Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ - KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUỐC OAI NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

----------

NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ TẬT KHÚC XẠ CỦA
HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN QUỐC OAI NĂM 2014
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số
: 60720301

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LƯU NGỌC HOẠT


HÀ NỘI – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
Thầy, Cô giáo trường Đại học Y Hà Nội.
Em vô cùng biết ơn tập thể Thầy, Cô giáo thuộc bộ môn Thống kê Tin


học Y học, các Thầy, Cô thuộc Viện đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học
Y Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về phương
pháp nghiên cứu, xử lý số liệu và trong quá trình học tập.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lưu Ngọc
Hoạt, Phó Hiệu Trưởng, Trưởng Bộ môn Thống kê Tin học Y học, Trường Đại
học Y Hà Nội. Thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hướng dẫn,
động viên, góp những ý kiến quý báu cho em trong quá trình học tập, nghiên
cứu cũng như trong quá trình viết và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy, Cô giáo, phụ huynh
học sinh và các em học sinh của các trường tham gia nghiên cứu này đã hết
sức nhiệt tình hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
các cơ quan liên quan đã nhiệt tình, giúp đỡ chia sẻ với tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn này.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thúy Hạnh, học viên cao học khóa 22, trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp làm dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Lưu Ngọc Hoạt.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng


năm 2015


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của mắt liên quan đến tật khúc xạ [9], [10], [11]..3
1.2 Các tật khúc xạ thường gặp ở tuổi học đường........................................4
1.3 Tình hình tật khúc xạ học đường trên thế giới và Việt Nam....................5
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tật khúc xạ....................................................6
1.5 Các biện pháp phòng và điều trị tật khúc xạ...........................................9
1.6 Các nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ ở học sinh....11
1.7 Đặc điểm dân cư, nhân khẩu học, các yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội của
huyện Quốc Oai............................................................................................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............14
2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................14
2.2. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................14
2.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................14
2.4. Cỡ mẫu..................................................................................................14
2.5. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................15
2.6. Biến số..................................................................................................18
2.7. Thông tin thu thập từ việc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu..............23
2.8. Thời gian thu thập và phân tích số liệu.................................................23

2.9. Phương pháp thu thập, phân tích số liệu...............................................23
2.10. Cán bộ thu thập số liệu.......................................................................25
2.11. Khống chế sai số.................................................................................25
2.12. Đạo đức nghiên cứu............................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................27
3.1 Mẫu nghiên cứu....................................................................................27


iv

3.2 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................28
3.3 Điểm kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh liên quan đến tật
khúc xạ.........................................................................................................28
3.4 Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ..................................................29
3.5 Nguồn thông tin về tật khúc xạ.............................................................31
3.6 Thái độ của học sinh về tật khúc xạ......................................................32
3.7 Thực hành chăm sóc mắt liên quan đến tật khúc xạ.............................34
3.8 Mối liên quan giữa điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành về
TKX và các yếu tố giới tính, khu vực và cấp học........................................38
3.9 Mối liên quan giữa điểm kiến thức, thái độ và thực hành liên quan tật
khúc xạ.........................................................................................................39
3.10 Phân tích hồi quy tuyến tính xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
kiến thức, thái độ và thực hành về tật khúc xạ...........................................40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................42
4.1 Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ..................................................42
4.2 Thái độ của học sinh đối với tật khúc xạ..............................................44
4.3 Thực hành chăm sóc mắt ở học sinh.....................................................45
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến
tật khúc xạ....................................................................................................48
4.5 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu................................................49

4.6 Kết luận.................................................................................................50
4.6.1 Kiến thức học sinh liên quan đến tật khúc xạ.................................50
4.6.2 Thái độ của học sinh liên quan đến tật khúc xạ..............................50
4.6.3 Thực hành của học sinh liên quan đến tật khúc xạ.........................51
4.6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành..............51
4.7 Khuyến nghị...........................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................53
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Học sinh
Tật khúc xạ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Tổ chức Y tế Thế giới

HS
TKX
TH
THCS
WHO


vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG

Bảng 1.1 Kích cỡ bàn ghế học sinh................................................................9
Bảng 2.1 Số lượng mẫu theo các trường......................................................16
Bảng 2.2 Số lượng học sinh TH trong mẫu nghiên cứu theo các khối.........16
Bảng 2.3 Số lượng học sinh THCS trong mẫu nghiên cứu theo các khối....16
Bảng 2.4 Biến số nghiên cứu........................................................................17
Bảng 3.1 Mẫu nghiên cứu.............................................................................26
Bảng 3.2 Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu.....................27
Bảng 3.3

Điểm kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh liên quan đến TKX....27

