Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

HỆ THỐNG GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH XE BUÝT BẰNG RFID ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.83 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỆ THỐNG GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH XE BUÝT BẰNG RFID
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

Sinh viên thực hiện : LÊ KHẢI ĐỊNH
Ngành

: Cơ Điện Tử

Niên khóa

: 2013-2017

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2017


HỆ THỐNG GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH XE BUÝT BẰNG
RFID ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

TÁC GIẢ

LÊ KHẢI ĐỊNH

Khóa luận tôt nghiệp được đệ trình đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Cơ Điện Tử

Giáo viên hướng dẫn:


TH.S TRẦN THỊ KIM NGÀ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn tất cả quý thầy cô ở trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh và quý Thầy Cô trong khoa Cơ Khí - Công Nghệ đã trang bị cho em những kiến
thức quý báu cũng như đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Cơ Điện Tử đã giúp đỡ
chúng em nhiệt tình trong thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với cô Trần Thị Kim Ngà đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng đã dành thời gian nhận xét
và góp ý để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân cũng như bạn bè đã động
viên, ủng hộ và luôn tạo cho em mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn.

TPHCM, ngày tháng 06 năm 2017
Sinh viên thực hiện

LÊ KHẢI ĐỊNH


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Hệ thống giám sát hành trình xe buýt bằng
RFID để nâng cao chất lượng dịch vụ” được thực hiện tại trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 3 đến tháng 6
năm 2017.

Đề tài đã thực hiện thành công và đạt được kết quả khả quan
như xây dựng được hệ thống định vị xe buýt bằng RFID, dựa trên thuật
toán nhận dạng đối tượng bằng công nghệ RFID và phát triển hệ thống
theo hướng có khả năng định vị xe buýt và tính toán được thời gian dự
kiến xe buýt đến trạm đón trả khách. Đây được xem là kết quả chính
của đề tài. Để thực hiện tốt kết quả này thì em cũng phải thực hiện
thành công quá trình xử lý định vị đối tượng dựa trên cơ sở dữ liệu được
ghi ở mỗi thẻ từ RFID, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc định vị
xe buýt dựa vào mã thẻ đã được Reader ghi. Ngoài ra còn xây dựng cho
hệ thống cơ sở dữ liệu về thời gian để phục vụ cho việc gửi nhận tin
nhắn của modul sim.
Thực hiện truyền nhận dữ liệu nối tiếp tốc độ cao chuẩn SPI,
truyền nhận dữ liệu không dây qua sóng RF. Cũng như việc truyền nhận
dữ liệu không dây giữa các modul sim trên hệ thống thông tin di động
GMS.
Do thời gian thực hiện còn hạn chế, cũng như mức độ rộng lớn
của đề tài, nên dù đã cố gắng hết sức nhưng phương án giải quyết bài
toán của chúng em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để
đề tài của em càng được hoàn thiện hơn.

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................iii
TÓM TẮT...........................................................................................................................iv
MỤC LỤC ..........................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................xi

Chương 1 ……………………………………………….....................................................1
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………….1
1.1 Đặt vấn đề ………………………………………………………………………..1
1.2 Mục đích …………………………………………………………………………2
Chương 2 ……………………………………………….....................................................4
TỔNG QUAN …………………………………………………………………………..4
2.1 Một số khái niệm cơ bản trong hệ thống RFID ………………………………….4
2.1.1 Tag / thẻ ……………………………………………………………………...4
2.1.2 Reader (Đầu đọc) ………………………………………………………….....6
2.1.3 Middleware ( phần mềm xử lí trung gian) …………………………………...8
2.1.4 Khoảng đọc …………………………………………………………………..8
2.2 Tổng quan về hệ thống nhận dạng tự động : …………………………………….8
2.2.1 Các công nghệ nhận dạng tự động …………………………………………..8
2.2.1.1 Khái niệm hệ thống RFID ………………………………………...9
2.2.1.2 Phân loại hệ thống RFID ………………………………………..10
2.2.1.3 ID của Tag/ thẻ ( Mã thẻ) ………………………………………..13
2.3 Tổng quan về vi điều khiển Arduino …………………………………………...15
2.4 Truyền thông nối tiếp tốc độ cao SPI …………………………………………..17
2.4.1 Tổng quan về chuẩn truyền thông SPI ……………………………………...17
2.4.2 Truyền dữ liệu qua truyền thông SPI ……………………………………….18
2.4.2.1 Sơ đồ kết nối board Arduino với modul RFID qua cổng SPI ….18
2.4.2.2 Cấu trúc truyền dữ liệu theo chuẩn SPI …………………………19
2.5 Truyền tín hiệu không dây sử dụng cặp modul sim 900A ……………………...20
2.5.1 Tổng quan về modul sim 900A …………………………………………….20


