Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tiểu luận QUY TRÌNH TIẾN HÀNH một CUỘC THANH TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.05 KB, 41 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA
TÊN SINH VIÊN: HOÀNG NGUYỄN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: NGUYỄN

Bình Dương, tháng 05 năm 2019


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN &MÔI TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên)

SVTH: Hoàng Nguyễn


Mã số SV:
Lớp: D16QM
(Ký tên)

Th.S. NGUYỄN

HOÀNG NGUYỄN

Bình Dương, tháng 05 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Qua 3 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thủ Dầu Một, được sự chỉ bảo
và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Khoa học Quản
lý đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và nhiều bài học trong suốt thời
gian học tập ở trường. Và trong thời gian thực tập tại Cơ quan em đã có cơ hội áp dụng
những kiến thức học ở trường vào thực tiễn, đồng thời học hỏi được nhiều kinh
nghiệm thực tế tại Cơ quan. Cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Từ những kết quả đạt được em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Quý thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một, đã truyền đạt cho em những kiến thức
bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt là thầy Nguyễn Thanh Quang, PGĐ chương trình
QLTN&MT dù bận nhiều công việc nhưng thầy đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn,
chỉ bảo và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và viết
báo cáo thực tập này.
- Các anh, chị trong Cơ quan đại diện văn phòng Bộ TN&MT đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em có cơ hội thực tập và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Và đặc biệt cảm
ơn chị hướng dẫn Nguyễn Minh Nguyệt đã nhiệt tình chỉ bảo, trong thời gian thực tập
tại cơ quan để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Do thời gian thực tập và kiến thức giới hạn nên trong quá trình viết báo cáo không

tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô và Ban lãnh đạo, các anh chị trong cơ quan để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp đạt
kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
………………………………
………………………………
………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày…….tháng….. năm 20…

GIẤY TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP
Cơ quan/Đơn vị tiếp nhận thực tập:…………………………………………………….
Địa chỉ : …………………………………………………………………………………
Điện thoại : ………………….....

; Fax : ……………………..........................

Đồng ý tiếp nhận anh/chị : …………………………………, Ngày sinh : …. / …. /....
Mã số sinh viên: ………………………………………………………………………...
Là sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một thuộc Khoa : ……………………………..
Chuyên ngành : ……………………………………………………………………......
Thực tập tại bộ phận : …………………………………... của Cơ quan/Đơn vị chúng
tôi trong thời gian ………… tháng.

Với nhiệm vụ : …………………………………………………………………………
Anh /chị sinh viên thực tập chấp hành đúng nội quy kỷ luật và phân công của Cơ
quan/Đơn vị.
Xác nhận của của Cơ quan/Doanh nghiệp
( Ký & ghi rõ Họ - Tên, chức vụ, đóng dấu)

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : .......................................................................................................
Lớp.........................Khóa.......................Khoa :............................................Trường Đại
học Thủ Dầu Một.
Trong thời gian từ ngày.......tháng........năm….... đến ngày........tháng........năm ….......
Tại :...................................................................................................................................
Địa chỉ :.............................................................................................................................
Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá
như sau :
1. Tri thức, năng lực, chuyên môn nghề nghiệp :
............................................................................................................................................ .
.............................................................................................................................................
2. Kỹ năng thực hành nghề nghiệp:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Thái độ:
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
4. Các nhận xét khác :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đánh giá kết quả thực tập
Điểm số:
Điểm chữ:.............................................................................................................................
Ngày........tháng........năm………
Cán bộ hướng dẫn
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký và ghi rõ họ và tên)
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)

3


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập
………………………………………………………………………………...................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Nội dung báo cáo
2.1. Kết quả đợt thực tập
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2.2.Tính sáng tạo của chuyên đề thực tập:
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2.3. Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Điểm đạt: Điểm số

Điểm chữ:......................................................
…………, ngày….tháng….năm……
Giảng viên hướng dẫn
( Ký và ghi rõ họ tên)

