TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
======
BÙI THỊ MỸ DUNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA
VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG THUỘC XÃ
TIỀN PHONG, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học
HÀ NỘI, 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
======
BÙI THỊ MỸ DUNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA
VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG THUỘC XÃ
TIỀN PHONG,HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Duy Trinh
HÀ NỘI, 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, tôi đã được nhiều
sự giúp đỡ quý báu của các đơn vị và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Sinh - KTNN, Tiến sĩ và cán bộ của bộ môn
Động vật học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 - đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ khoa
học - kỹ thuật và hướng dẫn tôi để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên
cứu. Trân trọng gửi lời cảm ơn tới gia đình ông Phan Văn Minh đã nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp các thông tin cần biết khi thu mẫu và nghiên cứu tại đất
trồng mướp đắng của gia đình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Duy Trinh
công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội - người thầy đã định hướng những bước
đi đầu tiên và cũng là người luôn theo sát, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn tới bạn Phạm Thị Thu Hà, bạn Nguyễn Như Huyền và
bạn Nguyễn Viết Thị Vân sinh viên k41 - Khoa Sinh - KTNN Trường
ĐHSP Hà Nội 2 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu, tách lọc mẫu và
bảo quản mẫu.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình,
bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian, cổ vũ tinh thần để tôi
hoàn thành tốt khóa luận của mình và kết thúc chương trình học đúng hạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Bùi Thị Mỹ Dung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả trong khóa luận này hoàn toàn
trung thực, không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khác. Đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Công trình nghiên cứu này chưa được công bố trên bất kì một tư liệu
nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc thực
hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin, số liệu trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Bùi Thị Mỹ Dung
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu
Viết tắt
1
-1
Tầng đất 0 - 10cm
2
-2
Tầng đất 10 - 20cm
3
MĐTB
Mật độ trung bình
4
H'
Chỉ số đa dạng loài
5
J'
Chỉ số đồng đều
6
S
Số lượng loài theo tầng phân bố
7
TS
Tiến sĩ
8
Lần 1
Lần thu mẫu thứ nhất
9
Lần 2
Lần thu mẫu thứ hai
10
sp.
Chưa xác định được tên
11
cs.
Cộng sự
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Tình hình nghiên cứu ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới .................. 4
1.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ..................... 4
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) .................. 4
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve
giáp (Acari: Oribatida) ...................................................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam .................. 6
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) .................... 6
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) .................. 6
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quầ xã Ve
giáp (Acari: Oribatida). ..................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................... 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 9
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 11
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa .................................................................... 11
2.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..................................................... 12
2.4.3. Phương pháp xác định danh lục loài và cấu trúc quần xã Ve giáp
(Acari: Oribatida) ............................................................................................ 13
2.4.3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ...................................... 13
2.4.3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ..................................... 13
2.4.4. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu .......................................... 13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 15
3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng cây
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong......................................... 15
3.1.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại
khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ................................................................ 15
3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất
trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ............................... 21
3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại
khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ................................................................. 22
3.2.1. Đa dạng thành phần loài........................................................................ 23
3.2.2. Mật độ trung bình .................................................................................. 23
3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H' và chỉ số đồng đều J' ......................................... 23
3.2.4. Các loài ưu thế....................................................................................... 24
3.2.4.1. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong các tầng thẳng đứng ....... 24
3.2.4.2. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong 2 lần thu mẫu.................. 26
