Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.6 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

NGUYỄN CẨM HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI
TẠI HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

NGUYỄN CẨM HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI
TẠI HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Chính

THÁI NGUYÊN - 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân văn đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Cẩm Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế nông nghiệp, các
thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
thầy giáo TS. Phạm Quốc Chính người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Sơn, Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Sơn, Chi cục
thống kê huyện Bắc Sơn, các hộ trồng bưởi trong huyện đã cung cấp cho tôi những
nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự
quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của
gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm
lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, luận

văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Cẩm Hà


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... v
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ......................................................................... vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2
5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................... 4
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế....................................... 4
1.1.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 7
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây
bưởi Bắc Sơn ................................................................................ 11

1.2.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường .................. 11
1.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội....................................................... 12
1.2.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật.................................................................. 14
1.3. Tình hình sản xuất bưởi trên trong nước và trên thế giới ................
16
1.3.2 Tình hình sản xuất cây bưởi trên thế giới ...................................... 16
1.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây bưởi ở Việt Nam .....................
16
1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan........................................... 17
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................... 19

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................... 19


4

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Bắc Sơn ......................................... 19
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 24
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ......................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 30
2.2.1. Phương pháp tiếp cận .................................................................... 30
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................. 31
2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin ................................... 33
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 34
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 35
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện, khả năng phát triển sản xuất bưởi.
35
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất bưởi theo chiều rộng35
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất bưởi theo chiều sâu . 35

2.3.4. Cách tính toán một số chỉ tiêu cụ thể trong nghiên cứu này......... 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 37

3.1. Thực trạng sản xuất cây bưởi tại huyện Bắc Sơn ............................ 37
3.1.1. Khái quát cơ cấu sản xuất bưởi của huyện Bắc Sơn..................... 37
3.1.2. Biến động diện tích, năng suất và sản lượng bưởi huyện Bắc Sơn
giai đoạn 2015 - 2017.................................................................... 42
3.2. Đánh giá hiệu quả của cây bưởi Bắc Sơn theo kết quả điều tra....... 47
3.2.1. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu.................................... 47
3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi của các hộ điều tra ............. 49
3.2.3. Tình hình đầu tư trong sản xuất cây bưởi tại huyện Bắc Sơn.............
51
3.2.4. Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh bưởi Bắc Sơn.......... 55
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây
bưởi tại huyện Bắc Sơn................................................................. 57
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Bắc Sơn.................. 57
3.3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất cây bưởi Diễn tại huyện
Bắc Sơn ......................................................................................... 58


5

3.3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao
hiệu quả kinh tế của bưởi tại huyện Bắc Sơn
....................................... 58
3.4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất cây bưởi tại huyện Bắc Sơn ............................................ 61
3.4.1. Những mặt đạt được...................................................................... 61
3.4.2. Những mặt còn hạn chế................................................................. 62
3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi trên địa

bàn huyện Bắc Sơn........................................................................ 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 68

1. Kết luận ............................................................................................... 68
2. Kiến nghị ............................................................................................. 68
2.1. Đối với huyện Bắc Sơn .................................................................... 68
2.2. Đối với hộ nông dân trồng bưởi Bắc Sơn ........................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 70


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Các loại đất chính của huyện...................................................... 21

Bảng 2.2.

Dân số và lao động của huyện Bắc Sơn qua 3 năm 2015 2017 ............................................................................................ 27

Bảng 2.3.

Một số thông tin các xã trong vùng nghiên cứu......................... 31

Bảng 2.4:

Số hộ chọn điều tra tại 3 xã ........................................................ 33

Bảng 3.1:


Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của huyện
Bắc Sơn ...................................................................................... 38

Bảng 3.2:

Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chính của huyện Bắc
Sơn.............................................................................................. 39

Bảng 3.3.

Cây ăn quả phân theo các xã của huyện Bắc Sơn ...................... 41

Bảng 3.4 :

Diện tích bưởi của huyện Bắc Sơn qua 3 năm 2015- 2017........ 42

Bảng 3.5:

Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi kinh doanh của huyện Bắc
Sơn 2015 - 2017 ......................................................................... 43

Bảng 3.6.

Tình hình cơ bản của các hộ được điều tra năm 2018 ............... 48

Bảng 3.7.

Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi của các hộ điều tra........... 49


Bảng 3.8:
huyện

Chi phí trồng mới và kiến thiết cơ bản cho 1 ha bưởi Diễn ở
Bắc Sơn ...................................................................................... 51

Bảng 3.9:

Chi phí đầu vào cho 1 ha bưởi Diễn ở Bắc Sơn ở giai đoạn kinh
doanh năm 2018 ......................................................................... 54

Bảng 3.10:

Kết quả sản xuất kinh doanh bưởi Diễn ở Bắc Sơn của các nhóm
hộ điều tra (tính trên 1 ha bưởi cho thu hoạch) ..........................
56

Bảng 3.11:

Hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Diễn của các nhóm hộ tại
huyện Bắc Sơn năm 2018........................................................... 57

Bảng 3.12:

Các yếu tố của ma trận SWOT trong tình hình sản xuất bưởi Bắc
Sơn ở hộ nông dân...................................................................... 59

Bảng 3.13:

Ma trận SWOT ........................................................................... 60



vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu sau:
Đề tài nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi trên cơ sở thực
tiễn tại huyện Bắc Sơn. Từ đó, nêu lên những khó khăn và đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi góp phần cải thiện cuộc sống
cho người dân, phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Bắc Sơn.
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi
trên địa bàn huyện Bắc Sơn năm 2015 - 2017.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất và nâng cao hiệu quả
cây bưởi.
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế của cây bưởi tại huyện Bắc Sơn.
2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn
* Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận xã hội học, Tiếp cận có sự tham gia, Tiếp cận hệ
thống.
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn hộ trồng bưởi: Đề tài tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn
mẫu
điển hình phân loại có sự tham gia góp ý của cán bộ lãnh đạo xã, phòng Nông
nghiệp
& PTNT, cán bộ khuyến nông xã. Những hộ được điều tra tại các xã này đều là
những hộ tham gia sản xuất cây bưởi có thời gian dài và thu nhập từ sản xuất cây
bưởi tương đối ổn định trong vài năm gần đây.
- Tiêu chí chọn mẫu điều tra:

+ Phải là những hộ có trồng bưởi.
+ Hộ có quy mô diện tích trồng bưởi khác nhau: (ít, trung bình, khá): Hộ
trồng dưới 1 ha; hộ trồng từ 1,0 đến 2 ha và hộ trồng trên 2 ha. Số lượng mẫu điều
tra của mỗi loại hộ được xác định tương ứng theo tỷ lệ đã được phân loại ở từng xã
tiến hành điều tra.
- Phân loại nhóm hộ theo quy mô trồng:
+ Hộ trồng nhiều có tổng số diện tích trên 2 ha


8

+ Hộ trồng trung bình có tổng diện tích từ 1,0 đến dưới 2 ha
+ Hộ trồng ít có diện tích dưới 1 ha
- Cách chọn mẫu điều tra
Do chọn hộ phải phù hợp với các tiêu chí nên cách chọn mẫu điều tra được
xác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước
cụ thể là: (1) Chọn danh sách có chủ định (chọn các hộ có trồng bưởi, phân ra loại
hộ có diện tích bưởi lớn, trung bình, ít); (2) Xác định được mẫu ở mỗi loại hộ; (3)
Chọn ngẫu nhiên các đối tượng hộ khác nhau
* Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin
- Thu thập dữ liệu thứ cấp
+ Thông tin về tình hình phát triển kinh tế, tình hình phát triển sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp, tình hình phát triển sản xuất bưởi của huyện, tình hình sản xuất
bưởi chung và của điểm nghiên cứu về diện tích, năng suất, sản lượng…
+ Thông tin về tình hình dân số, đất đai, khí hậu, thời tiết… có ảnh hưởng
đến việc phát triển sản xuất nói chung và sản xuất bưởi nói riêng.
+ Thông tin có liên quan đến phát triển bưởi thông qua các nguồn thông tin
như: Sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học có liên quan
của các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
+ Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của của UBND

huyện Bắc Sơn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê
huyện Bắc Sơn, Các số liệu, tài liệu có liên quan của các xã, các cơ sở sản xuất kinh
doanh có liên quan trên địa bàn huyện Bắc Sơn.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp (Dữ liệu mới) có liên quan của luận văn được thu thập từ việc
điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thông qua hệ thống biểu bảng điều tra, phiếu
phỏng vấn được in sẵn cho từng đối tượng điều tra, phỏng vấn đã được thông qua
trước hội đồng phê duyệt đề cương luận văn. Thông tin sơ cấp được thu thập từ
những nguồn thông tin sau: Các cán bộ khuyến nông, cán bộ phòng nông nghiệp,
cán bộ tại các HTX nông nghiệp nhằm thu thập các thông tin: về tình hình triển
khai kỹ thuật sản xuất bưởi, các chính sách hỗ trợ được áp dụng tại địa phương...