4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
GIẤY TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP...........................................................ii
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN.............................................................................iii
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP.......................................................................................iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN....................................................iv
MỤC LỤC.................................................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Ý nghĩa báo cáo thực tập.................................................................................2
PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP..................................................3
1.1. Tên đơn vị:.......................................................................................................3

1.2. Vị trí địa lý:.....................................................................................................3
1.2.1. Tiếp giáp:..................................................................................................3
1.2.2. Giao thông:...............................................................................................3
1.3. Điều kiện tự nhiên:..........................................................................................3
1.4. Lịch sự thành lập và phát triển.........................................................................4
1.4.1. Xây dựng khu Liên cơ quan......................................................................4
1.4.2. Lịch sử:.....................................................................................................4
1.4.3. Thành tích đạt được trong công tác...........................................................4
1.5. Lĩnh vực quản lý..............................................................................................5
1.6. Khái quát về tình hình kết quả hoạt động........................................................5
PHẦN 2 - TỔNG QUAN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ.............................................6
CỦA THANH TRA TN&MT.....................................................................................6
2.1. Thanh tra là gì ?...............................................................................................6
2.2. Đặc điểm của công tác thanh tra......................................................................6
2.3. Tổ chức bộ máy...............................................................................................6
2.3.1. Lãnh đạo Thanh tra...................................................................................6
2.3.2. Bộ máy giúp việc Chánh Thanh tra...........................................................7
2.4. Vị trí và chức năng..........................................................................................7
2.5. Nhiệm vụ và quyền hạn...................................................................................7
2.6. Hình thức thanh tra..........................................................................................9
2.7. Điều kiện để tiến hành một cuộc thanh tra.....................................................10
5


2.8. Trình tự tiến hành thanh tra............................................................................10
2.8.1. Chuẩn bị thanh tra...................................................................................10
2.8.2. Tiến hành thanh tra..................................................................................12
2.8.3. Kết thúc thanh tra....................................................................................15
2.9. Đặc thù cơ bản của khu vực quản lý..............................................................18
2.9.1. Hiện trạng kinh tế:...................................................................................18

2.9.2. Hiện trạng môi trường:............................................................................18
PHẦN 3 - KẾT QUẢ THAM GIA HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ.................................19
3.1. Vị trí và chức năng của phòng Thanh tra TN&MT miền Nam.......................19
3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Thanh tra TN&MT miền Nam...............19
3.2.1. Công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo:...............19
3.2.2. Công tác khác:.........................................................................................20
3.3. Tổ chức của phòng Thanh tra TN&MT miền Nam........................................20
3.4. Quá trình thực tập tại phòng Thanh tra TN&MT miền Nam..........................21
3.4.1. Quy trình thực hiện.................................................................................21
3.4.2. Kết quả thực hiện....................................................................................22
PHẦN 4 - NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ..............................................23
MÔI TRƯỜNG TẠI ĐƠN VỊ..................................................................................23
4.1. Ưu – nhược điểm của bản thân trong quá trình thực tập tại cơ quan..............23
4.1.1. Ưu điểm:.................................................................................................23
4.1.2. Nhược điểm:...........................................................................................23
4.2. Đánh giá chung về kết quả thực hiện.............................................................23
4.2.1. Ưu điểm..................................................................................................23
4.2.2. Những tồn tại, hạn chế............................................................................24
4.3. Những vấn đề mà sinh viên cho rằng Sở ban nghành nên cải thiện...............25
4.4. Các kiến nghị khác........................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................27
PHỤ LỤC................................................................................................................. 28
NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP....................................................................28

