Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Khóa luận tốt nghiệp trung cấp lý luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.58 KB, 39 trang )

TỈNH ỦY SƠN LA
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

Tên đề tài:

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TẢO
HÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN

Họ tên học viên: Hà Văn Ngoan

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thu Hà

Lớp: Trung cấp LLCTHC- K IX.5 Mai sơn

Chức

Đơn vị: Trung tâm Y tế huyện Mai sơn

QLĐT&NCKH

vụ:

Phó

Trưởng

phòng



Đơn vị: Trường Chính trị tỉnh Sơn La

Sơn La, tháng 9 năm 2019


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Lò Thị Thanh
Lớp: Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính khóa 9.5
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Mai sơn
Tên khóa luận: “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu tảo
hôn trên địa bàn huyện Mai sơn”.
1. Ưu điểm
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
......
2. Hạn chế
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

....
3. Kết luận: ................... điểm; Xếp loại: ...................................................
GIÁM KHẢO SỐ 1

GIÁM KHẢO SỐ 2


MỤC LỤC
Nội dung
Phần thứ nhất: LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trang
7
7
8
8

4. Phương pháp nghiên cứu

8

5. Kết cấu đề tài

9
10

Phần thứ hai: NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận và thực tiến của việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Mai sơn
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Thực trạng công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống tại huyện Mai sơn
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
2. Thực trạng tảo hôn và công tác giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn
huyện Mai sơn
2.1 Thực trạng tảo hôn trên địa bàn huyện
2.2. Công tác giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn huyện Mai sơn
2.3 Những ưu điểm và nguyên nhân trong công tác giảm thiểu tảo
hôn
2.4 Những hạn chế và nguyên nhân của việc tảo hôn
III. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo
hôn trên địa bàn huyện Mai sơn
1. Mục tiêu
2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu tảo hôn trên địa
bàn huyện Mai sơn
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật,
nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia
đình của đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện
Mai sơn
2.2. Cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nhân dân xã, bản
vùng cao
2.3. Nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh

10
10
14

17
17
18
18
18
25
26
31
31
32

32

33
34


sản cho vị thành niên, thanh niên
2.4. Tăng cường lãnh đạo, quản lý và nâng cao trách nhiệm của
chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các quy định của
pháp luật về hôn nhân
2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của đồng bào trên địa bàn huyện
2.6. Huy động trẻ em đến lớp, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp,
dạy nghề
Phần thứ ba: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
2. Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

DS-KHHGD

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

TT

Thường trực

PTDT

Phổ thông dân tộc nội trú

34

35
35
36
36
38
39




LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm của Đảng bộ Trung tâm Y tế, chi bộ Phòng Hành chính –
Tổng hợp cử tôi tham gia đào tạo lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính
khóa 9.5 do Trường Chính trị tỉnh Sơn La đào tạo mở tại Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện Mai sơn.
Trong suốt quá trình học tập, bản thân luôn luôn cố gắng học tập, trau dồi kiến
thức lý luận để phục vụ cho công tác sau này. Có được kết quả và thành tích hôm
nay, tôi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Chính trị tỉnh Sơn La;
tập thể Ban Thường vụ huyện ủy Mai sơn, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ Trung
tâm Y tê huyện Mai sơn; Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Mai sơn đặc biệt là
cô giáo Bùi Thu Hà - Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học,
Trường Chính trị tỉnh Sơn La đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian xây dựng
và hoàn chỉnh luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm bản thân còn ít, do đó luận văn
không trách khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, vì vậy rất mong sự
thông cảm và góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn này hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

