Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc giúp trẻ tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.98 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ TÌM HIỂU
CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Hà Nội, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ TÌM HIỂU
CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Người hướng dẫn khoa học


GVC. ThS. PHAN THỊ THẠCH

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô giáo trong tổ
bộ môn phương pháp phát triển ngôn ngữ đã giúp đỡ em trong thời gian học
tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – Th.S Phan Thị
Thạch – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu
và giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và toàn thể các cô giáo trường
mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc đã giúp em có tư liệu cho đề tài
nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp
đỡ,động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận
này.
Do bước đầu tập làm quen với công trình nghiên cứu, khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Phương



LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.Bên cạnh đó, tôi được sự quan tâm của các thầy cô giáo
trong kháo Giáo dục Mầm non, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
GVC. Th.S Phan Thị Thạch.
Trong khi nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tôi đã tham khảo một số tài
liệu được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Phương


DANH MỤC VIẾT TẮT
MGL

: Mẫu giáo lớn

MGB

: Mẫu giáo bé

GV

: Giáo viên

NXB


: Nhà xuất bản

Th.S

: Thạc sĩ

Tr

: Trang

VD

: Ví dụ

CH

: Câu hỏi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
7.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
8.Cấu trúc của khóa luận ................................................................................ 5

NỘI DUNG.................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN............................................. 6
1.1.Cơ sở lí luận ............................................................................................. 6
1.1.1.Cơ sở ngôn ngữ học............................................................................... 6
1.1.1.1.Những hiểu biết chung về từ trong tiếng Việt ..................................... 6
1.1.1.2.Đặc điểm của từ tiếng Việt ................................................................. 6
1.1.1.3.Một số kiểu từ được phân chia theo đặc điểm cấu tạo. ........................ 7
1.1.1.4. Một số kiểu từ được phân chia theo đặc điểm ngữ nghĩa ................... 9
1.1.1.5. Một số kiểu từ được phân chia theo đặc điểm ngữ pháp................... 11
1.1.2. Cơ sở tâm lí học.................................................................................. 14
1.1.3. Cơ sở giáo dục học ............................................................................. 15
1.1.3.1. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo ................................... 15
1.1.3.3 Phương pháp, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo.............. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 18
1.2.1. Khảo sát nội dung chương trình giáo dục cho trẻ MGL do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành. .................................................................................... 18


1.2.2.Thực trạng việc dạy và học về phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn ở
trường mầm non Trưng Nhị, phường Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc. ............................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ TÌM HIỂU CÁC HIỆN
TƯỢNG TỰ NHIÊN.................................................................................... 27
2.1. Hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn quan sát hiện tượng tự nhiên kết hợp với
việc sử dụng câu hỏi gợi mở để làm giàu vốn từ cho trẻ. ..............................
27
2.2. Sử dụng biện pháp đàm thoại kết hợp với giảng giải và phân tích ngữ
cảnh để giúp trẻ hiểu nghĩa của từ khi tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên. ......

30
2.3.Sử dụng trò chơi học tập để giúp trẻ mẫu giáo lớn làm giàu số lượng từ và
cân đối cơ cấu từ loại khi tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên. .................... 33
2.4.Cho trẻ mẫu giáo lớn thực hành giao tiếp để trẻ mở rộng vốn từ khi tìm
hiểu về các hiện tượng tự nhiên. ................................................................... 36
CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM...................................................... 42
KẾT LUẬN.................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1


Ngôn ngữ - thành tựu lớn nhất của con người - là một hệ thống đặc biệt.
Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của trẻ. Nhà sư phạm Nga Chikhieva E.L nói rằng:
”Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa của nhận thức, là vũ khí để
chiếm lĩnh kho tàng văn hóa của dân tộc. Như vậy việc rèn luyện và phát triển
ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của
giáo dục mầm non, góp phần trang bị cho trẻ một phương tiện để nhận thức,
chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của
việc phát triển ngôn ngữ là phát triển vốn từ.
Phát triển vốn từ cho trẻ mầm non là việc giúp trẻ mầm non có thêm
nhiều từ ngữ mới đa dạng về các sự vật, hiện tượng liên quan đến trẻ trong
cuộc sống hàng ngày. Ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung, trẻ MGL nói riêng phải
nắm được vốn từ cần thiết để giao tiếp và tiếp thu tri thức ban đầu trong
trường mầm non, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Ngôn ngữ của trẻ phát

