Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN QUANG BÁO TỰ ĐỘNG TỪ XA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN QUANG
BÁO TỰ ĐỘNG TỪ XA

Họ và tên sinh viên: TẠ DUY LONG
Ngành:CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
Niên khóa:2012-2016

TP. HỒ CHÍ MINH – 06/2016



THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUANG BÁO TỰ ĐỘNG TỪ XA

Tác giả

TẠ DUY LONG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Cơ điện tử

Giáo viên hướng dẫn
Th.s.NGUYỄN LÊ TƯỜNG
i


Ks.BÙI TƯỜNG HUY


Tháng 6 năm 2016

LỜI CẢM ƠN

Người thực hiện đề tài xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy cô
trong khoa Cơ Khí Công Nghệ, và nhất là quý Thầy cô thuộc bộ môn Cơ điện tử đã
giảng dạy và truyền đạt kiến thức chuyên ngành cho người thực hiện đồ án trong thời
gian vừa qua.
Đặc biệt người thực hiện xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Bùi Tường Huy và
cô Nguyễn Lê Tường vì sự tận tình hướng dẫn cũng như đã tạo những điều kiện thuận
lợi nhất cho người thực hiện đồ án để có thể thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này.
Người thực hiện đồ án cũng không quên cảm ơn các bạn trong lớp đã trao đổi,
góp ý để người thực hiện hoàn thành đề tài này một cách tốt đẹp và đúng thời gian.

i


Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực thực hiện, nhưng do kiến thức cũng như
khả năng bản thân còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể
tránh khỏi những sai phạm, thiếu sót…Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn từ nơi
quý thầy cô và các bạn sinh viên.

Người thực hiện đề tài
Tạ Duy Long

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i

MỤC LỤC....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................v
TÓM TẮT ĐỂ TÀI.....................................................................................................vi
Chương 1................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1 Mục tiêu đề tài..............................................................................................1
1.2 Nhiệm vụ và giới hạn đề tài..........................................................................1
1.2.1 Nhiệm vụ...................................................................................................1
1.2.2 Giới hạn đề tài:..........................................................................................1
Chương 2................................................................................................................... 2
TỔNG QUAN...........................................................................................................2
2.1 Tổng quan về tin nhắn (SMS).......................................................................2
2.2 Module sim900a là gì ?.................................................................................2
2.2.1 Thông số kĩ thuật của module Sim900A....................................................2
2.2.2 Tập lệnh AT(AT command).......................................................................4
2.3 Giới thiệu Board Aduino Uno.......................................................................4
2.3.1 Arduino Uno là gì?....................................................................................4
2.3.2 Vi điều khiển..............................................................................................5
2.3.3 Các cổng ra vào kết nối..............................................................................6
2.3.4 Lập trình cho Arduino................................................................................8
2.4 Khái quát về led ma trận...............................................................................9
2.4.1 Các thông số của một module led ma trận P10..........................................9
2.4.2 Nguyên tắc hoạt động module P10..........................................................10
2.4.3 Phần mềm lập trình visual studio 2012....................................................11
2.4.4 Khái niệm cơ bản về HTTP.....................................................................12
Chương 3................................................................................................................. 14
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................14
3.1 Nội dung đề tài............................................................................................14
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................14

3.1.2 Phương tiện .............................................................................................14
3.2 Phương pháp thực hiện................................................................................14
2


3.2.1 Nghiên cứu lí thuyết................................................................................14
Chương 4................................................................................................................. 16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................16
4.1 Sơ đồ khối...................................................................................................16
4.2 Khối vi điều khiển:......................................................................................17
4.2.1 Phân tích chương trình cho vi điều khiển.................................................17
4.3 Khối PC:.....................................................................................................19
4.4 Khối Module Sim900A:..............................................................................22
4.5 Khối hiển thị:..............................................................................................28
4.6 Khối nguồn:................................................................................................31
4.7 Sơ đồ mạch in.............................................................................................33
Chương 5................................................................................................................. 35
KẾT LUÂN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................35
5.1 Kết luận.......................................................................................................35
5.2 Đề nghị........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................36
PHỤ LỤC...................................................................................................................37

