Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

NGUYÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.12 KB, 51 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
----------***----------

PHÙNG MINH SƠN

NGUYÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH BIÊN TẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


2

HÀ NỘI - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
----------***----------

PHÙNG MINH SƠN

NGUYÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH BIÊN TẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Chuyên ngành: Kỹ thuật Trắc địa
Mã số: 60.52.85

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Trần Thùy Dương


3

HÀ NỘI - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tác giả

Phùng Minh Sơn


4

MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan

MỤC LỤC................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..........................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài..........................................................................6

5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................6
7. Bố cục của luận văn.............................................................................................7
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................8
Chương 1................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN QUY TRÌNH BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.............................9
1.1. Phần mềm ứng dụng trong thành lập bản đồ số địa chính.......................9
1.1.1. Giới thiệu phần mềm MicroStation.........................................................9
a. Design File (Thiết kế File)..........................................................................10
b. Seed File.....................................................................................................10
c. Tổ chức dữ liệu trong MicroStation.............................................................11
d. Các chức năng trên thanh công cụ..............................................................12
1.1.2. Giới thiệu phần mềm FAMIS.................................................................13
a. Chức nămg làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo...............................................14
b. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.......................16
1.1.3. Giới thiệu phần mềm EMap...................................................................18


5

a. Chức nămg làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo...............................................19
b. Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính..............................21
c. Chức năng biên tập bản đồ địa chính..........................................................23
1.2. Quy trình thành lập bản đồ số địa chính..................................................24
1.2.1. Quy trình chung.....................................................................................24
1.2.2. Giải thích quy trình................................................................................24
1.2.2. Giải thích quy trình................................................................................25
2.1. Đo chi tiết theo phương pháp toàn đạc.....................................................28
2.1.1. Phương pháp tọa độ cực........................................................................28
2.1.2. Phương pháp giao hội thuận.................................................................30

2.1.3. Phương pháp dóng hướng.....................................................................31
Chương 3................................................................................................................. 33
THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ QUY TRÌNH BIÊN
TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH....................................................................................33
3.1. Cấu trúc dữ liệu..........................................................................................33
3.1.1. File *.raw của máy NiKon.....................................................................33
3.1.2. File *.gt6 của máy TopKon....................................................................33
3.1.3. File *.dat được xử lý từ file đo trút của máy toàn đạc điện tử..............34
3.1.4. Cấu trúc file gốc *.goc...........................................................................35
3.1.5. Cấu trúc file tọa độ *.xyh.......................................................................35
3.1.6. Cấu trúc file sơ họa *.sh........................................................................35
3.1.7. Cấu trúc dữ liệu của một trạm máy theo ngôn ngữ Visual Basic.........36
3.2. Chức năng và giao diện của chương trình................................................38
3.2.1. Dữ liệu tệp văn bản................................................................................38
3.2.1.1. Giao diện chính..................................................................................38
3.2.1.2. Chức năng xử lý trị đo.......................................................................39
3.2.2. Dữ liệu đồ họa........................................................................................41
3.2.2.1. Giao diện chính..................................................................................41
3.2.2.1. Nhập dữ liệu trị đo.............................................................................43


6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................47


7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Đo chi tiết theo phương pháp tọa độ cực.................................................28
Hình 2.2: Đo chi tiết theo phương pháp giao hội cạnh............................................30
Hình 2.3: Đo chi tiết theo phương pháp giao hội góc..............................................31
Hình 2.4: Định một điểm trên một đoạn thẳng........................................................32
Hình 2.5: Định đường vuông góc qua đầu một đoạn thẳng.....................................32
Hình 3.1: Giao diện chính tệp văn bản....................................................................38
Hình 3.2: Xử lý dữ liệu file đo trút..........................................................................39
Hình 3.3: Xử lý dữ liệu tệp bình sai.........................................................................39
Hình 3.4: Tính tọa độ điểm chi tiết..........................................................................40
Hình 3.5: Giao diện chính đồ họa............................................................................41
Hình 3.6: Công cụ vẽ cơ bản...................................................................................42
Hình 3.7: Chức năng hiểu thị...................................................................................42
Hình 3.8: Chức năng nhập dữ liệu trị đo..................................................................43
Hình 3.9: Chức năng nối tệp sơ họa........................................................................43
Hình 3.10: Chức năng giao hội thuận......................................................................44
Hình 3.11: Chức năng dóng hướng..........................................................................44
Hình 3.12: Chức năng tạo tệp tọa độ và tệp sơ họa..................................................45