6


Phần thứ nhất
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình trạng tảo hôn hiện xảy ra ở 63 tỉnh thành trên cả nước. Tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân, gia đình, là gánh nặng
cho xã hội. Nguyên nhân chính là do nghèo đói và bất bình đẳng giới. Giải quyết
tình trạng tảo hôn chính là một trong các giải pháp góp phần giảm nghèo, thúc đẩy

bình đẳng giới và quyền con người, cũng như góp phần duy trì sự bền vững của
phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng và quốc gia.
Trên thế giới hiện có hơn 700 triệu phụ nữ kết hôn dưới độ tuổi 15. Cứ 3 phụ
nữ thì có 1 người (khoảng 250 triệu người) kết hôn trước tuổi 15. Tảo hôn ảnh
hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sức khỏe của các em gái, làm mất đi các cơ
hội và cản trở tương lai của các em, bao gồm nghề nghiệp mà các em mong muốn,
cũng như gây ảnh hưởng sâu sắc tới gia đình của các em.
Trẻ em gái kết hôn trước tuổi 18 thường phải bỏ học và có nhiều nguy cơ bị
bạo lực gia đình. So với phụ nữ sinh con ở độ tuổi trên 20 thì các bà mẹ trẻ em có
nhiều nguy cơ tử vong do những biến chứng thai sản và trong quá trình sinh con.
Con cái của các bà mẹ trẻ con thường bị chết lưu hoặc chết trong những tháng đầu
đời. Những biến chứng thai sản này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các
bà mẹ trẻ con ở các quốc gia đang phát triển.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, tảo hôn có ở tất cả các tỉnh,
thành phố trong cả nước ở các mức độ khác nhau. Tỉnh nào có trình độ phát triển
thấp thì có tỷ lệ tảo hôn cao và ngược lại, tình trạng tảo hôn diễn ra phổ biến ở
vùng khó khăn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Trong đó huyện Mai sơn là một
trong những huyện nghèo của tỉnh Sơn La có tỷ lệ tảo hôn 20,8%, cao hơn so với
các huyện khác. Tuy đã được Đảng và nhà nước quan tâm và sự vào cuộc của các
ban, ngành, đoàn thể từ cấp tỉnh, huyện đến xã thực hiện tuyên truyền, vận động
nhưng do trình độ, nhận thức của người dân, chất lượng cuộc sống không được
đảm bảo đã dẫn đến tảo hôn ngày càng tăng.

7


Tảo hôn không những thể hiện sự lạc hậu của chế độ cũ mà nó còn là
nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Mai sơn. Để
giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn của huyện Mai sơn xuống mức nhất, cần có những giải
pháp cụ thể nhất là trong công tác Dân số - KHHGĐ của huyện nhà. Chính vì

những lí do đó khiến em có động lực lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu tảo hôn ttrên địa bàn huyện Mai sơn” làm
khóa luân tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin, của Đảng và Nhà
nước ta về giảm thiểu tảo hôn, làm rõ thực trạng, nguyên nhân tảo hôn và công tác
giảm thiểu tảo hôn, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tảo hôn trên
địa bàn huyện Mai sơn trong thời gian tới.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vị thành niên, thanh niên; các cặp vợ chồng có con trong độ tuổi kết hôn,
sắp kết hôn, sự quan tâm của các cấp chính quyền từ huyện đến xã trong vấn đề
giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn huyện. Đối tượng cụ thể là nguyên nhân và giải
pháp giảm thiểu tảo hôn ttrên địa bàn huyện Mai sơn.
3.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Mai sơn, giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm
2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể là:
- Phương pháp nghiên cứu điền dã thực địa: Trong đó sử dụng một số kỹ
thuật chủ yếu như phỏng vấn, hỏi chuyện, trao đổi, thảo luận, quan sát, ghi chép,

- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin qua phỏng vấn đối tượng
vị thành niên trong độ tuổi kết hôn bằng bộ câu hỏi cấu trúc được thiết kế sẵn.
8


