van động mạch phổi, CÔĐM,
TLT, Đảo gốc động mạch (ĐGĐM), xơ hóa nội mạc...
1.1.3. Phân loại
Cho đến nay, có nhiều cách phân loại bệnh TBS (theo số lượng tổn
thương ở tim: đơn thuần hay phức tạp; theo biểu hiện lâm sàng: tím sớm hay
tím muộn...). Nhiều tác giả lại có xu hướng phân loại theo luồng thông vì phù
hợp với chức năng hoạt động và sinh lý bệnh học của các bệnh TBS hơn , , .


6
Trên lâm sàng bệnh TBS được chia thành 2 nhóm: Không tím (trẻ
không bị tím da niêm mạc) và có tím (trẻ bị tím da niêm mạc). Các bệnh TBS
không tím thường gặp nhất là: TLT (30.5%), TLN (9.8%), CÔĐM (9.7%)…

bệnh TBS có tím thường gặp nhất là: Tứ chứng Fallot (5.8%), ĐGĐM…
1.1.4. Những biểu hiện gợi ý bệnh TBS và cách tiếp cận chẩn đoán
1.1.4.1. Những biểu hiện gợi ý bệnh TBS
Cần phải loại trừ trẻ bị bệnh TBS, khi có các biểu hiện sau:
- Ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút
lõm khi hít vào); nhiễm trùng phổi tái đi tái lại.
- Trẻ có làn da xanh xao, hay vã mồ hôi, chi lạnh.
- Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn…
- Chậm phát triển thể chất, tâm thần.
- Dễ bị mệt, tăng khi gắng sức; bú kém, ăn kém; chậm lên cân, thậm chí
không tăng cân hay sụt cân.
- Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm
biết lật, bò, nói…).
- Có các dị tật bẩm sinh khác (Down’s, Turner, Marfan…).
- Tiếng tim đập bất thường, tim to, nghe tiếng thổi.
1.1.4.2. Cách tiếp cận chẩn đoán bệnh TBS
Hiện nay, với nền y học hiện đại đã có nhiều phương pháp xác định và
chẩn đoán bệnh TBS từ ngay trong thời kỳ bảo thai nhờ đó mà trẻ có được sự
quan tâm, theo dõi đầy đủ cũng như có kế hoạch và những phương pháp can
thiệp ngay từ lúc lọt lòng mẹ.
1.1.5. Hướng điều trị
Bệnh TBS nặng thường được phát hiện ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ bị
dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Bệnh diễn tiến có
thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như: hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy


7
dinh dưỡng, viêm phổi tái đi tái lại, suy tim, tử vong… Với các bệnh này, điều
trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương , .
1.1.5.1. Nội khoa:

chủ yếu hướng dẫn cha mẹ chăm sóc và theo dõi bệnh, phát hiện sớm
và điều trị tích cực các biến chứng, làm chậm tiến triển của bệnh. Các thuốc
có thể dùng như giảm tiền tải, dãn mạch, trợ tim khi cần.
1.1.5.2. Ngoại khoa - Can thiệp:
Các bệnh trong nhóm này có thể chữa lành bằng phẫu thuật với mổ hở
hay thông tim, nếu chỉ định đúng kịp thời và kịp lúc. Khi giải quyết tốt sẽ cải
thiện được chất lượng cuộc sống của trẻ rất khả quan.
Vì vậy, khi biết con mình bị bệnh TBS, cha mẹ cần hỏi bác sĩ chuyên
khoa tim mạch về tất cả những vấn đề quan tâm như: Đặc điểm tổn thương,
diễn tiến của bệnh, cách thức điều trị, nếu có phẫu thuật thì thời điểm nào tốt
nhất để phẫu thuật, cách chăm sóc trẻ tại nhà… để có thể hiểu về bệnh của trẻ
nhằm xử trí đúng cách.
1.1.6. Phòng bệnh và chăm sóc
Ngày nay với sự phát triển khoa học về chẩn đoán hình ảnh, nên việc
phát hiện tật TBS từ bào thai hay sau sinh sớm là có thể thực hiện được
Việc phòng bệnh là quan trọng đừng để mắc bệnh, khi đã mắc bệnh rồi
cần phải điều trị và phòng bệnh kết hợp nội ngoại khoa khi cần thật tốt để
giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhi…, .
Cấp 0: Giáo dục cung cấp kiến thức cho mọi người biết nguy hại của
bênh TBS ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ và cả kinh tế, tinh thần của gia đình,
các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh, phát hiện bệnh, chẩn đoán và điều
trị bệnh TBS, bệnh có thể chẩn đoán thời kỳ bào thai và cũng có thể phòng
tránh được …
Cấp 1: Tác động lên yếu tố nguy cơ như chủng ngừa các bệnh nhiễm
siêu vi trùng ảnh hưởng phát triển tim trước mang thai, tránh nhiễm trùng ảnh