3.3. Ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong... 28
3.3.1. Ảnh hưởng của độ dẫn điện đến cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất trồng
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong......................................... 28
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) tại đất trồng mướp đắng thuộc xã Tiền Phong .............................. 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 34
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục loài Ve giáp tại các tầng đất phân bố tại đất truồng mướp
đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ................................................... 17
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp tại đất trồng ............... 21
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ......................................... 21
Bảng 3.3. Một số định lượng cấu trúc quần xã Ve giáp trong 2 lần theo các
tầng phân bố .................................................................................................... 22
Bảng 3.4. Số lượng các thể của Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng ...... 24
tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ............................................................ 24
Bảng 3.5. Các loài Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu
thuộc xã Tiền Phong theo 2 lần thu mẫu (đơn vị %) ...................................... 26
Bảng 3.6. Ảnh hưởng độ dẫn điện đối với cấu trúc của quần xã Ve giáp tại đất
trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ............................... 28
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất
trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ............................... 30
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Ve giáp ...............................................................9
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Ve giáp bậc cao .10
Hình 3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida theo tầng thẳng đứng ở đất trồng
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong.............................................23
Hình 3.2. Cấu trúc ưu thế của quần xã Ve giáp ở đất trồng mướp đắng tại khu
Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ..............................................................................25
Hình 3.3. Cấu trúc ưu thế của quần xã Oribatida tại đất trồng mướp đắng tại
khu Giọc dầu thuộc xã tiền Phong theo 2 lần thu mẫu .......................................27
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mướp đắng (còn gọi là Khổ qua) là một cây leo thuộc họ Bầu bí, có quả
ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Mướp đắng không chỉ là
nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phần ăn được trong quả mướp
đắng chiểm khoảng 95% (Viện dược liệu), 1993 [16], là một trong ngũ vị
được con người ưa thích: Đắng-cay-chua-chát-ngọt. Ngoài ra, nó còn là một
dược liệu quý, cụ thể như có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các
loại rau, dưa, bí có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào,
phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng,…. Chất
glycoside có tác dụng làm giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ
trợ đối với bệnh đái tháo đường. Protein có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch
của cơ thể kháng tế bào ung thư (Hội dược liệu Việt Nam VIMAMES) [15].
Môi trường đất là một môi trường sống rất đặc thù, với cấu trúc phúc
tạp, trong đó chứa cả một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Ve
giáp (Acari: Oribatida) là những động vật có kích thước nhỏ mật độ quần thể
lớn, đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố rộng, rất nhạy cảm với
những biến đổi của môi trường sống (Vũ Quang Mạnh, 2007) [6]. Do mật độ
quần thể lớn, có thể đạt tới hàng trăm nghìn cá thể trên một mét vuông đất,
thành phần loài đa dạng nên việc nghiên cứu đầy đủ nhóm động vật này sẽ
góp phần làm chủ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đánh giá đặc điểm khu
hệ và tính chất địa động vật (Vũ Quang Mạnh, 2003) [5].
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý trung gian và chuyển tiếp của nhiều trung
tâm phát sinh và phát tán, di cư của nhiều nhóm động vật trong đó có hệ động
vật Ve giáp. Cho đến nay khu hệ động vật Ve giáp Việt Nam đã có nhiều
nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ và chưa đồng bộ ở các vùng lãnh thổ (Nguyễn
Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh, 2012) [11].
Hiện nay, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh có diện tích đất trồng nông
nghiệp rất lớn. Cũng như ở những nơi khác để đạt được năng suất và tránh sâu
bệnh nên các loại phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng cho cây trồng. Vì
1
vậy các quần xã động vật đất bị ảnh hưởng một phần nào đó mà cụ thể là
quần xã ve giáp.
Việt Nam là một trong những Quốc gia có tính đa dạng sinh học cao
nhất thế giới. Đa dạng sinh học là sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Khái
niệm này bao gồm các loài thực vật, động vật và vi sinh vật trên cạn, ở sông
hồ và biển. Đa dạng sinh học gồm 3 mức độ: Loài, hệ sinh thái và thông tin di
truyền/nguồn gen (Tài liệu internet) [28].
Đa dạng loài bao gồm các loài động vật, thực vật và vi khuẩn. Mỗi cá
thể sinh vật có đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao
phối với nhau sinh sản ra thế hệ tương lai; Đa dạng hệ sinh thái bao gồm các
khu vực như hồ, rừng, rạn san hô. Ở đó các loài thực vật, động vật và vi sinh
vật tồn tại cùng nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau; Đa dạng thông tin di truyền
bên trong mỗi cơ thể bao gồm hình thành nên loài, chúng có thể sống và phân
chia. Có sự khác biệt nhỏ giữa các thành viên của loài (Tài liệu internet) [28].
