Tải bản đầy đủ (.docx) (209 trang)

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng hán và tiếng việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHAN PHƢƠNG THANH

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ
THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Huế, 2019


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHAN PHƢƠNG THANH

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ
THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Liêu Linh Chuyên
2. TS. Nguyễn Văn Lập


Huế, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc
nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công
trình khoa học nào.
Tác giả luận án

Phan Phƣơng Thanh


Lời Cảm Ơn
Trân trọng cám ơn Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Bộ môn
Ngôn ngữ, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế với tƣ cách là đơn
vị đào tạo và tổ chức cho luận án này bảo vệ.
Xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến
TS. Liêu Linh Chuyên và TS. Nguyễn Văn Lập là những ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn chu đáo, tận tình, truyền đạt cho tôi nhiều kiến
thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Xin cám ơn TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình góp ý giúp đỡ
động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin mãi biết ơn các vị Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ đã tham gia
giảng dạy, tham gia Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở đã có những ý kiến
đóng góp hết sức nhiệt tình và sâu sắc giúp tôi hoàn thành luận án.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn
bè, những ngƣời luôn khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Huế, tháng 1 năm 2019

Tác giả luận án
Phan Phƣơng Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 3
5. Ngữ liệu nghiên cứu................................................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 4
7. Đóng góp của luận án................................................................................................................. 8
8. Bố cục của luận án...................................................................................................................... 9
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN......10
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến
đề tài........................................................................................................................................... 10
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật....................................... 10
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thành ngữ........................................................ 13
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án............................................................................................... 19
1.2.1. Những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận............................................ 19
1.2.2. Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận............................................................ 22
1.2.3. Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ.................................................................... 27
1.2.4. Quan niệm về nghĩa thành ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận.......................34
1.3. Tiểu kết...................................................................................................................................... 36
Chƣơng 2 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG
HÁN TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN............................................. 38
2.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có
yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán................................................................................. 38
2.1.1. Điển mẫu.......................................................................................................................... 38

2.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ................................................................................................. 39
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán...45
2.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa.................................................................................................. 45
2.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa.......................................................................................... 55


2.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
............................................................................................................................................................... 58
2.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
........................................................................................................................................................... 58

2.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền
đích trong tiếng Hán61
2.4. Tiểu kết...................................................................................................................................... 76
Chƣơng 3 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG
VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

78

3.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Việt........................................................................................................ 78
3.1.1. Điển mẫu.......................................................................................................................... 78
3.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ................................................................................................. 79
3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt. . .85
3.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa.................................................................................................. 85
3.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa.......................................................................................... 93
3.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt
............................................................................................................................. 96
3.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt
........................................................................................................................................................... 96


3.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền
đích trong tiếng Việt99
3.4. Tiểu kết................................................................................................................................... 114
Chƣơng 4 NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THÀNH
NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ
TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN 116
4.1. Những tƣơng đồng của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận..................................................... 116
4.1.1 Những tƣơng đồng về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu
trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.....116
4.1.2. Những tƣơng đồng về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.......................................................... 117


4.1.3. Những tƣơng đồng về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.......................................................... 123


4.2. Những điểm dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận................................................... 127
4.2.1. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong
thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt 127
4.2.2. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật trong tiếng Hán và tiếng Việt 127
4.2.3. Những dị biệt về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ
loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt

134


4.3. Tiểu kết................................................................................................................................... 140
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...144
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 145

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. NNHTN

: Ngôn ngữ học tri nhận

2. ADTN

: Ẩn dụ tri nhận

3. BPCT

: Bộ phận cơ thể

4.

KHXH & NHÂN VĂN : Khoa học Xã hội và Nhân văn

5. KHXH
6.

ĐHQG HN


7.

ĐH SP TP. HCM

8. NXB
9.

Stt

10.

T/c NN

11.

T/c NN & ĐS

12.

Tr.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “ loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán......39
Bảng 2.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “bộ phận cơ thể loài vật”
trong thành
ngữ tiếng Hán
42
Bảng 2.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ

tiếng Hán
44
Bảng 2.4. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong
tiếng Hán
46
Bảng 2.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật
khác trong tiếng Hán
48
Bảng 2.6. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Hán................................50
Bảng 2.7. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong
tiếng Hán
51
Bảng 2.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Hán 54
Bảng 2.9. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các
miền đích trong tiếng Hán 62
Bảng 3.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt.......79
Bảng 3.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “BPCT loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt .. 82
Bảng 3.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ
tiếng Việt
84
Bảng 3.4. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong
tiếng Việt
86
Bảng 3.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật
khác trong tiếng Việt
88
Bảng 3.6. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Việt................................89
Bảng 3.7. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong
tiếng Việt
89

Bảng 3.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Việt 91
Bảng 3.9. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các
miền đích trong tiếng Việt.................................................................. 100