6


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT


CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

1

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

2

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

3

QĐ-BTNMT

Quyết định Bộ Tài nguyên và Môi trường

4

QH

Quốc hội

5


NĐ-CP

Nghị định chính phủ

6

TT-TTCP

Thông tư thanh tra chính phủ

7

QĐ-TTr

Quyết định trung ương

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thanh tra là chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra là
một khâu trong quy trình quản lý nhà nước, là yếu tố cấu thành trong hoạt động quản
lý nhà nước; là phương thức và nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước; là phương tiện phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Hoạt động thanh tra
góp phần bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong quản lý và quản lý nhà nước phải thực
hiện bằng pháp luật.
Mục đích thanh tra được khẳng định tại Điều 3 của Luật Thanh tra là:”Hoạt động
thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện
những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao

hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân".
Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, đối
tượng của quản lý đồng thời cũng là đối tượng của thanh tra. Để kịp thời phòng ngừa,
phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và kiến nghị các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khắc phục các sơ sở trong cơ chế, chính sách quản lý, trong các cuộc
thanh tra cần tuân thủ chặt chẽ quy trình được quy định để đạt được hiệu lực, hiệu quả
thực sự. Đồng thời phải trong quá trình tiến hành một cuộc thanh tra, tuỳ tình hình cụ
thể các cán bộ thanh tra vận dụng kết hợp tổng hợp nhiều biện pháp với sự tham gia
của các cơ quan chức năng một cách linh hoạt, để đạt được mục đích của cuộc thanh
tra.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác thanh tra tại Phòng thanh tra TN&MT miền Nam
- Tìm hiểu đề tài: 08/04/2019 – 22/04/2019.
- Khái quát đề tài: 22/04/2019 – 29/04/2019
- Viết báo cáo: 02/05/2019 – 22/05/2019
- Phạm vị nghiên cứu: Công tác thanh tra khu vực phía nam Việt Nam
1.3. Ý nghĩa báo cáo thực tập
Theo sự phân công chỉ đạo của trường ĐH Thủ Dầu Một trong lần thực tập tốt
nghiệp năm 2019. Tôi đã chọn cho mình lĩnh vực thực tập về mảng thanh tra tại Thanh
tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1


Trong quá trình học tập tại đây, tôi đã thu thập được rất nhiều kiến thức và đúc
kết được rất nhiều bài học. Thông qua bài báo cáo thực tập lần này, tôi muốn nêu lên
đặc điểm, quy trình và những tồn tại trong công tác thanh tra, nhằm tìm ra những giải
pháp, kiến nghị do bản thân học hỏi được trong thời gian thực tập tại đây. Đồng thời,
nhận biết được bản thân còn những yếu kém gì cần cải thiện và khắc phục thông qua
quá trình thực tập lần này.


2


PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Tên đơn vị: Khu liên cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.2. Vị trí địa lý:
- Tọa lạc: Tầng 2 - Khu liên cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường – Số 200,
Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM.
1.2.1. Tiếp giáp:
Phía Bắc giáp quận Phú Nhuận.
Phía Đông Bắc giáp Quận 1, ranh giới là đường Hai Bà Trưng.
Phía Đông Nam giáp Quận 1, ranh giới là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Phía Tây Nam giáp Quận 10 qua đường Cách mạng tháng Tám.
Phía Nam giáp đại lộ Lý Thái Tổ ngăn cách với Quận 10.
1.2.2. Giao thông:
Quận 3 gồm những con đường đặc trưng như: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Chính
Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai, Bà Huyện Thanh Quan, Lê Văn
Sỹ, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ... Đó là những con đường lớn ở Quận 3.
Đặc biệt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Quận 3 còn được xem là con đường
chính vì nó nối liền từ sân bay Tân Sơn Nhất tới Dinh Thống Nhất - một Dinh thự lớn
nhất và được đánh giá là một nét đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh.
Quận 3, Quận 1 và Quận 5 là ba quận còn mang những nét đặc trưng nhất của
trung tâm Sài Gòn từ xưa. Là nơi tập trung kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố Hồ
Chí Minh và khu vực phía Nam, Việt Nam
1.3. Điều kiện tự nhiên:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn,
giữa khu vực chuyển tiếp từ cự Nam Trung Bộ sang đồng bằng sông Cửu Long.Về mặt
địa hình, thành phố có 2 đặc điểm chủ yếu sau:
- Đây là địa hình đồng bằng thấp (nơi cao nhất không vượt quá 40 m, nhiều chỗ

còn thấp trũng), bề mặt tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi,
kênh rạch dày đặc.
- Địa hình có xu hướng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, nhưng độ dốc nhỏ
1.4. Lịch sự thành lập và phát triển
3