triển tốt sẽ giúp sự nhận thức và giao tiếp phát triển tốt góp phần quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Hiểu nhiệm vụ cơ bản của việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non, đặc
biệt là trẻ mẫu giáo lớn, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc giúp trẻ tìm hiểu các hiện tượng
tự nhiên”.
2. Lịch sử vấn đề
Việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non không phải là vấn đề mới, vì đã
có một số nhà khoa học và nhiều sinh viên dành sự quan tâm tìm hiểu. Có thể
kể ra đây một số công trình tiêu biểu và tác giả của những công trình đó:

2


Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB
Đại học Sư phạm (2004) Nguyễn Xuân Khoa đã đề cập đến nội dung và các
phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Đồng thời, tác
giả cũng đưa ra được các phương pháp triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong
đó bao gồm cả nội dung phát triển vốn từ, cách sửa lỗi phát âm và một số trò
chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo.
Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn “Phương pháp phát triển lời nói cho
trẻ em” NXB Đại học Sư phạm (2012) dành một chương với 8 trang sách để
trình bày về: Đặc điểm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo; các nhiệm vụ hình
thành vốn từ cho trẻ mẫu giáo; các phương pháp, biện pháp phát triển vốn từ
cho trẻ.
Tuy vậy, cả Nguyễn Xuân Khoa và Đinh Hồng Thái trong 2 cuốn giáo
trình đã nêu tên trên đây đều không đi sâu vào việc phát triển vốn từ cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua hoạt động giúp trẻ tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.
Nghiên cứu về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo cũng là vấn đề thu
hút sự quan tâm của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội 2. Tiêu biểu cho những sinh viên đã tìm hiểu vấn đề này là:
Nguyễn Thị Thảo (2016) với đề tài “Phát triển vốn từ cho trẻ mầm non
thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh”. Trong
cuốn khóa luận tốt nghiệp của mình, tác giả đã dành sự quan tâm một số nội
dung va biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
Hoàng Phương Thanh (2016) với đề tài “Mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng
Khoa”, lại thiên về tìm hiểu việc mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua hoạt động cho trẻ làm quen với những tác phẩm thơ của một thi sĩ đã
từng được mệnh danh là thần đồng thơ thiếu niên, nhi đồng.

3


Khuất Thị Kim Thanh (2017) với đề tài “Thiết kế một số trò chơi học tập
nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, lại tập trung tìm hiểu tác
dụng của một số trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi.
Thông qua việc khái quát tình hình nghiên cứu đề tài có liên quan đến
việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, có thể khẳng định: đây không phải là
vấn đề mới vì đã có không ít người tìm hiểu về nó. Tuy vậy, thông qua những
công trình đã được chúng tôi tổng thuật, có thể thấy cho đến nay chưa có công
trình nào trùng với đề tài: “Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
việc giúp trẻ tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những biện pháp giúp trẻ mẫu
giáo lớn tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên, nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn tìm ra các phương pháp,biện
pháp, hình thức giáo dục tốt nhất để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn

thông qua việc giúp trẻ tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi xác định phải thực hiện các nhiệm vụ
sau:
5.1. Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
5.2.Đề xuất một số biện pháp dạy học tích cực nhằm tổ chức các hoạt
động giáo dục để trẻ mẫu giáo lớn phát triển vốn từ khi tìm hiểu các hiện
tượng tự nhiên.
5.3.Thiết kế giáo án thể nghiệm.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1.Phạm vi khảo sát tư liệu

4


Chúng tôi bước đầu tập trung khảo sát những nội dung tổ chức hoạt
động giúp trẻ mẫu giáo lớn tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên trong chương
trình giáo dục hiện hành ở trường mầm non.
6.2.Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chính của khóa luận là những biện pháp giáo dục
tích cực nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn theo đề tài tìm hiểu các
hiện tượng tự nhiên.
7.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ,mục tiêu và yêu cầu của đề tài tôi đã sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau:
7.1Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thông kê, xử lí số liệu thu được
từ thực tế điều tra.
7.2Phương pháp phân tích
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích hiệu quả của việc

phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động giúp trẻ tìm hiểu
các hiện tượng tự nhiên.
7.3Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp chúng tôi dùng để cụ thể hóa đối tượng nghiên
cứu.
7.4.Phương pháp tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ
đó rút ra nhận xét, tiểu kết, kết luận cần thiết.
7.5.Phương pháp thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thực nghiệm những phương
pháp pháp, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động giúp trẻ
tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.