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình tỏa tia của “马” (NGỰA).......................................................................... 40
Sơ đồ 2.2. Mô hình tỏa tia của “马” (HỔ).................................................................................. 40
Sơ đồ 2.3. Mô hình tỏa tia của “马” (TRÂU)............................................................................ 41
Sơ đồ 2.4. Mô hình tỏa tia của “马” (CHÓ)............................................................................... 42
Sơ đồ 2.5. Mô hình tỏa tia của “马” (ĐẦU)............................................................................. 43
Sơ đồ 2.6. Mô hình tỏa tia của “马” (TÂM)............................................................................. 43
Sơ đồ 2.7. Mô hình tỏa tia của “马” (PHI)................................................................................. 44
Sơ đồ 2.8. Mô hình tỏa tia của “马” (MINH)............................................................................ 45
Sơ đồ 3.1. Mô hình tỏa tia của “CHÓ”...................................................................................... 80
Sơ đồ 3.2. Mô hình tỏa tia của “TRÂU”................................................................................... 81
Sơ đồ 3.3. Mô hình tỏa tia của “GÀ”.......................................................................................... 81
Sơ đồ 3.4. Mô hình tỏa tia của “HỔ”.......................................................................................... 82
Sơ đồ 3.5. Mô hình tỏa tia của “ĐẦU”...................................................................................... 83
Sơ đồ 3.6. Mô hình tỏa tia của “GAN”...................................................................................... 83
Sơ đồ 3.7. Mô hình tỏa tia của “KÊU”...................................................................................... 84
Sơ đồ 3.8. Mô hình tỏa tia của “CẮN”...................................................................................... 85


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một phƣơng tiện giao tiếp không thể thiếu trong xã hội loài
ngƣời. Nhƣng trong rất nhiều tình huống giao tiếp, chúng ta lại không dùng những
từ ngữ rõ ràng nhất, trực tiếp nhất để biểu đạt ý của mình, mà lại sử dụng một số
hình thức diễn đạt khác để thay thế, ví dụ: thành ngữ ―Ngựa xe như nước‖ để khắc

hoạ một cảnh tƣợng phồn hoa và náo nhiệt; thành ngữ ―Khẩu phật tâm xà‖ để chỉ
một số ngƣời ngoài miệng ngon ngọt nhƣng tâm địa rất độc ác, nham hiểm; hay để
biểu thị từ một nơi xa xôi mang đến một món quà, tuy không có giá trị, nhƣng đầy
tình cảm chứa chan chúng ta sử dụng thành ngữ ―Ngàn dặm tặng lông thiên nga‖...
Cho đến nay thành ngữ đã đƣợc mọi ngƣời ứng dụng một cách rộng rãi trong giao
tiếp. Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn
ngữ. Nó là một trong những đơn vị ngôn ngữ mang nghĩa ẩn dụ nhiều nhất và phong
phú nhất. Do đó, để tiến hành giao tiếp một cách thành thạo nhƣ ngƣời bản địa,
ngƣời học cần đang giao tiếp phải hiểu và sử dụng đúng thành ngữ của ngôn ngữ.
Những hình ảnh của thế giới tự nhiên, bao gồm thế giới động vật, thực vật và
các hiện tƣợng tự nhiên chiếm một số lƣợng khá lớn trong hệ thống thành ngữ.
Hình ảnh phổ quát và riêng biệt trong thế giới tự nhiên khúc xạ qua tƣ duy mỗi dân
tộc là khác nhau và để lại những dấu ấn văn hóa dân tộc khá rõ nét. Thành ngữ có
yếu tố chỉ loài vật là những thành ngữ mà thông qua nó các con vật đƣợc thể hiện,
đƣợc con ngƣời cảm nhận và khai thác để phục vụ cho những diễn đạt khác.
Nghiên cứu ngôn ngữ tri nhận trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài
nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau nhƣ: thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời dƣới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm từ
bình diện ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm trong thơ ca, ẩn dụ ý niệm thực vật,
ẩn dụ thời gian, ẩn dụ phạm trù lửa… Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về
ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật cũng chiếm một số lƣợng
khá nhiều, chẳng hạn nhƣ: công trình nghiên cứu về thành ngữ có từ chỉ động vật là
12 con vật nhƣ: chó, mèo, gà…từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã đƣợc ánh xạ sang
những miền đích trừu tƣợng, từ đó tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong
các ngôn ngữ.
1


Hiện nay nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận là hƣớng nghiên cứu đang đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm. Trong đó có vấn đề liên quan đến quan niệm ý nghĩa thành

ngữ của ngôn ngữ học tri nhận đã bổ sung, mở rộng cho những nghiên cứu về thành
ngữ theo quan niệm truyền thống. Đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài
―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn
ngữ học tri nhận‖ làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ là làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa
của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt dƣới ánh sáng của
lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Qua đó, góp phần xác định đặc điểm tri nhận, đặc
trƣng văn hóa dân tộc qua ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong
tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần nâng cao
chất lƣợng cho việc dạy học và nghiên cứu, cũng nhƣ xây dựng giáo trình dịch
thuật thành ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản, từ điển thành ngữ song ngữ Hán - Việt
đặc biệt là thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
-

Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về ngôn ngữ học tri nhận để làm cơ sở lý

thuyết cho đề tài nghiên cứu của luận án.
-

Xác định các đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ thông qua các kiểu cấu trúc

thành ngữ, qua đó chúng tôi phạm trù hóa ngữ nghĩa các thành ngữ này theo những
phạm trù ngữ nghĩa.

