Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, BÀI THẢO LUẬN Đề tài: LGBT VÀ CÁI NHÌN CỦA CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.44 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: LGBT VÀ CÁI NHÌN CỦA CỘNG ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Quốc TIến
NHÓM: 7
Lớp :1742SCRE0111

Năm học 2016 – 2017
[Type text]

Page 1


[Type text]

Page 2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
1.Thời gian: 17 giờ ngày 9 tháng 3 năm 2017
2. Địa điểm: Phòng học A4.101
3. Thành phần: 9 thành viên nhóm 7
4. Nội dung: Phân công chuẩn bị cho từng thành viên:
STT Họ và tên


Công việc

1

Dương Thị Nhật Minh

Thuyết trình+Slide

2

Ngô Thị Tuyết Mai

Thư ký

3

Trần Thị Thu Miền

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

4

Lưu Thúy Nga

Định hướng phát triển và đề xuất

5

Nguyễn Thị Mai


Định hướng phát triển và đề xuất

6

Nguyễn Thị Ngà

Cơ sở lý luận cuẩ nghiên cứu

7

Hoàng Thị Na

Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu

8

Phan Thị Nghĩa

Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu

9

Vũ Thị Mận

Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Biên bản kết thúc vào hồi 18h cùng ngày.
Hà Nam, ngày 9 tháng 3 năm 2017.

[Type text]


Page 3


Nhóm trưởng

Thư kí

Vũ Thị Mận

Ngô Thị Tuyết Mai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
[Type text]

Page 4


1.Thời gian: 17 giờ ngày 17 tháng 3 năm 2017
2. Địa điểm: Phòng học A4.101
3. Thành phần: 9 thành viên nhóm 7
4. Nội dung: Các thành viên góp ý và chỉnh sửa bài thảo luận.
Biên bản kết thúc vào hồi 18h15 cùng ngày.
Hà Nam, ngày 17 tháng 3 năm 2017.

Nhóm trưởng


Thư kí

Vũ Thị Mận

Ngô Thị Tuyết Mai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

[Type text]

Page 5


1.Thời gian: 17 giờ ngày 25 tháng 3 năm 2017
2. Địa điểm: Phòng học A4.101
3. Thành phần: 9 thành viên nhóm 7
4. Nội dung: Hoàn thiện bản thảo, bản slide và duyệt phần thuyết trình.
Biên bản kết thúc vào hồi 18h15 cùng ngày.
Hà Nam, ngày 25 tháng 3 năm 2017.

Nhóm trưởng

Vũ Thị Mận

MỤC LỤC :

Thư kí


Ngô Thị Tuyết Mai

TRANG:

I/PHẦN MỞ ĐẦU…............................................................................................8
II/CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU…………………………………………..8
Khái niệm và thông tin liên quan………………………………………………..……9
2.Thế nào là kì thị?...........................................................................................9
[Type text]

Page 6


III/THỰC TRẠNG CỦA LGBT………………………………………………………12
1.Tình hình của LGBT………………………………………………………………12
2.Thái độ của xã hội đối với LGBT…..............................................................15
3.Những thông tin liên quan đến LGBT………………………………..…………17
IV/ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT………………………….…….20
1.Nguyên nhân………………………………………………………………………20.
2.Giải pháp….................................................................................................24
3.Các đề xuất khuyến nghị…………………………………..……………………28
V/KẾT LUẬN………………………………………………………………………36

[Type text]

Page 7


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài.
Giới tính luôn là vấn đề được nhiều người bàn cãi và thắc mắc, đơn giản là
câu hỏi: ”Tại sao có những người có thể yêu người khác giới?’. ”Con người bản
chất vốn bị hấp dẫn bởi người khác phái, đó là quy luật tự nhiên mang tính khách
quan để đảm bảo nòi giống, phát triển xã hội. Khi xưa có câu ”yểu điệu thục nữ,
quân tử hảo cầu” ta có thể hiểu ý người xưa muốn hướng tới khát vọng tình yêu
giữa những người khác giới vì theo đuổi người khác giới luôn là bản chất của loài
người. Tuy vậy trong xã hội luôn có người này người kia khi phần đông dân số là
dị tính luyến ái thì còn không nhỏ số người khác biệt họ không tuân theo quy luật
vĩnh hằng của tự nhiên đó là cộng đồng người LGBT. LGBT là một hiện tượng xã
hội được quan tâm ở cả phương tây lẫn phương đông. Hiện tượng này phổ biến khá
rộng có nguồn gốc lâu dài. Trong một xã hội phát triển về quyền con người như
hiện nay thì LGBT đã có cơ hội phát triển hơn ngày xưa. Nhận thấy đây là một vấn
đề có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức cho mọi người về những người LGBT
đặc biệt là cách nhìn nhận của xã hội Việt xưa và nay đối với vấn đề này .
LGBT đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa có nhà nghiên cứu hay tổ chức nào thật
sự đi sâu và phân tích kĩ càng. Những LGBT luôn mặc cảm với số phận của mình,
sợ sự lên án của xã hội không dám công khai. Ở nước ta chưa có thống kê cụ thể về
số người đồng tính này cộng thêm sự hiểu biết về LGBT qua ít dẫn đến sự kì thị
thái độ, quan điểm của cộng đồng xã hội. Những vấn đề liên quan đến LGBT còn
chưa được quan tâm đúng mực vì vậy nhóm em đã qyết định đầu tư về thời gian và
công sức thực hiện đề tài này một cách tốt nhất. Trong quá trình thực hiện không
tránh khỏi sai sót, mong thầy góp ý để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Chúng em
xin chân thành cảm ơn.
[Type text]