Bảng 3.4 Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ...........................................28
Bảng 3.5 Nguồn thông tin về tật khúc xạ.....................................................30
Bảng 3.6 Thái độ của học sinh về tật khúc xạ..............................................31
Bảng 3.7 Thực hành chăm sóc mắt liên quan đến TKH ở HS tiểu học........33
Bảng 3.8 Thực hành chăm sóc mắt ở học sinh THCS..................................34
Bảng 3.9 Thực hành ngồi viết đúng tư thế...................................................36
Bảng 3.10 Mối liên quan kiến thức, thái độ, thực hành và các biến độc lập......37
Bảng 3.11 Hệ số tương quan giữa các biến số kiến thức, thái độ, thực hành......38
Bảng 3.12 Mô hình hồi quy tuyến tính...........................................................39
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: ....Học sinh THCS phản ánh với Thầy/ Cô về chỗ ngồi thiếu sáng
và khó nhìn.................................................................................35
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ học sinh thực hành ngồi viết đúng tư thế.........................36
Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa Kiến thức, Thái độ và Thực hành...................38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tật khúc xạ (TKX) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ảnh
hưởng đến thị lực của mắt và nó là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa có thể can
thiệp được. Ước tính có khoảng 153 triệu người khiếm thị do tật khúc xạ.
Trên thế giới, tật khúc xạ là nguyên nhân chính của suy giảm thị lực ở trẻ em
từ 5-15 tuổi. Tỷ lệ cận thị đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, đặc biệt là ở đô thị
của khu vực Đông Nam Á . Saw và cộng sự (2001-2002) nghiên cứu tại
Singapore, tỷ lệ tật khúc xạ trong trường mẫu giáo, cấp tiểu học và trung học
tương ứng là 8,6%, 32,4% và 79,3%. Tỉ lệ mắc tật khúc xạ tăng dần theo
tuổi .
Tại Việt Nam, một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 trên
3.444 học sinh (HS) từ 6 -15 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ chung là
25,3%, ở cấp tiểu học (TH) là 18,4%, trung học cơ sở (THCS) là 30,4% và
trung học phổ thông là 36,2% . Tại Hà Nội, Nguyễn Chí Dũng và cộng sự
nghiên cứu trên 225 học sinh lớp 6 của một trường tiểu học tại nội thành Hà
Nội năm 2010 cho thấy tỷ lệ cận thị là 42,2%, viễn thị là 2,2%, loạn thị là
13,6%. Học sinh các lớp chuyên có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn (68,7% năm
đầu tiên và 78,3% năm thứ hai) so với học sinh lớp không chuyên (tương ứng
58,5% và 67,6%) .
Mặc dù tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ ngày càng gia tăng nhưng hiện
nay có rất ít các nghiên cứu đề cập đến kiến thức, thái độ, thực hành liên quan
đến tật khúc xạ của học sinh, phụ huynh. Một số nghiên cứu đã được thực
hiện cho thấy mức độ quan tâm của học sinh đến tật khúc xạ còn rất thấp. Một
khảo sát tại các phòng khám của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2011 trên
200 học sinh từ 11 đến 18 tuổi cho thấy không có học sinh nào có kiến thức
chăm sóc mắt đạt loại giỏi, đa số có kiến thức chăm sóc mắt đạt loại yếu


2

chiếm 46,5%. Đặc biệt 35,5% học sinh tham gia nghiên cứu không biết tật

khúc xạ là gì, 23% trả lời cận thị không nguy hiểm và không dẫn đến mù lòa .
Một khảo sát tại 3 trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy hiểu biết về biểu hiện,
tác hại, nguyên nhân của cận thị ở học sinh còn thấp (biểu hiện 58,8%; tác hại
29,4% và nguyên nhân 40,1%), đặc biệt tỷ lệ học sinh quan tâm đến cận thị
học đường chỉ có 24,4% ,. Đa số các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực
hành của học sinh hiện nay chủ yếu tập trung vào khu vực thành thị và các
thành phố lớn. Chưa có nghiên cứu nào tiến hành ở các khu vực ngoại thành,
xung quanh các thành phố lớn trong khi tốc độ đô thị hóa ở những khu vực
này ngày càng tăng nhanh. Một câu hỏi được đặt ra là các em học sinh ở khu
vực ngoại thành, nông thôn biết gì, có thái độ và thực hành về phòng, chống
tật khúc xạ như thế nào trong xu hướng hội nhập, đô thị hóa ngày một nhanh
của xã hội? Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy học sinh mắc tật khúc xạ
nhưng các em không biết rằng mình đang có vấn đề về mắt. Các em học sinh
và phụ huynh không biết nơi nào cung cấp dịch vụ này hoặc phải đối mặt với
thách thức về vấn đề tiếp cận dịch vụ này mà lẽ ra cần được ưu tiên ,. Đây là
một vấn đề quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa cộng đồng nên chúng tôi triển
khai nghiên cứu tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ của
học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Quốc Oai, Hà Nội
năm 2014 với hai mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ của học sinh một số
trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Quốc Oai năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về
tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Quốc
Oai năm 2014.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của mắt liên quan đến tật khúc xạ , ,
Khi mắt nhìn vào một vật, ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào mắt và đi
qua các cấu trúc quang học của mắt (giác mạc và thể thủy tinh) để đến võng
mạc. Từ võng mạc tín hiệu thần kinh được truyền qua thần kinh thị giác đến
não để cho ta có thể nhận biết được vật. Các cấu trúc của con mắt có vai trò
quan trọng đối với khúc xạ và quá trình thị giác bao gồm:
Giác mạc: là một lớp trong suốt như kính nằm ở phần trước của con
mắt, thường được gọi là cửa sổ của mắt. Giác mạc có bề mặt như một chỏm
cầu và đóng vai trò của một thấu kính hội tụ. Công suất hội tụ của giác mạc là
khoảng 43 đi-ốp, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của mắt.
Thể thủy tinh: là một thấu kính lồi nằm trong nhãn cầu, ở ngay sau mống
mắt và lỗ đồng tử (con ngươi). Công suất của thể thủy tinh là khoảng 19 điốp. Thể thủy tinh được treo tại chỗ bởi các dây chằng Zinn. Ở người trẻ tuổi,
thể thủy tinh có thể đàn hồi làm thay đổi độ dày của nó. Khi mắt nhìn vật ở
gần, thể thủy tinh sẽ vồng lên để làm tăng độ hội tụ của mắt, hiện tượng này
được gọi là sự điều tiết.
Thể mi: Là một cấu trúc gồm nhiều lớp cơ ở bên ngoài vùng xích đạo
của thể thủy tinh. Các dây chằng Zinn một đầu bám vào thể mi và một đầu
bám vào vùng xích đạo của thể thủy tinh. Thể mi đóng vai trò quan trọng
trong sự điều tiết của mắt.
Võng mạc: Là một màng trong suốt bao phủ mặt trong nhãn cầu. Võng
mạc chứa những tế bào thần kinh và là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng để
chuyển thành xung thần kinh.
Thần kinh thị giác: truyền tín hiệu thần kinh thị giác lên não để giúp


