Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bạch cầu cấp giai doan duy tri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.67 KB, 4 trang )

BỆNH BẠCH CẦU CẤP Ở TRẺ EM
ĐẠI CƯƠNG
• Tăng sinh ác tính tế bào máu chưa biệt hóa tại tủy xương
• Là bệnh ác tính hay gặp nhất ở trẻ em (35%)
• BCC dòng lympho (ALL) và BCC dòng tủy (AML)
• BCC dòng lympho nhóm nguy cơ không cao – là bệnh chữa được
• Nguyên nhân chưa rõ: vi rút, ngoại sinh (phóng xạ, hóa chất…), nội sinh
(bệnh di truyền), suy giảm miễn dịch
LÂM SÀNG
• Khởi phát: 2-4 tuần, mệt mỏi, chán ăn, sốt thất thường, da xanh, đau xương
• Hậu quả của BCN lấn át TB tủy xương
– Thiếu máu
– Xuất huyết giảm tiểu cầu
– Sốt, nhiễm khuẩn tái diễn
• Thâm nhiễm các cơ quan: gan, lách, tinh hoàn, TKTW, da, niêm mạc, thận…
CẬN LÂM SÀNG
1.1 Huyết học
– Huyết đồ: giảm 3 dòng
– Tủy đồ: hình thái học (FAB), hóa học TB, miễn dịch TB, di truyền TB
hoặc phân tử
– MDTB: xác định các CD bằng máy flow cytometry
– Di truyền: cấy NST, FISH, PCR
1.2 Sinh hóa
– LDH, ure, creatinin, a. uric, P, K+, Ca++
1.3 Chẩn đoán hình ảnh: X quang, Siêu âm
CHẨN ĐOÁN
1.4 Chẩn đoán xác định:


– Lâm sàng
– Tủy đồ (≥ 25% BCN - ALL, ≥ 30% BCN – AML)


1.5 Chẩn đoán phân biệt:
– Di căn tủy xương
– Bệnh máu lành tính
– Bệnh hệ thống
1.6 Chẩn đoán phân loại:
– Thể bệnh: dòng lympho (tiền B, B trưởng thành, T), dòng tủy, kết hợp
– Nhóm nguy cơ: không cao, cao
TIÊN LƯỢNG
• Dòng lympho: tuổi, SLBC, thâm nhiễm cơ quan, bất thường di truyền, thể
L3, đáp ứng với ĐT cảm ứng, tái phát bệnh
• Dòng tủy: đáp ứng lui bệnh lần 1, di truyền TB, thể M3
ĐIỀU TRỊ
• Mục tiêu: lui bệnh hoàn toàn, không tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống
• Đặc hiệu: đa hóa trị liệu
• Hỗ trợ: rất quan trọng
1.7 Điều trị duy trì
ALL – giai đoạn duy trì
• 2 - 3 năm: tránh tái phát bệnh
• Methotrexate tiêm tủy sống: theo tuổi, 2-3 tháng/ lần
• Dexamethason uống 5 ngày đầu / tháng, VCR 4 tuần / lần, 6MP uống hàng
ngày, MTX uống hàng tuần
• Chỉnh liều 6MP, MTX để duy trì bạch cầu hạt từ 1000 – 2000 / mm3
1.8 Điều trị hỗ trợ
1.8.1 Truyền máu:
– Khối hồng cầu: 5-10 ml/kg, truyền trong 4-6 h, bảo quản tủ mát.


– Tiểu cầu: TC thường 40 ml (10 kg/1 đơn vị), TC pool, TC máy. TC <
10.000/mm3 hoặc khi chảy máu. Truyền trong 30-60 phút. Nếu truyền
lâu, lắc nhẹ khi truyền, bảo quản nhiệt độ phòng.

– Plasma tươi đông lạnh (FFP): 10-20 ml/kg, truyền 1-2 giờ. Tan đông
phải truyền ngay.
1.8.2 Hội chứng phân giải u:
– Truyền dịch 3.000 ml/m2/24 giờ, tỉ lệ G5: NS = 1:1, dịch không có
K+. Bù K khi K < 3 mmol/L. Hạn chế bù Ca nếu không có triệu
chứng lâm sàng
– Allopurinol: 10 mg/kg/24h, chia 2
– Cân bằng dịch
– Điều trị tăng K máu theo phác đồ
1.8.3 Sốt giảm bạch cầu hạt:
– Cách ly
– Kháng sinh: ưu tiên nhóm Gr (-). Cephalosporin thế hệ 3 như
Ceftazidim, Cefoperazole hoặc Piperacilin hoặc Cephalosporin thế hệ
4 phối hợp với Aminoglycosid.
– Thuốc kích bạch cầu hạt.
1.8.4 Điều trị hỗ trợ khác
• Dinh dưỡng: giàu đạm, xơ, sạch, nấu chín, quả có vỏ, ăn ngay
• Tâm lý, giảm đau: Quan trọng, dùng giảm đau sau khi đánh giá đau. Không
hạn chế morphin nếu đau nặng, TMC ngắt quãng hoặc truyền 24h hoặc uống
• Viêm niêm mạc miệng: vệ sinh miệng, thuốc bôi, kháng sinh nếu giảm BCH,
giảm đau.
• Tăng đường máu: theo phác đồ
• Cao huyết áp
• Viêm dạ dày: kháng H2


• Viêm tụy: nhịn ăn. Nặng sẽ không dùng tiếp L-Asparaginase
• Dự phòng viêm phổi do P. carrinie: Bactrim, TMP 5 mg/kg/ngày thứ 7, CN,
chia 2 lần


Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp
ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Người biên soạn:
BS CKII Ngũ Thị Lê Vinh
BS Phạm Thùy Minh.



×