Phân tích hệ lụy hậu quả tảo hôn xảy ra trên địa bàn huyện Mai sơn. Phân tích các
số liệu về tảo hôn và công tác giảm thiểu tảo hôn ở huyện Mai sơn. Tìm hiểu các

tài liệu về tuyên truyền tảo hôn, công văn, kế hoạch chỉ đạo thực hiện tuyên truyền.
Việc triển khai thực hiện tuyên truyền tảo hôn trên địa bàn huyện Mai sơn.
Công cụ thu thập số liệu: Phiếu điều tra phỏng vấn đối tượng, số liệu báo
cáo, phỏng vấn, điều tra, ghi chép, trao đổi, thảo luận.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần lời nói đầu, kiến nghị và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3
mục chính là:
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại
huyện Mai sơn.
II. Thực trạng công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống tại huyện Mai sơn.
III. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống tại huyện Mai sơn trong thời gian tới.

9


Phần thứ hai
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIẢM THIỂU
TÌNH TRẠNG TẢO HÔN TẠI HUYỆN MAI SƠN
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái quát chung về kết hôn và tuổi kết hôn
Kết hôn là sự kiện pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ, khi hai bên nam nữ tuân
thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.Trên cơ sở đảm
bảo sự tồn tại bền vững của hôn nhân, cùng với sự nghiên cứu quá trình phát triển
về tâm sinh lý của con người, vào khả năng nhận thức, khả năng chịu trách nhiệm
duy trì cuộc sống hôn nhân, đặc điểm kinh tế - xã hội... mà pháp luật nước ta đã có
những quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn của nam và nữ. Từ khi Nhà nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay, các đạo luật hôn nhân gia đình các
năm 1959, 1986, 2000 đều quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu của nam là 20, nữ là
18. Đến Luật HNGĐ 2014 thì có quy định chặt chẽ hơn: nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ
đủ 18 tuổi.
Quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu không những đảm bảo con cái sinh ra
được khỏe mạnh về thể lực và trí lực, được chăm sóc, giáo dục toàn diện để trở
thành công dân có ích cho xã hội mà còn bảo vệ quyền lợi cho người vợ sau kết
hôn (quyền yêu cầu ly hôn, quyền tự quyết định các vấn đề liên quan đến bản
thân...). Như vậy, quy định độ tuổi kết hôn là để bảo vệ lợi ích cho cá nhân, gia
đình và xã hội. Trên quan điểm tự do hôn nhân, khi đã đến tuổi, nam nữ kết hôn
khi nào là tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và sở thích của mỗi cá nhân theo
khuôn khổ pháp luật. Pháp luật không quy định độ tuổi kết hôn tối đa cũng như
không quy định sự chênh lệch tuổi giữa vợ và chồng.
1.2 Khái quát về tảo hôn
Tuổi kết hôn tối thiểu đã được thi hành ở Việt Nam từ những năm 60 của thế
kỷ trước. Song, trên thực tế vẫn có không ít trường hợp tảo hôn xảy ra trên toàn
10


quốc. Tảo hôn là vấn đề mang tính thực tiễn, một sự thật khách quan đã và đang
tồn tại trong thực tế. Xét thấy tầm ảnh hưởng của nó là không nhỏ, các nhà làm
luật đã nêu ra khái niệm tảo hôn trong khoản 8, điều 3, Luật Hôn nhân gia đình
2014: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi
kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này” (tức nam chưa đủ
20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi).
Ta thấy, trong quy định của luật đề cập đến “tảo hôn là việc lấy vợ, lấy
chồng...” mà không nói rằng “tảo hôn là việc kết hôn...”. Điều này chứng tỏ rằng,
nam nữ lấy vợ, lấy chồng trước tuổi thì chắc chắn không thể đăng ký kết hôn nên
mặc dù có chung sống như vợ chồng trên thực tế cũng không được pháp luật công
nhận. Nếu trong thời gian chung sống, các bên nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn

thì yêu cầu của họ cũng không đươc Tòa án chấp nhận mà Tòa án chỉ tuyên bố
không công nhận họ là vợ chồng. Hoặc có thể sau một thời gian chung sống, một
trong hai bên đăng ký kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác mà
phát sinh tranh chấp thì việc giải quyết không thể thấu tình đạt lý. Điều này không
chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý, tình cảm hoặc thiệt hại về tài sản cho một trong hai
bên mà còn gây khó khăn cho cơ quan hộ tịch cũng như Tòa án trong việc giải
quyết những tranh chấp phát sinh.
Tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 5, Luật
hôn nhân gia đình 2014. Những trường hợp tảo hôn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là
vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể có
thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 47, Nghị định số 110/2013/NĐ-CPcủa
hính phủ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 183 Bộ luật hình sự 2015.
1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin
Khi bàn về quá trình dân số, quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin hoàn
toàn đối lập với luận điểm của học thuyết MalThus. Ông cho rằng dân số không
đơn thuần chỉ là số dân, mà còn bao hàm cả chất lượng dân cư, hàm chữa những
nhân tố nội sinh, có mối quan hệ và chịu tác động đa chiều của các điều kiện tự
nhiên và xã hội. Dân số phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và
tồn tại trong mọi hình thái kinh tế - xã hội. Dân số và tái sản xuất dân số là một
11


trong những hoạt động cơ bản của con người. Bản chất của quá trình dân số, như
(sinh, tử, di dân) trước hết mang tính kinh tế - xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội
chỉ phù hợp với một lượng dân cư nhất định và ông cho rằng: “ Các điều kiện của
một xã hội hay nói cách khác là các hình thái kính tế-xã hội chỉ có thể phù hợp với
một lượng dân số nhất định. Trong một hình thái kinh tế - xã hội các điều kiện sản
xuất, trình độ của lực lượng sản xuất sẽ xác định số lượng tối ưu và tương ứng” .
Tán thành với quan điểm của chủ nghĩa Mac, Ph Ăng Ghen cho rằng: “ theo
quan điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử, suy cho cùng là sản xuất và tái

sản xuất ra đời sống trực tiếp, nhưng bản thân sự sản xuất có hai loại. Một mặt sản
xuất ra tư liệu trong sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nhà ở và những dụng cụ cần
thiết để sản xuất ra những thứ đó. Mặt khác là sản xuất ra chính bản thân con
người; là sự truyền giống nòi. Những thiết chế xã hội trong đó những
con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống
là do hai loại sản xuất đó quyết định. Một mặt là do trình độ phát triển của lao
động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”.
Theo Lê Nin thì “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là
công nhân, là người lao động” Như vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê
Nin, dân số phát triển có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Sự
phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều vào chính qúa trình dân số của
quốc gia ấy. Các hành vi dân số của mọi cộng đồng dân cư lại tương hợp với một
trình độ phát triển kinh tế - xã hội (cả về kinh tế, văn hoá- xã hội, giáo dục y tế,
tâm lý, phong tục tập quán lối sống ….) của chính cộng đồng dân cư ấy. Ph Ăng
Ghen chỉ rõ: Xã hội nào làm được việc điều chỉnh sự sinh sản ra con người như đã
điều chỉnh kinh tế thì mới có thể lãnh đạo chủ động xã hội.
Qua các quan điểm trên và thực tế hậu quả của tảo hôn gây ra những hệ lụy
nghiêm trọng, lâu dài đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Tảo hôn, làm gia tăng
nhanh số lượng, làm giảm chất lượng dân số, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất,
tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của phụ nữ, nhất là trẻ em gái. Bởi vì, chưa đủ tuổi
trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, quan hệ tình dục sớm, mang thai,
12