-

Xác lập miền ý niệm đích từ việc phân tích ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt và phân tích cách thể hiện trong miền ý
niệm nguồn.
-

Tìm hiểu sự pha trộn ý niệm của một số thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật để

hiểu đƣợc quá trình tri nhận trong việc tạo ra ý nghĩa của thành ngữ.
-

Phân tích cơ chế ánh xạ ẩn dụ của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật qua đó tìm

hiểu tính nghiệm thân và tính văn hóa cộng đồng dân tộc thể hiện trong tƣ duy ngôn
ngữ qua thành ngữ.

2


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi tập trung nghiên
cứu về một số vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trong đó nhấn
mạnh về ẩn dụ tri nhận của các loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán và
tiếng Việt, qua đó làm rõ sự chuyển di từ miền nguồn các thành ngữ có yếu tố chỉ
loài vật đến những miền đích trừu tƣợng trong hai ngôn ngữ này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ngữ

nghĩa học tri nhận liên quan đến thành ngữ trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.
5. Ngữ liệu nghiên cứu
Nhằm đáp ứng yêu cầu của luận án, chúng tôi đã sử dụng các nguồn ngữ liệu
có uy tín để tiến hành tổng hợp, thống kê và phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể nhƣ sau:
Trong tiếng Hán, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong quyển ―汉汉汉汉汉汉‖ (Từ điển thành ngữ tiếng Hán) xuất bản năm
2002 của 马马马 (Tống Vĩnh Bồi) chủ biên. [85]
Trong tiếng Việt, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong quyển Từ điển thành ngữ Việt Nam (1993) của Nguyễn Nhƣ Ý
chủ biên. [41]
Những thành ngữ tiếng Hán, chúng tôi đều dịch sang tiếng Việt. Để đảm bảo
cho phần dịch sang tiếng Việt đƣợc hiểu đúng nghĩa, chúng tôi dịch theo ba hƣớng.
Hƣớng thứ nhất: phiên âm Hán Việt, ví dụ:―汉汉汉汉‖ (Phóng hổ qui sơn); hƣớng thứ
hai: dịch theo nghĩa đen, tức là dịch từng từ, ví dụ:― 汉 汉 汉 汉 ‖ (Thả hổ về rừng);
hƣớng thứ ba: dịch thoát nghĩa chủ yếu là dịch theo nghĩa bóng và phần lớn là chỉ
chuyển dịch ý nghĩa bề sâu hoặc tìm thành ngữ tƣơng đƣơng, ví dụ: ―汉汉汉汉‖ (Ví
việc làm vô cùng nguy hiểm, tạo điều kiện cho kẻ xấu có lợi thế hoành hành). Cách
chuyển dịch nhƣ vừa nêu trên sẽ giúp chúng tôi thuận tiện hơn trong việc tìm ra
miền nguồn các ý niệm từ thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến miền đích là các ý
niệm trừu tƣợng khác.

3


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung sử dụng các phƣơng pháp và thủ
pháp cơ bản sau đây:
6.1. Phƣơng pháp xử lí ngữ liệu

Để thực hiện đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và
tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm
từ loài vật trong thành ngữ đƣợc khai thác từ miền nguồn và miền đích trong nguồn
ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trƣớc hết chúng tôi sẽ tiến hành xử lí ngữ
liệu trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt cụ thể nhƣ sau:
+
Thống kê nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và
tiếng Việt



Nhóm từ ngữ chỉ loài vật trong thành ngữ



Nhóm từ ngữ chỉ các BPCT của loài vật



Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật



Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật

+

Thống kê các kiểu cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt



Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng



Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng

a. Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

-

Nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong

tiếng Hán
Trên cơ sở 10.364 đơn vị thành ngữ có trong quyển― 汉 汉 汉 汉 汉 汉 ‖ (Từ điển
thành ngữ tiếng Hán) do Tống Vĩnh Bồi (chủ biên), chúng tôi đã thu thập đƣợc 683
thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật. Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi
nhận thấy rằng thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 6.59% trong tổng số
thành ngữ tiếng Hán và có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện trong thành
ngữ tiếng Hán, cùng là một đơn vị thành ngữ nhƣ: ―汉汉汉汉‖ (Lệ binh mạt mã = Cho
ngựa ăn no, mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến) nhƣng lại xuất hiện hai hoặc ba
thành ngữ biến thể nhƣ: ―汉汉汉汉‖ (Lệ qua mạt mã = Cho ngựa ăn no, mài sắc binh
khí chuẩn bị tác chiến),―汉汉汉汉‖ (Mạt mã lệ binh = Cho ngựa ăn no, mài sắc binh
khí chuẩn bị tác chiến), chính vì thế những biến thể thành ngữ nhƣ trình bày ở trên
chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ.
4


+ Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Hán
Dựa vào kết quả thu đƣợc là 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi
thống kê đƣợc 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao nhƣ:



(ngựa) chiếm tỉ lệ 19.98%, 马 (hổ) chiếm tỉ lệ 13.71%, 马 (trâu) chiếm tỉ lệ

7.12%, 马 (chó) chiếm tỉ lệ 6.48%... xuất hiện trong thành ngữ, chúng tôi dựa vào
phân loại của từng loài vật xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vật
nhƣ: nhóm thú hoang dã sống trên cạn chiếm tỉ lệ cao nhất 25.61%, tiếp đến là
nhóm chim (trời) 23.17%, nhóm côn trùng (sâu bọ) có 19.51% và nhóm sinh vật
sống dƣới nƣớc 14.63% chiếm tỉ lệ tƣơng đƣơng nhau, bên cạnh đó nhóm vật nuôi
(gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ khá thấp là 9.76%, cuối cùng chiếm số lƣợng thấp
nhất là nhóm vật giả tƣởng 6.10% và nhóm gặm nhấm 1.22%.
+

Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ

tiếng Hán
Các BPCT loài vật đƣợc sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Hán, qua
thống kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Hán với 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật, có 20 từ ngữ chỉ BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 120 lần trong thành ngữ
có yếu tố chỉ loài vật, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: 马
(đầu) chiếm tỉ lệ 18.33%, 马 (tim) chiếm tỉ lệ 10.00%.
+

Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng

Hán
Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi
đã thống kê đƣợc 18 động từ có tần số xuất hiện là 94 lần trong thành ngữ, trong đó
có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: 马 (phi) chiếm tỉ lệ 22.34%, 马 (minh)
chiếm tỉ lệ 17.02%, 马 (phệ) chiếm tỉ lệ 11.7%.

+

Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật trong thành

ngữ tiếng Hán
Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi
đã thống kê đƣợc 14 động từ có tần số xuất hiện 31 lần, trong đó có những từ ngữ
có tần số xuất hiện cao nhƣ: 马 (giết) chiếm tỉ lệ 22.93%, 马 (cƣỡi) chiếm tỉ lệ
22.58%, 马 (đánh) chiếm tỉ lệ 6.45%, 马 (bắt) chiếm tỉ lệ 6.45%.

5


-

Các kiểu cấu trúc thành ngữ đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật trong tiếng Hán
Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, dựa vào kết quả thu thập
đƣợc chúng tôi đã chia thành hai nhóm cấu trúc của thành ngữ nhƣ
sau: + Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng
+ Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng
b. Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt

-

Nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong

tiếng Việt
Dựa vào 8.000 đơn vị thành ngữ có trong quyển Từ điển thành ngữ tiếng Việt

do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, chúng tôi đã thu thập 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật. Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy thành ngữ có yếu
tố chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 8.69% trong tổng số thành ngữ tiếng Việt và chúng tôi
cũng nhận thấy rằng có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện trong thành ngữ,
cùng là một đơn vị thành ngữ nhƣ:―Bới đầu cá vạch đầu tôm‖ nhƣng lại xuất hiện
đến hai hoặc ba biến thể thành ngữ, chẳng hạn nhƣ: “Chặt đầu cá vá đầu tôm‖,
―Giật đầu cá vá đầu tôm‖, ―Vặt đầu cá vá đầu tôm‖, vì vậy những biến thể của
thành ngữ nhƣ trên chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ.
+ Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Việt
Dựa vào kết quả thu đƣợc là 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi
thống kê đƣợc 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao nhƣ:
chó có tỉ lệ 9.88% cao nhất, tiếp đến là trâu chiếm tỉ lệ 7.74%, gà chiếm tỉ lệ 4.83%
và hổ chiếm tỉ lệ 4.71%… xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vật
nhƣ: nhóm chim (trời) chiếm tỉ lệ 28.00% cao nhất, nhóm thú hoang dã sống trên
cạn chiếm tỉ lệ khá cao 22.00%, tiếp đến nhóm có tỉ lệ cao gần bằng nhau là nhóm
sinh vật sống dƣới nƣớc với tỉ lệ 19.00% và nhóm côn trùng (sâu bọ) 18.00%,
nhóm vật nuôi (gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ 8.00% khá thấp, cuối cùng nhóm chiếm
tỉ lệ thấp nhất là nhóm vật giả tƣởng 3.00% và nhóm gặm nhấm 2.00%.
+ Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ
tiếng Việt
BPCT loài vật đƣợc sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt, qua thống
kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Việt với 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, có
6


20 thành ngữ chứa tên gọi BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 139 lần, trong đó có
những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: đầu chiếm tỉ lệ 20.14% cao nhất, tiếp
đến là gan chiếm tỉ lệ 11.51%.
+


Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ

tiếng Việt
Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi
đã thống kê đƣợc 39 động từ của loài vật với tần số xuất hiện là 122 lần, trong đó
có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: kêu chiếm tỉ lệ 15.57%, cắn chiếm tỉ
lệ 9.02%.
+

Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật đƣợc sử

dụng trong thành ngữ tiếng Việt
Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi
đã thống kê đƣợc 22 động từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật với
tần số xuất hiện 45 lần, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: cưỡi
chiếm tỉ lệ 15.57%, bắt chiếm tỉ lệ 9.02%, đánh chiếm tỉ lệ 8.02%.
- Các kiểu cấu trúc thành ngữ đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật trong tiếng Việt
Dựa vào kết quả thu thập đƣợc 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi
đã chia thành hai nhóm cấu trúc trong thành ngữ, để cho việc tiến hành nghiên cứu
đƣợc thuận lợi, chúng tôi đã tiến hành phân loại các nhóm cấu trúc trong thành ngữ
nhƣ sau:
+

Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng

+

Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng


Từ việc thống kê các nhóm từ ngữ và các kiểu cấu trúc của thành ngữ, trên cơ
sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa thông qua đó sẽ tìm ra các
miền đích từ miền nguồn loài vật đƣợc thể hiện trong thành ngữ.
6.2. Phƣơng pháp phân tích miêu tả
Từ kết quả thống kê thu thập có đƣợc trong các nhóm từ ngữ và các kiểu cấu
trúc đƣợc sử dụng trong thành ngữ, chúng tôi sẽ nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa
của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.
+

Thông qua ý nghĩa của các thành ngữ chúng tôi sẽ xác định những nhóm

thành ngữ có cùng ý nghĩa khái quát tạo thành những miền ý niệm.
7


+

Khám phá những cấu trúc ADTN thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng

Hán và tiếng Việt; sau đó tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị
biệt trong các mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật.

+

Mỗi nhóm kiểu cấu trúc của thành ngữ nhƣ trên đều mang những nghĩa biểu

trƣng khác nhau. Do đó, chúng tôi có thể phạm trù hóa các thành ngữ theo ý nghĩa
mà nó có thể phản ánh (ví dụ: ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh…). Trên cơ sở đó,
chúng tôi tiến hành tuyển chọn những tƣơng ứng ngữ nghĩa từ miền nguồn sang
miền đích.

- Thủ pháp tỏa tia: là khái quát sự phát triển ngữ nghĩa của một số từ đƣợc
xem là điển mẫu đƣợc sử dụng trong thành ngữ. Thành tố trung tâm là nghĩa gốc
của từ, các nghĩa phái sinh là các nghĩa chuyển ẩn dụ có vai trò mở rộng nghĩa.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ miêu tả những điển mẫu có tần
số xuất hiện cao với sự chuyển nghĩa theo các lĩnh vực. Các thành tố trong mỗi ý
niệm sẽ đƣợc liệt kê lần lƣợt theo đặc tính xa dần nguyên gốc.
- Thủ pháp miêu tả ngữ nghĩa: xác lập những mối quan hệ ngữ nghĩa của
những thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật làm cơ sở thiết lập thành từng phạm trù.
+

Khái quát thành các kiểu cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm: thành ngữ sử dụng

các BPCT của loài vật, thành ngữ có sử dụng các cặp loài vật sóng đôi, thành ngữ
có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật, thành ngữ có sử dụng hoạt
động của loài vật, thành ngữ có sử dụng loài vật với đối tƣợng khác, để khái quát
thành các phạm trù với các công thức.
6.3. Phƣơng pháp đối chiếu
Để tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong sự chuyển di ánh xạ từ
miền nguồn các ý niệm của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến những miền đích
trừu tƣợng của hai ngôn ngữ Hán, Việt. Trên cơ sở đó, tìm ra những đặc trƣng văn
hóa - tƣ duy dân tộc trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.
7.

Đóng góp của luận án
Về ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ

những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa học của thành ngữ theo quan niệm của ngôn
ngữ học tri nhận trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng
Hán và tiếng Việt.

8


Về ý nghĩa thực tiễn: Công trình nghiên
kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc
công tác dịch thuật và xây dựng từ điển thành

cứu của luận án sẽ ứng dụng những
ứng dụng trong công tác giảng dạy,
ngữ song ngữ Hán - Việt.