Với tất cả các lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đa
dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng thuộc
xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn điện, nhiệt độ)
đến sự phân bố, thành phần loài và các chỉ số sinh học của quần xã Ve giáp ở
đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định thành phần loài, phân tích độ đa dạng và sự phân bố của Ve
giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền
Phong.
Tìm hiểu một số chỉ số định lượng của ve giáp (số loài, mật độ trung
bình, chỉ số đa dạng H', chỉ số đồng đều J' và độ ưu thế D).
Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn điện, nhiệt độ)
đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng mướp đắng tại
khu Giọc dầu tại xã Tiền Phong.
2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá vai trò chỉ thị của Ve giáp (Acari: Oribatida) đặc trưng cho
môi trường đất ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong.
Cung cấp thêm bằng chứng về tính đa dạng sinh học Ve giáp (Acari:
Oribatida) của xã Tiền Phong. Bổ sung cho người dân dẫn liệu mới về nguồn
tài nguyên đất phong phú và hữu ích.
Lần đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn
điện, nhiệt độ) ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
đến thành phần loài và cấu trúc của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo
chiều sâu thẳng đứng trong đất (từ 0 - 10cm và 10 - 20cm).
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài bổ sung dữ liệu về thành phần loài Ve giáp, góp phần đánh giá
tài nguyên đa dạng động vật tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc
xã Tiền Phong và khảo sát cấu trúc quần xã Ve giáp, góp phần dự đoán ảnh
hưởng của người dân tác động đến hệ sinh thái đất tại đây.
3
NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)
Năm 2004, theo Karasawa S. thành phần loài Ve giáp do sự ảnh hưởng
của sự phân cắt địa lý ít hơn so với thành phần loài Ve giáp chịu ảnh hưởng
của sự đa dạng vi sinh cảnh (Microhabitat). Tác giả thu thập mẫu Ve giáp ở
hai hòn đảo các xa nhau 470km với 3 mức độ chiều cao lần lượt là 0 - 50cm,
50 - 100cm và 100 - 150cm so với mặt đất từ lá cây, vỏ cây, rễ cây, đất nền và
tảo biển, kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: Ở đầu rễ cây và vỏ thân cây khác
với ở lá cây, đất nền và tảo biển về thành phần loài quần xã Ve giáp; Ở cùng
một kiểu khuynh hướng giống nhau hơn so với những quần xã thuộc các sinh
cảnh khác nhau nhưng cùng một địa điểm (Karasawa S., 2004) [20].
Một trong những công trình nghiên cứu về Acari sớm nhất là của tác
giả Berlese. Chỉ từ năm 1881 đến 1923, ông đứng tên một mình hoặc là đồng
tác giả của 73 công trình nghiên cứu về Acari, Microarthropoda,
Scorpiones.Trong đó ông đã mô tả khoảng hơn 120 loài ve giáp (Acari:
Oribatida). Tuy nhiên tất cả những loài do Berlese mô tả đều viết bằng tiếng
la tinh, rất ngắn gọn, chỉ gồm một vài nét gạch đầu dòng vì thế sau này các
loài do Berlese mô tả, đã được Hammen (2009) tu chỉnh, sắp xếp lại dựa trên
hệ thống phân loại của Grandjean (1954) và công bố trong công trình
“Berlese’s primitive Oribatida mites” (Hammen L. Van Der, 2009) (Zipcode
Zoo.com) (Tài liệu internet) [26], [27].
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)
Ve giáp (Acari: Oribatida) là một trong những nhóm động vật có số
lượng áp đảo trong đất. Chúng có vai trò rất quan trọng trong lưới thức ăn
thông qua sự phân hủy các chất hữu cơ và vi sinh vật lan truyền trong đất. Vì
sự phong phú cao của các loài phổ biến Tectocepheus velatus sarekensis và
Punctoribates punctum nên mật độ Ve giáp giảm nhẹ không đáng kể với độ
4
tuổi môi trường sống (Janet Wissuwa, Jörg-Alfred Salamon, Thomas Frank,
2013 ) [19].