Page 8


2.Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu được tiến hành nhằm bổ sung những thiếu hụt về thông tin xung
quanh cộng đồng người LGBT. Trọng tâm của nghiên cứu hướng tới việc khắc họa
những con người thược thế giới thứ 3 trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát
triển. Qua đó nghiên cứu huy vọng góp 1 phần nhỏ trong lỗ lực đưa người đồng
tính hòa nhập với cộng đồng xã hội, nâng cao hiểu biết của cộng đồng và vận động
các tổ chức có liên quan xây dựng những chương trình nhằm can thiệp một cách có
hiệu quả dành cho nhóm người này.
3.Đối tượng nghiên cứu.
Cộng đồng người thụôc thế giới thứ 3 hay những LGBT trên toàn đất nước
Việt Nam để mọi người đưa ra cái nhìn đúng đắn dành cho họ.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Trình tự nghiên cứu khoa học có thể trình bày ở 6 bước cơ bản sau:
01- Phát hiện vấn đề nghiên cứu.
02- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
03- Xây dựng luận chứng.
04- Tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn.
05- Xử lý thông tin, phân tích.
06- Tổng hợp kết quả; Kết luận; Khuyến nghị.
* Bước 1: Phát hiện vấn đề nghiên cứu:

[Type text]

Page 9


Đây là giai đoạn tìm kiếm câu hỏi cần được giải đáp trong quá trình nghiên
cứu.
Yêu cầu:
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ quan
trọng của đề tài đặt ra đối với cuộc sống thực tiễn.

2. Có đầy đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không? Điều kiện
nghiên cứu bao gồm cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện, thiết bị; quỹ thời gian,
năng lực, sở trường của những thành viên trong nhóm.
* Bước 2: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
Đây là những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra,
là hướng, theo đó chúng em sẽ thực hiện các quan sát hoặc thực nghiệm.
* Bước 3: Xây dựng luận chứng:
Là cách thức thu thập và sắp xếp các thông tin thu được. Nội dung cơ bản của
xây dựng luận chứng là dự kiến kế hoạch thu thập và xử lý thông tin, lên phương
án chọn mẫu khảo sát; Dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp quan sát hoặc
thực nghiệm.
* Bước 4: Tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn:
Tìm luận cứ lý thuyết là xây dựng cơ sở lý luận của nghiên cứu. Khi xác định
được luận cứ lý thuyế tchúng em biết được cần được vận dụng cơ sở khoa học nào
để làm chỗ dựa cho công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề LGBT này.
Thu thập dữ liệu để hình thành các luận cứ thực tiễn. Dữ liệu cần thu thập
bao gồm những sự kiện và số liệu cần thiết cho việc hoàn thiện luận cứ để chứng
[Type text]

Page 10


minh giả thuyết. Nếu các sự kiện và số liệu không đủ thoả mãn nhu cầu chứng
minh giả thuyết, phải có kế hoạch thu thập bổ sung dữ liệu.
* Bước 5: Xử lý thông tin, phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin:
Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những sai lệch đã mắc phải trong quan
sát, thực nghiệm, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức độ có
thể chấp nhận trong việc nghiên cứu đề tài của chúng em.
*Bước 6. Đưa ra kết luận, khuyến nghị:
Tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát về kết quả; Đánh giá điểm mạnh và

điểm yếu; Khuyến nghị khả năng áp dụng kết quả và khuyến nghị việc tiếp tục
nghiên cứu hoặc chấm dứt sự nghiên cứu về vấn đề LGBT.
5.Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vị nghiên cứu ở trong nước và có thể là cộng đồng người đồng tính ở
nước ngoài để làm cho đề tài thêm sâu sắc và rõ ràng .
6.Giả thuyết nghiên cứu:
-LGBT là 1 là 1 hiện tượng rất phức tạp của xã hội hiện nay và đa số mọi
người đều biết đến.
-Mọi người có những hiểu biết tương đối về nguyên nhân, bản chất, biểu
hiện cũng như đối tượng của hiện tượng này. Từ nhận thức đó họ có quan điểm thái
độ tương ứng.
-Thái độ, nhận thức này của mọi người chịu ảnh hưởng chi phối của các yếu
tố kinh tế, văn hóa, xã hội thành phần gia đình.
II.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU.
[Type text]