5


7.6. Ngoài ra, trong khóa luận ngoài những phuong pháp trên chúng tôi
còn sử dụng các phương pháp: quan sát, đàm thoại, giảng giải,…
8.Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Phần 3: Kết luận
Phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương sau:
+ Chương 1:Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
+ Chương 2:Biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn tìm
hiểu các hiện tượng tự nhiên để giúp trẻ phát triển vốn từ.
+ Chương 3:Thiết kế giáo án thể nghiệm

6



NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1.Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1.1.Những hiểu biết chung về từ trong tiếng Việt
a. Khái niệm về từ trong tiếng Việt
Từ của Tiếng việt là một hoặc một số âm cố định, biến mất, mang những
đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả
ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để
tạo câu. (Đỗ Hữu Châu,2007, Từ vựng-ngữ nghĩa Tiếng việt ,NXBGD, tr 52)
b. Đặc điểm của từ tiếng Việt
Theo Đỗ Hữu Châu, từ tiếng Việt có những đặc điểm sau:
- Từ là đơn vị hai mặt (hình thức và ý nghĩa)
- Hình thức của từ có thể là âm thanh (khi nói), chữ viết (khi viết)
- Ý nghĩa của từ tiếng Việt là một hợp thể (nhiều thành phần) nhưng có
thể phân lập ra được.
- Về tính chất, từ có tính sẵn có, tính bắt buộc và tính cố định.
Các từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt được hình thành do quy ước của
bao thế hệ cha ông ở nhiều thời đại khác nhau. Khi đã nạp vào hệ thống,
chúng tồn tại rất bền vững. Các thế hệ con cháu khi viết nói, chỉ việc lựa chọn
để sử dụng. Đó là biểu hiện của tính có sẵn của từ. Khi từ đã được đại đa số
thành viên cộng đồng chấp nhận thì hai mặt trong cấu tạo của nó là cố định.
c. Từ là đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngôn ngữ.

7



d. Về tính chất, từ là đơn vị lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ, nhưng là
đơn vị nhỏ nhất dùng để tạo câu. (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng
Việt, NXBGD,1985,tr 6).
1.1.1.2. Một số kiểu từ được phân chia theo đặc điểm cấu tạo
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, các nhà khoa học chia từ tiếng Việt thành từ
đơn và từ phức. Căn cứ vào phương thức cấu tạo người ta chia từ phức thành
từ ghép và từ láy.
a. Từ đơn
a.1. Khái niệm
Từ đơn là những từ một hình vị. Về mặt ngữ nghĩa chúng không lập
thành những hệ thống mà có một kiểu ngữ chung. Chúng ta lĩnh hội và ghi
nhớ nghĩa của từng từ một riêng lẻ. Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng
kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ. (Đỗ Hữu Châu; Từ vựng - ngữ nghĩa
tiếng Việt, 1985, tr37).
a.2. Phân loại
Đại đa số từ đơn trong tiếng Việt được cấu tạo bằng một hình vị tương
ứng với một âm tiết. Đó là những từ đơn đơn âm tiết
VD: đất, nước, núi, sống, đi, đứng, xanh, đỏ,…
Một số ít từ đơn được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên, các âm tiết này khi
tách ra không có nghĩa, khi kết hợp lại có giá trị như một tiếng có nghĩa.
VD: ếch ương, mặc cả, bồ kết, mì chính,…
b. Từ láy
b.1. Khái niệm
Đó là những từ được cấu tạo theo phương thức láy – phương thức hòa
phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của
tiếng gốc. (Đố Hữu Châu; Giáo trình Việt ngữ tập 2, NXBGD, tr 32).
b.2. Phân loại