3


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.2: Mặt trước và mặt sau module sim900A.....................................................................................3

Hình 2.3: Board Aduino Uno R3..................................................................................................................5
Hình 2.4: Các chân I/O trên board (phần màu đỏ).....................................................................................7
Hình 2.6: Mặt trước module P10...............................................................................................................9
Hình 2.7: Mặt sau module P10...................................................................................................................9
Hình 2.8: Sơ đồ quét led ma trận.............................................................................................................11
Hình 2.9 cửa sổ làm viêc trên visual studio..............................................................................................12
Hình 2.10 cấu trúc của URL.......................................................................................................................13
Hình 4.1: Sơ đồ khối..................................................................................................................................16
Hình 4.2: Arduino khi đang hoạt động kết nối với máy tính....................................................................17
Hình 4.3 Lưu đồ thuật toán......................................................................................................................18
Hình 4.4 Giao diện đăng nhập..................................................................................................................19
Hình 4.5: Giao diện khi chưa kết nối........................................................................................................20
Hình 4.6: Sau khi kết nối và gửi dữ liệu xuống.........................................................................................21
Hình 4.7: Chữ “NONG LAM”.....................................................................................................................21
Hình 4.8: trước khi gửi tin nhắn...............................................................................................................22
Hình 4.11Trang đăng kí địa chỉ web và hosting........................................................................................24
Hình 2.12 Up load file lên server..............................................................................................................24
Hình 4.12 Cửa sổ làm việc và code HTML................................................................................................25
Hình 4.11: Website điều khiển sau khi hoàn thành (chưa gửi nội dung)................................................25
Hình 4.12: Nội dung đã được lưu vào database server...........................................................................26
Hình 4.13: Gửi xuống “hello word” và chữ đang chạy trên bảng led .....................................................27
Hình 4.14: Nội dung “hello word” được lưu lại trên database................................................................27
Hình 4.15: Sơ đồ chân IC 74hc595............................................................................................................29
Hình 4.16: Chữ chạy “thong bao”.............................................................................................................30
Hình 4.17: Chạy dãy số 1 đến 9.................................................................................................................30
Hình 4.18: Mạch nguyên lí nguồn 5v........................................................................................................31
Hình 4.19: Shield cắm arduino tích hợp nguồn và module sim900a.......................................................31
Hình 4.20: Hình ảnh thực tế của nguồn xung (nguồn tổ ong).................................................................32
Hình 4.21: Sơ đồ nguyên lí chính..............................................................................................................32
Hình 4.22: Sơ đồ mạch in chính................................................................................................................33

Hình 4.23: mô hình hoàn thiện hoàn thiện..............................................................................................33

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số tập lệnh at cơ bản giao tiếp với module sim900a:.........................................................4
Bảng 2.2 Một vài thông số của Arduino UNO R3.......................................................................................6
Bảng 4.1 đánh giá các phương thức truyền dữ liệu.................................................................................34

5


TÓM TẮT ĐỂ TÀI
Đề tài: thiết kế và chế tạo mô hình quang tự đônh báo từ xa
 Đồ án sẽ đi vào thực hiện các nội dung sau đây:
 Tìm hiểu về module sim900a và phương thức giao tiếp của nó
với vi điều khiển và điện thoại di động bằng tin nhắn sms
 Xây dựng giao diện truyền nhận dữ liệu từ máy tính tới bảng led
ma trận bằng visual studio.
 Tìm hiểu cách sử dụng tính năng GPRS trên sim thông qua vi
điều khiển, đồng thời xây dựng một web server làm nơi để
truyền dữ liệu gửi xuống vi điều khiển ,tới bảng led ma trận.
 Tìm hiểu cách hiển thị nội dung ra bảng led ma trận. 16x32 hiệu
quả nhất.
 Có kiến thức cơ bản trong lập trình arduino,window form và lập
trình web