8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có
4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.
Trong chƣơng này, luận án sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nƣớc liên quan về từ ngữ chỉ loài vật, các công trình nghiên cứu về thành
ngữ và thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật; cơ sở lý thuyết của đề tài luận án gồm có:
những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận trong đó chú trọng về ngữ nghĩa
học tri nhận liên quan đến ẩn dụ tri nhận, thành ngữ. Chƣơng này sẽ đặt nền móng
lí thuyết cho việc triển khai các nội dung cụ thể ở những chƣơng tiếp theo.
Chƣơng 2: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán từ lý thuyết
ngôn ngữ học tri nhận. Trong chƣơng này, chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu
của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từ
ngữ. Từ mô hình tỏa tia của các nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứu
đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán. Với những kết quả nghiên cứu có
đƣợc chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu
tố chỉ loài vật trong tiếng Hán.
Chƣơng 3: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt từ lý thuyết
ngôn ngữ học tri nhận. Cũng với cách thức tiến hành và mục đích nghiên cứu nhƣ

ở chƣơng 2. Chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu của thành ngữ có yếu tố chỉ loài
vật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từ ngữ. Từ mô hình tỏa tia của các
nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của thành
ngữ tiếng Việt. Với những kết quả nghiên cứu có đƣợc sẽ tiến hành xây dựng mô
hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt.
Chƣơng 4: Những điểm tƣơng đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.
Từ kết quả có đƣợc ở chƣơng 2 và chƣơng 3, chúng tôi tiến hành phân tích,
so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.
9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật
a. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thành quả nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa động vật ở Trung Quốc,
trong đó có mƣời hai con giáp, phải nói đến bài ―汉汉汉汉汉‖ (Nghĩa học của từ vựng
tiếng Hán) [86] của tác giả 马马马 (Tô Tân Xuân) (1997) tập trung phân tích về nguồn
gốc của lớp từ chỉ đến động vật trong tiếng Hán, từ đó chỉ ra đặc điểm tƣ duy liên
tƣởng của ngƣời Trung Quốc qua sự liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Trong cuốn
―汉汉汉汉汉汉汉汉‖ (Hệ thống ngữ nghĩa của từ tiếng Hán) [88] của tác giả 马马 (Vƣơng
Quân) (2005), tác giả đã kết hợp lí luận với thực tiễn làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản
của ngữ nghĩa học, trong đó có đề cập đến đặc trƣng tâm lý, văn hóa dân tộc thể
hiện qua ý nghĩa tƣợng trƣng của từ chỉ động vật trong tiếng Hán. Công trình ―汉汉
汉汉汉汉汉汉汉‖ (Góc nhìn văn hóa trong từ vựng tiếng Hán) [87] của tác giả 马马马马马马马
(Vƣơng Quốc An, Vƣơng Tiểu Mạn) (2011) đã chọn góc nghiên cứu lịch đại, thông

qua khảo sát, miêu tả và phân tích lớp từ chỉ động vật, chỉ ra ý nghĩa văn hóa qua
ngôn ngữ.
Nghiên cứu về từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nƣớc học phải kể đến công
trình nhan đề ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉‖ (Hiện tượng đồng nghĩa đất nước học trong tên
gọi động vật Hán Anh) của đồng tác giả 马马马, 马马马 (Vƣơng Đức Xuân và Vƣơng
Kiến Hoa) (1995) [91]. Tiếp đó là công trình mang tên ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉‖
(Nghiên cứu ngữ nghĩa đất nước học của từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Hán) [71]
của tác giả 马马马 (Lí Nguyệt Tùng) (2008), tác giả đã chỉ ra cơ sở định danh tên gọi
động vật của từng loài. Tác giả cho rằng, ngữ nghĩa của lớp từ chỉ động vật trong
tiếng Hán phản ánh rõ nét đặc trƣng tƣ duy, quan niệm luân lý truyền thống của
ngƣời Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ chọn góc nghiên cứu này, trƣớc hết
phải kể đến công trình ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉‖ (Nghiên cứu đối chiếu văn

10


hóa từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Anh) [65] của tác giả 马马 (Hách
Lệ) (2010) đã thu thập và thống kê từ ngữ chỉ động vật, cùng là một con vật nhƣng
giá trị ngữ nghĩa và văn hóa của hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau, chẳng hạn
nhƣ: hình ảnh “con chó” trong tâm thức của ngƣời Anh và ngƣời Trung Quốc,
chúng ta bắt gặp hiện tƣợng khác nhau về tình cảm đối với con vật này. Trong tâm
thức của ngƣời Trung Quốc “chó” có vị trí thấp hèn, là đối tƣợng bị khinh rẻ, coi
thƣờng. Vì vậy, những từ ngữ liên quan đến “chó” trong tiếng Hán phần lớn là
những từ mang nghĩa xấu nhƣ: chó săn, chó ghẻ... trong khi đó ngƣời Anh lại xem
“chó” nhƣ là thú cƣng trong nhà, vì vậy những từ ngữ liên quan đến “chó” thƣờng
mang nghĩa tích cực nhƣ: lucky dog, a gay dog… Kết quả nghiên cứu của tác giả đã
cho ngƣời đọc thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và dị biệt về văn hóa thông qua
các từ ngữ chỉ con vật đƣợc thể hiện trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Anh.
Tiếp đến là công trình ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉‖ (Nghiên cứu đối chiếu từ ngữ chỉ con giáp

