Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CƠ sở LUẬT KINH tế 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.9 KB, 16 trang )

CƠ SỞ LUẬT KINH TẾ
I.

Cơ sở pháp lý của 5 loại hành vi:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình
xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự (điều 19 Bộ luật dân sự 2005).
Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự của mỗi chủ thể thì năng lực
hành vi dân sự là khả năng hành động của chính chủ thể để thực hiện quyền và nghĩa
vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách
nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự là hai thuộc tính tạo thành tư cách chủ
thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau mà phụ thuộc vào lứa tuổi, thể
chất của mỗi cá nhân vì những cá nhân khác nhau, có nhận thức khác nhau về hành vi
và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cụ thể về
năng lực hành vi dân sự của người thành niên và năng lực hành vi dân sự của người
chưa thành niên như sau:
1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ:

Những người từ đủ từ mười tám tuổi trở lên đều là những người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ, nếu không thuộc các trường hợp của pháp luật quy định khi có quyết
định của tòa án về việc họ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành
vi dân sự mà tự mình không thể thực hiện giao dịch dân sự.
Điều 20 BLDS 2015 quy định: "Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này".
Các điều 22, 23, 24 BLDS quy định về các vấn đề mất năng lực hành vi dân sự; người
có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi.


Theo quy định trên, người thành niên (là người từ đủ 18 tuổi trở lên - Điều 22 BLDS)


là người có đủ năng lực hành vi dân sự.
Với những lứa tuổi khác nhau, tình trạng tâm thần khác nhau, kinh nghiệm sống khác
nhau... sẽ có sự nhận thức khác nhau Do đó, pháp luật dân sự không thể công nhận sự
bình đẳng về năng lực hành vi trong mọi trường hợp như năng lực pháp luật.
Người đủ mười tám tuổi là những người đã đến tuổi trưởng thành, cá nhân khi đủ
mười tám tuổi còn phải là người khỏe mạnh, trí tuệ phát triển bình thường, không bị
mắc các bệnh tâm thần, mất trí, không bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi....
Nghĩa là, cá nhân đó có đủ khả năng để nhận thức được việc mình làm, đủ khả năng
để làm chủ, chỉ huy được hành vi của mình.
Như vậy, những người từ đủ 18 tuổi được suy đoán là người có đủ năng lực hành vi
dân sự. Những cá nhân này là những chủ thể có đầy đủ tư cách chủ thể và có thể tham
gia vào các quan hệ dân sự độc lập.

Ví dụ như: A mười tám tuổi, không thuộc vào trường hợp bị mất năng lực hành vi dân
sự theo quy định tại Điều 22 BLDS, cũng như hạn chế năng lực hành vi dân sự quy
định tại Điều 23 BLDS. A được nhận một chiếc xe máy do B tặng cho trị giá 30 triệu
đồng. A có thể bán, cho thuê hoặc thực hiện các giao dịch khác theo ý chí của mình
không trái với các quy định của pháp luật đối với chiếc xe máy mà không cần phải có
sự tham gia của bố mẹ mình.

2. Năng lực hành vi dân sự một phần:

Người có năng lực hành vi dân sự một phần chỉ được phép tham gia thực hiện quyền
nghĩa vụ trong một giới hạn luật định.
Theo điều 20 BLDS thì cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng
lực hành vi dân sự một phần.


Những người này đã có thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình trong một số trường hợp như việc mua các đồ dùng học tập, đồ dùng

sinh hoạt hàng ngày vở viết, đồ ăn vặt không có giá trị lớn như kẹo bánh, sách vở, bút
viết và những giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi
hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì những người này có thể
tự mình xác lập, thực hiện bằng hành vi của mình. Tuy nhiên, trong những trường
hợp còn lại, họ chưa được quyền tự mình tham gia. Về cơ bản, hầu hết các giao dịch
dân sự của những người này đều phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
3. Người chưa thành niên bao gồm:

Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Cá nhân ở độ
tuổi này là đã bắt đầu có sự nhận thức về hành vi của mình nhưng chưa đủ làm chủ và
kiểm soát mọi hành vi của mình. Họ chỉ có thể nhận thức và điều khiển những hành vi
trong quan hệ xã hội thông thường, nhưng lại không nhận thức và hiểu được hậu quả
pháp lí do hành vi đó tạo ra.
Ví dụ như các giao dịch liên quan đến sách vở, mua quà tặng sinh nhật… mà giá trị
của những thứ đó không lớn.
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không
cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
Ở độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 là độ tuổi mà cá nhân đã hoàn thành chương trình
trung học cơ sở, đã tích lũy được những kiến thức nhất định về kĩ năng sống, về mặt
thể chất thì những người này đã có đủ sức khỏe để có thể tham gia vào những công
việc phù hợp và trở thành chủ thể của một số quan hệ pháp luật. Vì thế, pháp luật quy
định cho những người này có quyền tham gia vào các giao dịch dân sự liên quan đến
tài sản của mình.


Ví dụ như: H mười sáu tuổi được thừa kế 100 triệu đồng từ ông nội mình. H sử dụng

một phần tiền đó để mua điện thoại di động trị giá 15 triệu đồng mà không cần sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật là bố mẹ H nhưng giao dịch này vẫn có hiệu
lực.
4. Người không có năng lực hành vi dân sự:

BLDS năm 2005 quy định về người không có NLHVDS tại Điều 21 như sau: “Người
chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa
đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.
Quy định trên xác định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân chưa đủ 6 tuổi.
Theo đó, với người chưa đủ 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Tức là, cá nhân có độ tuổi chưa đủ 6 tuổi thì không thể tự mình xác lập, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ dân sự bằng hành vi của chính mình. Tuy nhiên, cần hiểu rằng họ
không có năng lực hành vi dân sự, còn họ vẫn hoàn toàn có năng lực pháp luật dân sự.
Nghĩa là họ vẫn hoàn toàn có các quyền và nghĩa vụ dân sự được quy định trong nội
dung năng lực cá nhân. Do đó, đối với các giao dịch dân sự của người dưới 6 tuổi
không có năng lực hành vi dân sự thì cần phải được xác lập thực hiện thông qua người
đại diện theo pháp luật của cá nhân đó. Ví dụ như: A năm tuổi, dùng tiền lì xì của
mình đi mua sách. Nhưng khi mua sách, thì bố mẹ của A là người thay A xác lập thực
hiện giao dịch này, tức là thay A trả tiền cho cửa hàng bán cuốn sách đó, vì A không
có năng lực hành vi dân sự để tham gia vào các quan hệ pháp luật theo quy định tại
Điều 21 BLDS.
5. Người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi:

Điều 23 BLDS quy định như sau:
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận
thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu
cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu
quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố



người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người
giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."

Căn cứ Điều 23 BLDS, để xác định một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi thì phải có đủ các điều kiện:
-

Về khả năng nhận thức và điều kiển hành vi: người thành niên trong tình trạng
thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi
nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự;

-

Có yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan;

-

Có kết luận giám định pháp y tâm thần;

-

Có quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thường tập trung vào nhóm

người cao tuổi chủ yếu liên quan đến lý do về tinh thần và người khuyết tật do tình
trạng thể chất. Theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009 thì người cao
tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Hầu hết người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương
bị lão hóa dần dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như
Parkinson hoặc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, không phải tất cả người cao tuổi đều gặp
tình trạng có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Ngược lại, có những
người rất cao tuổi nhưng họ lại rất sáng suốt, minh mẫn. Nên việc kết luận một cá


nhân là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải dựa trên kết luận
của tổ chức y tế có thẩm quyền.
6. Mât năng lực hành vi dân sự:

"Mất năng lực hành vi dân sự" là khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác
dẫn đến tình trạng không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Tuy nhiên,
việc tuyên bố một người "mất năng lực hành vi dân sự" phải do tòa án xem xét và
tuyên bố.
Chính vì "nguồn gốc" của sự mất năng lực hành vi dân sự là do bị bệnh, mà bệnh tật
thì hoàn toàn có thể chữa khỏi, nên chúng ta có thể hiểu rằng vẫn có trường hợp một
người hôm nay có thể đang ở trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự nhưng qua
năm sau lại trở thành người có năng lực hành vi dân sự và ngược lại.
Có một điểm đáng lưu ý là người nào đang bị mất năng lực hành vi dân sự thì
không/chưa phải chịu trách nhiệm về các giao dịch mà mình đã thực hiện trước đó.
Hay nói rộng hơn kể cả các "hành động" trước đó.
Vì năng lực hành vi dân sự của một người chỉ được xem là “đầy đủ” khi người đó tròn
18 tuổi, nên pháp luật có qui định trường hợp “Năng lực hành vi dân sự của người
chưa thành niên ( từ 6 - 18 tuổi). Theo đó, người từ 6-18 tuổi do chưa đủ khôn lớn,
nên luật qui định năng lực hành vi dân sự của người trong lứa tuổi này là “chưa đầy
đủ”. Và do vậy, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, những người này phải được
người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu

cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
7. Hạn chế năng lực hành vi:

Hạn chế năng lực hành vi dân sự là trường hợp cá nhân bị giới hạn khả năng tự mình
xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự so với trước khi bị Tòa án ra quyết định
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thông thường những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người có đầy
đủ năng lực hành vi dân sự nhưng họ tự hạn chế năng lực hành vi dân sự của mình


như là do họ nghiện ma túy đá, thuốc lắc, heroin, nghiện các chất kích thích như rượu,
bia…dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sau khi có
đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự của những người
có quyền và lợi ích có liên quan, người đại diện hợp pháp của họ đối với những người
nghiện các chất ma túy, các chất kích thích không thể làm chủ và điều khiển được
hành vi của mình dẫn đến việc gây ra các thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của
người khác do những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gây ra.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ tự hạn chế năng lực hành vi
dân sự của mình mà họ không bị mất hết năng lực hành vi dân sự nên họ vẫn có thể tự
mình tham gia được một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của
họ như mua quần áo, mua đồ ăn…Đa số các giao dịch dân sự do người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác lập có liên quan đến các tài sản, bất động sản phải thông
qua người đại diện theo pháp luật người đó xác lập đồng ý thực hiện trừ các trường
hợp mà pháp luật cho phép họ tự thực hiện giao dịch.
Khi những người này đã khôi phục được năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể yêu
cầu tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định trước đó đã tuyên là người đó bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự nếu không còn căn cứ nào nữa để tuyên người đó bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Trường hợp nhà ông Nguyễn Văn Nam, quận Đống Đa, Hà Nội, con trai ông

Nam nghiện ma túy và đang áp dụng hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình được
khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, ông Nam theo dõi thấy cháu vẫn có hành vi lén lút bán tài
sản của cá nhân và gia đình. Để tránh việc con ông phá tán tài sản, ông có thể làm đơn
yêu cầu Tòa án tuyên bố con ông bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Nguyễn Văn
Hải, 2011).
Ví dụ như: K hai mươi tuổi, do bạn bè rủ rê, K đã nghiện ma túy. Để có tiền mua
thuốc, K đã bán đồ đạc trong nhà trong đó có chiếc xe máy của mình do bố mẹ mua
cho để thỏa mãn cơn nghiện. Theo yêu cầu của bố mẹ K, Tòa án ra quyết định tuyên
bố K bị hạn chế NLHVDS. Do đó, theo quy định tại Điều 23 BLDS thì K không thể tự


mình xác lập, thực hiện các GDDS, mà phải thông qua sự đồng ý của bố mẹ, trừ
những giao dịch phục vụ nhu cầu của bạn thân như ăn uống, học tập…
 Phân biệt giữa người có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực

hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
-

Khái niệm năng lực hành vi dân sự:

Điều 14 BLDS 2005 qui định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có khả năng tự tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự
một cách độc lập và tự tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập và
tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của tòa án về việc hạn chế hoặc
mất năng lực hành vi dân sự.
Người mất năng lực hành vi dân sự:
Thông thường năng lực hành vi dân sự chấm dứt khi người đó chết hoặc tòa án tuyên

bố là đã chết. Người thành niên cũng có thể bị tuyên mất năng lực hành vi khi có
những điều kiện với những trình tự thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần
hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì
bị coi là mất năng lực hành vi dân sự. Khi bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì
mọi giao dịnh dân sự của người này do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.
Trong trường hợp cá nhân nào đó bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng nay
không còn tồn tại nữa thì họ hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa
án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi. Theo qui định thì khi mất năng
lực hành vi dân sự thì cũng sẽ mất năng lực hành vi tố tụng, họ không thể tự khởi kiện
hoặc yêu cầu tòa án mà phải thông qua hành vi của người khác có năng lực hành vi tố
tụng dân sự.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi của người đã thành niên cũng có thể bị hạn chế trên cở sở những
điều kiện và thủ tục được qui định tại Điều 25 BLDS. Năng lực hành vi của người


thành niên bị hạn chế khác với năng lực hành vi một phần của người chưa thành niên
từ đủ 6 tuổi đến dưới 18. Việc hạn chế này áp dụng với những người nghiện ma túy và
các chất kích thích dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình. Khi tòa tuyên tố hạn
chế năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự phải có hợp đồng của người đại diện theo pháp luật, trừ
giao dịch nhằm phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Khi không còn căn cứ tuyên bố người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo qui định người đó hoặc người có quyền, lợi
liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố
hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người có khó khăn
Tiêu chí

trong nhận thức, làm
chủ hành vi


Người bị hạn chế

Người mất năng

năng lực hành vi

lực hành vi dân sự

Người thành niên do tình

Đặc điểm
nhận dạng

trạng thể chất hoặc tinh

Người nghiện ma

thần mà không đủ khả

túy, nghiện các chất

năng nhận thức, làm chủ kích thích khác dẫn
hành vi nhưng chưa đến

đến phá tán tài sản

mức mất năng lực hành

của gia đình;


vi dân sự;
Thời điểm

Người do bị bệnh
tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà
không thể nhận
thức, làm chủ được
hành vi;

Khi Tòa án ra

xác định

Khi Tòa án ra quyết định

Khi Tòa án ra

thuộc đối

tuyên bố;

quyết định;

Người đại

Người giám hộ do Tòa

Người đại diện


Người đại diện

diện

án chỉ định;

theo pháp luật;

theo pháp luât;

Trường hợp

Khi không còn căn cứ

chấm dứt

tuyên bố một người có

cứ tuyên bố một

cứ tuyên bố một

khó khăn trong nhận

người bị hạn chế

người mất năng lực

thức, làm chủ hành vi thì


năng lực hành vi

hành vi dân sự thì

tượng

quyết định tuyên
bố;

Khi không còn căn Khi không còn căn

Tòa án ra quyết định hủy dân sự thì Tòa án ra

Tòa án ra quyết


II.

bỏ quyết định tuyên bố

quyết định hủy bỏ

định hủy bỏ quyết

người có khó khăn trong

quyết định tuyên

định tuyên bố mất


nhận thức, làm chủ hành

bố hạn chế năng

năng lực hành vi

vi;

lực hành vi dân sự;

dân sự;

Giấy phép kinh doanh là gì?Do ai ban hành?

Giấy phép kinh doanh là gì?
Là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ
điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Về mặt
pháp lý, các đối tượng được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh có đủ
điều kiện để hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp
trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề
có điều kiện.
Nhằm quản lý các công việc kinh doanh của doanh nghiệp và thương nhân, Nhà nước
bắt buộc phải hoàn thành một trong những thủ tục hành chính đó là đăng ký giấy phép
kinh doanh, khi đó bất cứ hình thức kinh doanh nào mới được xem là hợp pháp.
Bản chất của giấy phép kinh doanh.
4 bản chất sau của giấy phép kinh doanh sẽ giúp bạn giải đáp kỹ hơn thắc mắc “Giấy
phép kinh doanh là gì”
Ý nghĩa về pháp lý :
- Là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.