2.5.2 Truyền nhận giữa hai modul sim …………………………………………..22
2.6 Truyền tín hiệu không dây sử dụng cặp module thu phát RF của hệ thống
RFID………………………………………………………………………………... 22
2.6.1 Tổng quan sóng RF ………………………………………………………...22

2.6.1.1 Biên độ và bước sóng ……………………………………………23
2.6.1.2. Bức xạ điện từ …………………………………………………..23
2.6.1.3. Pha ………………………………………………………………23
2.6.2 Các phương thức điều chế sóng RF …………………………………………23
2.6.2.1 Điều biên ………………………………………………………...23
2.6.2.2 Điều tần ………………………………………………………….24
2.6.2.3 Điều pha …………………………………………………………24
2.6.3 Mã hóa dữ liệu ………………………………………………………………25
2.6.3.1 Các phương pháp mã hoá dữ liệu ……………………………….25
2.6.3.2 Các dạng mã hóa phổ biến ………………………………………25
2.6.4 Hoạt động của sóng vô tuyến ………………………………………………26
2.7 Modul RFID RC522 ……………………………………………………………27
2.8 Mạch giảm áp L2596 …………………………………………………………...28
2.9 Thiết bị hiển thị LCD 16.2 ………………………………………………………30
Chương 3 ………………………………………………………………………………...31
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………...32
3.1 Thời gian trí thực hiện đề tài. ……………………………………………………32
3.2 Đối tượng và các thiết bị nghiên cứu. …………………………………………...32
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………….32
3.2.2 Thiết bị nghiên cứu ………………………………………………………….32
3.3 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………..32
3.3.1 Mô hình trạm giám sát hành trình xe buýt bằng công nghệ RFID thực tế …33
Chương 4 ………………………………………………………………………………...34
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………………………………………………………...34
4.1 Thiết kế sơ đồ khối toàn bộ hệ thống …………………………………………..34
4.4.1 Khối nguồn …………………………………………………………………35


4.4.2 Khối xử lý …………………………………………………………………..35
4.4.3 Khối nhận dạng …………………………………………………………….36

4.1.4 Khối truyền dẫn …………………………………………………………….36
4.1.5 Khối hiển thị. ……………………………………………………………….37
4.2 Bản vẽ 3D mô hình định vị xe buýt và cách bố trí các trạm xe buýt …………..37
4.3 Khung mô hình hoàn chỉnh ……………………………………………………..38
4.4 Truy vấn, xử lý số liệu, nhận dạng xe …………………………………………..38
4.5 Thuật toán giám sát hành trình xe buýt và tính toán thời gian …………………39
4.6 Giao tiếp với người dùng qua tin nhắn SMS …………………………………...40
4.7 Khảo nghiệm ……………………………………………………………………41
Chương 5 ………………………………………………………………………………...53
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI …………………………………...53
5.1 Kết luận. ………………………………………………………………………...53
5.2 Đề nghị và hướng phát triển đề tài. ……………………………………………..53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………...1
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………….2