8



Căn cứ vào cách hòa phối ngữ âm, có thể chia từ láy thành:
Từ láy bộ phận. VD: đỏ đắn, nhỏ nhoi, tập tễnh, lao xao ,…
Từ láy toàn phần. VD: nho nhỏ, khe khẽ, xinh xinh, …
Căn cứ vào số lần tác động của phương thức láy có thể chia từ láy thành:
- Từ láy đôi. VD: gọn gàng,khập khểnh, lầm rầm, …
- Từ láy ba. VD: sạch sành sanh, dửng dừng dưng, …
- Từ láy tư. VD: lam nham lở nhở, vội vội vàng vàng, …
c. Từ ghép
c.1. Khái niệm
Từ ghép được sản sinh do kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị
cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập với nhau. (Đỗ Hữu Châu; Từ vững – ngữ
nghĩa tiếng Việt, 1985, tr 51).
c.2. Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, người ta chia từ ghép thành:
Từ ghép phân nghĩa (còn gọi là từ ghép chính phụ): là những từ ghép
được cấu tạo từ hai hình vị (hay đơn vị) theo quan hệ chính phụ, trong đó có
một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chất) và một hình vị có tác
dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập
với nhau, và độc lập với loại lớn. (Đỗ Hữu Châu; Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng
Việt, 1985, tr 53).
VD: cá rô, cá trắm, xe đạp, xe ô tô, …
Từ ghép hợp nghĩa (còn gọi là từ ghép đẳng lập, từ ghép tổng hợp): là
những từ ghép do hai hình vị tạo nên, trong đó không có hình vị nào là hình vị
chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa. Các từ ghép này
không biểu thị những loại (sự vật, hiện tượng, tính chất, …) nhỏ hơn, trái lại
chúng biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, bao trùm hơn so với loại của

9



từng hình vị tách riêng. (Đỗ Hữu Châu; Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt,
1985, tr 55).
VD: áo quần, bạn hữu, đêm ngày, tươi sáng, …
1.1.1.3. Một số kiểu từ được phân chia theo đặc điểm ngữ nghĩa
a. Từ một nghĩa
Đó là những từ gắn với một hình thức biểu đạt có một ý nghĩa được
biểu đạt.
VD: cha mẹ, chú bác, anh trai, anh rể, …
b. Từ nhiều nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ đa nghĩa là một từ, có sự thống nhất về nội dung
và hình thức. Trong một giai đoạn lịch sử nhất định, các nghĩa khác nhau của
một từ đa nghĩa cần có liên hệ chặt chẽ với nhau và không thoát li nghĩa
chính”. (Dẫn theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXBGD, tr 8586).
Người ta phân chia từ nhiều nghĩa thành:
- Từ nhiều nghĩa biểu vật
VD: Từ MŨI trong tiếng Việt có những nghĩa biểu vật sau:
+ Bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ Bộ phận nhọn của vũ khí: Mũi dao; Mũi súng.
+ Phần trước của tàu thuyền: Mũi tàu; Mũi thuyền.
+ Phần đất nhô ra ngoài biển: Mũi đất; Mũi Cà Mau.
+ Năng lực cảm giác về mũi: Con chó có cái mũi rất thính.
+ Đơn vị quân đội: Mũi quân bên trái.
- Từ nhiều nghĩa biểu niệm:
VD: Từ THỊT có những nghĩa biểu niệm sau:
+ (Sự vật: chất liệu) (lấy từ cơ thể động vật), …

10



+ (Hoạt động) (tác động đến X, X là động vật) (để lấy thịt làm
thực phẩm): Thịt một con gà.
c. Từ đồng nghĩa
c.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Văn Tu: “Những từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa
giống nhau.Đó là những từ khác nhau cùng chỉ về một sự vật, một đặc tính,
một hành động nào đó. Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng.
Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh. ( Từ vựng học
tiếng Việt hiện đại, NXBGD, 1968, tr 95).
c.2. Phân loại
Các nhà ngôn ngữ học chia từ đồng nghĩa thành:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn:
VD1: tàu hỏa, xe lửa
VD2: máy bay, phi cơ
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:
VD1: nhìn, trông, xem, ngắm, ngó, liếc, lườm, …
VD2: chết, hi sinh, từ trần, tạ thể, mất, ngoẻo, …
d. Từ trái nghĩa
d.1. Khái niệm
Theo Đỗ Hữu Châu, từ trái nghĩa “là những từ đối lập, trái ngược nhau về
nghĩa”. (Đỗ Hữu Châu,Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt, 1985, tr 200).
d.2. Phân loại
Từ trái nghĩa được phân chia thành:
- Từ trái nghĩa ngôn ngữ
VD: ngày/đêm, lớn/bé, già/trẻ, đứng/ngồi, …
- Từ trái nghĩa lời nói
VD:

Việt Nam ơi máu và hoa ấy


11


Có đủ mai sau, thắm những ngày?
Trong hai câu thơ trên, máu và hoa mang ý nghĩa trái ngược nhau.
Máu là ẩn dụ tượng trưng cho những hi sinh, mất mát của dân tộc ta
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Còn hoa là ẩn dụ tượng trưng cho
những chiến thắng mà nhân dân đã đạt được trong cuộc kháng chiến
đó.
1.1.1.4. Một số kiểu từ được phân chia theo đặc điểm ngữ pháp
Theo Đinh Văn Đức (1986), từ loại là “những lớp từ có cùng bản chất ngữ
pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ khác
trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định trong câu.
(Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), NXBĐH và THCN, 16).
Các nhà ngữ pháp học đã phân chia từ tiếng Việt thành chín từ loại sau:
a. Danh từ
Đó là những thực từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
Danh từ được phân chia loại thành:
- Danh từ riêng: đó là những từ biểu thị tên gọi của một người, một địa
điểm một đơn vị hành chính
VD: Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, Sa Pa, Đà Lạt, Khoa Giáo dục
Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,…
- Danh từ chung: đó là những từ gọi tên một loại sự vật, hiện tượng.
VD: bàn, ghế, sách, vở, tôm, cá,….
b. Động từ
Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
Động từ được phân chia thành:
- Động từ độc lập: Đó là những từ có ý nghĩa từ vựng đã rõ tự nó có thể
làm thành tố chính trong cụm từ,

VD: đọc, xem, tìm hiểu, nói, đẩy, dắt,…

12


- Động từ không độc lập: Đó là những từ không mang ý nghĩa từ vựng
đủ rõ, luôn đòi hỏi phải có thực từ đứng sau mới diễn đạt được sự việc.
VD: bị, được, phải, chịu, có thể,…
c. Tính từ
Là những thực từ biểu thị tính chất, đặc trưng của các sự vật, hiện tượng
về các phương diện như hình thể, màu sắc,…
Tính từ được phân chia thành:
- Tính từ chỉ tính chất
VD: tốt, xấu, sạch, bẩn, ngu dại, thông minh,…
- Tính từ chỉ kích thước
VD: to, nhỏ, bé, dài, ngắn,…
- Tính từ chỉ màu sắc
VD: xanh, đỏ, tím, vàng, biêng biếc,…
- Tính từ chỉ số lượng
VD: nhiều, ít,…
- Tính từ chỉ dung lượng
VD: đầy, vơi,…
d. Đại từ
Theo Diệp Quang Ban, đại từ là từ làm nhiệm vụ thay thế cho từ rõ nghĩa
được dùng ở chỗ khác của ngữ cảnh, hoặc thay thế một tên gọi vắng mặt,hoặc
chỉ trỏ vào vật xác định. (Ngữ pháp tiếng Việt, tập một, NXBGD, 2008, tr 50)
Đại từ được phân chia thành:
- Đại từ nhân xưng
VD: anh, tôi, chúng tôi, họ,nó,…
- Đại từ chỉ định

VD: này, kia, ấy, vụ,…
- Đại từ nghi vấn

13


VD: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,…
e. Số từ
Số từ là những từ chỉ số lượng (số đếm) và số thứ tự.
Số từ được phân chia thành:
- Số từ chỉ số lượng: Loại này gồm số từ chỉ số lượng xác định (1,2,…
19,201,…) và số từ không xác định (vài, dăm ba, muôn ngàn,…)
- Số từ chỉ thứ tự
VD: thứ nhất, thứ nhì, thứ ba,…
f. Phụ từ
Đó là những từ không có ý nghĩa từ vựng đã đủ rõ.Chúng chỉ có khả năng
đi kèm danh từ hoặc động từ, tính từ.
Phụ từ được chia thành:
- Định từ: đó là các từ đi kèm danh từ (phụ trước cho danh từ)
VD: những, các, mỗi, mọi, từng,…
- Phó từ: đó là những từ đi kèm động từ hoặc tính từ
VD: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, không, chưa, chẳng, rất, hơi,
quá,…
g. Quan hệ từ
Là những hư từ không dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan ,mà chỉ dùng để nối từ với từ, cụm từ với cụm từ, câu với
câu.
Quan hệ từ được phân chia thành:
- Quan hệ từ đẳng lập
VD: và, với, cùng, cùng với, còn, rồi,…