4

chúng ta nhận biết hình dạng của vật.
1.2Các tật khúc xạ thường gặp ở tuổi học đường
Chức năng của mắt giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vật xung

quanh. Mắt bình thường (hay còn gọi là mắt chính thị, mắt không có tật khúc
xạ) là mắt mà hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc và khi đó thì vật
mới được nhìn rõ.
Nếu hình ảnh của vật không rơi đúng vào võng mạc do nguyên nhân nào
đó khiến mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đi
vào mắt thì gọi là mắt có tật khúc xạ .
Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Ở trẻ em, tật
khúc xạ hay gặp bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị. Cũng có khi xảy ra tật
khúc xạ phối hợp như cận – loạn thị hoặc viễn – loạn thị, hay lệch khúc xạ
giữa hai mắt. Lão thị chỉ gặp ở những người trên 40 tuổi do giảm khả năng
điều tiết của mắt.
Cận thị: là mắt nhìn xa mờ còn nhìn gần vẫn rõ do mắt điều tiết (trừ
những trường hợp cận thị nặng) . Có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải, nhưng cả
2 loại đều tiến triển tăng dần và cần theo dõi thường xuyên. Cận thị thường do
hai nguyên nhân chính là trục nhãn cầu quá dài (cận thị trục) hoặc công suất
khúc xạ của giác mạc cao (cận thị do chỉ số khúc xạ). Trong các tật khúc xạ
của mắt thì cận thị thường gặp nhất .
Loạn thị: là mắt nhìn các vật không được rõ nét cả nhìn xa và nhìn gần,
các nét của vật thường nhòa vào nhau . Nguyên nhân do bán kính cong của
giác mạc theo các kinh tuyến là không đều nhau gây nên hình ảnh theo các
phương hội tụ không trùng nhau trên võng mạc. Ở mắt loạn thị công suất
khúc xạ thay đổi theo độ cong khác nhau của các kinh tuyến. Hình ảnh của
một điểm qua quang hệ mắt không phải là điểm mà là hai đường tiêu, đường
tiêu trước là của tuyến có độ khúc xạ mạnh hơn và đường tiêu sau là của


5

tuyến có độ khúc xạ yếu hơn. Nếu công suất khúc xạ của các kinh tuyến thay
đổi theo quy luật từ mạnh đến yếu theo hai kinh tuyến vuông góc 90 o thì gọi

là loạn thị đều và có thể điều chỉnh bằng kính được. Trái lại nếu công suất
khúc xạ của các tuyến thay đổi không theo quy luật nào cả thì gọi là loạn thị
không đều và không thể điều chỉnh bằng kính được. Nếu hai đường tiêu nằm
chéo so với kinh tuyến ngang thì gọi là loạn thị chéo trục .
Viễn thị: là mắt nhìn xa thì rõ nét hơn nhìn gần tuy nhiên những trường
hợp viễn thị nặng thì giảm cả thị lực nhìn xa và nhìn gần. Nhìn xa phải điều
tiết để bù trừ độ viễn thị và khi nhìn gần phải điều tiết nhiều hơn. Ở trẻ em và
người trẻ tuổi thì lực điều tiết còn mạnh nên dễ bù trừ cho viễn thị ở một mức
độ nào đó. Về sau khi tuổi đã cao, khả năng điều tiết của mắt giảm không còn
bù trừ được thì phải dùng đến kính. Viễn thị thường do hai nguyên nhân chính
là trục nhãn cầu quá ngắn (viễn thị trục) hoặc công suất khúc xạ thấp (viễn thị
khúc xạ) điển hình là viễn thị do không còn thủy tinh thể .
Những tật khúc xạ chưa được điều trị là một nguyên nhân quan trọng của
sự suy giảm thị lực, mù lòa và tàn tật mà có thể tránh được.
1.3 Tình hình tật khúc xạ học đường trên thế giới và Việt Nam
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương, trong đó có Việt Nam, là nơi có nhiều trường hợp mắc bệnh
về tật khúc xạ chưa được điều trị nhất trên thế giới với xấp xỉ 62 triệu
người .
Học sinh là nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tật khúc xạ. Các
nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, tỷ lệ tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh là rất
khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ như tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh
tiểu học ở Tanzania là thấp hơn 1% , ở Nepal là 8% , ở Malaysia là 15% , ở
Singapore là hơn 50% .
Tại Việt Nam, tật khúc xạ đã và đang nổi lên trở thành một trong những