Page 11


1.LGBT là gì?
LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng: luyến ái nữ
(Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và Hoán
tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender). LGBT thể hiện sự đa dạng
của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và bản dạng giới.
Thiên hướng tình dục của con người được chia thành 3 loại chủ yếu: dị tính luyến
ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn theo bản dạng giới thì phân thành:
người chuyển giới và người không chuyển giới. Trong đó, LGBT là cộng đồng
những người thuộc các thiên hướng tình dục và bản dạng giới thiểu số trong xã hội.
Các thuật ngữ thường được nhắc tới có liên quan tới LGBT:
Đồng tính luyến ái: Bao gồm cả đồng tính luyến ái nữ và đồng tính luyến ái nam,

là những người có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính
với mình một cách lâu dài và cố định. Khác với người dị tính luyến ái là sự hấp
dẫn tình yêu và tình dục với người không cùng giới tính.
Song tính luyến ái: Chỉ những người có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với cả người
cùng giới và khác giới tính một cách lâu dài.
Người chuyển giới: Là những người có bản dạng giới (nhận định, cảm nhậngiới
tính) khác với biểu hiện giới tính của người đó lúc sinh ra, bao gồm người chuyển
giới đã phẫu thuật chuyển giới và người chuyển giới chưa phẫu thuật chuyển giới.

2.Sự kỳ thị.
LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính. LGBT thể
hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và
[Type text]

Page 12


bản dạng giới. Thiên hướng tình dục của con người được chia thành 3 loại chủ yếu:
dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn theo bản dạng giới thì
phân thành: người chuyển giới và người không chuyển giới. Trong đó, LGBT là
cộng đồng những người thuộc các thiên hướng tình dục và bản dạng giới thiểu số
trong xã hội.
Người ta thường nhắc đến kì thị như là một hành động cụ thể như: đánh đập,
lăng mạ... Nhưng thực ra, đó chỉ là những hành động cực đoan của sự kì thị. Kì thị
nói chung có thể được thể hiện qua rất nhiều hành động, lời nói, hay thái độ của
người ta, thậm chí, ta có những hành động thể hiện sự kì thị mà không ý thức được
rằng mình đang kì thị. Hãy thử lấy một vài ví dụ đơn giản:
- Bạn thấy một cặp đôi cùng giới thể hiện tình cảm nơi công cộng (cầm tay,
cười đùa, mặc áo đôi...), bạn có cho rằng họ "làm lố"? Cùng những hành động đó,
nhưng lại là cặp đôi khác giới, bạn lại thấy bình thường? Điều gì khiến bạn nghĩ

cặp đôi cùng giới kia lại không được thể hiện tình cảm như một cặp đôi khác giới?
- Đã bao giờ bạn mặc một chiếc áo LGBT mà bị người thân/bạn bè cấm cản vì
"làm quá"? Điều gì khiến người ta nghĩ rằng bạn không thể mặc áo LGBT đi chơi
hay ở nhà; trong khi đó cũng những chiếc áo mang tính "đồng phục" khác như áo
in cờ Việt Nam, áo hội từ thiện, hay đồng phục trường, đồng phục lớp lại có thể
được mặc một cách tự do?
- Một nhóm bạn đồng tính tỏ ra coi thường, khinh miệt và liên tục phỉ báng một
bạn song tính, kiên quyết không cho làm quen vì cho rằng: "Song tính lăng nhăng,
hôm nay làm chồng cô này mai làm vợ anh khác."
- Những anh chàng luôn tỏ ra mình nam tính, mạnh mẽ, thuộc đẳng cấp hơn
hẳn những anh chàng yếu thế hơn, nữ tính hơn; họ chỉ chơi với những người nam
[Type text]

Page 13


tính, mạnh mẽ khác và luôn luôn trong trạng thái khinh bỉ, coi thường và nhất
quyết không tiếp xúc với những người "ẻo lả", những người mà họ còn chưa biết là
ai.
- Những nhà hoạt động về LGBT thường bị chỉ trích rằng họ "rảnh", "không có
việc gì để làm", và luôn phải đối mặt với những lời "dạy bảo" rằng: "Hãy lấy số
tiền, thời gian đó mà đi làm từ thiện"; "Hãy lấy những tài năng, công sức đó mà
cống hiến, mà sống tốt." Điều gì khiến bạn nghĩ rằng vận động quyền LGBT lại
không phải, hay thấp kém hơn việc đi làm thiện nguyện, cống hiến cho xã hội?
Điều gì khiến bạn nghĩ rằng họ đang làm việc xấu, sống xấu?