- Quan hệ từ chính phụ
VD1: vì, để, với,…

14


VD2:

Bởi vì…., cho nên….

Nếu…, thì…
Tuy…,nhưng…
h. Hán từ
Đó là những hư từ dùng để hô gọi hoặc để biểu lộ cảm xúc giống với tiếng
kêu tự phát.
- Thán từ dùng để hô – gọi
VD: hơi, ơi, bẩm, thưa (thưa ngài…)
- Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc
VD: a, ô, ôi,ối, úi chà, eo ôi,…
i. Tình thái từ
Đó là những hư từ dùng ở trong câu để bố sung ý nghĩa nhấn mạnh hoặc
bổ sung sắc thái biểu lộ thái độ của người nói với nội dung được nói tới trong
câu hoặc với ý người nghe.
Các tiểu loại tình thái từ:
- Tình thái từ bổ sung ý nghĩa nhấn mạnh (chính, thì, mà,…)
- Tình thái từ bổ sung sắc thái nghi vấn (không, hả, à, ư,…)
- Tình thái từ bổ sung sắc thái cầu khiến (đi, ngay, thôi,…)
-

Tình thái từ bổ sung sắc thái lễ phép, thân thiện (ạ,nhé, nhỉ,…)


1.1.2. Cơ sở tâm lí học
Trẻ ở giai đoạn MGB thì cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người đã được
hình thành, đến độ tuổi MGL vẫn tiếp tục phát triển ở mức độ cao hơn. Giai
đoạn này là cơ sở đầu tiên của tính cách con người. Cuối tuổi mẫu giáo, ngôn
ngữ của trẻ có tốc độ phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, ngôn ngữ
phát triển giúp trẻ biết tự giác hướng sự chú ý của mình vào đối tượng nhất
định. Cho nên, mỗi đối tượng tiếp nhận trong thời kì này đều có tác động sâu
sắc đối với sự phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ.

15


Về sự phát triển nhận thứ, các hiện tượng tâm lí, của trẻ cơ bản như các độ
tuổi ở dưới nhưng chất lượng mới hơn. Tư duy trừu tượng vẫn là cơ bản. Tư
duy trực quan giải thích việc mẫu giáo bé và đầu mẫu giáo nhỡ có vốn từ biểu
danh là chủ yếu. Tư duy trừu tượng và tư duy logic xuất hiện ở tuổi thứ năm
cho phép trẻ lĩnh hội những khái niệm đầu tiên – đó là những khái niệm về sự
vật, hiên tượng gần gũi xung quanh trẻ.
Trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi đã bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất với các hiện
tượng ngôn ngữ. Điều đó, khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khá nhanh
và đến cuối tuổi mẫu giáo thì trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách khá thành thục
trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày và trong hoạt động học. Vốn từ của trẻ
mẫu giáo lớn, tích lũy khá phong phú không chỉ về các danh từ, động từ, tính
từ, liên từ,… Trẻ nắm vững vốn từ trong tiếng mẹ đẻ đủ để diễn đạt trong đời
sống hàng ngày. Từ ở trẻ em chỉ chứa đựng biểu tượng còn từ ở người lớn chỉ
chứa đựng khái niệm.Tuy nhiên, trẻ mẫu giáo lớn cũng có thể lĩnh hội một số
khái niệm đơn giản trong điều kiện được dạy dỗ đặc biệt phù hợp với đặc
điểm phát triển của trẻ.
1.1.3. Cơ sở giáo dục học

1.1.3.1. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Đinh Hồng Thái, trong giáo trình “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”
đã đề cập đến ba nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ.Đó là :
- Cần phải tích lũy số lượng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ của trẻ.
- Cần phải chú ý đến cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ sao cho có đủ các
từ loại tiếng Việt với tỉ lệ thích hợp.
- Giúp trẻ lĩnh hội ý nghĩa của từ. Hiểu nghĩa từ là một nội dung quan
trọng của phát triển lời nói. Ở trường mầm non, nhiệm vụ này bao gồm:
+ Giúp trẻ nắm được ý nghĩa của từ trên cơ sở đối chiếu chính xác chúng
với các đồ vật xung quanh.