6

vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến sức khoẻ, học tập và tương lai của các em học

sinh. Một nghiên cứu tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh của tác giả
Lê Minh Thông năm 2004 cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 24,8%, trong đó cận
thị là 19,43%, viễn thị là 5,36% . Theo Trần Thị Hải Yến, tỷ lệ mắc tật khúc
xạ của 29 trường trên 4 quận thành phố Hồ Chí Minh là 25,3%, trong đó cận
thị chiếm 17,2% . Một nghiên cứu khác năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh
của tác giả Lê Thị Thanh Xuyên cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 39,35%, cận thị
là 38,88%, viễn thị là 0,47% và loạn thị là 30,4% . Paudel và cộng sự (2014)
đã khảo sát 2.238 học sinh trung học cơ sở ở Vũng Tàu, trong số đó 20,4% là
bị cận thị, 0,4% viễn thị và 0,7% loạn thị .
Một nghiên cứu do Nguyễn Chí Dũng và cộng sự khảo sát trên 225 học
sinh lớp 6 của một trường tiểu học tại nội thành Hà Nội năm 2010 cho thấy tỷ
lệ cận thị là 42,2%, viễn thị là 2,2%, loạn thị là 13,6%. Học sinh các lớp
chuyên có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn (68,7% năm đầu tiên và 78,3% năm
thứ hai) so với học sinh lớp không chuyên (tương ứng 58,5% và 67,6%). Tỷ lệ
mới mắc tật khúc xạ sau một năm là 9,3% (tính theo người) . Một nghiên cứu
khác tại 01 trường THCS tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ tật cận thị là 50,5%, trong
đó tỷ lệ của nam giới là 45,9% và nữ giới là 53,6% .
1.4Các yếu tố ảnh hưởng đến tật khúc xạ
Nhiều yếu tố nguy cơ có liên quan đến tật khúc xạ đã được biết đến
trong các nghiên cứu trước đây. Những học sinh có bố mẹ bị cận thì nhiều
nguy cơ mắc tật khúc xạ hơn so với các học sinh khác ,. Tỷ lệ cận thị ở trẻ em
có cả cha và mẹ bị cận thị là 30% đến 40%, giảm đến 20% đến 25% ở trẻ em
chỉ có một phụ huynh (cha hoặc mẹ) bị cận thị và dưới 10% ở trẻ em có cha
mẹ không bị cận thị ,. Những trẻ em có cả hai cha mẹ bị cận thị có nguy cơ bị
cận thị cao gấp 7,29 (95% CI: 2.84 – 18.7) lần so với trẻ em có bố mẹ không
bị cận thị, trẻ em có cha hoặc mẹ bị cận thị thì có nguy cơ bị cận thị cao


7


gấp 3,31 lần so với trẻ em có cha mẹ không bị cận thị . Tác giả Hoàng Thị
Lũy thấy rằng trong những gia đình có cha mẹ hay một người bị cận thị, tỷ
lệ con bị cận thị chiếm 40 - 50% ; nếu cha mẹ không bị cận thị chỉ có 26%
con bị cận thị . Hoàng Ngọc Chương có kết quả cha mẹ cận thị có 40,9%
con bị cận thị, cha mẹ không cận thị chỉ có 2,8% con bị cận thị .
Thời gian vui chơi ngoài trời cũng là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tật
khúc xạ. Kết quả nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng dành nhiều thời
gian để vui chơi ngoài trời sẽ giúp cho học sinh có thể giảm bớt nguy cơ mắc
tật khúc xạ ,,.
Những hoạt động nhìn gần cũng là một trong những yếu tố nguy cơ quan
trọng của tật khúc xạ ở học sinh ,,,. Trong 1.005 học sinh Singapore tuổi từ 79, những người đọc nhiều hơn hai cuốn sách mỗi tuần có nguy cơ mắc cận thị
cao hơn (OR = 3,05, 95% CI 1,80-5,18) so với những người đọc ít hơn hai
cuốn sách . Nghiên cứu ở 2.353 học sinh ở Australia từ 12 – 13 tuổi cho thấy
đọc liên tục (> 30 phút) và khoảng cách đọc gần (<30 cm) làm tăng nguy cơ
cận thị lên 1,5 lần (95% CI 1,05-2,10) và 2,5 lần (95% CI 1,74-4,0) .
Tư thế ngồi học đúng hay sai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lâu dài của
học sinh. Với cấu tạo và sự phát triển của cơ thể chưa hoàn chỉnh nên tư thế
ngồi học cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều cơ quan và hình thức
thẩm mỹ của con người. Đối với học sinh thì nó ảnh hưởng trực tiếp tới mắt
(tật khúc xạ) và cột sống (cong vẹo cột sống). Hoàng Văn Tiến cho rằng việc
ngồi học sai tư thế là khá phổ biến, tại một số trường ở Hà Nội tỷ lệ này là
78,9%. Nguyên nhân có thể học sinh có kiến thức và ý thức về vệ sinh học
đường còn quá thấp .
Theo tác giả Hà Huy Tài khi nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tiến
triển cận thị ở học sinh, mức độ tiến triển cận thị trung bình trong 2 năm là
1,32D ± 0,48D. Mức tăng cận thị ở nam thấp hơn nữ (1,21D so với 1,50D).