Archaur và cs. đã nhận định rằng sự khô hạn sẽ làm giảm độ phong
phú của nhiều loài trừ một số trường hợp ngoại lệ (một số taxon) trong thời kì
khô hạn hoặc ngay sau thời kì này có thể tăng số lượng (Archaux F., Wolter
V., 2006) [17].
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã
Ve giáp (Acari: Oribatida)
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phân bố, độ
đa dạng loài và độ đồng đều của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) cũng
được các tác giả quan tâm. Năm 2003, Maraun và cs., đã chỉ ra bất kì tổ hợp
nào của các nhân tố sử dụng đất như: Phương thưc canh tác, thuốc trừ dâu,
phân bón, ….. đều ảnh hưởng tới môi trường sống và các sinh vật đất trong hệ
sinh thái (Maraun et al., 2003) [22].
Năm 2004, Karasawa đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) ở đất treo và các yếu tố hữu sinh, vô sinh gây nên sự đa dạng của
chúng. Theo tác giả, Ve giáp (Acari: Oribatida) là một trong những nhóm
Chân khớp chiếm ưu thế về số lượng trong đất treo. Từ sinh cảnh này thu
được không ít hơn 50 loài (Karasawa S., 2004) [21].
Năm 2006, Zaitsev et al., tiến hành nghiên cứu tại nhiều quốc gia châu
Âu (Hà Lan - Matxcova thuộc Nga) trong điều kiện rừng rụng lá theo mùa và
đưa ra kết luận khí hậu có ảnh hưởng đến mật độ trung bình của quần xã Ve
giáp. Cụ thể, theo chiều từ Tây sang Đông, mật độ trung bình các loài sống
trên bề mặt thảm lá giảm. Sinh cảnh rừng rụng lá theo mùa của Hà Lan có
MĐTB và độ đa dạng H' là từ 57139 cá thể/ m3 đến 28194 cá thể/ m3 và 19,0
loài/ mẫu; tại Đức có 40313 cá thể/ m3 và 24,6 loài/ mẫu; tại Ba Lan có 78092
cá thể/ m3 và 35,1 loài/ mẫu; tại Nga có 6424 cá thể/ m3 và 19 loài/ mẫu
(Zaitsev et al., 2006) [25].
Có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của Ve giáp
(Acari: Oribatida) theo các hướng: chỉ thị cho chất lượng đất ở mức độ loài
5
hay quần xã, chỉ thị cho thuốc trừ sâu, phân bón,… sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp, chỉ thị cho môi trường đô thị.
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)
Năm 1995, Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa giới thiệu danh sách gồm
146 loài và phân loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam đồng thời tiến
hành phân tích đặc điểm thành phần loài của chúng (Vũ Quang Mạnh, Vương
Thị Hòa, 1995) [7].
Năm 2006, Ve giáp trong cấu trúc nhóm Chân khớp bé
(Microarthropoda) đã được Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh nghiên cứu ở
các đai cao địa lý của vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Theo kết quả
nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của thời tiết đến sự phân bố của nhóm chân
khớp bé theo tầng là rất cao, đã phát hiện được 8 họ (Vũ Quang Mạnh, Đào
Duy Trinh, 2006) [8].
Năm 2012, tác giả Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh nghiên cứu về
thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ghi nhận được 106 loài và 1 phân
loài thuộc 73 giống, 40 họ của 25 liên họ Ve giáp (Acari: Oribatida); kết quả
đã bổ sung 8 họ, 36 giống và 78 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt Nam ở
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình (Nguyễn Hải Tiến,
Vũ Quang Mạnh, 2012) [11].