sinh đẻ, nuôi con làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người,
dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và
con. Nên chúng ta cần thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân không để tảo
hôn sảy ra để duy giống nòi khỏe mạnh, tránh các bệnh tật… để không ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.4 Quan điểm của đảng và nhà nước ta
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác
Dân số - KHHGĐ được quan tâm, ban hành luật về hôn nhân gia đình. Đảng, Nhà
nước, các sở, ban ngành đã không ngừng phổ biến, tuyên truyền rộng rãi quy định
của pháp luật trên các phương tiên thông tin đại chúng; treo băng rôn, khẩu hiệu,
tranh cổ động để nâng cao hiểu biết người dân từ đó nâng cao ý thức tôn trọng,
chấp hành pháp luật về chính sách Dân số - KHHGDD. đặc biệt là công tác giảm
thiểu tảo hôn, ngày 14-4-2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 498/QĐTTg phê duyệt đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” (gọi tắt là Đề án
498).Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã đề ra mục tiêu “Thực hiện tốt
các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm
cân bằng giới tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số”.
Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về công tác dân số, Hội
nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ra Nghị quyết số 21NQ/TW ngày 25/10/2017 “về công tác Dân số trong tình hình mới” đã chỉ rõ: Dân
số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công
tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu,
phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu
tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.
Chính sách dân số phải bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của mọi
người dân; giữa việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật

13


mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân.
2. Cơ sở thực tiễn về tảo hôn
Năm 2015, tỉnh Sơn La báo động về tình trạng tảo hôn cao thứ 2 toàn quốc

tỷ lệ tảo hôn là 23,2%. Mặc dù đã có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp uỷ, chính
quyền về những hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống mang lại, tuy
nhiên, tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chung của toàn tỉnh đến nay vẫn
còn còn ở mức cao năm 2018 là 14,5%.
Trong 12 huyện trực thuộc tỉnh Sơn La thì huyện Mai sơn cũng là một trong
những huyện có tỷ lệ tảo hôn cao của tỉnh năm 2015 mới chỉ có 5,6% đến năm
2018 tăng lên đến 20,8%, nhiều kết quả còn chưa đạt được như chỉ tiêu đã đề ra
như: Tỷ suất sinh thô còn cao (23,5‰); tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng theo từng năm
(năm 2015 là 19,6%; năm 2016 20% và 2017 tăng lên 25,5%), tỷ lệ áp dụng biện
pháp tránh thai còn thấp. Công tác tuyên truyền, vận động chưa được đẩy mạnh, sự
quan tâm của chính quyền cơ sở còn buông lỏng, trình độ dân trí thấp là một trong
những khó khăn trong thực hiện công tác tuyên truyền vận động người dân thực
hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ, đặc biệt là tảo hôn trên địa bàn tại các xã,
bản vùng cao của huyện.
Thực tế cho thấy, tình trạng tảo hôn đã để lại những hậu quả nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ, tinh thần của trẻ vị thành niên nhất là các em gái.
Nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, trẻ sơ sinh bị đẻ non, nhẹ cân, thậm chí
có những trường hợp dẫn đến tử vong. Các bà mẹ tuổi vị thành niên chưa đủ nhận
thức và kiến thức nuôi con khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, dễ mắc bệnh,
ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Do đó, cần tiếp tục có sự vào cuộc của các cấp,
các ngành trong việc nâng cao hiệu quả công tác dân số, từng bước giảm thiểu tỷ lệ
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại tỉnh xuống mức thấp trong thời gian tới.
Để cụ thể hóa công tác dân số - KHHGĐ Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Sơn
La đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện về công tác Dân số - KHHGĐ đó là:
Quyết định số: 4210/QĐ-UBND ngày 22/12//2005 của UBND tỉnh về việc ban
hành Chương trình hành động thực hiện nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ chính trị và
14


