Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kỉ niệm lần đầu làm GVCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.2 KB, 2 trang )

Tóm tắt câu chuyện: Lá đơn đề nghị đổi giáo viên chủ nhiệm.
Lần đầu tiên làm giáo viên chủ nhiệm, tôi được phân công chủ nhiệm lớp
9. Lớp đã có sự gắn bó suốt 3 năm học với một giáo viên chủ nhiệm khác. Ban
đầu các em học sinh rất hẫng hụt và buồn, không ít lần các em còn nhầm tên tôi
với cô giáo chủ nhiệm cũ của các em ấy. Mỗi lần tôi muốn hỏi ý kiến của các
em các em thường bảo: cô A bảo chúng em phải thế này, cô A bảo chúng em
phải thế kia. Phải mất thời gian rất dài tôi mới hòa nhập được với các em, để các
em các em chấp nhận, coi mình là gvcn thực sự của mình. Tình cảm cô trò ngày
càng gắn bó hơn vì tôi hiểu: chỉ cần có một tình yêu thương chân thành và tinh
thần trách nhiệm, tôi có thể làm tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Và thực tế
đã chứng minh điều đó, các em gọi tôi là mẹ và luôn ríu rít bên tôi như những
đứa con thân yêu thực sự. Còn tôi, chỉ cần một ngày không thấy các em, tôi đã
thấy trống trải và nhớ vô cùng.
Thế nhưng một biến cố đã sảy ra sau khi tôi đưa học sinh của trường đi thi
giai điệu tuổi hồng cấp huyện trở về, BGH trao cho tôi lá đơn đề nghị đổi GCN
của học sinh lớp tôi. Tình yêu lớn đối với các em khiến mắt tôi nhòe ướt. Tôi
không hiểu chuyện gì đã sảy ra... Trong đơn, các em đề nghị nhà trường đổi giáo
viên vì cô giáo chủ nhiệm hiện tại của các em (tôi) gần đây, quá bận việc của
trường, ít có thời gian để thường xuyên bên các em. Ban giám hiệu nói: Dù thời
gian chỉ còn hơn một tháng nữa các em ra trường, nhưng để giải quyết vấn đề
tâm lí trước mắt của các em, nhà trường dự định sẽ đổi GVCN và muốn biết ý
kiến của tôi về vấn đề này, nhưng nếu tôi không nhất trí thì sẽ xem xét.
Tôi bị sốc, không nói nên lời, không nghĩ được gì chỉ cố nén tất cả cảm
xúc lao ra khỏi phòng Ban Giám hiệu, chạy nhanh về phòng rồi khóc tu tu như
một đứa trẻ. Đối với một giáo viên lần đầu tiên trong đời làm công tác chủ
nhiệm như tôi, đây quả là tình huống khó xử và hết sức tổn thương. Tôi phải ý
kiến với Ban giám hiệu nhà trường như thế nào đây? Khi học sinh đã không còn
muốn mình làm GVCN thì mình có muốn cũng có ý nghĩa gì? Còn nếu thay
GVCN, với thời gian chỉ hơn một tháng nữa, các em có kịp để quen với thầy
giáo mới hay không? còn tôi, tôi sẽ đối diện với các em như thế nào?...lí do mà
các em muốn đổi GVCN chỉ thế thôi sao? Còn nữa, cô học trò làm thư kí viết lá


