Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tiêu chay cap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.67 KB, 8 trang )

TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM
1. ĐỊNH NGHĨA
Tiêu chảy cấp là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần trở lên trong 24h
Thời gian tiêu chảy: dưới 14 ngày
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Virus:
Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em những loại virus
gây tiêu chảy là Rotavirus,Adenovirus, Enterovirus, Norovirus trong đó
Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy cho trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một
đợt tiêu chảy do Rotavirus. Virus xâm nhập vào trong liên bào ruột non, không
ngừng nhân lên, phá hủy cấu trúc liên bào, làm cùn nhung mao ruột, gây rối
loạn men tiêu hóa đường Lactose của sữa mẹ làm tăng xuất tiết nước và điện
giải vào trong lòng ruột.
2.2. Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn có thể gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em:
- E coli đường ruột có 5 nhóm gây bệnh là:
+ Coli sinh độc tố ruột (Enterotoxigenic Esherichia Coli)
+ E.coli bám dính (Enteroadherent E.Coli)
+ Coli gây bệnh (Enterpathogenic E.Coli)
+ Coli xâm nhập (Enteroinvasive E.Coli)
+ Coli gây chảy máu (Enterohemorrhagic E.Coli)
Trong 5 loại trên E.Coli độc tố ruột (ETEC)là các tác nhân quan trọng gây
tiêu chảy cấp phân tóe nước ở người lớn và trẻ em ở các nước đang phát triển
- Trực trùng lị Shigella là tác nhân trong 60%các đợt lị. Trong các đợt lị nặng
có thể ỉa phân tóe nước trong những ngày đầu bị bệnh .Trong 4 nhóm huyết
thanh S.Plexneri, S.Boydi và S.Sonei, nhóm phổ biến nhất tại các nước đang
phát triển là S.Plexneri
- Campylobacter Jejuni: C.Jejuni gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ lây qua tiếp xúc
với phân uống nước bẩn ăn sữa và thực phẩm bị ô nhiễm. C.Jejuni gây tiêu chảy


tóe nước ở 2/3 trường hợp và gây nên hội chứng lị có sốt ở 1/3 số trường hợp


còn lại.Bệnh diễn biến nhẹ thường khỏi sau 2-5 ngày
- Salmonella không gây thương hàn: gây tiêu chảy xuất tiết, mất nước và
điện giải nặng ở trẻ em và người lớn.
- Phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae 01
2.3. Kí sinh trùng:
Entamoeba hystolytica : amip
Giardia lamblia
Cryptosporidium: gây bệnh ở trẻ nhỏ và trẻ suy giảm miễn dịch
2.4. Các nguyên nhân khác:
- Nấm
Candida albican có thể là nguyên nhân tiêu chảy. Bệnh thường xuất hiện ở
bệnh nhi sau khi dùng kháng sinh kéo dài hoặc đối với trẻ bị suy giảm miễn
dịch bẩm sinh hay suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) trong giai đoạn cuối.
- Tiêu chảy do kháng sinh, tiêu chảy do dị ứng thức ăn..
3.LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

3.1. Đánh giá khi bệnh nhân bị tiêu chảy:
Một bệnh nhân bị tiêu chảy cần được đánh giá về:
- Hỏi bệnh:
+ Thời gian bị tiêu chảy đã bao lâu
+ Số lần tiêu chảy trong ngày
+ Tính chất phân có máu không
+ Các triệu chứng kèm theo: nôn, chướng bụng
+ Những thuốc đã dùng: kháng sinh, thuốc cầm ỉa…
+ Trẻ có ở vùng dịch tễ (đang có dịch tả) không?
- Đánh giá mức độ mất nước và các rối loạn điện giải:
- Tình trạng và mức độ suy dinh dưỡng
- Các bệnh kèm theo: viêm phổi, viêm tai giữa…