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc quản lý tài nguyên đất là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết đối với
mỗi quốc gia, là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp. Công tác Trắc địa,
Địa chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Ngành Địa chính có vai trò quan trọng và trách nhiệm to lớn trong đời
sống kinh tế xã hội vì phải đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai trên lãnh thổ cả
nước. Đo vẽ Địa chính là một phần việc quan trọng trong quá trình xây dựng
hồ sơ địa chính và quản lý đất đai. Trong những năm gần đây công tác Địa

chính được đẩy mạnh trên phạm vi toàn quốc. Cùng với sự phát triển không
ngừng của khoa học và công nghệ trong đó có công nghệ số đo đạc bản đồ,
ngành Địa chính đang có trong tay những công cụ hết sức thuận lợi cho việc
phát triển.
Trên cơ sở phát triển của ngành điện tử - tin học, các máy tính số ngày
càng mạnh, các thiết bị đo, ghi tự động, các loại máy in, máy vẽ kỹ thuật số
có chất lượng cao không ngừng được cải tiến. Đi đôi với sự phát triển đó là sự
ra đời ngày càng nhiều của các phần mềm ứng dụng. Các phần mềm đồ họa
cũng ngày càng được hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu sử lý hình ảnh.
Trong các phần mềm đó thì nhóm phần mền hỗ trợ cho việc thành lập bản đồ
và thiết kế các bản vẽ kỹ thuật đặc biệt được chú trọng, do đó bản đồ số cũng
ngày càng phát triển.
Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả
năng cập nhật, tổng hợp, phân tích thông tin và sử lý dữ liệu bản đồ phong
phú nên bản đồ số ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phong phú hơn rất
nhiều so với bản đồ giấy truyền thống. Việc sử dụng bản đồ số thuận lợi và có
hiệu quả kinh tế cao, vì thế hiện nay trong ngành Trắc địa - Địa chính chủ yếu


9

sử dụng kỹ thuật công nghệ mới để thành lập và sử dụng bản đồ số trong công
tác quản lý đất đai.
Hiện nay có nhiều phần mềm phục vụ công tác biên tập bản đồ địa chính
như: Autocad, MicroStation, MapInfo,.. và một số phần mềm hỗ trợ quy trình
biên tập bản đồ địa chính nhanh và có hiệu quả hơn như phần mềm FAMIS
(Tổng cục Địa chính), EMap (Công ty Tin học eK) chạy trên nền phần mềm
MicroStation, CESMap chạy trên nền AutoCad và một số đơn vị sử dụng
phần mềm riêng.
Từ tính cấp thiết của thực tế và nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nêu

trên, tác giả đã nghiên cứu thực hiện đề tài “Nguyên cứu một số giải pháp
hoàn thiện quy trình biên tập bản đồ địa chính”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu quy trình biên tập bản đồ địa chính bằng một số
phần mềm của các đơn vị sản xuất, tác giả đã thực nghiệm xây dựng phần
mềm hỗ trợ biên tập bản đồ địa chính.
Vì thời gian có hạn, trong khi các phần mềm biên tập bản đồ đã tương
đối hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, do vậy đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu một số giải pháp để hoàn thiện quy trình biên tập bản đồ địa
chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu quy trình biên tập bản đồ địa chính.
- Nghiên cứu tập trung vào hai phần mềm thành lập bản đồ địa chính
FAMIS và EMap chạy trên nền phần mềm Microstation.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực nghiệm quy trình biên tập bản đồ