8


Nhóm tuổi 12-13 có mức tiến triển cận thị cao nhất (1,58D). Sự tiến triển của
cận thị liên quan tới một số yếu tố như giới, độ tuổi, tuổi bắt đầu đeo kính, độ
cận lúc ban đầu đeo kính ,,.
Chiếu sáng trong các phòng học cũng có ảnh hưởng tích cực lên chức
năng thị giác và khả năng làm việc khi chiếu sáng đồng đều. Độ không đồng
đều của chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo và tình trạng bóng trên vị trí
làm việc ảnh hưởng không tốt tới chức năng thị giác và làm giảm khả năng
học tập, lao động của học sinh. Thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng thực sự đến sự
hình thành và tiến triển của cận thị. Tỷ lệ mắc cận thị cao nhất nhận thấy ở
trường có chiếu sáng tại vị trí làm việc thấp hơn từ 5-10 lần ánh sáng tiêu
chuẩn 150-300 lux .
Dinh dưỡng cũng đóng một vai trò không thể phủ nhận đối với sức khỏe.
Một số tác giả cho rằng muốn cho mắt khỏe mạnh thì trước hết cơ thể phải
khỏe mạnh. Vai trò của vitamin A trong mắt dưới dạng tiền vitamin A giúp
cho hoạt động của thị giác bình thường và vitamin A còn góp phần trong
phòng chống khô giác mạc, gây viêm nhiễm dẫn đến mù lòa. Chế độ ăn nhiều
đường và chất có nhiều hàm lượng oxít cácbon cao dẫn đến nguyên tố vi
lượng Crôm giảm thì sẽ làm áp lực thẩm thấu của thủy dịch thấp hơn áp lực
của thủy tinh thể làm thủy tinh thể lồi ra, giảm tính đàn hồi của các tổ chức
trong mắt, do đó trục của nhãn cầu sẽ bị dài ra dẫn đến cận thị .
Việc cận thị ngày càng gia tăng là một phần do sự hiểu biết của các bậc
cha mẹ và chính bản thân các em còn quá ít. Từ ít hiểu biết về cận thị cho nên
mọi người mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong sinh hoạt như tư thế
không đúng khi sử dụng mắt, không đảm bảo đủ ánh sáng khi học, bàn ghế
không phù hợp với chiều cao của cơ thể và đeo kính không đúng số khi mắc
tật cận thị .


9


1.5 Các biện pháp phòng và điều trị tật khúc xạ
Dự phòng nguy cơ tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường thì cần quan tâm đến
công tác vệ sinh học đường, công tác tuyên truyền giáo dục nhằm tập cho học
sinh có thói quen vệ sinh bảo vệ mắt tốt.
Yêu cầu vệ sinh trong học tập:
Học ở trường: phòng học phải đảm bảo chiếu sáng tốt, bàn ghế phải
phù hợp và phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Học ở nhà: góc học tập cần được bố trí ở khu vực yên tĩnh, cạnh cửa sổ,
có bàn ghế và phải được chiếu sáng đầy đủ… đồng thời phải có sự kết hợp
giữa học tập, lao động và giải trí nhẹ nhàng.
Năm 2000, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn vệ sinh học đường
(1221/2000/QĐ-BYT) như sau :
Kích thước phòng học: dài không quá 8,5m, rộng không quá 6,5m, cao
3,6m. Diện tích phòng học: trung bình từ 1,10 m2 đến 1,25 m2 cho một học
sinh.