9

* Phương pháp xử lý số liệu
Các tài liệu thứ cấp, sơ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu của
đề tài. Từng loại mẫu điều tra được theo bảng hỏi được thiết kế theo yêu cầu nội
dung nghiên cứu và số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel.
3. Kết quả nghiên cứu đạt được
Huyện Bắc Sơn là một huyện mà kinh tế vườn được xem là ngành mũi nhọn.
Đã từ lâu các hộ gia đình vẫn áp dụng việc trồng xen nhiều loại cây với nhau. Cây
bưởi Bắc Sơn đã và đang ngày càng được phát triển với số lượng và diện tích ngày
càng tăng. Qua quá trình điều tra, khảo sát và kết quả phân tích, luận văn đã cho thấy
tình hình sản xuất của cây bưởi Bắc Sơn có một số điểm sau:
- Đối với quá trình sản xuất:
+ Đẩy mạnh sản xuất bưởi và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi ở
huyện Bắc Sơn là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình
nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
+ Sản xuất bưởi đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải

thiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ. Ngoài ra trồng bưởi còn có tác dụng phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích
cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững.
+ Cây bưởi Bắc Sơn là loại cây lưu niên chính vì vậy cần phải đầu tư vốn rất
lớn, cần có sự hỗ trợ ban đầu về vốn cho những hộ gia đình nghèo để họ có thể làm
giàu từ cây bưởi Bắc Sơn.
+ Trong sản xuất, nông dân có một số thuận lợi là cây bưởi Bắc Sơn là cây
phù hợp với đất đai của địa bàn, nhưng cũng gặp không ít khó khăn là chi phí đầu
vào cao, gặp rủi ro về sự bất thường của thời tiết.
- Đối với quá trình tiêu thụ: Tuy rằng bưởi Bắc Sơn đã có thị trường nhưng
còn đơn giản, nhỏ hẹp, trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập, công tác tổ chức
tiêu thụ chưa được cao, chưa có thị trường trong nước ổn định.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người. Trải
qua hàng nghìn năm lịch sử, trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng
không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Những
năm gần đây, trồng cây ăn quả ở Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,
góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho
hàng vạn lao động từ nông thôn đến thành thị.

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất của cả
nước ta nói chung và của Lạng Sơn nói riêng đã có sự thay đổi quan trọng
chuyển dần sang nền sản xuất hàng hóa, đặc biệt là sự phát triển cây ăn quả
tạo nên những bước tiến, khẳng định vị trí quan trong trong sản xuất nông

nghiệp, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng theo hướng
hiệu quả cao.
Những năm gần đây, nhiều nông dân trong huyện Bắc Sơn đã đầu tư cải
tạo vườn tạp, vườn đồi chuyển sang trồng các loại cây ăn quả mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Qua đó giúp bà con nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu
trên chính quê hương.
Từ một huyện còn nhiều khó khăn, người dân chỉ quen với cây ngô cây
sắn, nay bà con tích cực làm kinh tế, vươn lên làm giàu, trong đó có nhiều mô
hình cải tạo vườn tạp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cũng như bao gia đình nông thôn khác, xung quanh nhà là vườn, là ruộng
nhưng do thiếu vốn, thiếu kiến thức nên thường bỏ hoang hoặc trồng một số
cây ăn quả, vài luống rau, nuôi vài con gà phục vụ nhu cầu gia đình. Sau khi
tìm hiểu, tham khảo và học hỏi nhiều nơi, các hộ nông dân ở huyện Bắc Sơn
quyết định cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả, đặc biệt là trồng cây bưởi.
Giống bưởi được trồng ở huyện Bắc Sơn là giống bưởi Diễn. Sau vài năm
được chăm sóc cẩn thận, cây bưởi phát triển tốt và cho thu hoạch. Vì được
chăm sóc theo đúng kỹ thuật nên cứ đến mùa bưởi là các vườn bưởi lại sai
trĩu cành, thương lái đến tận vườn thu mua, mỗi năm cho thu hoạch từ 15 đến
20 tấn quả đem lại nguồn thu nhập ổn định với hơn 150 triệu đồng mỗi năm.


