Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

“Phân tích các điều kiện để bản di chúc hợp pháp. Sưu tầm một bản di chúc có thật (chỉ nguồn) hoặc tự soạn một bản di chúc và chỉ ra các điều kiện hợp pháp của bản di chúc đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.23 KB, 15 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào, việc thừa kế theo di chúc cũng có vị trí
quan trọng trong các chế định pháp luật. Chính vì vậy, thừa kế theo di chúc đã
trở thành một nhu cầu không thể thiếu được với đời sống của mỗi cá nhân, gia
đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau,
nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được quy định
trong Hiến pháp.
Ở Việt Nam, sớm nhận thức được sự quan trọng của thừa kế theo di chúc,
từ thuở ban đâu mới dựng nước, các triều đại Lý, Trần, Lê cũng đã quan tâm đến
các văn bản pháp luật về thừa kế. Đặc biệt là sự ra đời của BLDS năm 2015 đã
đánh dấu một bước phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp
luật thừa kế nói riêng.Qua thực tế hoạt động xét xử, có nhiều vụ án dân sự tranh
chấp tài sản thừa kế liên quan đến Di chúc đặc biệt là hình thức của Di chúc.
Người ta tố cáo nhau đã nguỵ tạo di chúc, lập di chúc giả hoặc thông đồng với
người có trách nhiệm để làm giả di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản của người chết
hoặc chiếm đoạt quyền hưởng di sản thừa kế của người khác. Những tranh chấp
này còn dẫn đến nhiều vụ án mạng rất đau lòng khi những người ruột thịt đánh
giết nhau để tranh giành tài sản thừa kế. Vậy, tại sao pháp luật đã quy định rõ
nhưng vẫn xảy ra tranh chấp xung quanh hình thức của Di chúc? Những vấn đề
đã và đang đặt ra cho các nhà làm luật là làm thế nào để xác định một di chúc
hợp pháp?
Với mong muốn làm rõ hơn về vấn đềthừa kế theo di chúc, thì em xin chọn
đề tài số 2: “Phân tích các điều kiện để bản di chúc hợp pháp. Sưu tầm một
bản di chúc có thật (chỉ nguồn) hoặc tự soạn một bản di chúc và chỉ ra các
điều kiện hợp pháp của bản di chúc đó” làm nội dung cho bài tập học kỳ của
mình.

1



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung về thừa kế theo di chúc và hình thức di chúc
1.1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về thừa kế theo di chúc
Theo quan niệm truyền thống, “thừa kế” được hiểu là việc người đang còn
sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời. Việc thừa kế được thực hiện khi
người có tài sản chết.
Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài
sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho ca nhân, tổ chức có
quyền hưởng thừa kế; người trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo
di chúc hoặc theo pháp luật. Người có tài sản để lại khi chết gọi là người để lại
di sản. Người được hưởng tài sản của người chết để lại gọi là người thừa kế.
Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, mà không bao giờ là pháp nhân, cơ
quan nhà nước hoặc tổ chức; nhưng người thừa kế thì có thể là cá nhân, hoặc cơ
quan tổ chức nhà nước, hoặc bất kỳ một chủ thể nào khác.
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyền để lại di sản của người có tài sản
cho người thừa kế, và quyền thừa kế di sản của người khác là hai nội dung cơ
bản của quyền thừa kế được pháp luật công nhận và bảo vệ.
1.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là việc để lại di sản và việc hưởng di sản theo ý chí
của người chết được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói của người đó trước
khi chết. Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế nhằm bảo đảm
cho cá nhân trước khi chết định đoạt tài sản của mình theo ý muốn của người đó,
tuy nhiên sự định đoạt đó chỉ hợp pháp khi đảm bảo các điều kiện do pháp luật
quy định.
1.3. Khái niệm hình thức của di chúc
Bộ luật Dân sự quy định di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không
thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Người thuộc dân
tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.