Nghị quyết 32-NQ/TU của BTV Tỉnh uỷ; Nghị quyết số: 277/2009/NQ-HĐND

ngày 17/7/2009 của HĐND tỉnh về các biện pháp cấp bách thực hiện công tác Dân
số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009-2010 và đến năm 2015;
Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 11/4/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành
Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Sơn La thực hiện Chiến lược
Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020; Nghị quyết số
78/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 Nghị quyết về chính sách và biện
pháp thực hiện công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2014-2020 Hội
đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIII, kỳ họp thứ 8; Nghị quyết số 68/2017/NQHĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số
nội dung trong Nghị quyết số 78/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của
HĐND tỉnh về chính sách và biện pháp thực hiện công tác Dân số kế hoạch hóa gia
đình giai đoạn 2014-2020; Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 17/12/2017 của ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của
Hội nghị lần thứ sáu ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân
số trong tình hình mới.
Để cụ thể hóa công tác Dân số - KHHGĐ, Huyện ủy, UBND huyện Mai sơn
đã ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện như: Báo cáo
số 87/BC-UBND ngày 19/3/2013 của UBND huyện Mai sơn Báo cáo Tổng kết 10
năm thực hiện pháp lệnh Dân số (2003-2013); Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày
03/3/2016 của Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ huyện Mai sơn Quyết định
về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác Dân số - kế hoạch
hóa gia đình huyện Mai sơn; Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 03/3/2016 của
UBND huyện Mai sơn Quyết định về việc kiện toàn Ban chỉ đạo công tác Dân số KHHGĐ Mai sơn; Kế hoạch hành động giai đoạn 2015 - 2020 của huyện Mai sơn
nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề về dân số và sức khỏe sinh sản; Kế hoạch số
120/KH-UBND ngày 20/3/2018 của UBND huyện Mai sơn Kế hoạch triển khai
thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày
31/12/2017 của Chính phủ và Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 17/12/2017 của ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017
15



của Hội nghị lần thứ sáu ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác
dân số trong tình hình mới.
Trung tâm Y tế huyện Mai sơn (chưa sáp nhập theo Nghị quyết 18, 19 trước
tháng 7 năm 2019 Là Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện) đã ban hành nhiều kế
hoạch, hướng dẫn thực hiện công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện như Kế
hoạch số 05/KH-TTDS ngày 27/3/2015 Kế hoạch tuyên truyền công tác Dân số KHHGĐ năm 2015; Kế hoạch số 07/KH-TTDS ngày 20/3/2016 Kế hoạch tuyên
truyền công tác Dân số - KHHGĐ năm 2016; Kế hoạch số 6/KH-TTDS ngày
17/3/2017 Kế hoạch tuyên truyền công tác Dân số - KHHGĐ năm 2017; Kế hoạch
số 11/KH-TDS ngày 25/3/2018 Kế hoạch tuyên truyền công tác Dân số - KHHGĐ
năm 2018; Báo cáo số 12/BC-TTDS ngày 19/6/2015 của Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Mai sơn Báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về sức
khỏe sinh sản của huyện Mai sơn; Báo cáo số 04/BC-TTDS ngày 23/02/2016 của
Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Mai sơn Báo cáo Tổng kết công tác Dân số KHHGĐ năm 2015 và nhiệm vụ giải pháp năm 2016; Kế hoạch số 01/KH-TTDS
ngày 19/2/2018 của Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện về thực hiện chương trình
mục tiêu Quốc gia dân số - KHHGĐ năm 2018.
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế, Chi cục Dân số
- KHHGĐ tỉnh Sơn La, TT huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mai sơn, Trung tâm Y
tế huyện Mai sơn đã triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp đối với
công tác dân số trên địa bàn huyện. Trung tâm đã chú trọng đổi mới nội dung và
hình thức công tác tuyên truyền về dân số, đơn vị cũng đã có nhiều ý kiến đóng
góp quan trọng nhằm phát huy những thành tích đã đạt được trên địa bàn huyện
Mai sơn và đã có được những kết quả nhất định.
Song bên cạnh đó trong hoạt động còn nhiều hạn chế, nhiều kết quả còn
chưa đạt được như chỉ tiêu đã đề ra như: Tỷ suất sinh thô còn cao (25,5‰); tỷ lệ
sinh con thứ 3 tăng theo từng năm (năm 2015 là 19,6%; năm 2016 và 2017 tăng lên
20%, năm 2018 là 26%); Số cặp vợ chồng tảo hôn cũng tăng theo từng năm (năm
2015 là 25 cặp; 2016 là 33 cặp; năm 2017 là 66 cặp, năm 2018 là 81cặp)... Vì vậy
việc nghiên cứu thực trạng để chỉ ra nguyên nhân hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp
16