Năm 2015, tác giả Đào Duy Trinh nghiên cứu về thành phần loài và
cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) đã nhận định có 48 loài, thuộc 33
giống, 21 họ. Trong đó có 2 loài chưa định tên là Cultroribula sp. và
Unguizetes sp. Có 2 họ có số lượng giống và loài nhiều nhất trong tổng số 21
họ là họ Xylobatidae và Otocepheidae, cụ thể có 4 - 5 giống và 7 loài, các họ
còn lại chỉ có 1 - 2 loài/ họ. Tại sinh cảnh cảnh vườn quanh nhà, đất canh tác
và tràng cỏ cây bụi ở vườn Quốc gia Tam Đảo (Đào Duy Trinh, 2015) [12].
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)
Năm 2012, Tạ Mạnh Cường, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh,
"Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo mùa ở hệ sinh
6
thái đất rừng VQG Xuân Sơn, Phú Thọ". Kết quả của nghiên cứu cho thấy khi
chuyển mùa từ mừa khô sang mùa mưa các giá trị số lượng loài, mật độ trung
bình, chỉ số đa dạng H', chỉ số đồng đều J' ở các sinh cảnh nghiên cứu khác
nhau đều có sự thay đổi rất rõ rệt (Tạ Mạnh Cường, Vũ Quang Mạnh, Đào
Duy Trinh, 2012) [3].
Vũ Quang Mạnh và Đào Duy Trinh đã chỉ ra rằng: Cấu trúc Ve giáp
biến đổi theo tầng sâu của đất, số lượng loài và độ đa dạng loài giảm từ tầng
đấy A1 xuống tầng đất A2. Sự phân bố của Ve giáp (Acari: Oribatida) theo
chiều sâu của đất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vô sinh, hữu sinh của đất
cũng như hoạt động của con người. Khi đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của
quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) trong hệ sinh thái đất ở Vườn Quốc gia
Xuân Sơn, Phú Thọ (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2013) [9].
Công trình nghiên cứu thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) ở rùng nhân tác có độ cao 989m tại vườn quốc gia Tam Đảo. Đã
ghi nhận được 54 loài trong 38 giống thuộc 22 họ, trong đó có 6 loài thuộc
dạng sp.. Tầng đất A1 nhiều loài nhất (34 loài), thứ hai là tầng thảm mục (32
loài), tầng đất A2 (28 loài) và thấp nhất là tầng rêu (23 loài). Có 14 loài ưu thế
và phổ biến chiếm từ 5,19% đến 25,44%. Loài Scheloribates là loài chiếm ưu
thế ở cả 4 tầng phân bố ( Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng, 2017) [13].
Năm 2017, Đỗ Thị Duyên, Lại Thu Hiền, Vũ Quang Mạnh nghiên cứu
về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ghi nhận được 59 loài thuộc 34
giống, 20 họ, trong đó có 5 loài thuộc dạng sp.; bổ sung thêm 38 loài mới cho
khu hệ Ve giáp ở địa điểm nghiên cứu và 15 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt
Nam thay đổi theo 4 loại đất ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam (Đỗ Thị
Duyên, Lại Thu Hiền, Vũ Quang Mạnh, 2017) [4].
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quầ xã
Ve giáp (Acari: Oribatida).
Năm 2014, Tạ Mạnh Cường, Đào Duy Trinh nghiên cứu tại Vườn Quốc
gia Tam Đảo đai cao trên 700m ghi nhận được 15 loài và 16 loài thuộc bộ
Oribatida ưu thế cho cả 4 tầng phân bố và 12 loài ưu thế trong các tầng sâu
của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài ưu thế chung cho tầng đất. Các chỉ số
7
định lượng của Oribatida có sự khác biệt giữa 2 đai cao: Đai cao 700 - 900m
(S = 17; S1 = 73; MĐTB = 4520; H' = 3,2277; J' = 0.904); Đai cao 900 1252m (S = 19; S1 = 73; MĐTB = 5480; H' = 2,348; J' = 0.8162) (Tạ Mạnh
Cường, Đào Duy Trinh, 2014) [2].