16


+ Giúp trẻ lĩnh hội được ý nghĩa khái quát của từ trên cơ sở phân biệt
được những dấu hiệu đặc trưng của sự vật và hiện tượng.
1.1.3.2. Các nguyên tắc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Theo Đinh Hồng Thái, việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo phải tuân
thủ ba nguyên tắc sau:
- Việc phát triển vốn từ gắn chặt với quá trình phát triển của tư duy,kết
quả của hoạt động nhận thức.
- Các nội dung phát triển vốn từ phải đưa vào tất cả các hoạt động của trẻ
(học tập, vui chơi,sinh hoạt).
- Nội dung phát triển vốn từ cần được phức tạp hóa dần cùng với sự tăng
độ tuổi của trẻ.Nội dung này có thể thực hiện theo ba bước sau:
+ Mở rộng vốn từ của trẻ trên cơ sở cho trẻ làm quen với thế giới các sự
vật, hiện tượng đang dần dần mở rộng.
+ Đưa vào những từ chỉ những thuộc tính,phẩm chất, quan hệ trên cơ sở
cho trẻ hiểu sâu thêm về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh.
+ Đưa ra những từ chỉ rõ những khái niệm sơ đẳng trên cơ sở phân biệt và

khái quát các sự vật theo những dấu hiệu căn bản.
1.1.3.3. Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Các nhà khoa học giáo dục cho rằng, để phát triển ngôn ngữ trong đó có
phát triển vốn từ cho trẻ, giáo viên mầm non cần sử dụng các phương
pháp,biện pháp thuộc các nhóm sau:
a. Nhóm phương pháp trực quan
Trực quan có nghĩa là cho trẻ tiếp cận trực tiếp với đối tượng cần tìm
hiểu. Phương pháp này giúp trẻ dễ dàng nhận biết những đặc điểm bên ngoài
của đối tượng thông qua các giác quan của trẻ.

17


Thuộc nhóm phương pháp trực quan là các biện pháp: cho trẻ quan sát vật
thật; cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình hoặc cho trẻ sử dụng đồ chơi để phát
triển ngôn ngữ.
b. Nhóm phương pháp dùng lời
Thuộc nhóm phương pháp này có các phương pháp, biện pháp sau: đàm
thoại, phân tích, giảng giải, thực hành giao tiếp.
b1. Đàm thoại
Theo Từ điển Tiếng Việt, đàm thoại có nghĩa là trò chuyện
Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non,
đàm thoại có thể biểu hiện ở những hình thức khác nhau. Có khi GV trò
chuyện với trẻ để giúp trẻ nhận thức đối tượng và phát triển vốn từ. Cũng có
khi, GV sử dụng đàm thoại bằng cách nêu câu hỏi để trẻ trả lời.
b.2. Giảng giải
Đó là biện pháp GV dùng lời giải thích rõ ràng để trẻ hiểu hơn một nội
dung nào đó.
Với trẻ mẫu giáo lớn, lời giảng giải của GV cần ngắn gọn, rõ ràng, bám
sát đối tượng.

b.3. Phân tích
Đó là biện pháp GV dùng lời để tách một nội dung dạy học thành
những nội dung nhỏ giúp người học nhận thức đối tượng một cách đầy đủ và
sâu sắc.
b.4. Thực hành giao tiếp
Đây là một phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới hiện
nay. Cho trẻ thực hành giao tiếp có nghĩa là căn cứ vào hoàn cảnh, tình huống
cụ thể, GV dựa vào đề tài, chủ đề, cho trẻ lựa chọn từ ngữ thích hợp để tạo
câu nhằm diễn đạt mạch lạc nội dung cần truyền đạt.

18


×