nhằm giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn huyện Mai sơn là nhiệm vụ cấp bách trong
giai đoạn hiện nay.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN
TẠI HUYỆN MAI SƠN
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
Huyện Mai sơn là huyện miền núi biên giới và là một trong 62 huyện nghèo
của cả nước. Huyện Mai sơn được thành lập theo Nghị định số 148/2003/NĐ-CP
ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ. Huyện nằm cách trung tâm thành phố
Sơn La 130km, là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Sơn La với
tổng diện tích tự nhiên là 147.342 ha, bao gồm 8 xã. Là huyện đặc biệt khó khăn,
nằm xa các trung tâm kinh tế, văn hoá, xa tỉnh lỵ, với đường biên giới dài gần 120
km giáp với huyện Phôn Thoong (tỉnh Luông Pha Băng) huyện Mường Ét và
huyện Mường Son (tỉnh Hua Phăn) nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, chiếm
48% chiều dài biên giới toàn tỉnh đã tạo cho Mai sơn có vị trí đặc biệt về an ninh
quốc phòng và đối ngoại.
Huyện có 10.915 hộ, 51.489 nhân khẩu, 124 bản; gồm 6 dân tộc cùng sinh
sống đó là: Kinh, Thái, Mông, Lào, Khơ Mú, Mường, dân tộc khác (dân tộc thiểu
số chiếm trên 97,02%. Trong đó: Dân tộc Thái chiếm 56,81%, dân tộc Mông
chiếm 24,82%, dân tộc Lào chiếm 8,05%, dân tộc Khơ Mú chiếm 7%, dân tộc
Kinh chiếm 2,98%, dân tộc Mường 0,15%; dân tộc khác chiếm 0,17%.
Huyện có 08 xã, đều là các xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 04 xã biên
giới giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục
phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo là
36,48% xuống, cở sở hạ tầng được đầu tư cơ bản đồng bộ (Điện, đường, trường,
trạm…), 8/8 xã có đường ô tô đến Trung tâm các xã… Bên cạnh đó, hoạt động văn
hóa, giáo dục, y tế được duy trì. Đến nay, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục
tiểu học và trung học sơ sở. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được
quan tâm. 100% số xã có Trạm y tế; phong trào xây dựng làng bản văn hoá phát
triển rộng khắp ở tất cả các xã trong huyện, 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá.