10

địa chính tại đơn vị sản xuất (XN CP Công nghệ GIS-MĐC).
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài gồm các nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu quy trình biên tập bản đồ địa chính theo phương pháp đo
đạc trực tiếp ngoài thực địa (sử dụng máy toàn đạc điện tử) bằng phần mềm
FAMIS và EMap.
- Đánh giá ưu nhược điểm của hai phần mềm trên và đưa ra phần mềm
hỗ trợ quy trình biên tập bản đồ địa chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng

tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu:
+ Nghiên cứu các hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation, FAMIS,
EMap.
+ Nghiên cứu quy phạm thành lập bản đồ địa chính.
- Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm phần mềm hỗ trợ quy trình
biên tập bản đồ địa chính.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến góp ý của giáo viên hướng dẫn,
các nhà khoa học, các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
Luận văn đã nghiên cứu quy trình biên tập bản đồ địa chính theo phương
pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa (sử dụng máy toàn đạc điện tử) và đề
xuất ra giải pháp hoàn thiện quy trình biên tập bản đồ địa chính.


11

* Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở nghiên cứu quy trình biên tập bản đồ địa chính bằng phần
mềm FAMIS và EMap chạy trên nền MicroStation tại các đơn vị sản xuất,
quy trình biên tập bản đồ địa chính được đánh giá và kiểm nghiệm. Các kết
quả nghiên cứu của đề tài được xem xét và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kịp
thời phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày trong ba chương với 47 trang đánh máy, 17
hình.
Chương 1. Tổng quan về quy trình biên tập bản đồ địa chính.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết.
Chương 3. Thực nghiệm xây dựng chương trình hỗ trợ quy trình biên tập

bản đồ địa chính.


12

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn với sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Trần Thùy Dương, sự giúp đỡ tận tình của các thầy, các đồng nghiệp,
tác giả đã nhận được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu và
trong công tác.
Qua đây tác giả của bản luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy cô,
đồng nghiệp thuộc Bộ môn Địa chính, Đại học Mỏ- Địa chất về việc truyền
thụ kiến thức chuyên môn và đóng góp những ý kiến quý báu cho bản luận
văn. Tác giá đặc biệt cảm ơn người hướng dẫn khoa học, TS. Trần Thùy
Dương, về sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình.
Với kiến thức chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa sâu
và đề tài mang tính mới mẻ, vì thế những đánh giá, nhận định, phân tích của
tác giả không tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của
các thầy cô, các bạn đồng nghiệp.


13

Chương 1
TỔNG QUAN QUY TRÌNH BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1.1. Phần mềm ứng dụng trong thành lập bản đồ số địa chính
1.1.1. Giới thiệu phần mềm MicroStation
MicroStation là một phần mềm đồ họa phát triển từ CAD với mục đính
trợ giúp việc thành lập bản đồ hoặc các bản vẽ kỹ thuật. Nó có khả năng quản
lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các

yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản
lý dữ liệu lớn. Do vậy MicroStation là một công cụ khá thuận lợi cho việc
thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết
bị đo khác nhau.
Ưu điểm cơ bản của MicroStation so với CAD là nó có dữ liệu không
gian tổ chức theo kiểu đa lớp, cho phép lưu các bản đồ và các bản vẽ thiết kế
theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau tạo cho việc biên tập, bổ xung rất tiện
lợi. MicroStation có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng
công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao
tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng.
Ngoài ra MicroStation còn là môi trường đồ họa làm nền để chạy các
Modul phần mềm ứng dụng khác như I/RASB, I/GEOVEC, MSFC... Các
công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng nền ảnh quét
(Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. Nó còn cung cấp các
công cụ xuất, nhập (Export, Import) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua
các File.DXF hoặc File.DWG.


14

a. Design File (Thiết kế File)
File dữ liệu của MicroStation gọi là Design file. MicroStation chỉ cho
phép người sử dụng mở và làm việc với một Design File tại một thời điểm
(tức là cùng lúc không thể mở được hai File). File này gọi là Active Design
File (File đang họat động).
Nếu bạn mở một Design File khi đã có một Design File khác đang mở
sẵn. MicroStation sẽ tự động đóng File đầu tiên lại. Tuy nhiên bạn có thể xem
(tham khảo) nội dung cuả các Design File khác bằng cách tác động đến các
File đó dưới dạng các File tham khảo (Reference File).