3.2. Lâm sàng:
* Đánh giá các dấu hiệu mất nước:
• Quan sát toàn trạng: Tỉnh, kích thích, li bì, hôn mê.
• Khát nước: uống bình thường, uống háo hức, uống kém hoặc không
uống được.
• Mắt trũng
• Độ chun giãn của da
* Dấu hiệu khác:
• Chân tay: da khô, lạnh, nổi vân tím.
• Mạch: mạch nhanh/chậm, bắt rõ/yếu.
• Thở: nhịp thở tăng.
• Sụt cân:
o Mất dưới 5%: chưa có dâu hiệu mất nước trên lâm sàng.
o Mất 5-10%: có biểu hiện mất nước vừa và nhẹ.
o Mất nước > 10%: có biểu hiện mất nước nặng.


Thóp trước: thóp trũng/rất trũng.



Đái ít.



Trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng không?



Sốt và nhiễm khuẩn: Trẻ tiêu chảy có thể bị nhiễm khuẩn phối

hợp, cần khám toàn diện tìm các dấu hiệu nhiễm khuẩn kèm theo.



Co giật: có thề do sốt cao, hạ đường huyết, tăng/hạ natri máu.



Chướng bụng.


Đánh giá mức độ mức nước:
Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi:
Hai trong các dấu hiệu sau:
• Li bì hoặc khó đánh thức
• Mắt trũng
MẤT NƯỚC NẶNG
• Không uống được hoặc uống kém
• Nếp véo da mất rất chậm
Hai trong các dấu hiệu sau:
• Vật vã, kích thích
CÓ MẤT NƯỚC
• Mắt trũng
• Uống háo nước, khát
• Nếp véo da mất rất chậm
Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc KHÔNG MẤT NƯỚC
mất nước nặng
Trẻ 1 tuần đến 2 tháng tuổi:
Hai trong các dấu hiệu sau:
• Li bì hoặc khó đánh thức

• Mắt trũng
MẤT NƯỚC NẶNG
• Nếp véo da mất rất chậm
Hai trong các dấu hiệu sau:
• Vật vã, kích thích
CÓ MẤT NƯỚC
• Mắt trũng
• Nếp véo da mất chậm
Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc KHÔNG MẤT NƯỚC
mất nước nặng
3.3 Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Khi trẻ sốt phân có máu có dấu hiệu mất nước
- Xét nghiệm phân: Soi phân, cấy phân, tìm nguyên nhân
- Xét nghiệm khác:
+ Điện giải đồ, đường huyết, khí máu (khi có biến chứng)
+ Chức năng thận khi nghi ngờ có suy thận
+ Siêu âm bụng: Khi đi ngoài phân máu, đau bụng, nôn nhiều…


+ X-quang tiêm phổi khi nghi ngờ viêm phổi
+ Điện tim: Khi kali máu ≤ 2,5 hoặc ≥6,5 mEq/l
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị cần thiết:
* Bù nước và điện giải:
Phác đồ A: Điều trị những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất
nước.
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Cách cho uống như sau:
Tuổi

Lượng ORS cho uống


sau mỗi lần đi ngoài
< 24 tháng
50 – 100ml
2 – 10 tuổi
100 - 200ml
10 tuổi trở lên uống cho đến khi hết khát

Lượng ORS cần cung
cấp để dùng tại nhà
500ml/ngày
1000ml/ngày
2000ml/ngày

Cách cho uống:
• Trẻ dưới 2 tuổi: cho uống từng thìa, trẻ lớn cho uống từng ngụm một.
• Trẻ bị nôn, dừng lại đợ 5 – 10 phút sau lại tiếp tục cho uống.
• Cần động viên người mẹ tích cực cho uống.
Phác đồ B: Điều trị các trường hợp mất nước vừa và nhẹ, cho bệnh nhi uống
ORS dựa theo cân nặng hoặc theo tuổi.
Lượng nước (ml) uống trong 4 giờ = cân nặng bệnh nhi x 75 ml.
Cách cho uống:
• Trẻ nhỏ hơn 2 giờ thì cho uống từng thìa, cứ 1-2 phút cho uống 1 thìa,
đối với trẻ lớn cho uống từng ngụm.
• Nếu trẻ nôn cho trẻ ngừng uống 10 phút, sau đó uống chậm hơn.
• Sau 4 giờ đánh giá lại, nếu hết triệu chứng mất nước chuyển sang phác
đồ A, trẻ còn dấu hiệu mất nước nhẹ và vừa tiếp tục phác đồ B, nếu
nặng lên thì chuyển sang phác đồ C.
Phác đồ C: áp dụng trong những trường hợp mất nước nặng.