6



MỞ ĐẦU
1.1
Mục tiêu đề tài
Đứng trước nhu cầu thực tế trong lĩnh vực quang báo nói riêng và điều khiển tự
động nói chung. Nhằm đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao trong lĩnh vực quang
báo, quảng cáo để tăng tính cạnh tranh của nó trên thị trường. Nhu cầu sử dụng một
thiết bị quang báo có tính tự động thay đổi nội dung theo một thời điểm nhất định
không phải là quá xa lạ trong thời điểm hiện nay, song nó cần có thể đáp ứng một cách
chủ động tức thời, và không bị hạn chế bởi không gian, thời gian. Hơn thế nữa là một
thiết bị đơn giản gọn nhẹ giá thành cạnh tranh bởi thế đề tài “Thiết kế và chế tạo mô
hình điều khiển quang báo từ xa” ra đời nhằm đáp ứng mục tiêu này trên một sản
phẩm mang tính đột phá của ngành điều khiển tự động đưa vào điều khiển quang báo
truyền thống.
1.2

Nhiệm vụ và giới hạn đề tài

1.2.1 Nhiệm vụ
Thiết kế và chế tạo mô hình quang báo điều khiển từ xa sử dụng led ma trận
16x32 led để hiển thị nội dung thông qua tin nhắn sms, máy tính và qua mạng internet.
Tiến hành xây dựng các giao diện điều khiển trên PC , giao diện trên web và lấy
nội dung tin nhắn sms từ điện thoai di động.gửi xuống.
1.2.2 Giới hạn đề tài:
Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu khảo nghiệm và kháo sát chức năng điều
khiển từ xa qua sms và internet trên tính năng GPRS của sim.
Điều khiển bảng quang báo từ xa qua ba phương thức:
 Tin nhắn sms.
 Qua internet không dây.
 Điều khiển thủ công qua PC (trường hợp dự phòng).


1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

Tổng quan về tin nhắn (SMS)

SMS là từ viết tắt của Short Message Service. Đó là một công nghệ cho phép
gửi và nhận các tín nhắn giữa các điện thoại với nhau. Dữ liệu có thể được lưu giữ bởi
một tin nhắn SMS là rất giới hạn. Một tin nhắn SMS có thể chứa tối đa là 140 byte
(1120 bit) dữ liệu.Vì vậy, một tin nhắn SMS chỉ có thể chứa:
 160 kí tự nếu như mã hóa kí tự 7 bit được sử dụng.
 70 kí tự nếu như mã hóa kí tự 16 bit Unicode UCS2 được sử dụng.
Tin nhắn SMS dạng text hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nó có thể hoạt động tốt với
nhiều ngôn ngữ mà có hỗ trợ mã Unicode, bao gồm cả Arabic, Trung Quốc, Nhật

bản và Hàn Quốc.
2.2

Module sim900a là gì ?

 SIMCom giới thiệu Sim900A là một module GSM/GPRS cực kỳ nhỏ gọn, được
thiết kế cho thị trường toàn cầu. Sim900A hoạt động được ở 2 băng tần EGSM
(Global System for Mobile Communications) 900MHz, DCS 1800MHz như là
một loại thiết bị đầu cuối với một chip xử lý đơn nhân đầy sức mạnh, tăng
cường các tính năng quan trọng dựa trên nền vi xử lý ARM926EJ-S, cho bạn
nhiều lợi ích từ kích thước nhỏ gọn (24x24 mm), đáp ứng những yêu cầu về