8
hưởng phát triển tim thai, không dùng các thuốc, độc chất … ảnh hưởng đến
tim. Đang mắc các bệnh nội tiết, lupus không nên mang thai…Nguy cơ về gia

đình, di truyền cần nên tránh, tác hại của tia xạ…
Cấp 2: Phát hiện bệnh sớm thời kỳ bào thai, sau sinh. Cần phải có chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất nhằm
hạn chế những hậu quả do bệnh TBS gây ra. Việc điều trị phải có sự kết hợp
nội ngoại khoa thật tốt. Sau phẩu thuật cần theo dõi và hướng dẫn gia đình
BN thật chu đáo, cẩn thận nhằm tránh những biến chứng…
Cấp 3: Điều trị các biến chứng, phục hồi chức năng ở những trẻ có mổ
tim, abcess, tắc mạch não ảnh hưởng thần kinh di chứng não…
1.2. Các nghiên cứu có liên quan.
Nghiên cứu A. Bello (2013) ở Ghana về kiến thức dị tật bẩm sinh cho
thấy, có 48.1% đối tượng tham gia nghiên cứu tin rằng dị tật bẩm sinh có
nguồn gốc siêu nhiên, 86% đã nhận thức được dị tật bẩm sinh có thể quản lý
và phòng tránh.
Kết quả “Khảo sát thực trang dị tật bẩm sinh và các yếu tố nguy cơ tới
phụ nữ mang thai tại một số tỉnh” của bộ y tế năm 2013 cho thấy, mối nguy
cơ sinh con dị tật bẩm sinh từ nguy cơ bị bệnh khi mang thai là đáng kể,
thường gặp là cảm cúm (61%), sốt/ sốt rét (12%).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Túy Hà “Khảo sát kiến thức về dị tật bẩm
sinh” ở Huế năm 2015, có 64.2% phụ nữ ở độ tuổi 25-35 trả lời đúng về kiến
thức chung dị tật bẩm sinh .


9

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả người nhà có trẻ bị bệnh TBS vào điều trị tại khoa Tim mạch BV
Sản Nhi Nghệ An từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2018.
2.1.1. Tiêu chẩn lựa chọn:

- Người nhà BN trực tiếp chăm sóc trẻ bị bệnh TBS được điều trị tại
khoa Tim mạch BV Sản Nhi Nghệ An.
- Có đầy đủ thông tin cá nhân và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người nhà BN đã được khảo sát trước đây.
- Người nhà của BN đã có người được khảo sát.
- Người có vấn đề về tâm, thần kinh.
- Người không thể tự điền vào phiểu khảo sát.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang tiến cứu.
2.2.2. Kỹ thuật thu thập số liệu:
Người chăm sóc trẻ bị bệnh TBS được thông báo về mục đích nghiên
cứu và hỏi ý kiến về việc đồng ý tham gia khảo sát, sau đó được hướng dẫn
thực hiện tự đánh giá kiến thức hiểu biết của mình theo phiếu điều tra đã được
thiết kế sẵn.
2.2.3. Xử lý số liệu:
Sử dụng bảng tính Excel và các phần mềm thống kê y học.


10

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
3.1.1. Tuổi.
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Dưới 18


n

Tỷ lệ %

18 - 60
Trên 60
Tổng
Nhận xét:
3.1.2. Trình độ văn hóa.
Bảng 3.2. Trình độ văn hóa của nhóm tham gia nghiên cứu
Trình độ văn hóa
Tiểu học
Trung học
Trung cấp, cao đẳng
Đại học
Trên đại học
Tổng
Nhận xét:

n

Tỷ lệ %

3.1.3. Nghề nghiệp.
Bảng 3.3. Nghề nghiệp của nhóm tham gia nghiên cứu
Nghề nghiệp
Cán bộ, viên chức

n


Tỷ lệ %

Lao động tự do
Tổng
Nhận xét:
3.2. Kiến thức hiểu biết về bệnh tim bẩm sinh.
3.2.1. Tình trạng tiếp cận thông tin về bệnh tim bẩm sinh trước đây.
Bảng 3.4. Tình trạng tiếp cận thông tin về bệnh tim bẩm sinh trước đây