Những kết quả bước đầu trong việc phát triển cây bưởi ở huyện Bắc Sơn đã
mở ra hướng đi mới cho nông dân trong việc chuyển đổi cây trồng, tăng thu
nhập. Để mô hình này phát triển bền vững, trong thời gian tới, huyện Bắc Sơn
tiếp tục mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, khuyến cáo người dân
trồng những giống bưởi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương,
không nên trồng ồ ạt, tránh để xảy ra tình trạng cung nhiều hơn cầu…
Tuy nhiên người trồng bưởi vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất bởi vậy
chưa mạnh dạn mở rộng quy mô, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ
những vấn đề đó tôi đã chọn luận văn nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của

cây bưởi tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn" nhằm đánh giá thực trạng sản xuất
của địa phương, đưa ra những khó khăn và hướng giải pháp góp phần tăng hiệu quả
kinh tế cho huyện Bắc Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi
trên cơ sở thực tiễn tại huyện Bắc Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi
trên địa bàn huyện Bắc Sơn năm 2015 - 2017.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất và nâng cao hiệu quả
cây bưởi.
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế của cây bưởi tại huyện Bắc Sơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Hộ gia đình trồng bưởi tại huyện Bắc Sơn- Lạng Sơn
- Các vấn đề về nâng cao HQKT trong sản xuất cây bưởi tại Bắc Sơn- Lạng Sơn
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian
Về không gian: Huyện Bắc Sơn- Tỉnh Lạng Sơn


4.2. Phạm vi thời gian
Về thời gian: Thời gian tiến hành: Từ năm 2015 - năm 2017
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Giúp cho học viên hoàn thiện hơn trong học tập và tạo mối quan hệ giữa lý
thuyết và thực tế.
- Làm quen với phương pháp tiếp cận mới giúp làm quen dần với công việc

của ngành nghề mình đang theo học. Nâng cao khả năng sử các phương pháp
nghiên cứu, tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp huyện Bắc Sơn xây dựng quy hoạch phát triển sản
xuất cây bưởi. Bên cạnh đó đây cũng là tài liệu đối với các địa phương có điều kiện
tương tự.


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của
con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao
hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ
những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Yêu cầu của công tác quản lý
kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế làm xuất hiện
phạm trù hiệu quả kinh tế. (Đỗ Kim Chung, 2009)
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi vì
nếu cùng một kết quả xuất phát từ hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này
chúng có cùng một hiệu quả.
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản phẩm xã
hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả kinh tế sẽ cao khi nhịp độ tăng của các chỉ tiêu
đó cao. Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh vì sao? Hơn nữa,
điều kiện sản xuất hiện tại khác với năm trước, yếu tố bên trong bên ngoài của nền

kinh tế bị ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đó, quan điểm này chưa thỏa đáng.
Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm đó được sản
xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị được đánh giá toàn diện từ ba
khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu quả là
một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý. Hơn nữa việc
xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lý luận và cả thực tiễn.


Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội
là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành
viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. (Đỗ Kim Chung, 2009)
Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn vấn đề tiết
kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ môi
trường. Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá toàn
diện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Do
đó khi xem xét hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét trên tất cả các góc độ để có
cái nhìn toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu.
1.1.1.2. Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế chung nhất, có liên qua trực tiếp đến nền
sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là phương án đạt được
tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. (Đỗ Kim Chung, 2009)
Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế.
Đây là phần phức tạp, còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên nhiều nhà
kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là
mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài

nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả
kinh tế trong điều kiện cụ thể, trong giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh
tế là mục tiêu chung và xuyên suốt trong mọi thời kỳ, tiêu chuẩn là lựa chọn đánh
giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát
triển kinh tế
- xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau. (Trần Văn Đức,
2006)
Mặt khác tùy thuộc vào nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế quốc dân và hiệu quả xí nghiệp. Vì vậy nhu cầu thì đa dạng, thay đổi
theo thời gian tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Mặt


khác nhu cầu còn nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu khả năng thanh toán và nhu
cầu theo ước


muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên đơn vị chi phí là tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa
mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra, trong
nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành đáp ứng khả năng
cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế phải là thu nhập tối đa trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra. (Trần Văn
Đức, 2006)
1.1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
a, Phân loại theo nội dung và bản chất
Có thể xem xét hiệu quả kinh tế theo nhiều góc độ khác nhau tương đối sau:
Hiệu quả kinh tế là thể hiện mối tương quan đạt được về mặt kinh tế với chi
phí bỏ ra ra để đạt kết quả đó. (Nguyễn Ngọc Long, 2009)

Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được tổng hợp
trong ở các lĩnh vực kinh tế và trong xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt đýợc kết quả
đó nhý: bảo vệ môi trýờng, lợi ích công cộng, trật tự xã hội…
Hiệu quả phát triển: Thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng, đây là kết
quả tổng hợp của nhiều yếu tố như tình hình đời sống, dân trí của công dân, nhân
dân, phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất của cả vùng…
Hoạt động kinh tế luôn luôn nhằm đạt được mục đích kinh tế và mục đích xã
hội. Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội luôn gắn với nhau. Hiệu quả kinh tế xem
xét dưới góc độ là kết quả sản xuất gồm các chỉ tiêu kinh tế như tổng giá trị sản
phẩm, tổng chi phí, tổng sản lượng, thu nhập, lợi nhuận…Hiệu quả xã hội được
đánh giá thông qua các chỉ tiêu về giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ môi trường,
an ninh chính trị xã hội… trong thời kỳ trước mắt cũng như lâu dài. (Nguyễn
Ngọc Long,
2009)
Hiệu quả phát triển được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tốc độ phát triển,
mức độ tái sản xuất mở rộng, sự tăng trưởng về kinh tế xã hội.
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế cho là quan trọng nhất và quyết
định nhất. Hiệu quả kinh tế chỉ được đánh giá đầy đủ và đúng đắn nhất khi có sự
liên kết hài hòa của hiệu quả xã hội và hiệu quả phát triển.
b, Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi đối tượng xem xét


Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như
các ngành địa phương, các ngành sản xuất đến một phương án sản xuất hay một
quyết định quản lý… Có thể phân loại phạm trù hiệu quả kinh tế theo phạm vi và
đối tượng xem xét như sau:
Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế tính chung trong toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế ngành là hiệu quả tính riêng cho từng ngành sản xuất vật
chất như ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…, trong nông nghiệp được chia

thành hiệu quả kinh tế cây công nghiệp, hiệu quả kinh tế cây lương thực, hiệu quả
kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: tính theo từng vùng, khu vực và địa
phương (từng tỉnh, từng huyện)…
Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như hộ gia đình,
HTX, nông trường quốc doanh, công ty, tập đoàn sản xuất.
Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư vào
sản xuất như biện pháp giống, chi phí phân bón, chi phí bảo vệ thực vật…
c, Phân loại hiệu quả kinh tế theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
- Hiệu quả sử dụng đất.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ.
- Hiệu quả sử dụng biện pháp kỹ thuật. (Nguyễn Ngọc Long, 2009)
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất cây bưởi
* Đặc điểm kinh tế cây bưởi
Đời sống kinh tế của cây bưởi tương đối dài, khoảng 15 năm hoặc có thể hơn.
Do vậy những biện pháp cơ bản trong khâu trồng mới: Chọn giống, làm đất, bón
phân, trồng xen cây ngắn ngày cải tạo đất cũng như các giải pháp về chính sách kinh
tế tác động đến cây bưởi là rất quan trọng, nếu làm tốt thì cây bưởi sẽ có khả năng
làm cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt.


Sản xuất bưởi là một trong những cây trồng có khả năng sinh lời cao trong
sản xuất nông nghiệp nhất là huyện Bắc Sơn. Vì:
- Chu kì kinh doanh của cây bưởi lâu năm, ít phải trồng mới so với một số
cây trồng khác, trong cùng điều kiện sản xuất như nhau thì sản xuất bưởi cho hiệu
quả cao hơn.
- Bưởi là loại cây trưởng thành mạnh ở huyện Bắc Sơn, chống chịu tốt với