1.4.1. Xây dựng khu Liên cơ quan
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Lễ khởi công xây dựng công
trình Khu liên cơ quan Bộ TN&MT tại TPHCM vào ngày 25/10/2014.
Tổng mức đầu tư công trình là 232 tỷ đồng.
Công trình có quy mô 11 tầng nổi và 1 tầng hầm, được xây dựng trên diện tích
đất 3.270 m2, diện tích xây dựng 1.600 m2, diện tích sàn xây dựng 16.000 m2, mật độ
xây dựng 49%.
Công trình phục vụ nhu cầu làm việc cho khoảng 900 cán bộ, công viên chức,
người lao động của các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT TPHCM.
Công trình Khu liên cơ quan Bộ TN&MT tại TP.HCM đã được Bộ trưởng Bộ
TN&MT phê duyệt tại Quyết định số 218/QĐ-BTNMT ngày 20/2/2014.
1.4.2. Lịch sử:
Ngày 5 tháng 8 năm 2002 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 thành lập Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 11 tháng 11 năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Ngày 04 tháng 3 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Nghị định này thay thế Nghị định số 91/2002/NĐ-CP.
Ngày 04 tháng 3 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2013/NĐCP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Nghị định này thay thế Nghị định số 25/2008/NĐ-CP.

Ngày 04 tháng 4 năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2017/NĐCP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, có hiệu lực cho đến nay.
1.4.3. Thành tích đạt được trong công tác
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn
thiện thể chế, chính sách quản lý về tài nguyên và môi trường. Từ năm 2005 đến nay,
Bộ đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền 605 văn bản.
Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đối với các lĩnh vực quản lý nhà
4


nước của Bộ đã cơ bản hạn chế được những bất cập, chồng chéo trong cơ chế chính
sách, nâng cao hiệu lực quản lý và phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ tham nhũng, hướng
tới loại bỏ những điều kiện, cơ hội nảy sinh tham nhũng trong ngành.
Cùng với việc tổ chức định kỳ các đợt giao lưu trực tuyến để giải đáp những
vướng mắc, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp, từ năm 2006 đến nay, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương
triển khai 960 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với gần 15.000 tổ chức, cá
nhân hoạt động về tài nguyên và môi trường. Qua đó kiến nghị xử phạt gần 4.700 đơn
vị, cá nhân với tổng số tiền gần 200 tỷ đồng, truy thu 135 tỷ tiền phí bảo vệ môi
trường, thu hồi 259 giấy phép hoạt động khoáng sản và trên 23.000 ha đất sử dụng sai
mục đích…
Việc công khai minh bạch trong thực hiện các dự án đầu tư, đề tài dự án,
chương trình khoa học, hoạt động đấu thầu sử dụng ngân sách nhà nước, mua sắm tài
sản công, xây dựng cơ bản, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về tài chính và thực
hiện quyền tự chủ về tài chính được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước cũng
đã góp phần ngăn chặn việc chi tiêu không đúng chế độ, giảm nguy cơ tham nhũng.
Nguồn: Lê Kha, 21/01/2016

1.5. Lĩnh vực quản lý
Công tác thanh tra bao gồm thanh tra về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên

khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổng
hợp và thống nhất về biển và hải đảo.
1.6. Khái quát về tình hình kết quả hoạt động.
Năm 2017, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ và báo cáo của
61 Sở Tài nguyên và Môi trường (tính đến ngày 31/01/2018), toàn ngành đã triển khai
được 2.475 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 7.735 tổ chức, cá nhân trong đó có 68 cuộc
thanh tra, kiểm tra hành chính và 2.407 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua
thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 1.813 tổ chức, cá nhân với số tiền 134
tỷ 979 triệu đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước 14 tỷ 060 triệu đồng;
kiến nghị thu hồi 3.509 ha đất, 50 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bên cạnh đó, toàn ngành cũng đã triển khai hiệu
quả công tác tiếp công dân; giải quyết kịp thời đơn thư khiếu tố theo quy định.