Chiếu sáng phòng học: tổng số diện tích các cửa được chiếu sáng không

dưới 1/5 diện tích phòng học, độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 Lux.
Yêu cầu chiếu sáng phải đảm bảo cả nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
Trần của phòng học quét vôi trắng, tường màu vàng nhạt.
Bàn ghế học tập: Bàn học thích hợp nhất là loại bàn cho 2 chỗ ngồi, mỗi
chỗ rộng không dưới 0,5m. Ghế học phải rời với bàn và có chỗ dựa, bàn đầu
cách bảng từ 1,7m đến 2m. Bàn cuối cách bảng không quá 8m. Kích thước bàn
ghế quy định như sau:
Bảng 1.1 Kích cỡ bàn ghế học sinh
Các chỉ số
Chiều cao học sinh (m)
Chiều cao bàn (cm)
Chiều cao ghế (cm)


Cỡ loại bàn ghế
I
II
III
IV
V
VI
1-1,09 1,1-1,19 1,2-1,29 1,3-1,39 1,4-1,54 >1,55
46
50
55
61
69
74
27
30
33
38
44
46


10

Hiệu số chiều cao giữa
bàn và ghế (cm)

19


20

22

23

25

28

Bảng học cần được chống lóa, kích thước bảng dài từ 1,8m đến 2m, rộng
từ 1,2m đến 1,5m. Màu xanh lá cây, đen hoặc trắng. Treo bảng ở giữa tường,
mép dưới cách nền nhà từ 0,8m đến 1,0m. Chữ viết trên bảng có chiều cao
không nhỏ hơn 4cm.
Ngoài ra cũng cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp vệ sinh có đủ
các yếu tố vi lượng và vitamin cần thiết cho các em học sinh để giúp cho cơ
thể khỏe mạnh, từ đó có thể tham gia các hoạt động thể thao cũng như có sự
hứng thú cho các hoạt động ngoài trời. Điều này sẽ rất có lợi cho mắt thư giãn
làm hạn chế sự phát sinh cũng như phát triển của cận thị .
Truyền thông giáo dục sức khỏe: trong vấn đề dự phòng tật khúc xạ ở học
sinh thì ngoài ba nhân tố quan trọng là nhà trường, gia đình và học sinh thì còn
phải động viên sức lực của toàn xã hội để mọi nhà, mọi người phải có nhận thức
đúng về vấn đề này. Trong thực tế một số học sinh (vì bị cận thị nặng) mặc dù có
thành tích học tập tốt, tư cách đạo đức tốt nhưng vẫn gặp hạn chế trong việc chọn
nghề nghiệp và khi làm việc cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nâng cao hiểu biết,
thái độ và thực hành của mỗi học sinh, của mỗi gia đình cũng như toàn xã hội để
phòng tránh được các nguyên nhân gây tật khúc xạ là hết sức quan trọng .
Hiện nay tật khúc xạ có thể điều trị được. Đeo kính đúng độ là phương
pháp dễ, hiệu quả và phổ biến nhất để chỉnh tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh.
Tuy nhiên nếu tật khúc xạ không được điều trị sẽ dẫn đến nhược thị, có thể

dẫn đến mù loà.
Ðể điều chỉnh tật cận thị, cần dùng kính cầu lõm (hoặc kính trừ). Ở
người lớn, có thể đeo kính áp tròng hoặc phẫu thuật.
Ðể chỉnh tật viễn thị, cần dùng kính cầu lồi (hoặc kính cộng). Ở trẻ em,
viễn thị nhẹ có thể không cần đeo kính nếu như không có triệu chứng (nhìn


11

mờ hoặc mỏi mắt).
Loạn thị được chỉnh bằng kính trụ. Kính trụ là loại kính chỉ chỉnh khúc
xạ ở một trục nhất định. Do đó, khi chỉnh tật loạn thị, phải để trục kính trụ
đứng theo trục loạn thị thì mới có tác dụng. Nếu loạn thị kèm theo cận thị
hoặc viễn thị thì kính điều chỉnh phối hợp gọi là kính cầu-trụ.
1.6Các nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ ở học
sinh
Do tình hình tật khúc xạ ngày càng tăng ở lứa tuổi học đường ,,,,,
nên đã có những nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của
học sinh liên quan đến chăm sóc mắt tại Việt Nam.
Phạm Thu Ba nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh
nội thành và ngoại thành Hà Nội về vệ sinh cá nhân năm 1997 cho biết học
sinh nội thành hiểu biết đúng từ 82% - 94%, học sinh ngoại thành hiểu biết
đúng từ 70% - 83,5% .
Nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh trên 2.052 học sinh cho thấy tỷ lệ
học sinh có kiến thức về tật khúc xạ ở mức trung bình là 34,3% và yếu là
13,3%. Tỷ lệ chung phân loại thái độ - hành vi liên quan tật khúc xạ: trung
bình 64,4% và yếu 34,4% .
Một nghiên cứu tại 3 trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy hiểu biết về
biểu hiện, tác hại, nguyên nhân của cận thị ở học sinh còn thấp (biểu hiện
58,8%; tác hại 29,4% và nguyên nhân 40,1%), đặc biệt tỷ lệ học sinh quan

tâm đến cận thị học đường chỉ có 24,4% .
Nghiên cứu về "Thái độ của phụ huynh học sinh, học sinh và giáo viên
về việc sử dụng kính tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện
tại 16 trường học tại Hà Nội và Hồ Chí Minh trong năm 2011, do Quỹ Fred
Hollows phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng
(RTCCD) cho thấy tỷ lệ học sinh cảm thấy không thích nếu phải đeo kính khá