Một Design file trong MicroStation được tạo bằng cách Copy một File
chuẩn gọi là Seed File (File khởi đầu - có thể xem như là File mẫu).
b. Seed File
Seed File thực chất là một Design File trắng (không chứa dữ liệu) nhưng
nó chứa đầy đủ các thông số quy định chế độ làm việc với MicroStation. Đặc
biệt với các File bản đồ, để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở toán học giữa
các File dữ liệu, phải tạo một Seed File chứa các tham số về hệ tọa độ, phép
chiếu, đơn vị đo, khoảng làm việc, vị trí tổng quát của bản đồ trong hệ tọa độ
thực... Sau đó các File bản đồ có cùng một cơ sở toán học sẽ được dựa trên
nền Seed File này. Mỗi một cơ sở toán học của bản đồ sẽ có một Seed File
riêng.
Ví dụ: Seed File định nghĩa cho các bản đồ Gauss - Kruger nằm ở múi
48 có các thông số sau:
 Hệ toạ độ chính (Primary Coordinate System):
- System: Transfer Mecator.
+ Longtitue of Origin :105:00:00 (kinh tuyến trung ương)


15

+ Latitude of Origin

: 0:00:00 (vĩ tuyến gốc)

+ False Easting

: 500000 m.

- Geodetic Datum: User Define.
- Ellipsoid: Krasovski.

 Hệ đơn vị đo (Working Unit):
- Đơn vị đo chính(Master Unit) : m.
- Đơn vị đo phụ (Sub Unit)

: cm.

- Độ phân giải (Resolution)

: 1000.

c. Tổ chức dữ liệu trong MicroStation
Các bản vẽ trong MicroStation được ghi dưới dạng các File *.DGN. Mỗi
File bản vẽ đều được định vị trong một hệ tọa độ nhất định với các tham số về
lưới tọa độ, đơn vị đo tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm
việc... Nếu không gian làm việc là hai chiều thì ta có File 2D, nếu không gian
làm việc là 3 chiều thì ta có File 3D. Để nhanh chóng khi tạo File, các tham số
này thường được xác định sẵn trong một File chuẩn (Seed File) và khi tạo File
bản đồ, người sử dụng chỉ việc chọn Seed File phù hợp để sao chép các tham
số này từ Seed File sang File bản vẽ cần tạo.
Trong mỗi File, dữ liệu được phân biệt theo các thuộc tính:
Tọa độ

: X, Y với File 2D (tọa độ X, Y, Z với File 3D).

Tên lớp (Level)

: Có tất cả 63 lớp, đánh số từ 1  63.

Màu sắc (Color) : Bảng màu có 256 màu, đánh số từ 1  255.
Kiểu nét (Style) : Có 8 nét cơ bản, đánh số từ 0  7.

Lực nét (Weight) : Có 16 loại lực nét cơ bản, đánh số từ 0  15.


16

d. Các chức năng trên thanh công cụ
- Thanh công cụ chuẩn:
Cho phép ta thực hiện một số thao tác như: New (mở File mới), Open
(mở File đã lưu), Save (lưu File), Print (In ấn), Cut (cắt chuyển đối tượng),
Copy (sao chép đối tượng), Paste (dán đối tượng) Undo (huỷ bỏ thao tác vừa
thực hiện), Redo (trở lại thao tác vừa hủy bỏ).
- Bảng công cụ
Trong bảng công cụ có một số chức năng chính như:

Elements Selection : Chọn các đối tượng.
Fence

: Chọn vùng.

Points

: Vẽ đối tượng dạng điểm.

Linear Elements

: Vẽ các đối tượng dạng đường, tuyến.

Patterns

: Trải ký hiệu cho các đối tượng dạng vùng.


Polygons

: Vẽ đối tượng dạng vùng.

Arcs

: Vẽ các đối tượng dạng hình cung.

Ellipese

: Vẽ đường tròn, ellipses.


17

Text

: Vẽ các đối tượng dạng chữ.

Groups

: Liên kết các đối tượng hoặc phá bỏ liên kết.

Cells

: Vẽ các ký hiệu dạng Cell.

Measure


: Tính toán các giá trị của đối tượng.

Dimension

: Đo kích thước.

Change Attributes : Thay đổi thuộc tính của đối tượng.
Manipulate

: Copy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quay đối tượng.