5


PHẦN 2 - TỔNG QUAN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
CỦA THANH TRA TN&MT
2.1. Thanh tra là gì ?
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là hoạt
động kiểm tra, xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, được thực hiện bởi một
cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm phòng
ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để kiến nghị các biện pháp
khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt
động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nguồn: Theo Giáo trình”Nghiệp vụ công tác thanh tra”của
Trường cán bộ Thanh tra (Bổ sung, chỉnh sửa năm 2008)


2.2. Đặc điểm của công tác thanh tra
Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước: Như đã nêu trong khái niệm, thanh tra
là chức năng không thể thiếu trong chu trình quản lý (ra quyết định quản lý; tổ chức
thực hiện quyết định quản lý; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyết định quản lý).
Qua công tác thanh tra sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục các hạn chế, phát huy những
nhân tố tích cực, tạo cơ sở cho việc ban hành quyết định quản lý mới.
Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước: Chủ thể tiến hành thanh tra luôn
luôn là một cơ quan Nhà nước. Cơ quan thanh tra luôn luôn áp dụng quyền năng Nhà
nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp
dụng quyền năng đó.
Thanh tra có tính độc lập tương đối: Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản
chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình có quan chức
năng khác của bộ máy quản lý nhà nước.
2.3. Tổ chức bộ máy
2.3.1. Lãnh đạo Thanh tra
a) Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và không quá 05 Phó Chánh Thanh tra
b) Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được giao và
chịu trách nhiệm trước pháp luật vê mọi hoạt động của Thanh tra Bộ; thực hiện nhiêm
vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra và
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; xây dựng quy chế làm việc và điều hành hoạt
6


động của Thanh tra Bộ; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc; ký
các văn bản về chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn
bản khác theo phân công của Bộ trưởng
c) Phó Chánh Thanh tra giúp việc Chánh Thanh tra; chịu trách nhiệm trước
Chánh Thanh tra về lính vực công tác được phân công.
2.3.2. Bộ máy giúp việc Chánh Thanh tra
a) Văn phòng.

b) Phòn Thanh tra hành chính.
c) Phòng tiếp dân và xử lý đơn thư.
d) Phòng Thanh tra TN&MT miền Bắc (đặt tại thủ đô Hà Nội).
đ) Phòng Thanh tra TN&MT miền Trung (đặt tại thành phố Đà Nẵng).
e) Phòng Thanh tra TN&MT miền Nam ( đặt tại thành phố Hồ Chí Minh).
g) Phòng Giám sát và Xử lý sau thanh tra.
Nguồn: Điều 3 – Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ - số 2325/QĐ-BTNMT – 11/9/2015.

2.4. Vị trí và chức năng
- Thanh tra Bộ là đơn vị trực thuộc BTNMT, có chức năng tham mưu, giúp Bộ
trưởng quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng BTNMT; chịu sự chỉ đạo
về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra Bộ có tư cách pháp nhân, được mở tài Kho bạc Nhà nước và Ngân
hàng theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Điều 1 – Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ - số 2325/QĐ-BTNMT – 11/9/2015.

2.5. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công tác
thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng; xử lý vi
phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến lính vực quản
lý nhà nước của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.

7


b) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh

tra, kiểm tra hàng năm của Bộ; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm
của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
thanh tra thuộc trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;
kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh
tra.
d) Thực hiện công tác tiếp công dân; xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; chủ trì hoặc
phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ
công tác tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ.
đ) Chủ trì thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ; hướng dẫn,
kiểm tra các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, và các
quy định của pháp luật thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp với Công đoàn
Bộ hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho các tổ chức thanh tra nhân dân ở các cơ quan,
đơn vị trực thuộc Bộ.
e) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với đơn vị trực thuộc Bộ
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Sở Tài nguyên và
Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
g) Chủ trì hoặc phối hợp thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về tài
nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
h) Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, thực hiện nhiệm vụ của cơ
quan tổ chức, cá nhân thuộc Bộ; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc chấp hành quy định của pháp luật về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
i) Thanh tra lại vụ việc đã được thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết
luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng.
k) Thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường.