thời
tiết.
* Bưởi cần lượng vốn đầu tư lớn, đầu tư cho 1 sào khá cao.
Vì thế để phát triển bưởi đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú trọng từ
những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần những
phong tục tập quán trồng bưởi lạc hậu… Để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa
có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài
nước. Nếu coi cây bưởi là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng
chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi góp phần tăng
thu nhập cải thiện đời sống người dân trồng bưởi.
* Đặc điểm kỹ thuật cây bưởi
Để phát triển cây bưởi cần chú ý về điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết,
khí hậu… Bởi vậy, việc bố trí sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên từng
vùng. Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, quy
trình kỹ thuật chặt chẽ, sự chăm sóc kỹ lưỡng hằng ngày của người lao động. Việc
tổ chức sản xuất cần chuyên môn hóa từng vùng để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Cây bưởi sinh trưởng trải qua hai thời kỳ: kiến thiết cơ bản và kinh doanh. Điều
kiện tự nhiên của huyện Bắc Sơn đã tạo nên nét riêng biệt cho sản phẩm bưởi.
Yếu tố nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ lớn và khô hạn trong những tháng phát
triển và tích lũy quả là những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đặc thù
của bưởi ở huyện Bắc Sơn.
Bưởi là cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời, có thể trồng bưởi bằng
chiết cành hoặc ghép cành. Trước đây, sản xuất bưởi mang tính tự phát, tự cung tự
cấp. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng thì sản xuất
bưởi cũng phát triển theo, thị trường bưởi đã trở thành thị trường rộng lớn. (Phòng
NN&PTNT huyện Bắc Sơn, 2014)


1.1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trồng bưởi tại các địa phương
a, Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn tại xã Phú Diễn,

huyện Từ Liêm
Bưởi Diễn chín vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch. Khi bưởi được hái
xuống, không nên bổ ăn ngay. Bưởi Diễn ăn ngon nhất khi ngắt xuống 2 tuần, để
xuống nước, múi bưởi căng mọng đầy hấp dẫn. Bưởi để lâu, vỏ bưởi bị khô quắt lại
nhưng múi bưởi bên trong vẫn vàng ươm, ngọt lịm ngây ngất lòng người. Bưởi Diễn
là một trong 5 loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của người
miền
Bắc.
Tại vườn anh Nguyễn Hữu Hùng với 3 sào đất trồng bưởi cho thu nhập bình
quân từ 50 đến 60 triệu đồng. Theo anh Hùng anh thường xuyên thăm vườn để phát
hiện các loại sâu bệnh, không để cỏ dại mọc quanh gốc bưởi, khi có dấu hiệu của
sâu bệnh phải dùng thuốc trị ngay. Anh cho biết, nếu cây bưởi mà để sâu đục thân
tấn công, không xử lý ngay thì coi như là hỏng cả cây, chăm sóc mấy cây cũng
không hồi phục được. Anh Hùng chia sẻ kinh nghiệm: ” Phải chịu khó quan sát, tìm
hiểu, nắm bắt khoa học kỹ thuật, chăm sóc cho cây bưởi không bị sâu bệnh, bón đủ
và cân đối phân thì cây bưởi diễn mới sai quả và đậu quả được.”
Bưởi Diễn chính gốc không bao giờ được bán ngoài các sạp hàng. Theo ông
Phí Văn Chân - Phó Chủ nhiệm HTX Phú Diễn khẳng định: “ Không bao giờ có
chuyện bưởi Diễn chính gốc mang ra bán ngoài đường. Loại bưởi có chất lượng ở
mức trung bình khá thì cũng đã được khách hàng đến đặt hết và thu mua ngay tại
vườn.”
Thấy được HQKT cao và khả năng tiêu thụ tương đối ổn định nên bưởi Diễn
được người dân nơi đây coi là những loại cây trồng chủ lực mang lại thu nhập khá
cho nhiều hộ gia đình.
b, Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Da Xanh tại xã Hòa
Nghĩa, huyện Chợ Lách.
Bưởi da xanh, trong những năm qua nhờ thị trường tiêu thụ mạnh, giá cả tăng
cao, nhiều nông hộ trong xã mạnh dạng chuyển đổi cây trồng từ cây có giá trị kinh tế
thấp sang trồng bưởi da xanh. Xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách hiện có 1.038 ha diện
tích vườn cây ăn trái, năng suất bình quân hàng năm đạt trên 12 ngàn tấn.