12

cao ở cả hai cấp học tiểu học và THCS, chiếm trên 80%. Mặc dù có dấu hiệu
thường xuyên nhức đầu/nhức mắt/mỏi mắt/mờ mắt sau các hoạt động học tập,
chơi điện tử, đọc truyện nhưng có gần 30% học sinh sẽ không thông báo
những dấu hiệu này với cha mẹ. Điều đáng lo ngại là cứ 5 phụ huynh được
thông báo, có 1 phụ huynh không làm gì cả. Lý do đưa ra bao gồm: (1) quá
bận rộn 42,8%; (2) cho rằng đây là vấn đề bình thường 40%; (3) chi phí đi
khám quá đắt 13,2%; và bệnh viện ở quá xa 6,7% .
Một khảo sát khác tại các phòng khám của Bệnh viện Mắt Trung ương năm
2011 trên 200 học sinh từ 11 đến 18 tuổi cho thấy không có học sinh nào có kiến
thức chăm sóc mắt đạt loại giỏi, đa số có kiến thức chăm sóc mắt đạt loại yếu
chiếm 46,5%. Đặc biệt 35,5% học sinh tham gia nghiên cứu không biết tật khúc
xạ là gì, 23% trả lời cận thị không nguy hiểm và không dẫn đến mù lòa .
Nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến ở học sinh lớp 3, lớp 7, và lớp 10 tại ba
trường Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho thấy tỷ lệ học sinh có nhận thức đúng
về khái niệm, nguyên nhân, tác hại, cách phòng chống và xử trí khi bị mắc
cận thị rất thấp, thấp nhất là nhận thức về xử trí khi mắc cận thị: lớp 3, lớp 7,
lớp 10 lần lượt là 22,1%, 24,2% và 23,7%. Hiểu biết đúng về khái niệm cận
thị ở lớp 3 là 29,9%. Hiểu đúng về nguyên nhân gây cận thị lớp 3 là 26,1% và
lớp 7 là 27,4%. Hiểu đúng về cách phòng chống cận thị lớp 3 là 35,5% và lớp
7 là 36,9% .

Nguyễn Thị Hân nghiên cứu trên đối tượng học sinh trường tiểu học
Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội cho thấy tỷ lệ học sinh biết biểu hiện của cận
thị là 48,6% trong khi tỷ lệ biết đến nguyên nhân của cận thị chỉ có 16,6%.
Ngay cả ở giáo viên thì tỷ lệ biết về nguyên nhân cận thị là 63%, còn ở phụ
huynh học sinh thì tỷ lệ này chỉ chiếm 22,9% .
1.7 Đặc điểm dân cư, nhân khẩu học, các yếu tố địa lý, kinh tế, xã
hội của huyện Quốc Oai


13

Nằm tại phía tây của Hà Nội, huyện Quốc Oai có số dân là 173.807
người sống ở 20 xã và 1 trị trấn, 8,3% số dân đó thuộc diện nghèo năm 2012.
Trong năm học 2012 – 2013, huyện có 24.740 học sinh trong 46 trường TH và
THCS. Quốc Oai là huyện có những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, giao
thông, nguồn nhân lực. Huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng-Hòa
Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công
nghiệp. Hai con sông Đáy và sông Tích chảy song song trên địa bàn huyện tạo
điều kiện thuận lợi và đem lại nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất, phát
triển kinh tế. Phát huy lợi thế đó, huyện Quốc Oai đã tập trung phát triển kinh
tế toàn diện, trong đó chú trọng ngành kinh tế có lợi thế như công nghiệp,
nông nghiệp và xây dựng đô thị.
Quốc Oai là một huyện cũ của Hà Tây nhưng năm 2008 được sát nhập
về thủ đô Hà Nội. Do vậy, huyện Quốc Oai có tốc độ đô thị hóa và công
nghiệp hóa phát triển rất nhanh nên kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên, sự
thuận lợi này cũng dẫn tới một trong các hậu quả là học sinh đủ mọi lứa tuổi
có thể tiếp xúc với tất cả các yếu tố nguy cơ như thường xuyên tiếp cận với
các phương tiện truyền thông hiện đại ảnh hưởng đến thị lực khi sử dụng
không hợp lý và lạm dụng quá mức như vi tính, điện tử, ti vi, truyện tranh chữ

nhỏ nên có thể làm gia tăng tỷ lệ cận thị của học sinh. Do vậy, cần có định
hướng chăm sóc sức khỏe tốt.


14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 Thị trấn Quốc
Oai và 20 xã là: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp
Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng
Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng
Hòa, Đông Xuân. Trên địa bàn huyện Quốc Oai có tất cả 24 trường tiểu học và
22 trường trung học cơ sở. Do điều kiện hạn chế về thời gian, nhân lực và ngân
sách, chọn có chủ đích 8 (4 trường TH và 4 trường THCS) trong tổng số 46
trường TH và THCS trên địa bàn huyện Quốc Oai tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định
lượng được tiến hành nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ
của học sinh một số trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Quốc Oai và xác
định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
- Với nghiên cứu định lượng: Học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Đối với
học sinh trung học cơ sở, chúng tôi đã phỏng vấn học sinh của các lớp 6, 7, 8
và 9. Riêng đối với học sinh tiểu học, chúng tôi chỉ phỏng vấn học sinh các
lớp 3, 4 và 5. Học sinh các lớp 1 và 2 còn quá nhỏ, kiến thức và thực hành
liên quan đến chăm sóc mắt chủ yếu phụ thuộc vào phụ huynh học sinh.
- Với nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
o Phụ huynh
o Giáo viên