l) Yêu cầu thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của đơn vị khi phát
8


hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý; trường hợp thủ
trưởng đơn vị trực thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng về quyết định của mình.
m) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý
sau thanh tra của thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc các lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ.
n) Xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính.
o) Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức,
cá nhân; kiến nghị xử lý cán bộ, công chức có vi phạm trong thi hành công vụ đã bị
phát hiện qua công tác thanh tra.
ô) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các kết luận, kiến
nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.
ơ) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổng
kết công tác thanh tra của Bộ.
p) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chương
trình, dự án hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ trưởng.
q) Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách
hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng.
s) Quản lý công chức, người lao động, tài sản thuộc Thanh tra Bộ theo quy
định.
x) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.

Nguồn: Điều 2 – Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ - số 2325/QĐ-BTNMT – 11/9/2015.

2.6. Hình thức thanh tra
Hình thức thanh tra được quy định tại Điều 37, Luật Thanh tra 2010 với các
khoản sau:
1.Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
9


2.Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3.Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4.Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
2.7. Điều kiện để tiến hành một cuộc thanh tra
Bất kỳ cuộc thanh tra nào muốn tiến hành, bắt buộc phải có Quyết định thanh
tra của cấp có thẩm quyền. Quyết định thanh tra yêu cầu phải đúng thẩm quyền và
đúng thể thức hành chính. Thủ trưởng các tổ chức thanh tra là người có thẩm quyền ký
Quyết định thanh tra. Nội dung ghi trong Quyết định thanh tra cũng phải đúng thẩm
quyền trong lĩnh vực thanh tra, đối tượng thanh tra, thời hạn tiến hành thanh tra.
Cơ sở để ra quyết định thanh tra gồm một trong những căn cứ sau đây:
- Chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
- Theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên (Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh...).
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của người quản lý hoặc của
người sử dụng.

- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.8. Trình tự tiến hành thanh tra
Trình tự tiến hành một cuộc thanh tra được quy định tại Thông tư số
05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra chính phủ Quy định về
tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành
một cuộc thanh tra.
Trình tự các bước tiến hành thanh tra chỉ mang tính chất tương đối, tuy nhiên
giữa các bước chuyển luôn có sự ràng buộc lẫn nhau dựa trên quy định của pháp luật,
có thể phân chia trình tự tiến hành thanh tra làm ba giai đoạn chính: chuẩn bị thanh tra,
tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra.
2.8.1. Chuẩn bị thanh tra
Bước 1. Khảo sát, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra
10


Trước khi ban hành quyết định thanh tra, nếu cần thiết, Thủ trưởng cơ quan chỉ
đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết
định thanh tra. Thời gian nắm tình hình không quá 15 ngày làm việc.
Người được giao nắm tình hình nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp các
thông tin, tài liệu thu thập được, chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc
việc nắm tình hình, người được giao nhiệm vụ nắm tình hình phải có báo cáo bằng văn
bản về kết quả nắm tình hình.
- Báo cáo kết quả nắm tình hình gồm các nội dung chính sau:
+ Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của pháp
luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được
thanh tra;
+ Tình hình, kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh
tra; kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền liên
quan đến nội dung dự kiến thanh tra (nếu có) và các thông tin khác có liên quan;
+ Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất nội dung

thanh tra và phương pháp tiến hành thanh tra.
Bước 2. Ra quyết định thanh tra
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra ra quyết định
thanh tra và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra.
Nội dung quyết định thanh tra được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 37 Luật
Thanh tra, gồm các nội dung sau:
- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
- Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn tiến hành thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát hoạt động
Đoàn thanh tra (nếu có).
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước
ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra trong thời hạn quy
định của pháp luật.
Bước 3. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
11


Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch tiến hành
thanh tra và trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt. Thời gian xây dựng và phê
duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra phê duyệt nhưng
không quá 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra.
Bước 4. Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến và phân công
nhiệm vụ cho các tổ, các thành viên Đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp tiến
hành thanh tra, về sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên Đoàn thanh tra.
Tổ trưởng, thành viên Đoàn thanh tra phải xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ được phân công và báo cáo với Trưởng đoàn thanh tra.
Bước 5. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
có trách nhiệm chủ trì cùng thành viên Đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối
tượng thanh tra báo cáo.
Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra (kèm theo đề cương
yêu cầu báo cáo) ít nhất 05 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra; văn bản yêu
cầu phải nêu rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo.
Bước 6. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc
công bố quyết định thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần
tham dự buổi công bố quyết định thanh tra.
Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm có Đoàn thanh tra,
thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần
thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham
dự buổi công bố quyết định thanh tra.
2.8.2. Tiến hành thanh tra
Bước 1. Công bố quyết định thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối
tượng thanh tra chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra: thông qua
chương trình làm việc; đọc toàn văn quyết định thanh tra; nêu rõ mục đích, yêu cầu,
nội dung, thời hạn cuộc thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra; quyền và
12


trách nhiệm của đối tượng thanh tra; dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra;
mối quan hệ công tác giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra; các nội dung khác
liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản họp
công bố quyết định thanh tra được ký giữa Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Bước 2. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
Trong quá trình thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan phải cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra khi được yêu
cầu.
Đối với những thông tin, tài liệu không cần thu giữ thì người nhận hồ sơ, tài
liệu phải trả lại cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thời
gian trả hồ sơ, tài liệu chậm nhất khi kết thúc việc thanh tra trực tiếp.
Bước 3. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
Dựa vào các thông tin, tài liệu đã thu thập để làm rõ nội dung thanh tra, đánh
giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra
liên quan đến nội dung thanh tra được phân công và yêu cầu người có trách nhiệm,
người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa rõ.
Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu hoặc làm rõ những
vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết
định thanh tra mời đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có liên
quan đến làm việc.
Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đến mức phải truy
cứu trách nhiệm hình sự, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra
quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều
tra. Trường hợp vi phạm về kinh tế cần phải xử lý thu hồi ngay về kinh tế hoặc phải áp
dụng các biện pháp xử lý khác thì Trưởng đoàn thanh tra đề xuất và dự thảo để người
ra quyết định thanh tra xem xét xử lý theo thẩm quyền được quy định tại Điều 42 Luật
Thanh tra.
Bước 4. Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Từng thành viên Đoàn thanh tra báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao với Trưởng đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo tiến độ và kết quả
13


thực hiện nhiệm vụ được giao với người ra quyết định thanh tra theo kế hoạch thanh

tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, có ý kiến chỉ đạo cụ thể,
trực tiếp về báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, xử lý kịp thời kiến nghị của
Trưởng đoàn thanh tra, của các thành viên Đoàn thanh tra.
Bước 5. Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra
Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra được tiến hành theo yêu cầu của người
ra quyết định thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải có văn bản về việc sửa đổi,
bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra và yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra thực hiện.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch
tiến hành thanh tra cho thành viên Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan (nếu cần thiết). Tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch
tiến hành thanh tra đã sửa đổi, bổ sung.
Bước 6. Kéo dài thời gian thanh tra (trong trường hợp cần thiết)
Trong thực tế khi tiến hành thanh tra đối với những trường hợp có nội dung
thanh tra phức tạp, liên quan đến trách nhiệm nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thì việc
kéo dài thời gian thanh tra là cần thiết. Để gia hạn thời gian thì Trưởng đoàn thanh tra
phỉa có văn bản đề nghị người ra quyết định thanh tra gia hạn thời gian thanh tra. Văn
bản đề nghị gia hạn thời gian thanh tra phải nêu rõ lý do, thời gian kéo dài.
Căn cứ vào đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra
xem xét, quyết định gia hạn thời gian thanh tra. Quyết định gia hạn thời gian thanh tra
được gửi cho Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan.
Bước 7. Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra
Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra thực hiện khi thời hạn thanh tra đã
hết hoặc thời hạn thanh tra chưa hết nhưng đã hoàn thành toàn bộ nội dung thanh tra
theo kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt.
Trước khi kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra,Trưởng đoàn
thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để thống nhất các nội dung công việc cần thực
hiện cho đến ngày dự kiến kết thúc thanh tra trực tiếp và báo cáo với người ra quyết
định thanh tra về dự kiến kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản về thời gian kết thúc thanh tra
tại nơi được thanh tra và gửi cho đối tượng thanh tra biết. Trường hợp cần thiết, có thể
14


tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo việc kết thúc thanh tra trực
tiếp. Nội dung làm việc được lập thành biên bản kết thúc việc thanh tra tại nơi được
thanh tra.
2.8.3. Kết thúc thanh tra
Bước 1. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra tại
nơi được thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản
với Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách
nhiệm về tính chính xác, khách quan, trung thực về nội dung báo cáo đó.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra phải có các
nội dung chính sau đây:
- Nhiệm vụ được phân công, kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung thanh
tra;
- Kết luận rõ đúng, sai về từng nội dung đã được kiểm tra, xác minh, nêu rõ
hành vi tham nhũng phát hiện qua thanh tra (nếu có); chỉ rõ quy định của pháp luật làm
căn cứ để kết luận đúng, sai;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
- Kiến nghị, đề xuất việc xử lý về kinh tế, hành chính, hình sự (nếu có) đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục sơ hở,
yếu kém trong công tác quản lý, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật; chỉ rõ
quy định của pháp luật, cơ sở thực tiễn của những kiến nghị, đề xuất.
Trường hợp nhận thấy nội dung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành
viên Đoàn thanh tra chưa đầy đủ, chưa chính xác, chưa rõ thì Trưởng đoàn thanh tra
yêu cầu thành viên Đoàn thanh tra báo cáo bổ sung, làm rõ.

Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra và
kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng báo cáo kết
quả thanh tra của Đoàn thanh tra.
Bước 2. Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
Người ra quyết định thanh tra trực tiếp nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn
vị chuyên môn giúp việc nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả
thanh tra. Trường hợp cần phải làm rõ hoặc cần phải bổ sung thêm nội dung trong báo
15


cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để
nghe báo cáo trực tiếp hoặc có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản, yêu cầu Trưởng đoàn và
các thành viên trong Đoàn thanh tra báo cáo.
Trưởng đoàn thanh tra trình báo cáo bổ sung, làm rõ thêm báo cáo kết quả thanh
tra với người ra quyết định thanh tra kèm theo những ý kiến khác nhau của thành viên
Đoàn thanh tra (nếu có).
Bước 3. Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra
Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung (nếu có) của
Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra chủ trì
xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra xem xét hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên
môn nghiên cứu Dự thảo kết luận thanh tra để tham mưu, đề xuất cho mình chỉ đạo
hoàn thiện Dự thảo kết luận thanh tra. Ý kiến tham mưu, đề xuất của cơ quan, đơn vị
chuyên môn với người ra quyết định thanh tra được thể hiện bằng văn bản và được lưu
trong hồ sơ thanh tra.
Trong quá trình xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh
tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu
cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề dự kiến kết luận về nội
dung thanh tra.
Trường hợp người ra quyết định thanh tra gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối

tượng thanh tra và đối tượng thanh tra có văn bản giải trình, Trưởng đoàn thanh tra có
trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất với người ra quyết định thanh tra hướng dẫn xử lý
nội dung giải trình của đối tượng thanh tra.Nội dung dự thảo kết luận thanh tra được
quy định tại điều tại Khoản 1 Điều 43 Luật Thanh.
Bước 4. Ký và ban hành kết luận thanh tra
Người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý báo cáo của Trưởng đoàn thanh
tra, chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra tiếp tục hoàn thiện Dự thảo kết luận thanh tra trình
người ra quyết định thanh tra ký ban hành.
Kết luận thanh tra hành chính được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra và quy
định khác có liên quan.

16


×