không gian trong các ứng dụng có tính truyền tải với khoảng cách lớn.
2.2.1
-

Thông số kĩ thuật của module Sim900A

Nguồn cung cấp: 3.4V – 4.5V DC
o Điện năng tiêu thụ trong chế độ “ngủ”: 1.5mA
o Tương thích với GSM phase 2/2+
2


o Tự động tìm băng tần phù hợp trong 2 băng tần EGSM 900MHz, DCS
-

1800MHz
Lớp GSM: Small MS
Nhiệt độ hoạt động: -30°C đến +80°C

Hình 2.2: Mặt trước và mặt sau module sim900A



-

Tốc dộ GPRS
Download data: 85.6kpbs
Upload data:
42.8kpbs
SMS

Lưu trữ trên Sim card.
FAX: Group 3 Class 1.

 Lập trình bằng tập lệnh AT thông qua chuẩn giao tiếp RS232.
 Tích hợp SIM socket, SMA edge PCB connector và led trạng thái làm việc.
 Đồng hồ thời gian thực:
 Đặc tính vật lí:
 Kích thước 24mmx24mmx24mm ,nặng 3.4g
 Giao tiếp nối tiếp và sự ghép nối :
 Cổng nối tiếp : 8 cổng nối tiếp (ghép nối)
 Cổng kết nối có thể có Sd với CSD fax, GPRS và gửi lệnh AT command tới





moudule điều khiển.
Cổng nối tiếp có thể Sd chức năng giao tiếp
Hỗ trợ tốc độ truyền 1200 BPS tới 115200 BPS
Cổng hiệu chỉnh lỗi: 2 cổng nối tiếp TXD và RXD.
Cổng hiệu chỉnh lỗi chỉ sử dụng sửa lỗi.
3


2.2.2 Tập lệnh AT(AT command).
Bảng 2.1 Một số tập lệnh at cơ bản giao tiếp với module sim900a:
ATD+”so dien thoai”.
AT+CMGS=”\so dien thoai\”
AT+CMNI=2,2,0,0
AT+CSQ

AT+SABPR=3,1,\”CONTPPE”\,”\GPRS”\
ATI
2.3
2.3.1

Gọi đến một số điện thọai
Gửi tin nhắn tới số điện thoại
Cài đặt vùng nhớ khi nhận tin nhắn
mới
Kiểm tra chất lượng kết nối
Lựa chọn kết nối GPRS
Hiện thị thông tin sản phâm

Giới thiệu Board Aduino Uno
Arduino Uno là gì?


Nhắc tới dòng mạch Arduino dùng để lập trình, cái đầu tiên mà người ta

thường nói tới chính là dòng Arduino UNO. Hiện dòng mạch này đã phát triển
tới thế hệ thứ 3 (R3). Được giới thiệu vào năm 2005, đi cùng với nó là một môi
trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy tính cá nhân thông thường và
cho phép người dùng viết các chương trình cho Aduino bằng ngôn ngữ C hoặc
C++.

Hình 2.3: Board Aduino Uno R3
2.3.2 Vi điều khiển


Một mạch Arduino bao gồm một vi điều khiển AVR với nhiều


linh kiện bổ sung giúp dễ dàng lập trình và có thể mở rộng với các mạch
khác. Một khía cạnh quan trọng của Arduino là các kết nối tiêu chuẩn của nó,
cho phép người dùng kết nối với CPU của board với các module thêm vào có
4


thể dễ dàng chuyển đổi, được gọi là shield. Arduino chính thức thường sử
dụng các dòng chip megaAVR, đặc biệt là ATmega8, ATmega168,
ATmega328, ATmega1280, và ATmega2560.