III. THỰC TRẠNG CỦA LGBT.
1.TÌNH HÌNH CỦA LGBT HIỆN NAY.
1.1 Ngày kỉ niệm:
Liên Hiệp quốc chọn ngày 17 tháng 5 hàng năm là “ Ngày quốc tế chống kỳ

thị, phân biệt đối xử đối với người đồng tính, sống tính và chuyển giới LGBT –
IDAHO”. Ngày này được chọn để kỷ niệm sự kiện ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế
thế giới – WHO đã “giải mã” thiên hướng tình dục và công bố loại bỏ đồng tính
luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Sự kiện ngày 17 tháng 5 được tổ chức tại
hơn 100 quốc gia, tại tất cả các khu vực trên thế giới từ năm 2004. Sự kiện này
được công nhận chính thức bởi nhiều Chính phủ và tổ chức quốc tế như Nghị viện
châu Âu và rất nhiều nhà chức trách địa phương. Hầu hết các cơ quan thuộc Liên
Hiệp quốc cũng đánh dấu và kỷ niệm ngày này với các sự kiện cụ thể. Các chính
phủ, chính quyền các địa phương, các tổ chức nhân quyền, các doanh nghiệp và

[Type text]

Page 14


những người nổi tiếng đã có những hành động thiết thực, cụ thể ủng hộ sự kiện
này.
Tại Việt Nam, từ năm 2011, ngày IDAHO đã được tổ chức, không chỉ dành
cho cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (gọi tắt là LGBT), mà
còn để tất cả những người ủng hộ sự bình đẳng của con người.
Số lượng ước tính:
Về số lượng người đồng tính ở Việt Nam, hiện nay chưa có con số chính xác vì
chưa có một cuộc thống kê chính thức mang tính quy mô và toàn diện được tổ
chức. Theo ước tính của bác sĩ Trần Bồng Sơn, số đồng tính nam ước tính là
khoảng 70.000 người (chiếm 0,09% dân số). Một nghiên cứu khác do tổ chức phi
chính phủ quan tâm thực hiện ước tính Việt Nam có khoảng 50-125 ngàn người
đồng tính, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số. Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu
xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE), năm 2013 Việt Nam đang có khoảng 1,6 triệu
người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi 15-59. Theo báo cáo từ tổ chức
WHO của Liên hợp quốc thì khoảng 3% - 5% dân số có thiên hướng tình dục đồng

tính, nếu lấy tỉ lệ này áp dụng cho Việt Nam thì hiện nay cả nước có khoảng gần 3
triệu người đồng tính, sống tính.
Về số lượng người chuyển giới, năm 2015 Bộ y tế Việt Nam cho biết đã nhận
được gần 600 hồ sơ cá nhân đề xuất sửa đổi giới tính mới sau khi họ đã thực hiện
phẫu thuật chuyển giới. Ngày 24 tháng 11 năm 2015, quyền chuyển đổi giới tính
chính thức được hợp pháp hoá tại Việt Nam sau khi Bộ luật dân sự sửa đổi 2015
cho phép chuyển đổi giới tính và thay đổi thân nhân, hộ tịch sau chuyển đổi được
Quốc hội thông qua.
1.2 Pháp luật
[Type text]

Page 15


Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính. Mặc dù
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa người đồng giới, Luật Hôn
nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định “ cấm kết hôn giữa người cùng
giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quỳ định “ không
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8).
Các chính quyền trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ đi ra luật về quản hệ
đồng tính. Luật Hồng Đức có đề cập hãm hiếp, ngoại tình, và loạn luân nhưng
không nhắc tới đồng tính.
Tuy vậy, đám cưới đồng tính từng được tổ chức ở Việt Nam. Ngày 7 tháng 4
năm 1997, hãng thông tấn Reuters đưa tin về đám cưới đồng tính đầu tiên ở TP Hồ
Chí Minh giữa 2 người nam, tiệc cưới diễn ra tại một khách sạn với 100 khách
mời, và bị nhiều người dân phản đối. Ngày 7 tháng 3 năm 1998, hai người đồng
tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy xin phép đăng kí kết hôn không
được chấp nhận. Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua quy định cấm hôn
nhân đồng tính vào tháng 6 năm 1998.
Năm 2002, Bộ lao động, Thu bình và Xã hội liệt kê đồng tính luyến ái vào

trong các “ tệ nạn xã hội” cần phải bài trừ như mại dâm và mà túy.
Năm 2008, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định việc “ xác định lại giới
tính” đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được
định hình chính xác. Khác với người đồng tính, những người này do bị tật bẩm
sinh về thể xác, cần phẫu thuật để điều chỉnh lại bộ phận bị dị tật. Tháng 7 năm
2012, Bộ Tư pháp đưa ra đề xuất sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình, trong đó có
thể công nhận hôn nhân đồng tính; việc này làm báo chí nước ngoài cho rằng Việt
Nam có khả năng trở thành nước châu Á đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính.
Tại một cuộc đối thoại trực tuyến, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết:“
[Type text]