Năm 2017, Đào Duy Trinh và Phan Trọng Trường nghiên cứu trên đất
trồng cải củ tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, xác định được 16 loài, thuộc 12 giống và 10 họ. Trong các vùng
sinh cảnh có tác động của phân Urê có số lượng loài nhiều nhất (11 loài). Độ
đa dạng loài cũng đạt lớn nhất ở sinh cảnh có tác động của phân Urê (Đào
Duy Trinh, Phan Trọng Trường, 2017) [14].
8
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) thuộc
ngành Chân khớp (Arthropoda), Phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
phân lớp Ve bét (Acari).
Đặc điểm hình thái phân loại Ve giáp:
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Ve giáp (Vũ Quang Mạnh, 2007, 2015)
[6], [24]
Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi chân I, II, III và IV.
Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I và II.
Gnathosoma là phần hàm miệng.
Camerostoma là khoang che đôi kìm và phụ miệng.
Prodorsum là tấm giáp đầu ngực.
Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ gồm 2 đôi chân trước.
Podosoma là phần ngực bao gồm 4 đôi chân.
Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp sinh
dục (G) và 2 đôi chân sau.
Notogaster là tấm giáp lưng.
9
Anogenital region là vùng hậu môn - sinh dục bao gồm giáp hậu môn và giáp
sinh dục.
Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV.
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Ve giáp bậc cao
(Vũ Quang Mạnh, 2007, 2015) [6], [24]
a. Mặt lưng
b. Mặt bụng
c. Mặt bên
ro: Chóp đỉnh rostrum: ro, lm: Lông rostrum; tấm lamella.
le, in, ss: Lông mọc trên lamell, lông interlamella, lông sensilus.
Bothridium: Gốc của lông sensilus.
Exa và Exp: Lông trước gốc bothridium và lông sau gốc bothridium.
tutorium: Tấm ki tin chìa ra nằm dưới và chạy song song với lamella.
cuspis: Phần đỉnh của tấm lamella, không chìa lên bề mặt cơ thể.
prolamela: Phần tấm kéo dài ở trước lamella, không chìa lên trên bề mặt cơ
thể.c1, c2, c3, cp, d1, d2, e1, e2, f1, f2,h1, h2, h3, ps1, ps2, ps3: Các lông
notogaster ở Ve giáp bậc thấp; gla: Tuyến dầu nhờn; h: Lông dưới miệng; 1a,
1b, 1c và 2a, 3a, 3b, 3c và 4a, 4b, 4c, 4d: Các lông của epimeres 1, 2, 3 và 4;
10
ap1, ap2, ap3, ap4, ap5, ap sej., ap.st.: Các mấu lồi trong apodemes; ep1, ep2,
ep3, ep4: Các gân cơ epimeres của gốc chân; pd1, pd2, pd3, pd4: Các tấm
pedotecta phủ mặt trên của gốc các chân; ia, ih, im, ips, iad, ian: Các khe cắt
lyrifissures.G, AG: Giáp sinh dục và giáp quanh sinh dục; g và ag: Các lông
sinh dục và các lông quanh sinh dục.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Tiến hành thu mẫu đất ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu, xóm
Đông, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ở các tầng -1 (0 - 10
cm), -2 (10 - 20 cm).
2.3. Thời gian nghiên cứu
Tiến hành lấy mẫu theo 2 lần thu mẫu:
Lần thu mẫu thứ nhất: 26/08/2018 với tổng số mẫu là 10.
Lần thu mẫu thứ hai: 30/09/2018 với tổng số mẫu là 10.
Tổng số mẫu định tính đất thu được thể hiện trong bảng sau:
Tầng đất
Tầng đất 0 - 10cm
Tầng đất 10 - 20cm
Thời gian
26/08
30/09
26/08
30/09
Tổng
Tổng số
5
5
5
5
20
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa
Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ
nhật cỡ (5 x 5 x 10)cm, túi nilong đựng mẫu, bút dạ không xóa, thức đo có
chia xentimet, cân tiểu li, sổ nhật ký thực địa (Trần Đình Nghĩa) [10].