2


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
1.4. Các hình thức của di chúc
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, có hai loại hình thức của di chúc
đó là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. - Di chúc miệng - Di chúc bằng
văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc
bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc có chứng nhận của Công chứng nhà
nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã và di chúc bằng văn bản có
giá trị như di chúc được Công chứng nhà nước chứng nhận hoặc Ủy ban nhân
dân cấp xã chứng thực.
2. Các điều kiện để bản di chúc hợp pháp
Theo Điều 117 BLDS 2015 thì điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội;
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự trong trường hợp luật có quy định.
Điều kiện có hiệu lực của di chúc là những quy định của pháp luật,theo đó
di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện này. Là một
trong những giao dịch dân sự, để có hiệu lực pháp luật thì di chúc cần thỏa mãn
các điều kiện về tính hợp pháp của di chúc và phải thỏa mãn các điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự.
2.1. Người lập di chúc phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành
vi dân sự

3



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
Pháp luật cho phép cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản,tuy
nhiên không phải cá nhân nào cũng có thể thực hiện quyền lập di chúc trước khi
mình qua đời,điều đó còn phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Năng lực của cá nhân được pháp luật quy định bao gồm năng lực pháp luật dân
sự và năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 17 của BLDS năm 2015
thì: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập,thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự”.
Một người chỉ được coi là có đủ năng lực hành vi trong việc lập di chúc
nếu người đó đáp ứng được các yêu cầu:
– Yêu cầu về độ tuổi: Chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền
lập di chúc. Đối với những người chưa đủ 18 tuổi nhưng đã tròn 15 tuổi ,nếu
muốn lập di chúc phải được sự đồng ý của cha,mẹ,hoặc người giám hộ,vấn đề
này cần xác định theo mấy trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất: trong lúc người chưa thành niên lập di chúc mà cả
cha và mẹ đều đang còn sống thì phải có sự đồng ý của cha và mẹ.
+ Trường hợp thứ hai: vào thời điểm di chúc được lập nếu cha hoặc mẹ đã
chết trước hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì di chúc chỉ cần sự đồng ý của
người còn lại.
+ Trường hợp thứ ba: khi người lập di chúc có người giám hộ mà việc
giám hộ phù hợp với quy định của pháp luật thì di chúc chỉ cần sự đồng ý của
người giám hộ là đại diện.
– Yêu cầu về nhân thức: đây là một yếu tố không thể thiếu trong việc xác
lập năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc, nếu trong lúc lập di chúc
người đó không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì di chúc đó sẽ bị
coi là không hợp pháp. Tại điểm a,khoản 1,Điều 630, BLDS năm 2015 đã quy

4



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
định: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc” nên di chúc
sẽ không được coi là hợp pháp khi rơi vào các trường hợp sau:
+ Di chúc được lập ra trong hoặc sau khi người đó mắc 1 số bệnh mà
không thế nhận thức được nữa (tâm thần,...)
+ Một người lập di chúc nhưng bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định y khoa có thẩm
quyền mà thời điểm bị coi là mất năng lực hành vi dân sự trước thời điểm di
chúc được lập.
+ Một người lập di chúc sau khi bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự mà di chúc đó không có sự đồng ý của người đại diện.
2.2. Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện
Tự nguyện được xem như biểu hiện của tự do lập di chúc và là 1 điều kiện
để xem xét tính hợp pháp của di chúc.
Di chúc sẽ bị coi là không hợp pháp nếu không có sự thống nhất giữa các
vấn đề đã được thể hiện trong nội dung của bản di chúc với ý chí chủ quan của
người lập ra nó.
2.3. Nội dung của di chúc không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Di chúc có được coi là hợp pháp hay không không hẳn chỉ dựa vào năng
lực hành vi dân sự của người lập mà còn dựa vào nhiều yếu tố, trong đó nội
dung của di chúc là một điều quan trọng. Nội dung của di chúc là sự tổng hợp
các vấn đề mà người lập di chúc đã thể hiện trong di chúc đó. Vì vậy một di
chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu sự thể hiện trên không vi phạm những điều
pháp luật đã cấm ,không trái những điều pháp luật đã quy định,ngoài ra di chúc
muốn được coi là hợp pháp thì nội dung của nó phải phù hợp với đạo đức xã hội.