17


Về kinh tế, Mai sơn chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi
trình độ phát triển kinh tế thấp, đời sống của nhân dân các dân tộc gặp nhiều khó
khăn. Mấy năm trở lại đây Đảng bộ huyện, UBND huyện Mai sơn tăng cường
công tác chỉ đạo, huy động các nguồn vốn, vận động bà con chuyển đổi trồng cây
lâu năm sang tồng cây ăn quả có kinh tế cao trên đất dốc, vận dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến vào sản xuất, đổi mới tư duy nền kinh tế của huyện ngày càng phát
triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
2. Thực trạng tảo hôn và công tác giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn
huyện Mai sơn
2.1. Thực trạng tảo hôn trên địa bàn huyện
Huyện Mai sơn hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tại đây vấn
đề tảo hôn vẫn còn khá phổ biến và chưa được sự quan tâm nhiều của cấp ủy Đảng,
chính quyền, ban ngành, đoàn thể cũng như cộng đồng dân cư. Huyện có tỷ lệ tảo
hôn khá cao so với các huyện khác trong tỉnh Sơn La. Các xã có tỷ lệ tảo hôn cao
là các xã vùng xâu, vùng sa có điều kiện kinh tế kém phát triển, xã vùng biên giới,
xã có đông dân tộc mông sinh sống… như xã Sam Kha, Mường Lèo, Mường Lạn,
xã có tỷ lệ tảo hôn ít nhất là xã Mai sơn. Tỷ lệ tảo hôn nữ giới cao hơn nam giới.
Theo phong tục của nhiều dân tộc, khi trẻ em vừa bước sang tuổi 15 - 16 là
đã đến tuổi dựng vợ, gả chồng. Cha mẹ hai bên sẽ làm lễ dạm ngõ rồi kết hôn cho
con, hai người trẻ sẽ chính thức trở thành vợ chồng sau đám cưới. Nếu bị chính
quyền địa phương biết và can thiệp, họ sẵn sàng "xin khất" để tiếp tục làm vợ
chồng, đợi đến khi đủ tuổi sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp
luật. Nhiều em đang độ tuổi học trò nhưng đã phải oằn mình với gánh nặng gia
đình. Điều đáng buồn là những ông bố, bà mẹ tuổi vị thành niên này dường như
không nhận thức được tảo hôn là vi phạm pháp luật. Gia đình cũng chẳng ai quan
tâm, khi chỉ nghĩ, con cái kết hôn sớm để có thêm người lao động. Đây là một
trong những khó khăn nhất trong công tác tuyên truyền vận động người dân thực

hiện tốt luật hôn nhân và gia đình. Tỷ lệ tảo hôn năm 2015: 5,6%; năm 2017:
13,6%; năm 2017: 21,8%; năm 2018: 20,8%, số liệu này cho ta thấy tỷ lệ tảo hôn
ngày càng tăng cao tại huyện Mai sơn.
18


2.2. Công tác giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn huyện Mai sơn
a) Khái quát kết quả Công tác giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn huyện Mai
sơn
Trong những năm vừa qua, công tác Dân số - KHHGĐ của huyện đã được
các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các xã quán triệt, triển khai tốt chương trình
mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ giai đoạn 2015 – 2020. Công tác chỉ đạo điều
hành được quán triệt thực hiện một cách cụ thể đến các xã nhằm giảm mức sinh,
kiểm soát vấn đề phát triển dân số trên địa bàn huyện, làm tốt công tác tập huấn
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên cơ sở, công tác
hậu cần phương tiện trách thai luôn được đảm bảo đáp ứng nhu cầu của đối tượng
sử dụng các phương tiện tránh thai phi lâm sàng. Công tác tuyên truyền, vận động
được duy trì liên tục thường xuyên. Đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số KHHGĐ từ huyện tới cơ sở đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Hiện tại 8 xã đã có đủ cán bộ chuyên trách làm công tác Dân số - KHHGĐ.
Trình độ năng lực của cán bộ dân số nói chung còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều
tại một số xã. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống vẫn còn tồn tại, tư tưởng
phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ vẫn còn diễn ra vì vậy số người sinh con
thứ 3 trở lên vẫn cao, mức sinh thay thế chưa thực sự vững chắc. Chất lượng dân
số thấp thể hiện ở chiều cao, cân nặng của thanh niên, tỷ lệ người khuyết tật, trẻ em
sinh ra mắc các bệnh di truyền, bẩm sinh còn cao.
b) Sự quan tâm của các cấp, chính quyền đến vấn đề tảo hôn tại huyện
Mai sơn
Cùng với tập trung phát triển về kinh tế - xã hội, Đảng bộ, HĐND, UBND
huyện Mai sơn đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tăng
cường công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh tuyên truyền gắn với phát động

phong trào vận động đồng bào các dân tộc thiểu số giảm thiểu phong tục tập quán
lạc hậu, không tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
TT huyện Ủy, HĐND, UBND huyện đặc biệt là Ban chỉ đạo công Y tế
huyện đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền tại
cơ sở về tảo hôn, chỉ đạo xã đưa chính sách DS - KHGĐ vào hương ước, quy ước
19




×