trong tiếng Hán và tiếng Việt) [56] của tác giả 马马马马 (Bùi Thị Hằng Nga) (2015) là
nghiên cứu sinh Việt Nam tại Trung Quốc, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh
đối chiếu, thông qua khảo sát và phân tích, chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác
biệt của lớp từ chỉ mƣời hai con giáp trong tiếng Hán và tiếng Việt qua ngữ liệu từ
thành ngữ, tục ngữ, nhất là đặc điểm tri nhận của hai dân tộc về con giáp.
Bên cạnh đó còn có một số công trình nhƣ: Luận văn thạc sĩ ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉
汉汉汉‖ (Nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng
Hán) [63] của tác giả 马马马 (Đổng Hiểu Vinh) (2012) đã tiến hành thống kê và phân
loại thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. Trên cơ sở đó, tác giả đã chia các loài động
vật thành sáu nhóm và sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau: nhóm 12 con giáp, nhóm tứ
linh, nhóm gia cầm, nhóm gia súc, nhóm loài vật dƣới nƣớc và nhóm côn trùng
đƣợc thể hiện qua nghĩa biểu trƣng của từng nhóm loài động vật trong thành ngữ
tiếng Hán, qua đó có thể giúp ngƣời đọc thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa của ngƣời
Trung Quốc.
b. Những nghiên cứu ở Việt Nam


Việt Nam, ngày càng nhiều học giả quan tâm đến trƣờng từ vựng - ngữ

nghĩa chỉ động vật. Trong công trình ―Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của
11


nhóm từ chỉ động thực vật tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)‖ [35] của tác giả
Nguyễn Thanh Tùng (2003) đã nghiên cứu từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt qua
từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ, công trình tiến hành khảo sát cách
dùng từ chỉ động thực vật với nghĩa đen và nghĩa bóng, mục đích để so sánh từ chỉ
động thực vật tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua việc nghiên cứu đối chiếu từ chỉ
động thực vật trong tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả đã tìm ra những điểm tƣơng
đồng và dị biệt trong lối sống, lối suy nghĩ của hai cộng đồng Việt, Anh. Tác giả đã

vận dụng kết quả đạt đƣợc và đƣa ra một số gợi ý xoay quanh việc giảng dạy và
dịch thuật từ chỉ động thực vật trong từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ.
Công trình ―Tìm hiểu thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân
gian người Việt‖ [30] của tác giả Triều Nguyên (2007) đã tiến hành nghiên cứu về ngôn
ngữ và văn hóa ngƣời Việt. Trong công trình có 100 động vật đƣợc nêu tên để lấy ý
kiến phân loại và đánh giá theo thang điểm 50 nhân chứng của ngƣời Thừa Thiên Huế,
với 19 tiêu chí nhƣ: sạch - bẩn, nhanh - chậm, chăm - lƣời, có lợi - có hại, đẹp - xấu…
Tác giả đã giúp ngƣời đọc nắm đƣợc ý nghĩa vốn có trong tên gọi động vật của ngƣời
Việt và từ đó nhận ra đặc điểm, bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, với 50 nhân chứng
là ngƣời Thừa Thiên Huế vẫn còn quá mỏng, hơn nữa 100 động vật đƣợc chọn đƣa
vào bảng điều tra chƣa thể cho là đầy đủ và thấu đáo đƣợc.

Bài báo―So sánh hàm nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật trong tiếng Hán và
tiếng Việt‖ [22] của tác giả Trịnh Thị Thanh Huệ (2007) đã chọn một số từ trong lớp
từ vựng tên gọi động vật thân thuộc trong tiếng Hán và tiếng Việt để phân tích, so
sánh, đối chiếu hàm nghĩa văn hoá của hai ngôn ngữ Hán và Việt. Kết quả so sánh
đối chiếu sẽ giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự tƣơng đồng và dị biệt trong quan
niệm về văn hóa của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam.
Với bài ―Sự khác nhau về nội hàm văn hóa của hai từ Rồng (汉, Dragon) và
Chó (汉, Dog) trong ngôn ngữ Việt - Hán - Anh‖ [5] của tác giả Liêu Linh Chuyên
(2014) đã nghiên cứu những nét tƣơng đồng và dị biệt trong cách tri nhận về Rồng
(汉, Dragon) và Chó ( 汉, Dog) của ngƣời Việt Nam, ngƣời Trung Quốc và ngƣời
Anh. Kết quả của bài nghiên cứu đã giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc cách tri nhận về
các con vật nhƣ: Rồng (汉, Dragon) và Chó (汉, Dog) của mỗi dân tộc mang những
nghĩa biểu trƣng khác nhau. Việc so sánh đối chiếu từ Rồng (汉, Dragon) và Chó

12


(汉, Dog) đã phần nào giúp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc nội hàm văn hóa đƣợc ẩn sâu

bên trong lớp vỏ ngôn ngữ của mỗi dân tộc.
Trong những năm gần đây có một số bài viết về con giáp trong ngôn ngữ - văn
hóa Trung Việt, nhƣ ―Chữ 汉 dương trong ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam và Trung Hoa
‖ (2015) [11], ―Con gà trong ngôn ngữ Trung - Việt‖ (2017) [12], ― Chó trong ngôn
ngữ và văn hóa Trung - Việt‖ (2018) [13] của tác giả Phạm Ngọc Hàm. Trong đó, tác
giả đi từ tính chất biểu ý của chữ Hán, tiến hành khảo sát, phân tích, đối chiếu về cấu
trúc và ý nghĩa của các từ ngữ có chứa yếu tố chỉ con giáp, từ đó chỉ ra hàm ý văn hóa
của các từ ngữ này cũng nhƣ đặc điểm tri nhận của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt
Nam về con dê, con gà, con chó nằm trong hệ thống mƣời hai con giáp.