11
Tình trạng tiếp cận
Chưa từng được tiếp cận
Truyền hình,
phát thanh
Internet
Đã được tiếp cận qua
Sách báo, tờ rơi
Nhân viên y tế
Giáo dục
Khác
Tổng
Nhận xét:

n

Tỷ lệ %

3.2.2. Kiến thức chung về dị tật tim bẩm sinh.
Bảng 3.5. Kiến thức chung về tim bẩm sinh.

Thông tin

Đúng

Sai

Không biết

(%)

(%)

(%)

Bệnh tim bẩm sinh có thể phát hiện
sớm từ thời kỳ bào thai và sơ sinh
bằng siêu âm.
Trẻ bị bệnh TBS nếu phát hiện sớm,
điều trị đúng phương pháp có thể phát
triển như những trẻ cùng trang lứa.
Nhận xét:
3.2.3. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh tim bẩm sinh.
Bảng 3.6. Kiến thức về các yế tố nguy cơ có thể gây bệnh tim bẩm sinh.
Yếu tố
Di truyền trong gia đình
Các yếu tố mẹ tiếp xúc khi mang thai:
hóa chất, tia phóng xạ, tia X quang…
Mẹ mắc một số bệnh khi mang thai

Đúng

(%)

Sai
(%)

Không biết
(%)


12

Tuổi mẹ khi mang thai
Nhận xét:
3.2.4. Kiến thức về những biểu hiện nghĩ tới bệnh tim bẩm sinh.
Bảng 3.7. Kiến thức về những biểu hiện nghĩ tới tim bẩm sinh
Biểu hiện

Đúng
(%)

Sai
(%)

Không biết
(%)

Trẻ nhanh bị mệt lúc bú, chơi, chạy…
Chậm phát triển về thể chất
Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân…
Trẻ bị vàng da

Trẻ hay bị viêm đường hô hấp
Hay bị ho, khò khè khi thay đổi thời tiết
Hay bị khó thở
Hay bị co giật
Hay bị ngất, xỉu
Lặng người khi khóc
Hay bị nôn, trớ
Hay bị đau đầu, chóng mặt
Nhận xét:
3.2.5. Kiến thức về hướng điều trị tim bẩm sinh.
Bảng 3.8. Kiến thức về hướng điều trị tim bẩm sinh
Hướng điều trị
Một số bệnh TBS có thể tự khỏi
Với những bệnh TBS nặng và phức tạp phải phẫu
thuật hoặc can thiệp
Tất cả các bệnh TBS đều phải phẫu thuật

Đúng
(%)

Sai
(%)

Không biết
(%)


13

Bệnh TBS có thể chữa khỏi hoàn toàn

Một số dị tật không thể điều trị khỏi được
Tất cả bệnh TBS đều không thể điều trị khỏi được
3.2.6. Kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tim bẩm sinh.
Bảng 3.9. Kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tim bẩm sinh
Nội dung chăm sóc

Biết
(%)

Không biết
(%)

Chế độ dinh dưỡng
Cách cho trẻ ăn, uống
Cách phòng tránh viêm đường hô hấp
Cách dùng thuốc
Chế độ vệ sinh
Hoạt động thể lực
Dấu hiệu cần theo dõi
Lịch khám định kỳ
Nhận xét:
3.2.7. Kiến thức về dự phòng tim bẩm sinh.
Bảng 3.10. Kiến thức về dự phòng tim bẩm sinh
Biện pháp
Cải thiện môi trường sống, tránh ô nhiễm
Bà mẹ nên mang thai trong độ tuổi 20 - 35
Tránh các tác nhân vật lý, hóa học, chất độc hại

Đúng Sai
(%) (%)


Không biết
(%)


14
đến bà mẹ trong lúc mang thai
Bà mẹ được chủng ngừa hoặc tránh tiếp xúc với
nguồn bệnh do siêu vi như: Rubela, quai bị…
Nếu bà mẹ mắc các bệnh chuyển hóa như: Tiểu
đường, Lupus ban đỏ... thì cần phải được điều
trị trước khi mang thai
Khám và theo dõi thai định kỳ
Nhận xét:
3.3. Nhu cầu tư vấn về bệnh tim bẩm sinh của người nhà.
3.3.1. Hình thức tư vấn.
Bảng 3.11. Hình thức tư vấn.
Hình thức tư vấn