Delete Elements

: Xoá đối tượng.

Modify

: Chỉnh sửa đối tượng.

1.1.2. Giới thiệu phần mềm FAMIS
Phần mềm "Tích hợp cho đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính" (Field
Work And Cadastral Mapping Intergarted Software - FAMIS ) là phần mềm
nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục
vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
Phần mềm FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng,
xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau
khi đo vẽ ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ
sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành
lập một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. FAMIS chạy
trên nền của phần mềm đồ họa MicroStation.

Phần mềm FAMIS có hai nhóm chức năng chính là cơ sở dữ liệu trị đo
và cơ sở dữ liệu bản đồ.


18

a. Chức nămg làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỊ ĐO

QUẢN LÝ KHU ĐO

MỞ KHU ĐO ĐÃ CÓ
TẠO MỚI KHU ĐO
GHI LẠI
GHI LẠI VỚI TÊN KHÁC
ĐÓNG FILE
HIỂN THỊ TRỊ ĐO

HIỂN THỊ

HIỂN THỊ BẢNG CODE
TẠO MÔ TẢ TRỊ ĐO
CHUYỂN SANG FILE .DGN

NHẬP SỐ LIỆU

IMPORT
CHUYỂN ĐỔI SANG FILE .ASCII
EXPORT
SỬA CHỮA TRỊ ĐO

BẢNG SỐ LIỆU TRỊ ĐO

XỬ LÝ CODE

XỬ LÝ, TÍNH TOÁN

NỐI ĐIỂM THEO SỐ HIỆU
GIAO HỘI THUẬN
GIAO HỘI NGHỊCH
CHIA THỬA
VẼ HÌNH BÌNH HÀNH
VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
VẼ ĐƯỜNG TỪ TRỊ ĐO
TÍNH LẠI TỌA ĐỘ

RA KHỎI CSDL TRỊ ĐO


19

- Quản lý khu đo: FAMIS quản lý số liệu đo theo khu đo. Số liệu trong
một khu có thể lưu trong một hoặc nhiều File dữ liệu dạng File ASCII, tên là
KHUDO. TBL trong thư mục TRIDO.
- Thu nhận số liệu trị đo: Trị đo được đưa vào là sổ đo toàn đạc điện tử
hoặc từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo.
- Giao diện - hiển thị: FAMIS cung cấp hai phương pháp để hiển thị tra
cứu và sửa chữa qua giao diện tương tác đồ họa màn hình hoặc qua các bảng.
- Công cụ tính toán: FAMIS cung cấp các công cụ tính toán giao hội
thuận, giao hội nghịch, chia cạnh thửa, …
- Xuất số liệu: Số liệu đo và bản vẽ có thể được in ra nhờ các thiết bị

khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này có thể xuất ra dưới các dạng file
số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác.
- Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: FAMIS cung cấp các công cụ
để người dùng lựa chọn các thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác cần
chỉnh sửa trên các lớp thông tin.


20

b. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ

QUẢN LÝ BẢN ĐỒ

KẾT NỐI CƠ SỞ DỮ LIỆU
FAMIS 1.0 SANG 2.0
MỞ MỘT BẢN ĐỒ
TẠO MỚI MỘT BẢN ĐỒ
CHỌN LỚP THÔNG TIN
VẼ CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỂM
CHỌN KIỂU CHỮ