Anh Đặng Văn Minh đã mạnh dạn tham gia và trồng 4.600 m 2 bưởi da xanh
chuyên canh. Anh tâm sự: ”Trồng bưởi theo tiêu chí Việt GAP không khó, tuy nhiên
việc chọn giống ở những nơi có uy tín, đáng tin cậy cũng là khâu quan trọng để hạn
chế mầm bệnh phát sinh sau này”. Về kỹ thuật trồng, anh phấn khởi cho biết:”
Cũng
nhờ các nhà khoa học hướng dẫn kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn, trao đổi
kinh nghiệm với các nhà nông... Trồng bưởi chuyên canh dễ ra hoa, đậu trái, thu
nhập lại cao hơn nhiều”. Năm 2013 anh thu hoạch được 16,5 tấn, giá trung bình
20.000 đồng/kg. Cũng theo anh Minh, việc trồng bưởi da xanh theo tiêu chí Việt
GAP vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, giá cả cao, đảm bảo an toàn cho người sử
dụng.
Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh tại xã Hòa Nghĩa được thành lập năm 2009.
Qua hơn 4 năm thành lập, Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh xã Hòa Nghĩa, đạt
nhiều kết quả quan trọng mà điển hình có được quy trình cơ bản chung cho việc
trồng và chăm sóc bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GAP. Sau khi thành lập tổ, năng
suất chất lượng trái bưởi da xanh của các tổ viên nâng lên đáng kể đặc biệt đáp ứng
được tiêu chuẩn trái cây sạch an toàn, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Trước đây
những hộ trồng bưởi da xanh trong ấp phải chạy vạy khắp nơi hỏi thăm giá cả để
bán, ngày nay khi đến vụ thu hoạch thương lái đến tận vườn để mua mà nông dân
không sợ bị ép giá [18].
Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh xã Hòa Nghĩa được Viện Nghiên cứu Cây
ăn quả miền Nam chọn thực hiện mô hình tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh theo
tiêu chuẩn Việt GAP. Mục đích nhằm giúp nông dân sản xuất đồng bộ tạo ra sản
phẩm sạch, an toàn chất lượng cao, cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước…
c, Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng tại xã
Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Bưởi Đoan Hùng hay còn gọi là bưởi Phủ Đoan, quả chín có màu vàng sáng,
cùi mỏng, tôm mọng nước, múi ráo, màu trắng ngà, khi ăn ngọt mát, có mùi thơm

đặc trưng. Bưởi Đoan Hùng có hai giống bưởi chính đó là bưởi Bằng Luân và bưởi
Sửu. Bưởi này có cây thấp là là mặt đất, không cao như các giống bưởi khác, người
cao có thể với tay hái được quả. Sau 5 năm trồng, cây đã cho quả có chất lượng tốt,
đến lúc cây được 15 tuổi thì cho năng suất cao, từ 100 - 160 quả [20].


Hiện nay, ở Bằng Luân có khoảng 900 hộ trồng bưởi với diện tích 170ha.
Trong xã vẫn còn một số ít cây bưởi 70 - 80 năm tuổi và khoảng vài trăm cây bưởi
50 năm tuổi đang cho quả rất “sung sức”: Từ 200 - 500 quả/cây. Nếu là cây đứng
một mình, có thể cho gần 1.000 quả/cây. Đặc biệt, những cây bưởi càng lâu năm tuổi
thì chất lượng quả càng ngon và đảm bảo có thể để được lâu, không bị khô tép bưởi
như những quả bưởi tơ của cây mớitrồng.
Ông Nguyễn Ngọc Nga, xã Bằng Luân chia sẻ: ”Gia đình ông có trên 200
gốc bưởi Bằng Luân, cây nào cũng sai trĩu quả. Bưởi đến mùa thu hoạch không cần
phải mang đi bán, khách hàng đến đặt mua cả vườn và tự thu hoạch, gia chủ không
phải vất vả gì. Do được mùa nên năm 2013, gia đình ông cầm chắc gần 300 triệu
đồng từ
việc trồng bưởi”.
Năm 2013, huyện đã phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương, Sở
Nông nghiệp &PTNT, Trung tâm khuyến nông, UBND các xã, thị trấn vùng dự án
triển khai mở rộng diện tích mô hình: “Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm
phục hồi và phát triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng”[20]. Mô hình đã góp
phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống bưởi đặc sản theo hướng hàng
hóa, ổn định sản lượng và chất lượng sản phẩm bưởi quả, bảo vệ thương hiệu bưởi
đặc sản từ đó tạo dựng niềm tin để nông dân yên tâm với nghề trồng bưởi. Khảo sát
tại các vườn cho thấy bưởi Bằng Luân, năng suất bình quân đạt 80 quả/cây, lãi thuần
trên 307 triệu đồng/ ha... Bước đầu, bưởi đã giúp nông dân Đoan Hùng thoát nghèo
và dần trở nên giàu có.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Bắc
Sơn