Page 16


Cá nhân tôi cho rằng, việc công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính cần
phải dựa trên những nghiên cứu hết sức cơ bản, những đánh giá tác động nghiêm
túc trên nhiều khía cạnh xã hội và pháp lý như quyền tự do cá nhân, sự tương thích
với văn hoá, tập quán của xã hội và gia đình Việt Nam, tính nhạy cảm, hậu quả xã
hội của quy định pháp luật... Các vấn đề này đang được nghiên cứu trong quá trình
chuẩn bị dự án Luật Hôn nhân và Gia đình.”
Ngày 1 tháng 1 năm 2015, một chỉnh sửa mới từ Luật Hôn nhân và Gia đình
2014 có hiệu lực, trong đó quy định sẽ không cấm kết hôn giữa người cùng giới
tính, coi như hủy bỏ luật cấm năm 2000. Tuy nhiên, theo Điều 8 về “ Điều kiện kết
hôn” có ghi:“ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính”. Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng sẽ
không được pháp luật giải quyết nếu có tránh chấp xảy ra khi chung sống.
Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi),
trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ liên quan.
Luật có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2017. Điều 37, Bộ luật này quy định: “ Việc
chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi

giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thấy đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật
về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo
quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Như vậy, Việt Nam chính thức
hợp pháp hoá việc chuyển đổi giới tính.
2.Thái độ của xã hội đối với LGBT :

2.1 Thái độ của báo chí :

[Type text]

Page 17


Nhìn chung thái độ của báo chí với tình yêu của những người đồng tính có xu
hướng ngày càng khả quan. Song tỷ lệ kì thị, nhìn theo hướng phiếm diện vẫn còn
khá cao. Khi nói về những người nổi tiếng, đồng tính được sử dụng là chi tiết để
gây sự chú ý cho người đọc cho thấy cách nhìn nhận về vấn đề chưa đúng đắn.
Điều này khiến xã hội có cái nhìn phiếm diện về đồng tính luyến ái.
Rất ít bài báo đề cập đến nguy cơ hành vi tình dục của người đồng tính và nếu có
đề cập, thông tin cũng mơ hồ và không đầy đủ. Nhiều bài viết về thiên về quan
niệm hành vi tình dục của người đồng tính là đáng lên án, lệch chuẩn, là ăn chơi
đua đòi, sống trụy lạc… Quyền được kết hôn của người đồng tính được đề cập
nhiều nhất. Tuy nhiên, quyền yêu và được yêu, quyền có con, quyền nhận nuôi
con, quyền tiếp cận bới dịch vụ tư vấn thể hiện trong các bài báo.

2.2 Thái độ của mọi người :
Nhìn chung, ở Việt Nam thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là kỳ thị ở
các mức khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan
tâm. Một tỷ lệ rất nhỏ người thân có thái độ cởi mở đối với người đồng tính. Nhiều
người bắt đầu kêu gọi nên có thái độ cởi mở hơn đối với người đồng tính. Chưa có

trường hợp nào ghi nhận về sự khuyến khích, cổ vũ việc đồng tính luyến ái.
Nhiều người cho rằng đồng tính luyến ái do ảnh hưởng lối sống phương Tây.Tuy
nhiên, điều này không đúng. Hơn nữa, hầu như các nước Đông Nam Á dều có
thành kiến nặng nề với người đồng tính trừ Thái Lan, đất nước không bị đô hộ bởi
phương Tây trong quá khứ. Nhiều người coi đồng tính luyến ái là không bình
thường thậm chí là bệnh hoạn đặc biệt ở nông thôn. Do đó hành vi âu yếm của hai
người cùng giới có thể làm cho nhiều người cảm thấy ghê tởm. Phần lớn người dân
[Type text]

Page 18


chưa hiểu biết nhiều và đúng về đồng tính luyến ái. Nhiều người không phân biệt
được những khái niệm người đồng tính luyến ái, người hoán tính, người lưỡng tính
mặc dù đây là những khái niệm khác nhau. Hơn nữa, đa số cho rằng đàn ông nữ
tính hoặc phụ nữ nam tính là những người đồng tính.
Tuy nhiên, một số ít người bắt đầu nhìn nhận người đồng tính cũng như khẳng định
đồng tính luyến ái không phải là bệnh. Thái độ đối với người đồng tính có xu
hướng cởi mở hơn. Bên cạnh đó, quan niệm cho rằng ngày nay càng có nhiều
người đồng tính là đua đòi cũng khá phổ biến.