- Là quyền kinh doanh của công dân, còn gọi là cơ chế đề nghị - cấp
Thủ tục, hồ sơ:
- Thủ tục đăng ký kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều
kiện.
Thời hạn tồn tại của giấy phép:
- Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép. Đối với doanh
nghiệp trong nước thì giấy phép kinh doanh không có thời hạn.


Quyền hạn của Nhà nước:
- Cho dù đối tượng đăng ký kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nhưng cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền vẫn có thể từ chối không cấp giấy phép kinh doanh nếu ngành nghề đăng
ký ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng hay có thể hạn chế số lượng ngành nghề kinh
doanh.
Kết luận: Giấy phép kinh doanh là gì? Ta có thể hiểu rằng giấy phép kinh doanh là
loại giấy tờ có tính chất thông hành mà có nó thì các cá nhân, các tổ chức kinh doanh
được hoạt động một cách hợp pháp. Đăng ký giấy phép kinh doanh là bước đầu tiên
phải thực hiện để một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp.
Phân biệt:
1. Giấy chứng nhận dkkd là loại giấy tờ "khai sinh" của một doanh nghiệp, trong đó
có các nội dung như quy định tại DD25 LDN, điều kiện cấp theo DD24 LDN. Đây là
loại giấy tờ nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp, xác định được
các nội dung cơ bản của doanh nghiệp: tên, địa chỉ, số vốn, ngành nghề kd, người đại
diện...
2. Giấy phép kinh doanh: Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh
ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy dkkd. (bạn
tham khảo k2 Đ7 LDN: . Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có
liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành,

nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi
kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.)
3. Giấy Chứng nhận đầu tư: Là loại giấy tờ được cấp theo các Dự án đầu tư hoặc


cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (có nhà đầu tư nước ngoài lần đầu
đầu tư tại VN).
4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: = Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế. Hiện nay Pháp luật thống nhất mỗi doanh
nghiệp chỉ có một mã số, mã số này vừa là mã số thuế vừa là mã số dkkd và được gọi
chung là mã số doanh nghiệp.
III.

Pháp nhân là gì? Những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Pháp nhân là thuật ngữ pháp lý chỉ một thực thể mang tính hội đoàn. Có rất nhiều
quan điểm và học thuyết giải thích cho khái niệm pháp nhân như: có thuyết cho pháp
nhân là một chủ thể giả tạo, có thuyết cho nó là một chủ thể thực sự...vv Song theo
quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức (khác với thể nhân –
chỉ con người) có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như
kinh tế, xã hội.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi
có đủ các điều kiện sau đây:




Được thành lập hợp pháp tức là phải được tồn tại dưới một hình thái xác định
và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc
công nhận;



Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên
môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều
hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;



Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó tức pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong giới hạn tài sản
của mình


Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc.



Như vậy, tư cách pháp nhân là tư cách để xác định trách nhiệm tài sản (vô hạn hay
hữu hạn) của tổ chức, doanh nghiệp tức là nếu có tư cách pháp nhân sẽ tách bạch tài
sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân là doanh nghiệp đó (chịu trách nhiệm
hữu hạn), còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch
này (chịu trách nhiệm vô hạn).

Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà
nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Hay
bạn quan tâm hơn chính là chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có tư cách pháp

nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Chọn loại hình:



Theo Luật doanh nghiệp 2014, thì các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:


Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).



Công ty hợp danh (HD).



Công ty cổ phần (CP).
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp

nhân.
– Chế độ chịu trách nhiệm: Tư cách pháp nhân ảnh hưởng đến chế độ chịu trách
nhiệm của các doanh nghiệp.


Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn,
tức là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp (trừ
trường hợp thành viên hợp danh của công ty hợp danh, có thể phải liên đới chịu
trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty, nếu tài sản của công ty
không đủ để trang trải nợ).


Khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty thì công ty chỉ phải thanh
toán hết số tài sản của công ty cho chủ nợ mà thành viên trong công ty không cần phải
bỏ ra tài sản cá nhân của mình để hoàn trả số nợ còn thiếu.




Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân: Điển hình của loại doanh nghiệp
không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. DNTN chịu trách nhiệm
vô hạn bằng tài sản (không chỉ của doanh nghiệp mà còn bằng toàn bộ tài sản
của chủ doanh nghiệp). Chính điều này làm nên sự đặc biệt của DNTN.

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn có thể có mức rủi ro cao (do chế độ trách
nhiệm vô hạn), nhưng lại có được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng.
– Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, cơ câu tổ chức của họ phức tạp hơn và được luật quy định nhiều hơn.
IV.
-

Hợp tác xã? Người đại diện?
Hợp tác xã

Hợp tác xã là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu và được điều hành bởi một nhóm
các cá nhân vì lợi ích chung của họ. Hợp tác xã được Liên minh quốc tế hợp tác xã
định nghĩa là “một hiệp hội tự trị của những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu
cầu chung của kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp
đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ”. Hợp tác xã cũng có thể được định nghĩa là một
doanh nghiệp thuộc sở hữu và thuộc quyền kiểm soát của những người sử dụng dịch
vụ do hợp tác xã cung cấp hoặc của những người làm việc ở đó. Khía cạnh khác nhau
liên quan đến hợp tác xã là trọng tâm của nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế hợp tác

xã.
Khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 định nghĩa về hợp tác xã như sau:
"Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất
07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã."
Như vậy, theo quy định trên thì Hợp tác xã sẽ được coi là một tổ chức, tổ chức
này có tư cách pháp nhân và phải do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và
hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã


Hợp tác xã vừa là tổ chức kinh tế vừa là tổ chức xã hội:
+ Là một tổ chức kinh tế , hợp tác xã là một doanh nghiệp được thành lập nhằm phát
triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm lợi ích của người lao động của tập thể
và của xã hội.
+ Là một tổ chức xã hội, hợp tác xã là nơi người lao động nương tựa và gíup đỡ lẫn
nhau trong sản suất cũng như trong đời sống vật chất và tinh thần.
– Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc:
+ Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã.
+ Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi.
+ Quản lý dân chủ và bình đẳng.
+ Phân phối đảm bảo lợi ích xã viên và phát triển của hợp tác xã.
+ Hợp tác và phát triển cộng đồng
Đầu tiên, xét về góc độ kinh tế, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội.
Tính xã hội của hợp tác xã thể hiện ở chỗ:
– Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích
lập các quỹ, được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông tin
cho xã viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng dân cư
địa phương … Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên theo mức

độ sử dụng dịch vụ. Do vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưng vẫn có cơ
hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều.
– Tổ chức quản lí: thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau.
– Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
nhằm tạo việc làm cho các thành viên, thúc đẩy sự phát triển và góp phần hạn chế thất
nghiệp trong xã hội.
Thứ hai, có số lượng thành viên tối thiểu là 7.
Thứ ba, xét về góc độ pháp lý Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm
hữu hạn trong phạm vi vốn của mình.
Thứ tư, thành viên hợp tác xã góp vốn đồng thời cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ
của hợp tác xã hoặc người lao động trong hợp tác xã. Nếu không sử dụng sản phẩm
dịch vụ trong thời gian 3 năm trở lên hoặc không làm việc trong hợp tác xã quá 2 năm
thì mất tư các thành viên.


-

Người đại diện

Người đại diện là người nhân danh và vì lợi ích của một người khác xác lập thực hiện
các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Người đại diện bao gồm người đại
diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014, người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
Có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật
Công ty TNHH và Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp
luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý, quyền, nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật của công ty (Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014)

Quy định này sẽ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được tự quyết
định số lượng người đại diện theo pháp luật cho mình trong việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×