Với những bài viết đã nêu trên, còn có nhiều đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
đã cung cấp những kiến thức mang tính ứng dụng thực tế nhƣ: đề tài nghiên cứu
―Từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam‖ [21] của tác
giả Nguyễn Thị Hoa Hiên (2010) đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu từ ngữ chỉ tên gọi
các loài cá, tôm đƣợc dùng với nghĩa biểu vật trong ca dao, tục ngữ của ngƣời Việt.
Kết quả nghiên cứu đã giúp cho ngƣời đọc có thêm cái nhìn lí thú về hình ảnh con
cá, con tôm và hiểu rõ hơn về “cái biểu đạt”, phƣơng tiện quan trọng tạo nên nghĩa
biểu trƣng của tục ngữ, ca dao. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu ―Lớp từ ngữ chỉ
động vật và thực vật trong đồng dao người Việt‖ [38] của tác giả Lê Thị Thuận
(2011) đã dành một số trang miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ
ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao của ngƣời Việt. Kết quả nghiên cứu
của đề tài đã giúp chúng ta thấy đƣợc vai trò của việc sử dụng lớp từ ngữ này trong
đồng dao và văn hóa của ngƣời Việt Nam.
Tóm lại, những bài viết và các công trình đƣợc trình bày trên đây đã đƣợc các
tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: trƣờng từ vựng ngữ nghĩa
động vật, từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nƣớc học, thế giới động vật dƣới góc độ
ngôn ngữ - văn hóa dân gian, ngữ nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật... Kết quả của
các công trình và bài viết trên đã phần nào giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn lí
thú về văn hóa của các dân tộc thông qua ý nghĩa biểu trƣng của các con vật.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thành

ngữ a. Những nghiên cứu ở nước ngoài
- Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ truyền thống có các công trình cụ thể nhƣ sau:

13


Luận văn thạc sĩ ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉‖ (Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có yếu tố
chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt) [92] của tác giả 马马马 (Vi Thị Thủy) (2012)
đã tiến hành thống kê tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán là 631
thành ngữ, tiếng Việt là 649 thành ngữ, trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành thống kê phân
loại nhóm loài vật, nhằm tìm hiểu nét biểu trƣng của từng loài vật, và tìm ra những
điểm giống nhau và khác nhau về nền văn hóa Trung Quốc, Việt Nam.
Trong đề tài luận văn thạc sĩ ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉 ‖ (Nghiên cứu so sánh đối
chiếu ẩn dụ yếu tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh) [79] của tác
giả 马马马 (Phan Dung Dung) (2014) đã chọn 12 con vật nhƣ: chó, mèo, lợn, trâu, ngựa,
dê, chuột, thỏ, sói, gấu, vƣợn, cáo và đã chia thành hai nhóm loài vật là: loài vật nuôi
và loài thú hoang dã. Từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã đƣợc ánh xạ sang những miền
đích trừu tƣợng, từ đó tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và
dị biệt. Kết quả nghiên cứu đã giúp chúng ta thấy đƣợc bức tranh về ngôn ngữ và cách
tƣ duy của hai dân tộc trong cách ngƣời Hán và ngƣời Anh ý niệm hóa các từ ngữ chỉ
động vật. Tuy nhiên, công trình cũng chỉ mới đề cập đến 12 từ ngữ chỉ loài vật trên ngữ
liệu là thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh.
Cũng với hƣớng đi nhƣ vậy, với đề tài nghiên cứu ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉‖ (Nghiên
cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán) [64] của tác giả 马



(Phòng Bồi) (2007); đề tài nghiên cứu ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉‖ (Nghiên cứu

so sánh đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt)

[81] của tác giả 马马马马 (Nguyễn Thị Thanh Hƣơng) (2011); đề tài nghiên cứu ―汉汉
汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉‖ (Nghiên cứu giảng dạy thành ngữ động vật trong giảng dạy
Hán ngữ đối ngoại) [97] của tác giả 马马 (Triệu Ngọc) (2012); đề tài nghiên cứu ―汉
汉汉汉汉汉汉汉‖ (Nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán) [60] của
tác giả 马马 (Trần Tĩnh) (2016) …
-

Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận có các công trình

nhƣ sau:
Ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận có một số bài viết nhƣ: bài ―汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉汉
汉汉 ‖ (Nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh) [69]
của tác giả 马马马 (Tƣớng Trừng Sinh) (2006), tác giả đã vận

14


×