2.3 Thái độ của người thân :
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bị tổn thương, kinh ngạc, giận dữ, mắc cỡ, hoang
mang khi biết con mình là người đồng tính. Khi đó, trong họ đan xen nhiều cảm
xúc tiêu cực: tức giận, thất vọng, hoảng sợ, chối bỏ, có người tự giằn vặt mình là
nguyên nhân lây “bệnh” cho con, người thì lo không có cháu nối dõi tông đường,
đối mặt với sự kỳ thị cộng đồng. Hành xử theo cảm xúc, họ đã đe dọa, chửi mắng,
đánh đập, cắt tài chính khiến những đứa con không còn chỗ dựa.
Đáng buồn là rất nhiều bậc cha mẹ lại có thái độ chối bỏ sự thật về giới tính của
con mình. Chính thái độ đó đã khiến một số người đồng tính sống che giấu bản

thân và rồi gây ra nhiều hậu quả tiêu cực khó lường.
Thực chất cha mẹ nào cũng yêu thương con, muốn làm tất cả để “cứu” con nhưng
cách “cứu” con cái tốt nhất chính là chấp nhận tôn trọng giới tính thật sự của con.
Bởi chấp nhận của cha mẹ chính là “thành luỹ” an toàn ngăn con sa chân xuống địa
ngục của những hàng vi nông nổi, của sự nghi kỵ còn trong xã hội.

[Type text]

Page 19


2.4 Sự kì thị và phân biệt đối xử :
“Những người đồng tính chỉ làm cho xã hội nhơ nhớp…”
“Tôi không hiểu những người lệch lạc giới tính như họ thì có thể làm gì để giúp ích
cho cuộc đời ?”
“Họ chỉ làm suy thoái thêm đạo đức của xã hội !”
“Thà con tôi lấy hai chồng còn hơn nó là một người đồng tính …”
“Họ là những người ích lỷ, chỉ biết nghĩ tới bản thân mình ...”
“Họ chỉ hành động theo sự nông nổi của tuổi trẻ …”
Bạn sẽ nghĩ thế nào khi bạn nghe tấy, đọc được hay biết được những suy nghĩ quan
điểm trên đây về người đồng tính? Đó là những chia sẻ của nhiều người trên đường
dây tư vấn dành cho người đồng tính nữ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng
khao học về Giới tính - Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA). Bên trong
những lời nói, những nhận định này còn là cả một thái độ khó chịu, sự bức xúc và
cay nghiệt khi nhắc tới những người đồng tính. Nếu bạn là một người theo xu
hướng tình dục đồng giới bạn sẽ có cảm giác như thế nào khi nghe người khác
đánh giá về mình theo những cách trên? Có lẽ sẽ khó tránh khỏi những tổn thương.
Nếu bạn là những ngườì đưa ra quan điểm, bạn tự cho mình quyền phán xét người
khác, có khi nào bạn biết sau mỗi nhận đinh hay lời nói của mình, điều gì có thể
xảy ra?

Tất cả những nhận định trên đây đều thể hiện sự kỳ thị đối với người đồng
tính. Trong cuộc sống, bạn sẽ bắt gặp sự kỳ thị này không chỉ ở lời nói mà còn ở
những hành vi. Có thể bạn sẽ bắt gặp những sự phân biệt khác với người đồng tính
như : coi người đồng tính là những người bệnh họan, xa lánh họ, có thể gây cho họ
[Type text]

Page 20


những khó khăn trong cuộc sống và công việc, có người bị ép quan hệ tình dục, bị
bạo lực, hoặc bị tống cổ ra khỏi nhà chỉ vì yêu người cùng giới. Họ bị kỳ thị, bị
nhiều người đánh giá một cách tiêu cực. Họ phải chịu những cái nhìn không mấy
thiện cảm của nhiều người chỉ vì họ khác biệt, những khác biệt mà bản thân họ
không thể tự quyết định hay lựa chọn cho mình cách sống phù hợp với giới tính
mình đang có. Vậy có đúng những người đồng tính là những người bỏ đi, không
đáng được đối xử công bằng ? Nếu là người thân của người đồng tính, bạn nên làm
gì? Hay chính bạn là mục tiêu của những sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người
đồng tính, bạn có thể làm gì để thoát khỏi?.
Sự kỳ thị của cộng đồng không chỉ làm cho cuộc sống của chính những người
đồng tính rất khó khăn mà còn có thể làm ảnh hưởng đến những nguời không phải
đồng tính và xã hội nói chung. Đa số những học sinh đồng tính thường có tâm
trạng hoang mang, cô độc. Điều này có thể dẫn đến nguy hiểm. Họ có thể sa sút
tinh thần, có thái độ bướng bỉnh, nhiều học sinh thường xuyên có ý định tự sát.
Bên cạnh đó, vì lý do sợ xã hội kỳ thị, nhiều người đồng tính nam đã lập gia đình
với phụ nữ và sinh con tuy nhiên họ không hề cảm thấy hạnh phúc và gây ra đau
khổ cho người vợ của mình. Ngoài ra, vì không được xã hội công nhận, người
đồng tính thường giấu mình, sống cô độc, thu mình lại với xã hội.
Sự thực đáng buồn là những ngộ nhận về người đồng tính luyến ái vẫn còn tồn tại
rộng rãi và sâu sắc ở khắp mọi nơi, một khúc mắc chưa bao giờ thực sự được giải
quyết triệt để, đó là sự xấu hổ nhục nhã mà người đồng tính luyến ái bị bắt buộc