NHẬP BẢN ĐỒ (IMPORT)
NHẬP SỐ LIỆU
XUẤT BẢN ĐỒ (EXPORT)
TỰ ĐỘNG TÌM, SỬA LỖI (CLEAN)
SỬA LỖI (FLAG)
TẠO TOPOLOGY

KIỂM TRA THỬA NHỎ

XÓA TOPOLOGY
TẠO VÙNG

GÁN TTĐC BAN ĐẦU

GÁN DỮ LIỆU TỪ NHÃN
SỬA NHÃN THỬA
SỬA BẢNG NHÃN THỬA

BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

ĐÁNH SỐ THỬA TỰ ĐỘNG
TẠO HỒ SƠ KỸ THUẬT THỬA
TẠO BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
TẠO KHUNG BẢN ĐỒ

XỬ LÝ BẢN ĐỒ

NẮN BẢN ĐỒ
TẠO BẢN ĐỒ CHỦ ĐỀ
VẼ NHÃN THỬA

LIÊN KẾT VỚI CSDL HSĐC

CHUYỂN DỮ LIỆU SANG CSDL HSĐC
NHẬN DỮ LIỆU TỪ CSDL HSĐC

RA KHỎI FAMIS



21

- Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau :
+ Từ cơ sở dữ liệu trị đo: Các đối tượng bản đồ ở file TRIDO được
đưa thẳng vào bản đồ địa chính.
+ Từ các hệ thống khác: FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS
khác qua các file dữ liệu: ARC của phần mềm ARC/INFO; MIF của
MapInfor, DXF, DWG của phần mềm AutoCad, DGN của phần mềm
GIS OFFICE.
- Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp
bản phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách
hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo quy phạm của tổng cục địa chính.
- Tạo vùng và tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi, tự động phát hiện
các lỗi còn lại và cho phép người sử dụng tự sửa, tạo vùng trên một phạm vi
bất kỳ trên bản đồ địa chính.
- Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: các chức năng này
được thực hiện dựa trên các công cụ của phần mềm MicroStation.
- Đăng ký sơ bộ: Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác quy chủ tạm
thời, gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính của thửa.
- Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về
thửa đất như: hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục bản đồ, in giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua các
quá trình quy chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu hồ sơ
địa chính.
- Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý bản đồ:
+ Nắn bản đồ, chuyển hệ thống tọa độ.
+ Tạo bản đồ chuyên đề từ trường dữ liệu có sẵn.


22


- Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
1.1.3. Giới thiệu phần mềm EMap
Chương trình EMap được xây dựng phục vụ cho công tác thành lập bản
đồ Địa chính theo đặc thù của nghành Địa chính Việt Nam. Chương trình
chạy trong môi trường đồ họa MicroStation, một môi trường đồ họa được sử
dụng rộng rãi trong thành lập bản đồ Địa chính ở Việt Nam.
Chương trình là một giải pháp tổng thể bao hàm toàn bộ qui trình thành
lập bản đồ Địa chính từ xử lý trị đo cho đến giai đoạn tạo các biểu thống kê
đất đai, sổ mục kê đất, ... hỗ trợ cả hai phương pháp thành lập bản đồ Địa
chính hiện tại (phương pháp Toàn đạc và phương pháp ảnh hàng không).
Cơ sở toán học được sử dụng trong chương trình tuân theo qui phạm
thành lập bản đồ Địa chính do Tổng cục Địa chính Việt Nam ban hành.
Mô hình cơ sở dữ liệu bản đồ tuân theo mô hình Vector Topology, một
mô hình dữ liệu đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Ngoài
ra chương trình còn hỗ trợ nhập /xuất Topology tới các chương trình khác
(FAMIS) để đảm bảo sự tương thích và dùng lại.
Chương trình EMap có các chức năng chính: trị đo, bản đồ, biên tập và
tiện ích.


23

a. Chức nămg làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
TRỊ ĐO

KHU ĐO

TẠO MỚI KHU ĐO
MỞ KHU ĐO

GHI KHU ĐO
GỘP DỮ LIỆU KHU ĐO
NHẬP TỪ TỆP TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ
NHẬP TỪ TỆP VĂN BẢN TỌA ĐỘ

NHẬP DỮ LIỆU TRỊ ĐO

NHẬP TAY TỪ SỔ ĐO CHI TIẾT
NHẬP ĐIỂM TRÍCH ẢNH
BẢNG SỐ LIỆU TRỊ ĐO

HIỂN THỊ

TẠO MÔ TẢ TRỊ ĐO
THIẾT LẬP THÔNG SỐ
TÌM ĐIỂM ĐO CHI TIẾT
TÌM ĐIỂM TRẠM ĐO
XUẤT ĐIỂM KC RA TỆP TEXT
NHẬP ĐIỂM KC TỪ TỆP
TÍNH LẠI TỌA ĐỘ KHU ĐO

