Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ke chuyen voi bac ho nhung doa hoa trong vuon bac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.04 KB, 5 trang )

KỂ CHUYỆN VỀ BÁC
CHỦ ĐỀ: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG
CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG SUY THOÁI TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA
TRONG NỘI BỘ GẮN VỚI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 04/NQ-TW
NGÀY 30/10/2016 CỦA BCH TW ĐẢNG KHÓA XII
Chi bộ: Văn phòng HĐND-UBND
Câu chuyện: Những bông hoa trong vườn Bác
Nguồn: Trích từ sách: Vũ Kỳ - Thư ký Bác Hồ kể chuyện. NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005
Múa – Những bông hoa trong vườn Bác (nhạc nền có lời: Những bông hoa
trong vườn Bác) hoặc Múa Sen (nhạc nền không lời: LotusFlower) (khoảng 3
phút)
Trong kho tàng tri thức quý giá của nhân loại, tấm gương đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về “đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” chiếm một vị trí
đặc biệt và có sức cảm hóa lớn. Ở Hồ Chí Minh luôn có sự nhất quán giữa nói và
làm, giữa giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức. Người nói “Cả đời tôi chỉ có
một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân.
Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm
nghèo – là vì mục đích đó”. Cả cuộc đời Người đã là minh chứng cảm động cho
sự nhất quán giữa nói và làm. Nhờ kiên trì thực hành đạo đức, Người đã để lại
cho dân tộc ta một tấm gương sáng ngời về đạo đức của một vị lãnh tụ thực sự
của nhân dân, Tiết mục múa “Những đóa hoa trong vườn Bác” của Chi bộ Văn
phòng HĐND-UBND vừa rồi là một đài hoa ngát hương dâng lên Bác - vị Cha
già kính yêu của cả dân tộc (Nói trong lúc tượng kết của bài múa – nói xong đội
múa ra ngoài sân khấu).
Kính thưa Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cùng toàn thể quý vị, hôm nay tôi
rất vinh dự được đại diện Chi bộ Văn phòng HĐND-UBND thị xã tham gia kể
chuyện về Bác với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự
diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ gắn với thực hiện Nghị quyết số 04 của


BCH TW Đảng khóa XII”. Lời đầu tiên tôi xin gửi đến Ban Tổ chức, Ban Giám
khảo cùng toàn thể quý vị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất, chúc buổi
sinh hoạt chuyên đề hôm nay thành công tốt đẹp.
1


Kính thưa quý vị, Bản thân Người, cuộc đời của Người luôn là đề tài bất
tận cho những ai khao khát, mong muốn cái đẹp “gieo mầm cho sự sống”. Cuộc
vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã
khiến cho mỗi chúng ta biết dừng lại trong nhịp sống hối hả, tự soi mình vào tấm
gương đạo đức Bác Hồ, tự gột rửa mình, làm cho mình sống tốt đẹp hơn, có ích
cho gia đình và xã hội hơn. Trước muôn vàn câu chuyện kể về Người, hôm nay
Chi bộ Văn phòng HĐND-UBND xin được kể câu chuyện trong những ngày cuối
của cuộc đời Bác với tựa đề “Những bông hoa trong vườn Bác”, câu chuyện được
trích từ sách: Vũ Kỳ - Thư ký Bác Hồ kể chuyện do NXB Chính trị quốc gia Hà
Nội phát hành 2005.
Chuyện kể rằng:
“Sau ngày 12 tháng 8 năm 1969, bệnh tình của Bác mỗi ngày một nặng
thêm. Căn bệnh hiểm nghèo đã làm Bác phải trải qua những cơn đau dữ dội. Mỗi
khi tỉnh lại, Bác lại hỏi han cặn kẽ tình hình mọi mặt của đất nước. Người không
quên từ việc lớn tới việc nhỏ. Những ngày cuối tháng 8, bệnh tình của Bác càng
trầm trọng thêm. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định điều động một số cán
bộ, nhân viên y tế giỏi của các bệnh viện lớn cùng với những thiết bị hiện đại đến
cứu chữa cho Bác. Trong số đó có một số là nữ y tá. Một lần, vừa qua cơn đau,
tỉnh lại, Bác thấy có mấy nữ y tá ở cạnh, Bác hỏi một đồng chí phục vụ:
- Những ai thế chú?
- Thưa Bác, đó là các đồng chí nữ y tá của bệnh viện Quân y 108 được
điều động đến để phục vụ Bác.
Nghe xong, Bác không nói gì. Một lúc sau Bác nói chậm rãi:
- Các cháu còn trẻ, đang tuổi ăn, tuổi ngủ, Bác biết các cháu rất thương