phải chịu đựng bởi những người ghét bỏ, chống đối họ.
Có thể nói, được sống với đúng bản thân mình, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử
bởi gia đình, xã hội là mong muốn của tất cả những người đồng tính. Tuy nhiên,
ngay cả trong giới đồng tính cũng có rất nhiều người chưa dám chấp nhận bản
[Type text]

Page 21


thân. Hay nói cách khác là họ sợ xu hướng tình dục của chính mình. Nỗi sợ này
của họ thể hiện dưới nhiều hình thức. Một số người khác thì sợ mình không phải là
cha mẹ tốt khi họ có con cái, sợ con cái ra đường có thể bị bạn bè trêu trọc hoặc sợ
chúng sẽ lây đồng tính từ mình.
Vấn đề này sẽ mãi mãi tồn tại nếu như những người đồng tính không tự bỏ thành
khiến đối với chính mình. Nếu như họ không tự trang bị cho mình những kiến thức
liên quan đến xu hướng tình dục cả chính mình, không chấp nhận con người thực
sự của mình, thử hỏi làm sao họ có thể làm cho xã hội chấp nhận được?
Cuộc sống của mỗi người là do người đó tự quyết định. Sợ mình đồng tính nghĩa là
bạn đang kỳ thị chính mình. Không ai hiểu lòng bạn bằng chính bản thân bạn. Vì
vậy, thay vì mong đợi xã một điều gì đó từ phía người khác hay xã hội, điều trước
tiên mà những người trong cuộc nên làm là hãy tìm điều đó ngay trong chính bản
thân mình.

2.5 Tổ chức xã hội :
Trách nhiệm của xã hội trong việc thúc đẩy thực hiện các quyền của những người
đồng tính và quyền không bị bạo hành và bị đối xử ngược đãi ở Việt Nam sẽ được
tăng lên thông qua dự án của một số tổ chức phi chính phủ của Việt Nam – Trung
tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và vị thành
niên (CSAGA) với sự tài trợ của Thụy Điển. Trong khuôn khổ của hiệp định, phía
Thụy Điển đã cam kết đóng góp 2,7 triệu Kô-ron Thụy Điển ( khoảng 340.000 đôla) Mỹ. Phù hợp với chính sách mới ban hành của chính phủ Thụy Điển, dự án này

nhằm mục đích thúc đẩy việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, đặc biệt nhấn

[Type text]

Page 22


mạnh đến các quyền của những người đồng tính luyến ái nữ, những người lưỡng
tính và những người chuyển giới tính.

3.NHỮNG TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN LGBT
Trên các trang mạng xã hội hiện nay có không ít các bài viết chia sẻ về nỗi
niềm của người đồng tính, có những câu chuyện thật thương tâm và may mắn cũng
có những trường hợp được sống trong hạnh phúc. Không phải tất cả người đồng
giới có đủ dũng cảm để sống thật với giới tính của mình, có không ít người vẫn lập
gia đình, sinh con đẻ cái và sống trong cái bọc không hề có hạnh phúc. Và không ít
người bị nhìn với ánh mắt kì thị từ những người xung quanh, thậm chí họ còn bị
ghẻ lạnh và bắt nạt ra mặt.
Thống kê tình trạng Phân biệt đối xử vì là LGBT trong trường:
- Bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53,8%.
- Bị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23%.
- Bị ép buộc thay đổi đồng phục: 20,4%.
- Bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29,3%.
(Nghiên cứu Thanh thiếu niên LGBT của tổ chức Save the Children và Viện nghiên
cứu Y - Xã hội học ISMS tại TP HCM năm 2015).
Vào 25/11, ca sĩ chuyển giới Lâm Chi Khanh đã tham gia talkshow “Góc nhìn
đa chiều của cộng đồng LGBT tại Việt Nam”, mang đến cái nhìn cận cảnh hơn về
cộng đồng LGBT tại Việt Nam. “LGBT hay đồng tính có gì sai?”, “Sao lại kỳ thị
người đồng tính?” là những câu hỏi hiện hữu hàng ngày mà không ai có thể trả lời
[Type text]