Thu mẫu: Để có những số liệu của đề tài có độ chính xác cao cần thu
mẫu tại thực địa theo phương pháp sau:
Tầng đất -1 và -2: Mẫu đất được lấy tại tầng có độ sâu từ 0 - 10cm (tính
từ mặt đất) kí hiệu là tầng -1, và tại độ sâu từ 10 - 20cm ký hiệu là tầng -2.
Kích thước của mỗi mẫu là (5 x 5 x 10)cm.
11
Cách thu Mẫu: Thu mẫu tại ruộng trồng mướp đắng, mỗi lần thu ở 5 vị
trí trong ruộng tương đương với các tầng (tổng 10 mẫu). Lấy lặp lại 2 lần tại
mỗi tầng và cùng một địa điểm nghiên cứu.
Các mẫu sau khi thu được cho vào 1 túi riêng buộc chặt, bên ngoài
dùng bút dạ không xóa ghi các thông số: Tầng đất, ngày tháng, địa điểm,…
lấy mẫu và được ghi vào sổ thực địa. Mẫu được đem về phòng thí nghiệm để
phân tích từ 5 - 7 ngày sau khi thu mẫu (Vũ Quang Mạnh, 2007) [6].
2.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Dụng cụ tách Ve giáp
(Acari: Oribatida) ra khỏi mẫu: Bóng điện 100W, Rây lọc, phễu lọc, ống
nghiệm 10cm, băng dính,…
Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: Đĩa petri, lam kính,
lamen, ống hút, kim tách mẫu, giấy thấm, bông,…
Hóa chất sử dung: Cồn 900, formol 4%,…
* Định loại Ve giáp (Acari: Oribatida)
Mẫu Ve giáp (Acari: Oribatida), trước khi được định loại cần được tẩy
màu, làm trong vỏ kitin cứng. Quan sát dưới kính lúp: Dựa vào đặc điểm hình
dạng ngoài, dùng kim tách sơ bộ chúng thành nhóm có hình thù giống nhau,
quan sát ở các tư thế khác nhau theo hướng lưng và bụng rồi ngược lại. Khi
mẫu ở đúng tư thế ta chuyển mẫu sang kính hiển vi [6], [24].
Sau khi quá trình định loại Ve giáp (Acari: Oribatida) hoàn thành, các
loài được đo kích thước và chụp ảnh. Các cá thể cùng 1 loài để chung vào một
ống nghiệm, dùng dung dịch định hình bằng formol 4%. Dùng giấy can ghi
các thông số tên loài cần thiết bằng bút chì rồi nít lại bằng bông không thấm
nước; tất cả ống nghiệm được đặt chung vào lọ thủy tinh lớn chứa formol 4%
để bảo quản lâu dài. Ghi tất cả các tên loài đã được định loại vào nhật ký
phòng thí nghiệm [6], [24].
Danh sách các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) được sắp xếp theo hệ
thống cây chủng loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. và
Balogp P., 1992 [18]. Các loài trong cùng 1 giống được sắp xếp theo vần a, b,
12
c. Định loại tên loài theo các tài liệu phân loại, các khóa định loại của tác giả:
Vũ Quang Mạnh, 2007, 2015 [6], [24].
Tất cả các mẫu ve giáp (Acari: Oribatida) sau khi phân tích, xử lý và
định loại đều được TS. Đào Duy Trinh kiểm định lại.
2.4.3. Phương pháp xác định danh lục loài và cấu trúc quần xa Ve giáp
(Acari: Oribatida)
2.4.3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)
Dùng phương pháp thu mẫu tại khu vực đất trồng mướp đắng và định
loại mẫu để đưa ra danh sách thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida).
2.4.3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)
Nghiên cứu cấu trúc quần xa Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong, tiến hành phân tích 4 chỉ
số định lượng cơ bản của Ve giáp bao gồm: Số lượng loài, mật độ trung bình
(cá thế/m3 đất), chỉ số đa dạng loài H' (Chỉ số Shannon - Waever) và chỉ số
đồng đều J' (chỉ số Pielou). Đồng thời phân tích sự thay đổi các giá trị của 4
chỉ số định lượng này theo sinh cảnh và độ sâu của đất.