Bác, nhưng không nên để các cháu ở đây, vì các cháu gái thường dễ xúc động.
Thoáng nhìn thấy những bông hoa hồng cắm trong lọ hoa bên cạnh, Bác
hỏi đồng chí phục vụ:
- Hoa trong vườn phải không chú? Còn nhiều không? Nếu còn chú hái
vào tặng cho các cháu gái.
Đồng chí phục vụ ra vườn hái hoa. Khi đồng chí phục vụ cầm hoa vào,
Bác liền bảo:
- Bác đang mệt, chú thay mặt Bác tặng mỗi cháu gái một bông hồng.
2


Tất cả các cô gái y tá trẻ hôm đó, mỗi người được tặng một bông hoa hồng
trong vườn Bác. Không trừ một ai, tất cả đều cảm động và sung sướng đến trào
dâng nước mắt.
Đến phút chót của cuộc đời Bác vẫn không lo gì cho riêng mình, Người chỉ
lo lắng khi mực nước sông Hồng dâng lên, lo cho dân được xem bắn pháo hoa
ngày Độc lập, nghĩ về miền Nam, theo dõi những chiến công mới nhất và mong
sao cho các cháu gái ngày ngày vẫn có hoa.”
Kính thưa quý vị, Câu chuyện giản dị mà sâu sắc như biết bao câu chuyện
kể về Người, từ những tình tiết của câu chuyện ta nhận thấy ở Người một tình yêu
lớn bao la và đặc biệt, cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa thật to lớn. Cho đến phút cuối đời,
quên cả nỗi đau đang vò xé, Người vẫn dành trọn niềm yêu thương, sự quan tâm
đặc biệt cho mỗi người. Bác yêu thương con người không phân biệt miền xuôi
hay miền ngược, già hay trẻ, gái hay trai, hễ là người Việt Nam yêu nước đều có
chỗ trong trái tim giàu lòng nhân ái của người. Bác đã dành trọn cuộc đời mình để
đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, cơm no áo ấm của đồng bào; bản thân
Người lại sống một cuộc đời vô cùng giản dị, nhân đạo, bởi vì lẽ sống của người
“Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Có thể nói, mọi suy nghĩ, mọi hành động
của Bác đều vì lợi ích của nhân dân. Tình yêu thương của Người được thể hiện
thành những câu nói chân thành nhất và những hành động cụ thể nhất, Bác xót

thương cho những người mẹ mất con, người vợ mất chồng, những đứa con không
người chở che…
Là một công chức hành chính Nhà nước, là một đoàn viên công đoàn, đoàn
viên Đoàn thanh niên cộng sản HCM, tôi luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan
trọng của việc gắn bó với nhân dân, yêu thương nhân dân, trọng dân, gần dân,
hiểu dân và chống chủ nghĩa cá nhân, thực dụng. Luôn có ý thức rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức cách mạng; Luôn tận tâm và trách nhiệm trong thực hiện các
nhiệm vụ được giao, chấp hành tuyệt đối sự phân công của tổ chức, lãnh đạo;
luôn tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính
trị để đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới; tôi đã và đang tránh
được các bệnh nguy hiểm như: ngại gian khổ, khó khăn, lãng phí, mất đoàn kết,
làm hại lợi ích của nhân dân, chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm
đến lợi ích của tập thể.