Page 23


trọn vẹn. “Người đồng tính không sai, nhưng sai ở cách họ thể hiện ra ngoài quá
nhiều tính cách, khiến cho người đời có cái nhìn sai lệch”, đó chính là cách nghĩ
của một bộ phận người trong xã hội với cộng đồng LGBT.
Hiện nay, nhiều quốc gia ở châu Mỹ, Âu và Australia đã cởi mở hơn về vấn đề
người đồng tính. Nhưng tại các nước châu Á, sức nặng từ định kiến xã hội vẫn là
áp lực lớn đè lên vai cộng đồng LGBT. Những nguyên tắc về thuần phong mỹ tục,
chuẩn mực nhân cách khiến không ít người có tư tưởng sai lệch và thái độ không
chấp nhận người đồng tính. Cộng đồng LGBT đang gặp nhiều thách thức và khó
khăn trong cuộc sống. Hàng ngày, họ phải đối mặt với sự lạnh nhạt và kỳ thị của
gia đình, bạn bè và xã hội. Hạnh phúc lứa đôi, ước mơ về một tổ ấm đang dần trở
thành một mưu cầu vượt xa tầm với của họ. Tại đất nước chưa chấp nhận hôn nhân
đồng tính như Việt Nam, có không ít cặp đôi LGBT đã vượt ra khỏi ranh giới về
định kiến, chuẩn mực xã hội để tìm đến với nhau. Những chuyện tình đồng tính từ
hai quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều là minh chứng cho nỗ lực mở lối cuộc sống
của cộng đồng LGBT. Không ít cặp đôi trong cộng đồng LGBT đã vượt ra khỏi
ranh giới định kiến, chuẩn mực xã hội để đến với nhau. Cộng đồng LGBT khác
người dị tính về tâm sinh lý, xu hướng tính dục, tình dục nhưng hơn tất cả, họ khao
khát tình yêu thương và cần nhận được sự đối xử như những người bình thường.
Ngày 29/9/2014, 12 cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc cùng ra tuyên bố kêu gọi
các quốc gia kết thúc bạo lực và phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và
chuyển giới (bao gồm người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em LGBT), đồng thời đặt
ra các bước cụ thể để bảo vệ các quyền của những cá nhân này. Phán quyết của
Tòa án Tối cao Mỹ vào ngày 26/6/2015 chính thức công nhận hôn nhân của cộng
đồng LGBT hợp pháp trên toàn nước Mỹ, góp phần cổ vũ nhiều cặp đôi đồng tính
trên toàn thế giới. Đây là bước ngoặc lớn đối với cộng đồng LGBT trên toàn thế
giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận người

[Type text]

Page 24


có những suy nghĩ tiến bộ hơn, họ đồng cảm, biết sẻ chia với thế giới thứ 3. Thông
tin Quốc hội thông qua quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ
liên quan hiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nickname Nguyễn Sơn
cũng dành lời chúc đến các thành viên trong cộng đồng LGBT Việt nói chung và
những người mang giới tính thứ 3 nói riêng. Sơn viết: "Hợp pháp hóa việc chuyển
đổi giới tính là đúng! Ai cũng muốn sống thật với mình. Những người này khi sinh
ra không được như mong muốn đã là thiệt thòi lớn với họ. Hãy cùng chung tay bù
đắp tinh thần, để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn".
Hot boy Vương Anh Ole cho biết, trong số những bạn bè anh chơi, có không ít
người ở giới tính thứ 3 phải sống trong khổ cực, chịu áp lực từ nhiều phía. Đối với
chàng trai, anh luôn khâm phục nghị lực sống của cộng đồng LGBT. "Mọi người
hạnh phúc cùng giới tính thật khiến mình rất vui. Nhiều lúc, mình suy nghĩ khá
nhiều và không biết bày tỏ thế nào khi thấy những người bạn thân phải đấu tranh tư
tưởng với việc công khai giới tính. Bây giờ thì ổn rồi, không ai có quyền phản đối
các bạn nữa" - hot boy chia sẻ.
Bên cạnh việc lan toả thông tin trên mạng xã hội, cộng đồng LGBT cũng tổ
chức nhiều hoạt động trên đường phố và yêu cầu người tham gia có thái độ hòa
nhã, thân thiện, giữ trật tự chung, diện những trang phục đẹp nhất nhưng không
quá hở hang.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT.
IV.A.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.
1.NGUYÊN NHÂN MỌI NGƯỜI KÌ THỊ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH.
Nhìn chung, ở Việt Nam thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là kỳ
thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không
[Type text]


Page 25


×