• Truyền tĩnh mạch ngay 100ml/kg dung dịch Ringer lactat (hoặc
Natriclorid 0,9%) theo hướng dẫn:

Tuổi
Lúc đầu 30ml/kg trong
Sau đó 70ml/kg trong
< 12 tháng
1 giờ
5 giờ
Bệnh nhi lớn hơn
30 phút
2 giờ 30 phút
• Cứ 1-2 giờ đánh giá lại bệnh nhân. Truyền 1 lần nữa với số lượng và
thời gian tương tự nếu mạch quay còn yếu/không bắt được.
• Nếu bệnh nhân uống được, cho uống ORS 5ml/g/giờ.
• Nếu không truyền được, tùy điều kiện cụ thể có thể đặt ống thông dạ
dày cho ORS với số lượng 20ml/kg/giờ (tổng số 120ml/kg/giờ).
• Cho ăn trở lại ngay khi trẻ có thể ăn được (bú mẹ, thức ăn giàu dinh
dưỡng…)
4.2 Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp:
Không chỉ định sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp.
Chỉ định dùng kháng sinh cho các trường hợp sau:
• Tiêu chảy phân máu.
• Tiêu chảy phân nước mất nước nặng nghi ngờ tả.
• Tiêu chảy dp Giardia.
• Trẻ tiêu chảy kèm các bệnh nhiễm trùng khác: viêm phổi, nhiễm
khuẩn huyết…
Kháng sinh sử dụng điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy:
Nguyên nhân

Tả
Lỵ trực khuẩn

Kháng sinh lựa chọn
Erythromycin 12,5mg/kg x

Kháng sinh thay thế
Tetracyclin 12,5mg/kg x 4

4 lần/ngày x 3 ngày

lần/ngày x 3 ngày
Azithromycin 6-20mg/kg x 1

Ciprofloxacin 15mg/kg/lần

lần/ngày x 1-5 ngày
Ceftriaxon 50-

x 2 lần x 3 ngày.

100mg/kg/ngày x 5 ngày


tiêm tĩnh mạch.
Metronidazole 10mg/lần x 3 lần/ngày x 5-10 ngày, uống.
Metronidazole 5mg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày, uống

Lỵ amip
Giardia


4.3 Bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp:
Trẻ 1 – 6 tháng: 10 mg/kg/ngày x 10-14 ngày.
Trẻ > 6 tháng: 20 mg/kg/ngày x 10-14 ngày.
4.4 Chế độ dinh dưỡng trong bệnh nhân tiêu chảy cấp:
Cho trẻ ăn sớm khẩu phần ăn hàng ngày 4-6 giờ sau bù nước và điện giải với
lượng tăng dần.
• Nếu trẻ bú mẹ: tiếp tục cho bú nhiều lần và lâu hơn.
• Nếu trẻ không bú mẹ:
o Cho trẻ loại sữa mà trẻ ăn trước đó.
o Không pha loãng sữa.
o Tránh thức ăn có nhiều năng lượng, protein, điện giải thấp,
nhiều carbohydrad.
o Sau khi khỏi tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm 1 bữa ngoài những bữa
ăn bình thường.
4.5 Điều trị hỗ trợ:
• Men tiêu hóa.
• Racecadotril: 1,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày, không quá 7 ngày.
• Không sử dụng thuốc cầm nôn, cầm đi ngoài.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường
gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em. Hà Nội.
Người biên soạn:
BS CKII Ngũ Thị Lê Vinh.


BS Nguyễn Hoài Nam




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×