Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.26 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG TH THANH LIỆT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 39/KH-THTL

Thanh Liệt, ngày 12 tháng 9 năm 2019

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
Giáo dục học sinh khuyết tật năm học 2019 - 2020
Căn cứ Quyết định số 338/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai
đoạn 2018 - 2020;
Trường TH Thanh Liệt xây dựng Kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật năm
học 2019 - 2020 với nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
khuyết tật, đảm bảo học sinh khuyết tật được tiếp cận giáo dục chất lượng, bình
đẳng và thân thiện.
- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức đối với học sinh khuyết tật, xóa bỏ
phân biệt đối xử; tạo môi trường thân thiện để học sinh khuyết tật có khả năng tiếp
cận đến hệ thống chính sách, dịch vụ giáo dục và đào tạo.
- Hỗ trợ học sinh khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu
bản thân; tạo điều kiện để học sinh khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các
hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Có ít nhất 70% học sinh khuyết tật trong độ tuổi mầm non và phổ thông


được tiếp cận giáo dục hòa nhập chất lượng, bình đẳng và thân thiện.
- Có ít nhất 50% cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục học sinh khuyết tật.
- Tham mưu UBND tỉnh chuyển đổi Trường Nuôi dạy trẻ Khuyết tật tỉnh
thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hoặc xây dựng mới Trung tâm
hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh.
- 100% cơ sở giáo dục được phổ biến và thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về giáo dục học sinh khuyết tật.
II. NHIỆM VỤ
1. Khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo dục học sinh khuyết tật
- Thu thập số liệu và xác định nhu cầu giáo dục của học sinh khuyết tật.
- Xác định năng lực và nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người
khuyết tật của cán bộ quản lí giáo dục các cấp và giáo viên.
- Rà soát các điều kiện bảo đảm môi trường học tập an toàn và thân thiện cho
học sinh khuyết tật.
2. Rà soát, đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật và đánh giá các
chương trình, kế hoạch về giáo dục học sinh khuyết tật
- Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện những nội dung về giáo dục trong Luật
Người khuyết tật.


- Rà soát và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật về giáo dục học sinh khuyết tật.
- Đánh giá tình hình thực hiện nội dung về giáo dục trong các Kế hoạch thực
hiện Đề án liên quan đến giáo dục học sinh khuyết tật.
- Kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn thực hiện các văn bản về giáo dục học sinh
khuyết tật.
- Nghiên cứu, đề xuất nội dung về giáo dục học sinh khuyết tật với các
Chương trình, đề án liên quan đến học sinh khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030.
3. Tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

khuyết tật
- Kịp thời triển khai các chương trình, tài liệu hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết
tật theo tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về phát hiện, can thiệp,
chăm sóc và giáo dục học sinh khuyết tật cho cán bộ quản lí, giáo viên tại nhà
trường.
4. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật
- Tư vấn, hỗ trợ về phát hiện sớm, can thiệp sớm giáo dục; hỗ trợ giáo dục trẻ
em khuyết tật tại các địa phương.
5. Tăng cường hợp tác với các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài
hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật
Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật.
6. Kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo giáo
dục học sinh khuyết tật tại trường
- Hướng dẫn của huyện, thị xã thành phố kiện toàn nhân sự và bảo đảm các
điều kiện hoạt động hiệu quả của Ban chịu trách nhiệm về giáo dục trẻ khuyết tật tại
địa phương.
- Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm của Ban
chịu trách nhiệm về giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương.
7. Công tác truyền thông
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đảm bảo Quyền tiếp cận giáo dục của
học sinh khuyết tật.
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về người
khuyết tật.
- Tổ chức và tham gia hội thảo, diễn đàn về người khuyết tật do các cấp lãnh
đạo tổ chức.
- Tổ chức tuyên truyền và vận động cha mẹ học sinh có trẻ khuyết tật đưa trẻ
ra lớp; tạo điều kiện cho trẻ được can thiệp giáo dục sớm và trẻ khuyết tật trong độ
tuổi đi học được đến trường với hình thức giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt,

trong đó hình thức giáo dục hòa nhập là chính.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo nhà trường đối với
công tác giáo dục học sinh khuyết tật. Bố trí nhân lực và các điều kiện về cơ sở vật
chất cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh khuyết tật.
2. Huy động sự tham gia của gia đình học sinh khuyết tật, tổ chức, cá nhân và
các hoạt động giáo dục với hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật.


3. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm trong
giáo dục học sinh khuyết tật.
4. Tăng cường hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ và đánh giá kết quả thực hiện giáo
dục học sinh khuyết tật.
5. Tuyên dương tấm gương tiêu biểu trong công tác giáo dục học sinh khuyết
tật.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo chung.
2. Phó Hiệu trưởng: Chỉ đạo và giám sát thực hiện công tác giáo dục học
sinh khuyết tật trong nhà trường.
3. GVCN: Lập hồ sơ, phối hợp với nhà trường và PHHS thực hiện để công tác
giáo dục học sinh khuyết tật đạt hiệu quả.
4. Nhân viên Y tế: Rà soát, theo dõi sức khỏe của học sinh khuyết tật, tham
mưu với về nghiệp vụ y tế, sức khỏe của những học sinh trên để giúp học sinh
khuyết tật được tiếp cận giáo dục tốt nhất.
5. Các bộ phận khác: Phối kết hợp và thực hiện nhiệm vụ khi được Ban chỉ
đạo phân công.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của
ngành giáo dục và các địa phương; các chương trình mục tiêu, đề án trợ giúp
người

khuyết tật và đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của kế hoạch
theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí xã hội hóa từ nguồn đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân
trong và
ngoài nước.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. CBGVNV có trách nhiệm phối hợp với PHHS tổ chức thực hiện nội dung
kế hoạch theo lộ trình; hàng năm, tham mưu Ban giám hiệu lập dự toán kinh phí
những nội dung triển khai thực hiện tại trường, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện
với các cấp lãnh đạo. Tổng hợp báo cáo định kỳ (kết thúc học kỳ và kết thúc năm
học) về tình hình, kết quả thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật tới Ban giám hiệu./.
Nơi nhận :
- CBGVNV;
- Lưu : VT.

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Điềm



×