5



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
Để di chúc lập ra có giá trị pháp lí thì nội dung trong di chúc đó phải phù
hợp với những quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. Trường hợp
chỉ có một số điểm trong nội dung của di chúc không phù hợp với pháp luật thì
chỉ riêng những phần đó bị coi là không có giá trị pháp lí,còn những phần khác
của di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật.
2.4. Hình thức của di chúc phải đúng quy định của pháp luật
Khi lập di chúc, di chúc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định,
đây cũng là một trong những điều kiện có hiệu lực của di chúc, theo Điều
627 BLDS năm 2015 quy định thì “di chúc phải được lập thành văn bản; nếu
không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Di chúc cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
Thứ nhất: Các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết:
– Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc.
– Di chúc phải ghi rõ họ và tên, nơi cư trú của người lập di chúc.
– Di chúc phải ghi rõ họ, tên người, tên cơ quan, tổ chức được hưởng di
sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được nhận di
sản.
– Di chúc phải ghi rõ di sản để lại và nơi có di sản.
– Di chúc phải ghi rõ việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung
của nghĩa vụ.
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu, nếu di chúc gồm
nhiều trang thì mỗi trang phải đánh số thứ tự và phải có ký hiệu hoặc điểm chỉ
của người lập di chúc.

6


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1

Thứ hai, mỗi loại di chúc viết phải được lập theo một trình tự tương ứng.
Hình thức di chúc bằng văn bản có nhiều loại, bao gồm: di chúc bằng văn
bản không có người làm chứng,di chúc bằng văn bản có người làm chứng,di
chúc bằng văn bản có công chứng,di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Hình thức di chúc miệng chỉ được lập khi “Trường hợp tính mạng một
người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di
chúc miệng” (theo Khoản 1 Điều 629, BLDS năm 2015). Thủ tục của di chúc
miệng gần giống như thủ tục lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng, tuy
nhiên sự khác nhau giữa hai thủ tục này là ở chỗ một văn bản thì bản thân nó là
di chúc, một văn bản thì chỉ với tư cách là ghi lại một di chúc miệng.
Được coi là di chúc miệng trong trường hợp người để lại di sản lâm vào
tình trạng nguy kịch về tính mạng, họ di chúc miệng và người làm chứng ghi lại
thành văn bản lời di chúc đó.
3. Tự soạn một bản di chúc và chỉ ra các điều kiện hợp pháp của bản
di chúc đó
3.1. Tự soạn bản di chúc

7


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC
Hôm nay, ngày 12 tháng 03 năm 2019, vào lúc 23 giờ 14 phút, tại
phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Họ và tên tôi là: Nguyễn Văn A
Sinh ngày: 16/10/1970
CMTND số …………..Nơi cấp: CA tỉnh Thanh Hóa. Ngày cấp:

HKTT: xã Hải Hòa, huyên Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Chỗ ở hiện tại: phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như
sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:Diện tích 100 m 2 đất ở tại thửa số 283,
tờ bản đồ số 20 xóm 5 tại phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà
Nội.
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Văn A, được UBND phường
Tân Mai cấp ngày 19/04/2000, số seri BE 172323.
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:
Sau khi tôi qua đời:
Họ và tên Ông (Bà): Nguyễn Văn B
Sinh ngày: 16/10/1995
8


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
CMTND số:…………………………Nơi cấp:CA Thành phố Hà Nội.
Ngày cấp: 20/12/2012
HKTT: phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Chỗ ở hiện tại: phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã
nêu trên, do tôi để lại. Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ
ai khác.
Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời hai nhân chứng là:
1. Họ và tên: Nguyễn Thị C
Sinh ngày: 18/10/1993
CMTND số:…………………..Nơi cấp: CA Thành phố Hà Nội. Ngày
cấp: 30/12/2010

HKTT: phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Chỗ ở hiện tại: phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
2. Họ và tên: Nguyễn Văn D
Sinh ngày: 20/12/2000
CMTND số:…………….Nơi cấp: CA Thành phố Hà Nội. Ngày
cấp:25/12/2015
HKTT: phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Chỗ ở hiện tại: phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hai nhân chứng kể trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc
những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là

9


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc, họ có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự.
Di chúc đã được lập xong hồi 23 giờ 28 phút ngày 12 tháng 03 năm 2019
đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm
bớt điều gì.
Di chúc được lập thành 2 bản, mỗi bản 02 trang./.
Ngày 12 tháng 03 năm 2019