3


Kính thưa quý vị, Học tập và thực hiện Nghị quyết 04 của BCH TW Đảng
khóa XII; tôi quan tâm nhất về nhóm biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống,
trong đó biểu hiện đầu tiên, được xếp ở vị trí số 1 là biểu hiện về “Cá nhân chủ
nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan
tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác
hơn mình”.
Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đã tạo được những
chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cán bộ,
đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu;
còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, cục bộ, nhiều cán bộ làm được ít nhưng khoe
khoang, báo cáo nhiều. Tôi xin nhấn mạnh về biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân,
những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ hội, thực dụng luôn có
động cơ vụ lợi, tham vọng lớn, cả trong ý nghĩ lẫn hành động. Đôi khi, để đạt

được mục đích cá nhân, họ sẵn sàng tìm mọi cách luồn lách, len lỏi, triệt để lợi
dụng sự sơ hở của cơ chế, chính sách, sự yếu kém của công tác quản lý để đục
khoét của công, biến của công thành của riêng. Chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ
hội, thực dụng tồn tại dưới nhiều cấp độ. Ở cấp độ thấp, nó có mặt mọi lúc, mọi
nơi, trong mọi lĩnh vực. Ở cấp độ cao, nó có sức mạnh ghê gớm, có thể làm lũng
đoạn tổ chức. Nó là thứ giặc nội xâm, một loại vi khuẩn độc hại, một thứ ung nhọt
ẩn náu trong cơ thể Đảng.
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy
thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên là vấn đề cấp thiết.
Trong điều kiện hiện nay, để đấu tranh có hiệu quả với những căn bệnh này, Văn
phòng HĐND-UBND cần rà soát, thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, tổ chức và
hoạt động, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tăng cường kiểm
tra, giám sát thực hiện; cán bộ lãnh đạo thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện
vọng chính đáng của đảng viên, công chức; thực hiện tốt tự phê bình và phê bình cả
hai chiều; coi trọng và đề cao vai trò của tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân
trong việc tăng cường giám sát cán bộ, đảng viên. Riêng đối với từng cán bộ, đảng
viên, công chức phải thấm nhuần, tự giác học tập và thực hành bằng những hành
động cụ thể làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05
của Bộ Chính trị và thực hiện tốt Nghị quyết 04 của BCH TW Đảng khóa XII; kiên
quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối
sống cơ hội, thực dụng, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm.

4


Kính thưa quý vị, những câu chuyện về Bác, chúng ta sẽ còn được đọc,
được nghe và cứ mỗi lần đọc, mỗi lần nghe, mỗi người lại có thể nhận ra những
lời khuyên, lời nhắc nhở sâu sắc. Trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ
tổ quốc hôm nay, những câu chuyện ấy luôn là bài học vô giá mà mỗi cán bộ,
đảng viên, công chức chúng ta càng phải tự soi rọi lại bản thân mình để tiếp tục

rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, hơn hết là phấn
đấu vì mục tiêu phát triển đất nước nói chung, thị xã Tân Uyên nói riêng.
Kính thưa quý vị, trong quá trình tìm hiểu tài liệu cho phần kể chuyện
chuyên đề về Bác hôm nay, tôi càng yêu quý và kính trọng Bác hơn, vị Cha già
kính yêu của dân tộc. Bởi những câu chuyện về Bác luôn là một bài học ý nghĩa,
lớn lao cho mỗi chúng ta. Và tôi tin chắc rằng, câu chuyện ấy sẽ mãi mãi ghi sâu
trong trái tim của những thế hệ con người Việt Nam.
Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “Vì sao trái đất nặng ân tình/ Nhắc mãi
tên Người: Hồ Chí Minh/ Như một niềm tin, như dũng khí/ Như lòng nhân ái, đức
hi sinh…”. Trước khi kết thúc phần thi của mình, tôi xin được đọc to lời dạy của
Bác trích trong thư Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến
năm 1946, như lời nhắc nhủ đối với thế hệ thanh thiếu niên, CBCC trẻ hiện nay
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa
xuân của xã hội. Qua năm mới, các cháu phải xung phong thực hành đời sống
mới. Đời sống mới là: Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ; Phải
siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm; Việc nên làm (như ủng hộ kháng chiến,
tăng gia sản xuất) ta không chờ ai nhắn nhủ; Việc nên tránh (như tự tư, tự lợi) thì
ta không đợi ai ngăn ngừa”.
(Đội múa ra, vài nhip và tượng kết thúc) – Phần thi kể chuyện của Văn
phòng HĐND-UBND đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn BTC, BGK cùng toàn thể
quý vị đã chú ý lắng nghe. Thay mặt Chi bộ VP HĐND-UBND, tôi xin gửi đến
các cô, các chị có một ngày 20/10 ý nghĩa, vui tươi và hạnh phúc.

5



×