2.4.4. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên
nền phần mềm primer, 2001; Phần mềm Excel 2003 [23].
* Số lượng loài: Số lượng loài được tính bằng tổng số loài có mặt trong
điểm nghiên cứu tại tất cả các lần thu mẫu (với đất là cá thể/m3).
* Mật độ trung bình: Mật độ trung bình được tính số lượng cá thể
trung bình có tại tất cả các lần thu mẫu của địa điểm nghiên cứu (với đất là cá
thể/m3).
* Phân tích độ ưu thế (D)
13
Trong đó: na: Số lượng cá thể của loài a.
N: Tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay theo
địa điểm.
Theo Ermilov và Chistyakov, 2007: Loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ưu
thế là những loài có độ ưu thế đạt giá trị 5% trở lên.
* Phân tích chỉ số đa dạng loài (H'):
Chỉ số (H') Shannon - Weaner: Được sử dụng để tính sự đa dạng loài
hay số lượng loài trong quần xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thể của
các loài.
s
H
i 1
ni
n
1n i
N
N
Trong đó: s: Số lượng loài thu được.
ni: Số lượng cá thể của loài thứ i.
N: Tổng số cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu.
Giá trị H' dao động trong khoảng 0 đến ∞. Chỉ số đa dạng của quần xã
phụ thuộc vào 2 yếu tố là số lượng loài và tính đồng đều về sự phong phú của
các loài trong quần xã. Một khu vực có số lượng loài hoặc số cá thể nhiều
chưa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao. Chỉ số đa dạng ở khía cạnh nào đó cho
biết tính trạng của quần xã và là một chỉ tiêu có thể đánh giá được tính đa
dạng về khu hệ động, thực vật của một khu vực.
* Phân tích chỉ số đồng đều (J') - Chỉ số Pielou
Trong đó: H': Chỉ số đa dạng loài.
S: Số loài có trong sinh cảnh
Giá trị J' dao động trong khoảng từ 0 đến 1.
14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng cây
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
3.1.1. Thành phần loài Ve giáp ( Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng
tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
Qua nghiên cứu thực nghiệm đã thu được 21 loài: Hoplophorella
cuneiseta
Mahunka,
1988;
Papilacarus
aciculatus
(Berlese,
1905);
Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961); Indotritia completa Mahunka, 1987;
Indotritia sp.; Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954; Tectocepheus sp.;
Scheloribates fimbriatus Thor, 1930; Scheloribates pallidulus (C. L. Koch,
1840); Scheloribates sp.; Truncopes orientalis Mahunka, 1987; Subpirnodus
mirabilis
Mahunka,
1988;
Lamellobates
palustris
Hammer,
1958;
Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987; Eremobelba sp.; Eremulus evenifer
Berlese, 1913; Eremulus sp.; Zetochestes saltator Oudemans, 1915;
Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958); Peloribates kaszabi Mahunka, 1988;
Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 thuộc 10 họ:
Phthiracaridae perty, 1841; Oribotritiidae grandjean, 1954; Tectocepheidae
grandjean, 1954; Scheloribatidae grandjean, 1953; Oripodidae jacot, 1925;
Austrachipteriidae luxton, 1985; Eremobelbidae balogh, 1961; Eremulidae
grandjean, 1965; Zetorchestidae michael, 1898; Haplozetidae grandjean,
1936. 13 giống: Hoplophorella Berlese, 1923; Papillacarus Kunst, 1959;
Indotrritia Mahunka, 1988; Tectocepheus Berlese, 1913; Scheloribates
Berlese, 1908; Truncopes Grandjean, 1956; Subpirnodus Mahunka, 1988;
Lamellobates Hammer, 1958; Eremobelba Berlese, 1908; Eremulus Berlese,
1908; Zetochestes Berlese, 1888; Rostrozetes Sellnick, 1925; Peloribates
Berlese, 1908 tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
(bảng 3.1) với số lượng tại các tầng đất là khác nhau: Tầng đất 0 - 10cm có 11
loài tầng 10 - 20cm có 13 loài (bảng 3.1).
15