đơn này lại là cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt mà tôi quan tâm nhất. Đúng là 3
tuần gần đây vì phải tập luyện gấp rút cho đội tuyển của trường nên thời gian ở
bên các em có ít đi nhưng tôi vẫn luôn để tâm đến các em, đâu có bỏ bê lớp bao
giờ, chắc phải có li do nào khác nữa. Phải mất cả buổi chiều tôi mới bình tâm lại
và quyết định đi gặp cả lớp. Tôi sẽ gặp và hỏi chuyện các em trước khi có câu
trả lời với Ban giám hiệu nhà trường.
Tôi bước vào lớp, tất cả các em đều im lặng, cúi đầu. Có lẽ các em cũng
đã hiểu lá đơn của các em đã khiến tôi tổn thương như thế nào. Tôi lặng lẽ quan
sát, cố gắng kìm nén sự xúc động đang trào lên trong lồng ngực tôi nói với các
em tôi đã biết về lá đơn. Tôi hỏi các em nếu lí do chỉ có vậy thì tôi rất buồn vì
các em đủ lớn để hiểu rằng: Cô giáo có rất nhiều việc phải làm, không phải lúc
nào cô cũng có thể dắt tay chỉ từng chỉ từng việc cho các em như những đứa trẻ
lên ba. Các em cần phải học cách tự lập. Nếu các em thực sự coi tôi là mẹ như


các em vẫn gọi tôi mỗi khi tôi đến, các em sẽ thông cảm nhiều hơn với công
việc mà tôi được nhà trường giao phó.Còn tình cảm tôi dành cho các em như thế
nào, có lẽ các em cũng hiểu. Vì vậy, tôi muốn biết lí do thực sự, tôi đã làm gì có
lỗi với các em mà tôi không biết chăng? Nhưng trả lời tôi vẫn là sự im lặng. Một
vài bờ vai nữ học sinh đã rung nhẹ. Lặng đi vài giây, tôi nói tiếp: Nhưng nếu các
em thực sự không muốn nói, tôi cũng không làm khó các em nữa, nếu các em
thực sự không muốn tôi làm chủ nhiệm, tôi sẽ vui lòng chấp nhận quyết định
thôi làm chủ nhiệm của nhà trường và tôi mong các em hãy tập chung thật tốt
cho kì thi sắp tới. Và các em hãy coi đây là những lời dặn dò cuối cùng của tôi
với tư cách là GVCN. Tôi chào các em, bước nhanh ra khỏi lớp. Bỗng tất cả học
sinh nữ lao theo kéo tôi lại: Không, chúng em không cho cô đi, xin cô tha lỗi
cho chúng em, xin cô đừng đồng ý đổi GVCN. Tất cả chúng ôm chặt lấy tôi, tất
cả đều khóc. Có lẽ chúng đã phải nén tiếng khóc ấy khi nghe tôi nói. Tôi hiểu
những giọt nước mắt hối hận ấy và ôm chúng vào lòng, chúng càng khóc to hơn,
cả cô cả trò đều khóc.

Sau đó, đồng nghiệp của tôi cho tôi biết thêm lí do: Thì ra chúng giận tôi
vì có lần thấy tôi mang sữa, mua thuốc cho học sinh lớp khác (chính là những
học sinh trong đội tuyển đi thi Giai điệu tuổi hồng do tôi phụ trách, đã bị sốt cao
trước ngày đi thi, học sinh lớp tôi không có ai trong đội tuyển). Các em ghen tị
vì điều đó. Nghe xong tôi vừa cười vừa giận, chúng dễ thương mà cũng ích kỉ
như thế từ bao giờ không biết.
Cuối cùng , vì các em tôi quyết định vẫn tiếp tục chủ nhiệm, tình cảm cô
trò dường như càng gắn bó hơn xưa, lớp và câu chuyện đổi GVCN không ai
nhắc đến nữa.
Sau này, khi vào học cấp III, các em đã viết về kỉ niệm xin đổi GVCN với
tất cả sự hối hận vô cùng. Người đồng nghiệp dạy cấp III đã kể lại cho tôi câu
chuyện mà các em đã viết, anh nói: Chưa bao giờ lại đọc được những bài văn
xúc động như thế. Còn tôi, tôi mỉm cười. Bài học đầu tiên trong cuộc đời nghề
giáo là bài học về công tác chủ nhiệm , bài học về tình yêu, nỗi đau và sự lựa
chọn không dễ dàng trước những tình huống bất ngờ trong vai trò của người
GVCN.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×