2.4. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức cho ước tính một tỷ lệ trong quần thể:
n = Z2(1-α/2)

x Deff


15

Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu cắt ngang.
P là tỷ lệ học sinh hiểu biết trung bình về tật khúc xạ. Chọn p = 34,3%
dựa theo kết quả khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ, hành vi của
học sinh về tật khúc xạ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 của Lê Thị
Thanh Xuyên và công sự .
 là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của
quần thể. Chọn

= 0,05

α là mức ý nghĩa thống kê. Chọn α = 0.05, khi đó Z1-α/2 = 1,96
Deff là hệ số thiết kế do điều tra được triển khai theo cách chọn mẫu
chùm. Do phần lớn các thiết kế chọn mẫu chùm có hệ số thiết kế từ 1-3 nên
trong nghiên cứu này chúng tôi chọn hệ số thiết kế bằng 2 .
Áp dụng công thức ta được n = 692. Lấy thêm 10% học sinh vắng mặt,
không tham gia và làm tròn mẫu nghiên cứu thành 760. Như vậy chọn 760
học sinh tiểu học và trung học cơ sở vào nghiên cứu.
2.5. Phương pháp chọn mẫu
Do điều kiện hạn chế về thời gian, nhân lực và ngân sách, chọn có chủ
đích 8 (4 trường TH và 4 trường THCS) trong tổng số 46 trường TH và THCS

trên địa bàn huyện Quốc Oai, sao cho các trường đảm bảo đại diện cho các
yếu tố địa lý (thị trấn, xã), điều kiện kinh tế, xã hội, dân tộc của huyện Quốc
Oai. Với sự tư vấn của Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai, Phòng Giáo dục
huyện Quốc Oai, các trường được lựa chọn vào nghiên cứu gồm:
Các trường tiểu học: Trường Tiểu học thị trấn Quốc Oai A, Trường Tiểu
học Thạch Thán, TH Ngọc Mỹ, TH Hòa Thạch A
Các trường trung học cơ sở: Trường Trung học cơ sở Kiều Phú, Trường
Trung học cơ sở Đại Thành, THCS Phú Cát, THCS Ngọc Liệp.
Áp dụng phương pháp chọn mẫu chùm theo phương pháp PPS (Xác xuất


16

tỷ lệ với cỡ của quần thể - Probability Proportionate to Size) khi lựa chọn số
học sinh ở mỗi trường.
Tổng số học sinh chọn vào nghiên cứu tại các trường như sau:
Bảng 2.1 Số lượng mẫu theo các trường
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Trường
Tiểu học Thị trấn Quốc Oai A
Tiểu học Thạch Thán

Tiểu học Ngọc Mỹ
Tiểu học Hòa Thạch A
THCS Kiều Phú
THCS Đại Thành
THCS Phú Cát
THCS Ngọc Liệp
Tổng số

Số học sinh
488
227
501
416
463
313
513
449
3370

Mẫu nghiên cứu
110
51
113
94
104
71
116
101
760


Tổng số học sinh chọn vào từng khối trong trường như sau:
Các trường tiểu học:
Bảng 2.2 Số lượng học sinh TH trong mẫu nghiên cứu

theo các khối
TT

Trường

1

Tiểu học TT Quốc Oai A

2

Tiểu học Thạch Thán

3

Tiểu học Ngọc Mỹ

4

Tiểu học Hòa Thạch A

Khối
3
4
5
3

4
5
3
4
5
3
4
5

Số học sinh
166
149
173
73
63
91
169
174
158
178
112
126

Mẫu
37
34
39
16
14
21

38
39
36
40
25
29

Các trường trung học cơ sở:
Bảng 2.3 Số lượng học sinh THCS trong mẫu nghiên cứu


17

theo các khối
TT

Trường

5

THCS Kiều Phú

6

THCS Đại Thành

7

THCS Phú Cát


8

THCS Ngọc Liệp

Khối
6
7
8
9
6
7
8
9
6
7
8
9
6
7
8
9

Số học sinh
116
131
113
103
93
71
80

69
147
137
129
100
106
106
120
117

Mẫu
26
29
25
24
21
16
19
15
33
31
29
23
24
24
27
26

Khoảng cách mẫu cho từng khối của mỗi trường được xác định theo
công thức:


Dựa trên danh sách toàn bộ học sinh của từng khối, chọn ngẫu nhiên một
học sinh đầu tiên (i1), học sinh thứ 2 là i1+k, các học sinh tiếp theo là i1+2k.
i1+3k… cho đến khi đủ số học sinh cần lựa chọn trong khối.
2.6. Biến số
Bảng 2.4 Biến số nghiên cứu
Phương
Nhóm biến số

Biến số

Định nghĩa

pháp thu

thập
Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ của học


×