XỬ LÝ TRỊ ĐO

VẼ ĐƯỜNG TỪ TRỊ ĐO
VẼ ĐƯỜNG THEO SỐ HIỆU ĐIỂM
SỬA CHỮA TRỊ ĐO TỪ BẢN VẼ
GIAO HỘI THUẬN
GIAO HỘI NGHỊCH
DÓNG HƯỚNG
DỰNG HÌNH BÌNH HÀNH

XUẤT RA TỆP ASC (*.ASC)

XUẤT DỮ LIỆU TRỊ ĐO

XUẤT RA TỆP VĂN BẢN TỌA ĐỘ
XUẤT RA TỆP ĐO CHI TIẾT (*.Sdo)

RA KHỎI CSDL TRỊ ĐO


24

- Quản lý khu đo: EMap quản lý số liệu đo theo khu đo. Số liệu trong
một khu có thể lưu trong một hoặc nhiều File dữ liệu dạng File ASCII, tên
khu đo có dạng *.KDO.
- Thu nhận số liệu trị đo: Dữ liệu trị đo có thể là từ các tệp sổ đo chi tiết,
các tệp tọa độ, các tệp đo trút của toàn đạc điện tử …
- Giao diện - hiển thị: EMap cung cấp hai phương pháp để hiển thị tra
cứu và sửa chữa qua giao diện tương tác đồ họa màn hình hoặc qua các bảng.
- Công cụ tính toán: EMap cung cấp các công cụ tính toán giao hội
thuận, giao hội nghịch, dóng hướng, …
- Xuất số liệu: Số liệu đo và bản vẽ có thể được in ra nhờ các thiết bị
khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này có thể xuất ra dưới dạng file
*.ASC hoặc file tọa độ để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác.
- Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: EMap cung cấp các công cụ để
người dùng lựa chọn các thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác cần
chỉnh sửa trên các lớp thông tin.


25


b. Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
BẢN ĐỒ

QUẢN LÝ BẢN ĐỒ

KẾT NỐI CƠ SỞ DỮ LIỆU
MỞ BẢN ĐỒ
TẠO MỚI BẢN ĐỒ

NHẬP DỮ LIỆU BẢN ĐỒ

NHẬP DỮ LIỆU TỪ AUTOCAD
NHẬP DỮ LIỆU TỪ MAPINFOR

XUẤT DỮ LIỆU BẢN ĐỒ

XUẤT DỮ LIỆU RA AUTOCAD
XUẤT DỮ LIỆU RA MAPINFOR
NHẬP DL TOPOLOGY TỪ FAMIS
XUẤT DL TOPOLOGY SANG FAMIS
TÌM, SỬA LỖI TỰ ĐỘNG

TOPOLOGY
SỬA LỖI
TẠO TOPOLOGY
XÓA TOPOLOGY
THÔNG TIN TOPOLOGY HIỆN THỜI
KIỂM TRA THỬA NHỎ
ĐÁNH SỐ THỬA TỰ ĐỘNG

GÁN DỮ LIỆU TỪ NHÃN
GÁN THÔNG TIN ĐỊA CHÍNH

GÁN MỤC ĐÍCH SD TỪ LOẠI ĐẤT
BẢNG THÔNG TIN THỬA ĐẤT
SỬA THÔNG TIN TỪ NHÃN
TẠO SƠ ĐỒ PHÂN MẢNH

BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

TẠO BẢN CHẮP
TẠO HỐ SƠ KỸ THUẬT
TẠO KHUNG BẢN ĐỒ
VẼ NHÃN THỬA

XỬ LÝ BẢN ĐỒ

ĐÁNH SỐ HIỆU THỬA TẠM
TÍNH DT QUY HOẠCH, GIẢI TỎA

DANH MỤC, BIỂU ĐC, SỔ DÃ
NGOẠI, SỔ MỤC KÊ

LIÊN KẾT VỚI HS ĐC

NHẬP DỮ LIỆU TỪ CADDB
XUẤT DỮ LIỆU RA CADDB
XUẤT TT THỬA ĐẤT RA TỆP VBẢN

CHỌN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH


XUẤT RA TỆP SỔ DÃ NGOẠI
KẾT NỐI DL GIẤY CHỨNG NHẬN

RA KHỎI CHƯƠNG TRÌNH


×