1.2.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường
Ở Việt Nam, thị trường rau quả ngày càng sôi động với nhiều loại trái cây đặc
sản được đầu tư phát triển. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, “ đất nào cây ấy”, mỗi loại
hoa quả lại phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau. (Đỗ Đình Ca, 1995)
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi Bắc Sơn lâu dài thì trong quá trình
sản xuất các hộ nông dân trên cơ sở tận dụng các mặt có lợi của địa phương phải tích
cực cung cấp chất dinh dưỡng, cải tạo chất lượng của đất trồng. Đất đai là tư liệu sản
xuất quan


trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây bưởi Bắc Sơn nói riêng. Đất đai

yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng sản phẩm.
Các hộ gia đình trồng bưởi phải thay đổi suy nghĩ, có cái nhìn tổng quát để có
những định hướng phát triển rõ ràng, áp dụng các khoa học công nghệ trên cơ sở
bảo vệ hệ sinh thái và môi trường.
1.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Thị trường tiêu thụ
Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như
thế nào? và sản xuất cho ai? (Trần Văn Đức, 2006). Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt
lên hàng đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời câu hỏi này
người sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu cầu có khả năng thanh
toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra được người tiêu dùng
chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay không, từ đó hình thành mối quan
hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện. Khi bắt tay vào sản xuất sản phẩm thì
người sản xuất phải xác định được quy trình sản xuất cụ thể, sản xuất như thế nào để
tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ phải
có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Cuối cùng là vấn đề sản xuất cho ai? ở đây muốn
đề cập tới khâu phân phối. Hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? ai là
người được hưởng lợi ích từ việc sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mới

kích thích được sự phát triển sản xuất có hiệu quả [8].
Khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng thì sản
phẩm hàng hóa trên thị trường càng có tính cạnh tranh cao. Với điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho bưởi Bắc Sơn phát triển, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng thì việc phát
triển và đưa bưởi trở thành sản phẩm quan trọng trên cơ sở chính sách kinh tế có tác
dụng như đòn bẩy mạnh mẽ, là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay của
huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Bên cạnh đó tích cực nâng cao
năng suất, chất lượng của bưởi Bắc Sơn để phân phối sản phẩm trên cả nước, nâng
cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm.
1.2.2.2. Giá cả
Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế thị trường, sự biến động của cơ chế
thị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của người sản xuất. Do đó, việc ổn định giá


cả và mở rộng thị trường tiêu thụ bưởi là hết sức cần thiết cho sản phẩm bưởi Bắc
Sơn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp.
Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường bưởi, một yếu tố cần thiết là thị
trường đầu ra. Cần có một đầu ra ổn định để bưởi Bắc Sơn phát huy hết giá trị của
một sản phẩm đã có thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó thị trường
đầu vào cũng ảnh hưởng hưởng tới kết quả sản xuất cây bưởi, đó là: giá các yếu tố
đầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn sản xuất và lao động,... có
vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất, hình thành giá cả sản phẩm,
là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất, nâng cao chất lượng và khối
lượng sản phẩm quả, gây tác động lớn tới kết quả và hiệu quả kinh tế.
1.2.2.3. Vốn
Trong sản xuất bưởi Bắc Sơn, vốn luôn là yếu tố không thể thiếu và nó mang
tính quyết định đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất. Hơn nữa, vốn giúp cho các
hộ sản xuất cây bưởi Bắc Sơn có điều kiện thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, trên cơ sở đó mới có điều kiện giảm chi phí sản xuất và nâng cao
hiệu quả kinh tế. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh đều cần

vốn để đầu tư sản xuất, mặt khác chu kỳ sản xuất bưởi Bắc Sơn lại dài ngày nên sự
thu hồi vốn là khá chậm, dẫn đến nông hộ sẽ gặp khó khăn nếu không có vốn từ đó
ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng. Do vậy muốn phát triển nhanh về diện tích,
quy mô trồng cây bưởi Bắc Sơn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn như:
cho vay với lãi suất ưu đãi, trợ giá cây giống, phân bón,...
1.2.2.4. Lao động
Con người là tác nhân quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt trong
sản xuất bưởi Bắc Sơn đòi hỏi con người phải có kinh nghiệm sản xuất, trình độ kỹ
thuật, trình độ học vấn để áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành,
phòng chống sâu bệnh hại nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng bưởi Bắc Sơn.
Hơn thế, con người phải nắm bắt được nhu cầu thị trường để ra những quyết định
sản xuất hợp lý từ đó cung cấp được sản phẩm phù hợp với thị hiếu và đáp ứng được
nhu cầu của thị trường. Do vậy, người trồng bưởi phải có kinh nghiệm sản xuất,
nhạy bén và năng động.


×