5


Bảng 2.2 Một vài thông số của Arduino UNO R3
Vi điều khiển

ATmega328 (họ 8bit)

Điện áp hoạt động

5V – DC (chỉ được cấp qua cổng USB)

Tần số hoạt động

16 MHz

Dòng tiêu thụ

30mA


Điện áp vào khuyên dùng

7-12V – DC

Điện áp vào giới hạn

6-20V – DC

Số chân Digital I/O

14 (6 chân PWM)

Số chân Analog

6 (độ phân giải 10bit)

Dòng tối đa trên mỗi chân I/O

30 mA

Dòng ra tối đa (5V)

500 mA

Dòng ra tối đa (3.3V)

50 mA
32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng bởi


Bộ nhớ flash

bootloader

SRAM

2 KB (ATmega328)

EEPROM

1 KB (ATmega328)

2.3.3 Các cổng ra vào kết nối
Board Arduino sẽ đưa ra hầu hết các chân I/O của vi điều khiển để sử dụng cho những
mạch ngoài. Diecimila, Duemilanove, và bây giờ là Uno đưa ra 14 chân I/O kỹ thuật
số, 6 trong số đó có thể tạo xung PWM (điều chế độ rộng xungvà 6 chân input analog,
có thể được sử dụng như là 6 chân I/O số

6


Hình 2.4: Các chân I/O trên board (phần màu đỏ)
Các I/O này chỉ có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi
chân là 40mA. Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi
điều khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).
 Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:
 2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận (receive
– RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông
qua 2 chân này
 Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài các

chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao
thức SPI với các thiết bị khác.

7


2.3.4 Lập trình cho Arduino
 Các chương trình Arduino được viết bằng C hoặc C++. Arduino IDE

(Integrated Development Environment) đi kèm với một thư viện phần
mềm được gọi là "Wiring", từ project Wiring gốc, có thể giúp các thao tác
input/output được dễ dàng hơn. Người dùng chỉ cần định nghĩa 2 hàm để tạo ra
một chương trình vòng thực thi (cyclic executive) có thể chạy được:

 Hình 2.5: Giao diện làm việc trình IDE
 Các chương trình Arduino được viết bằng C hoặc C++. Arduino IDE đi

kèm với một thư viện phần mềm được gọi là "Wiring", từ project Wiring gốc,
có thể giúp các thao tác input/output được dễ dàng hơn. Người dùng chỉ cần
định nghĩa 2 hàm để tạo ra một chương trình vòng thực thi (cyclic executive) có
thể chạy được:


setup() : hàm này chạy mỗi khi khởi động một chương trình, dùng để

thiết lập các cài đặt


loop() : hàm này được gọi lặp lại cho đến khi tắt nguồn board mạch
8



2.4

Khái quát về led ma trận.
 Thực ra led module ma trận hay led ma trận là một. Đó là các bóng đèn

led của biển quảng cáo, khi đi ngoài đường hoặc thì chúng ta bắt gặp rất nhiều
những dòng thông tin hay hình ảnh chạy đi chạy lại đặt ngay trước của hàng. Và
đó cũng chính là loại biển quảng cáo led ma trận . Khi bạn để ý kĩ trên các
bảng LED QUẢNG CÁO có các cụm bóng được xếp thành từng cột hay từng
hàng xen kẽ nhau như ma trận. Chính vì thế mà người ta gọi dạng bố trí này là
led ma trận hay ma trận điểm ảnh.
2.4.1 Các thông số của một module led ma trận P10

Hình 2.6: Mặt trước module P10

Hình 2.7: Mặt sau module P10
9


 Các ma trận led được sản xuất thành các module. Ví dụ loại led đơn sắc

P10, mỗi modul có 16 hàng và 32 cột. Khoảng cách điểm ảnh của MODULE
MÀN HÌNH LED P10 là 10mm. Do vậy MODULE MÀN HÌNH LED P10 có

-

kích thước là 16x32cm.
 Cách sử dụng:

Bảng ngoài trời độ phân giải (mm) 10mm .
Module dày 30,5mm.
Kích thước (mm) 320 * 160 Pixel Density (pexel / m) 10.000.
Hiển thị một màu: Màu đỏ Độ phân giải (pixel) 32 * 16.
Độ ẩm hoạt động 10 ~ 95% Công suất Trung bình (W / m²) 100 ~ 300
Công suất tiêu thụ tối đa (W / m²) ≤ 500. Chế độ kiểm soát Không đồng bộ
Chế độ quét 1/4 quét bởi áp Constant Cân bằng trắng Độ sáng (cd / m²) ≥ 2000
Lớp chống thấm nước IP51 MTTF ≥ 10.000 Tuổi thọ (giờ) ≥ 100,000
Nguồn điện sử dụng 5V/10A chuyên dụng

2.4.2 Nguyên tắc hoạt động module P10
Các đường điều khiển gồm :
- Tín hiệu OE : tích cực mức logic cao (5V) cho phép chốt hàng ( hàng tương ứng với
2 tín hiệu A,B được nối đất ) - Tín hiệu chọn hàng : A,B là 2 đường tín hiệu cho phép
chọn hàng hiển thị
- Tín hiệu CLK: Tín hiệu cho phép chốt dữ liệu ra cột - Tín hiệu SCK : xung đưa dữ
liệu ra IC ghi dịch . - Tín hiệu DATA: đưa dữ liệu cần hiển thị ra bảng led. - Sơ đồ quét
của mudule : + Quét theo tỉ lệ ¼ + Tất cả module có 16 dòng,32 cột .Tại 1 thời điểm
nhất định sẽ có 4 dòng đồng thời được nối với nguồn Vcc (được cho phép sáng )

Hình 2.8: Sơ đồ quét led ma trận
10


2.4.3 Phần mềm lập trình visual studio 2012
Visual Studio là (IDE – Integrated Development Environment) một bộ công cụ phát
triển phần mềm do Microsoft phát triển. Visual Studio cũng là một phần mềm được sử
dụng bởi các lập trình viên để xây dựng nêncác sản phẩm phần mềm.Một trong các
tính năng được sử dụng đó là Windows Forms Designer.
Windows Forms Designer: được sử dụng để xây dựng GUI sử dụng Windows Forms;

bố trí có thể được xây dựng bằng các nút điều khiển bên trong hoặc khóa chúng vào
bên cạnh mẫu. Điều khiển trình bày dữ liệu (như hộp văn bản, hộp danh sách, vv) có
thể được liên kết với các nguồn dữ liệu như cơ sở dữ liệu hoặc truy vấn. Các điều
khiển dữ liệu ràng buộc có thể được tạo ra bằng cách rê các mục từ cửa sổ nguồn dữ
liệu lên bề mặt thiết kế. Các giao diện người dùng được liên kết với mã sử dụng một
mô hình lập trình hướng sự kiện. Nhà thiết kế tạo ra bằng C# hay VB.NET cho ứng
dụng

Hình 2.9 cửa sổ làm viêc trên visual studio
Những vùng làm việc được mô tả cụ thể dưới đây:
 Vùng 1: (ToolBox) đây là vùng chứa tất cả các control mà chúng ta có thể sử
dụng cho project, có thể kéo thả những control này sang vùng 2 và vùng 3.
 Vùng 2: Đây là vùng hiển thị kết quả (giao diện) mà chúng ta đã viết mã giao
diện. Có những loại project không có vùng làm việc này như project Console
Application.
11


 Vùng 3: Đây là nơi mà chúng ta sẽ làm việc khá nhiều, là vùng mà chúng ta sẽ
viết mã nguồn.
 Vùng 4: Nơi xuất ra những thông báo trong quá trình biên dịch, các lỗi cú pháp
phát sinh trong quá trình viết mã nguồn (source code).
 Vùng 5: (Solution Explorer) đây là vùng quản lý các file trong project mà
chúng ta đang làm việc.
2.4.4 Khái niệm cơ bản về HTTP
HTTP (HyperText Transfer Protocol) cho phép giao tiếp giữa nhiều máy chủ và
khách, và hỗ trợ một hỗn hợp của cấu hình mạng.
Điều này trở thành stateless protocol . Giao tiếp thường diễn ra qua giao thức TCP /
IP, như bất kỳ giao thức vận tải đáng tin cậy có thể được sử dụng. Cổng mặc định cho
giao thức TCP / IP là 80, nhưng các cổng khác cũng có thể được sử dụng.Gửi yêu cầu /