Nhân chứng 1

Nhân chứng 2

Người lập Di chúc

Nguyễn Thị C


Nguyễn Văn D

Nguyễn Văn A

3.2. Các điều kiện hợp pháp của bản di chúc trên
Thứ nhất, người lập di chúc là anh Nguyễn Văn A có năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi dân sự:
– Yêu cầu về độ tuổi: đủ 18 tuổi.
– Yêu cầu về nhân thức: sức khỏe, nhận thức bình thường.
Thứ hai, anh Nguyễn Văn A hoàn toàn tự nguyện lập di chúc: “Di chúc đã
được lập xong hồi 23 giờ 28 phút ngày 12 tháng 03 năm 2019 đã thể hiện đúng
theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì”.
Thứ ba, nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Thứ tư, hình thức của di chúc đúng quy định của pháp luật:
Các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết:

10


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
– Di chúc trên đã ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc.
– Di chúc trên đã ghi rõ họ và tên, nơi cư trú của người lập di chúc.
– Di chúc trên đã ghi rõ họ, tên người, tên cơ quan, tổ chức được hưởng di
sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được nhận di
sản.
– Di chúc trên đã ghi rõ di sản để lại và nơi có di sản.
– Di chúc trên đã ghi rõ việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội
dung của nghĩa vụ.
– Di chúc trên không viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu, di chúc trên đã đánh

số thứ tự mỗi trang và có ký hiệu của người lập di chúc.
Thứ năm, di chúc trên thuộc loại di chúc bằng văn bản có người làm
chứng và được lập theo trình tự tương ứng.
4.Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc trong giai
đoạn hiện nay
4.1. Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc trong
giai đoạn hiện nay
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc phải bảo đảm tính
thống nhất với pháp luật về thừa kế nói chung, thừa kế theo di chúc nói riêng.
Thứ hai, bảo đảm cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật.
Thứ ba, bảo đảm an toàn trật tự xã hội, duy trì được tình đoàn kết trong gia
đình.
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc
trong giai đoạn hiện nay
Một là, sửa đổi những bất cập trong việc công chứng di chúc miệng.
11


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
Hai là, cần hướng dẫn cụ thể hơn về việc lập di chúc chung của vợ chồng.
Ba là, hoàn thiện các quy định về người làm chứng lập di chúc, người viết
hộ di chúc.
Bốn là, dưới góc độ pháp luật về hình thức của di chúc, cần có nghiên cứu
để quy định di chúc có điều kiện.

12



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
KẾT LUẬN
Nhu cầu việc lập di chúc trong xã hội là rất lớn, nhưng việc lập di chúc để
định đoạt tài sản của một người thường được thể hiện dưới hình thức miệng
(tuyên bố trước gia đình, gia tộc), các di chúc được thể hiện dưới hình thức viết
như: di chúc tự lập, di chúc được lập bằng văn bản có người làm chứng hay di
chúc được cơ quan có thẩm quyền là các tổ chức hành nghề công chứng soạn
thảo và công chứng được lập chưa nhiều. Trên thực tế, việc xảy ra tranh chấp
thừa kế không phải là chuyện hiếm.Việc phân chia tài sản thừa kế bao giờ cũng
là vấn đề rất phức tạp, tế nhị và nhạy cảm. Vì vậy hiểu biết về thừa kế theo di
chúc và hình thức của di chúc là rất cần thiết. Bài viết đã chỉ ra các khía niệm về
thừa kế theo di chúc và hình thức di chúc, phân tích các điều kiện để một bản di
chúc hợp pháp, tự soạn một bản di chúc và nêu ra các điều kiện để bản di chúc
đó hợp pháp và trình bày một số Phương hướng hoang thiện pháp luật về hình
thức di chúc trong giai đoạn hiện nay giúp người đọc hiểu hơn về thừa kế hteo di
chúc và hình thức di chúc.
Do thời gian tìm hiểu còn ngắn cũng như hiểu biết còn nhiều hạn chế nên
bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được đóng góp từ phía
người đọc!

13


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự, Nxb. CAND, Hà Nội,
2013;


2.

Bộ luật Dân sự năm 2015;

3.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

14


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
MỤC LỤC

15



×