Phù hợp
(%)

Không phù hợp
(%)

Có phòng tư vấn riêng
Tư vấn trực tiếp tại buồng bệnh
Tư vấn qua điện thoại
Qua hệ thống loa phát thanh BV
Qua tờ rơi, áp phíc

Qua sách, báo, tạp chí
Nhận xét:
3.3.2. Người tư vấn.
Bảng 3.12. Người tư vấn
Người tư vấn
Chuyên viên tư vấn của trung tâm truyền thông
sức khỏe
Nhân viên phòng công tác xã hội

n

%


15

Thành viên của Hội đồng tiếp dân
Bác sỹ điều trị
Điều dưỡng chăm sóc
Lãnh đạo khoa
Nhận xét:

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
DỰ KIẾN KẾT LUẬN
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ


16



1. Hoàng Trọng Kim (1998). Bệnh tim bẩm sinh đại cương. Bài giảng Nhi
khoa, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 59-98.
2. Nguyễn Thị Hoa (2010). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh
tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Nghệ An năm 2010. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2010,
3. Phan Hùng Việt (2009). Bệnh tim bẩm sinh. Giáo trình Nhi khoa, Nhà xuất
bản Đại học Huế, 2, 19-49.
4. Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Huy Lợi và Nguyễn Hữu Nam (2016). Khảo
sát tình hình bệnh tim bẩm sinh và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 16
tuổi trên địa bàn tỉnh nghệ an. Tạp chí KH - CN Nghệ an, 12, 12 - 14.
5. Nguyễn Thị Túy Hà và CS (2015). Khảo sát kiến thức của phụ nữ độ tuổi
từ 15 - 49 về dự phòng dị tật bẩm sinh đến khám tại trung tâm chăm sóc
sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015. Tạp chí KH - CN Thừa
Thiên Huế, 11, 13 - 15.


SỞ Y TẾ NGHỆ AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỆNH VIỆN SẢN NHI

Vinh, ngày……… tháng………năm 2018

PHIẾU KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI NHÀ
CÓ TRẺ BỊ BỆNH TIM BẨM SINH
TẠI KHOA TIM MẠCH BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM
2018

1. Phần hành chính
Họ và tên trẻ:...........................................................................Tuổi:.................
Ngày vào viện:....................................................Mã YT:..................................
Họ và tên người nhà:...............................................................Tuổi:.................
Địa chỉ:..............................................................................................................
Vùng địa lý:

Nông thôn 

Thành thị 

Điện thoại:.........................................................................................................
Trình độ học vấn:...............................................................................................
Nghề nghiệp:.....................................................................................................
2. Kiến thức hiểu biết về bệnh tim bẩm sinh (Đánhdấu  vào ô bạn chọn):
2.1. Đã từng được tiếp cận thông tin về bệnh tim bẩm sinh hay chưa:
- Chưa từng được tiếp cận 
- Rồi: Truyền hình, phát thanh 
Nhân viên y tế 

Internet 

Sách, báo 

Giáo dục 

Khác 

2.2. Bệnh tim bẩm sinh có thể được phát hiện sớm từ thời kỳ bào thai
(trong bụng mẹ) và sơ sinh(sau sinh 1 tháng) bằng siêu âm.

Đúng 

Sai 

Không biết 


2.3. Trẻ bị tim bẩm sinh nếu phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp có
thể giúp trẻ phát triển như những đứa trẻ cùng trang lứa.
Đúng 

Sai 

Không biết 

2.4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con bị bệnh tim bẩm sinh.
Yếu tố nguy cơ

Đúng Sai Khôngbiết

Trong gia đình có người bị bệnh tim bẩm sinh
Các yếu tố mẹ tiếp xúc khi mang thai: hóa chất, tia
phóng xạ, tia X quang, rượu, thuốc lá…
Mẹ mắc một số bệnh khi mang thai
Tuổi mẹ khi mang thai (dưới 20 tuổi và trên 35 tuổi)
2.5. Những biểu hiện nghĩ tới trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.
Biểu hiện
Trẻ nhanh bị mệt lúc bú, chơi, chạy…
Chậm phát triển về thể chất
Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân…

Trẻ bị vàng da
Trẻ hay bị viêm đường hô hấp
Hay bị ho, khò khè khi thay đổi thời tiết
Hay bị khó thở
Hay bị co giật
Hay bị ngất, xỉu
Lặng người khi khóc
Hay bị nôn, trớ

Đúng

Sai

Không biết


×