Thực hiện yêu cầu.
Giao tiếp giữa một máy chủ và máy khách xảy ra, thông qua một yêu cầu / cặp phản
hồi. Các máy khách khởi tạo một thông báo yêu cầu HTTP, đó là dịch vụ thông qua
một tin nhắn phản hồi HTTP trong trở lại. Ta sẽ xem xét điều này cơ bản thông điệp
đôi trong phần tiếp theo.
Phiên bản hiện tại của giao thức HTTP/1.1, có thêm một vài tính năng bổ sung cho các
1,0 phiên bản trước. Điều quan trọng nhất trong số này, bao gồm kết nối liên tục,
chunked chuyển-mã hóa và các tiêu đề bộ nhớ đệm hạt mịn.
 URLs
Trọng tâm của truyền thông web là thông báo yêu cầu, được gửi qua Uniform
Resource Locators (URL). Chúng ta đã quen thuộc với các URL để cụ thể hay xem
minh chứng dưới đây. Các URL có một cấu trúc đơn giản mà bao gồm của các thành
phần sau:

Hình 2.10 cấu trúc của URL
+ Phương thức gửi dữ liệu server gồm có:
12


GET: lấy một nguồn tài nguyên hiện có. URL chứa tất cả các thông tin cần thiết các
máy chủ cần phải xác định vị trí và trả lại tài nguyên.
POST: tạo ra một nguồn tài nguyên mới. POST yêu cầu thường mang một tải trọng
mà xác định các dữ liệu về tài nguyên mới.

13


3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Nội dung đề tài
Tiến hành: thiết kế và chế tạo mô hình điều khiển quang báo từ xa sử dụng module
sim900a thông qua board arduino uno giao tiếp với bảng led ma trận.
 Khảo sát và thực hiện đề tài:
-Địa điểm thực hiện : nghiên cứu và thực hiện tại Phòng thực tập ở Bộ Môn Cơ
Điện Tử.
-Thời gian thực hiện: Tháng 2/2016- 6/2016

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.





Tìm hiểu về tính năng gửi, nhận sms trên Module sim900a.
Tìm hiểu giao tiếp nối tiếp Uart của arduino với máy tính.
Tìm hiều cách kết nối giưa sim900a, module led ma trận với arduino.
Tìm hiểu về giao thức truyền nhận dữ liệu server, và tính năng GPRS trên
sim900a.

3.1.2 Phương tiện .
-

Board mạch arduino uno.
Module sim900a.
Linh kiện điện tử tạo nguồn sử dụng cho sim900a.
Phần mềm visual studio 2012.
Phần mêm lập trình arduino IDE 168.
Sim điện thoại, điện thoại di đông.
Module led ma trận 16x32.


3.2

Phương pháp thực hiện

3.2.1 Nghiên cứu lí thuyết
 Viết chương trình cho vi điều khiển thực hiện chức năng truyền nhận dữ liệu từ
các thiết bị module sim900a, PC.
 Cách thức kết nối moudule sim900a và bảng led ma trận với vi điều khiển.
 Cách thức xây dựng một giao diện điều khiển giao tiếp vi điều khiển bằng ngôn
ngữ C# trong visual studio 2012.
14


 Cách thức truyền nhận dữ liệu qua phương thức HTTP, tập lệnh AT để sử dụng
HTTP và xây dựng một giao diện web để điều khiển bảng led từ internet không
giây.
 Tìm hiểu cách thức để điều khiển bảng led ma trận.với vi điều khiển .

15


×