DANH SÁCH CÁC
Hình 2. 1 Tag/thẻ ………………………………………………………………………….4
Hình 2. 2 Thẻ thụ động ……………………………………………………………………5
Hình 2. 3 Thẻ thụ động ……………………………………………………………………6
Hình 2. 4 Sơ đồ hệ thông nhận dạng tự động ………………………………………..........8
Hình 2. 5 Mô hình các hệ thống nhận dạng tự động ……………………………………...9
Hình 2. 6 Hệ thông RFID cơ bản ………………………………………………………...10
Hình 2. 7 Dải tần chính dùng cho ứng dụng RFID ……………………………………....11
Hình 2. 8 Hoạt động của RFID dùng thẻ tích cực ……………………………………….12
Hình 2. 9 Hoạt động của RFID dùng thẻ thụ động ………………………………………12
Hình 2. 10 Cấu trúc vật lí của một tag/thẻ ……………………………………………….13
Hình 2. 11 Một số loại vi điều khiển AVR ………………………………………………15
Hình 2. 12 Boar Arduino UNO ………………………………………………………….16
Hình 2. 13 Giao diện 4 dây của chuẩn SPI ………………………………………………18

Hình 2. 14 Sơ đồ kết nối giữa board Arduino với modul RFID …………………………18
Hình 2. 15 Khung truyền dữ liệu qua cổng SPI ………………………………………….19
Hình 2. 16 Truyền dữ liệu song song qua cổng SPI ……………………………………..19
Hình 2. 17 Truyền thông SPI giữa vi điều khiển với nhiều thiết bị ……………………..20
Hình 2. 18 Sơ đồ nguyên lí sim 900A …………………………………………………...20
Hình 2. 19 Sơ đồ chân module sim 900A ………………………………………………..21
Hình 2. 20 Điều biên ……………………………………………………………………..24
Hình 2. 21 Điều tần ………………………………………………………………………24
Hình 2. 22 Điều pha ……………………………………………………………………...25
Hình 2. 23 Các dạng mã hóa phổ biến …………………………………………………...26
Hình 2. 24 Hoạt động của sóng vô tuyến ………………………………………………..27
Hình 2. 25 Modul RFID RC522 và sơ dồ nối chân với ARDUINO Uno R3 ……………27
Hình 2. 26 Sơ đồ chân Mạch nguồn LM 2596 …………………………………………..29
Hình 2. 27 Sơ đồ nguyên lý Mạch nguồn LM 2596 ……………………………………..29
Hình 2. 28 Màn hình LCD 16.2 và sơ đồ chân của LCD ………………………………..30
YHình 3. 1 Mô hình trạm giám sát hành trình xe buýt bằng RFID thực tế
……………….33Y
Hình 4. 1 Sơ đồ khối mô hình ……………………………………………………………34
Hình 4. 2 Mạch nguồn …………………………………………………………………...35
Hình 4. 3 Khối xử lí ……………………………………………………………………...35
Hình 4. 4 Khối nhận dạng ………………………………………………………………..36
Hình 4. 5 Khối truyền dẫn ……………………………………………………………….36
Hình 4. 6 Khối hiển thị …………………………………………………………………..37


Hình 4. 7 Bản vẽ 3D mô hình ……..……………………………………………………..37
Hình 4. 8 Mô hình hệ thống giám sát hành trình sau khi hoàn thành ……………………38
Hình 4. 9 Sơ đồ các bước nhận dạng …………………………………………………….39
Hình 4. 10 Sơ đồ thuật toán giám sát hành trình và tính toán thời gian …………………40
Hình 4. 11 Sơ đồ qua trình tương tác với người dùng dịch vụ bằng SMS ………………41

Hình 4. 12 Người dùng tương tác với hệ thống qua SMS ……………………………….41


DANH SÁCH CÁC BẢ
Bảng 2. 1: Bảng các từ định danh và ứng dụng ………………………………………….14
Bảng 2. 2: Nối dây giữa Module Sim 900A với Arduino Uno R3 ………………………21
Bảng 2. 3 Sơ đô nối chân LCD 16.2 với Arduino Uno R3 ………………………………
31Y
Bảng 4. 1 Bảng so sánh thời gian giữa thực tế từ mô hình và thời gian ước tính ……….52
Bảng 4. 2 Biểu đồ so sánh giữa thời gian thực tế từ mô hình và thời gian ước tính …….52

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RFID : Radio Frequency Identification
LCD : Liquid Crystal Display
SPI

: Sereal Peripheral Interface

GPS : Global Positioning System
CRC : Cyclic Redundancy Check
EPC : Electronic Product Code
GMS: Global Mobile System
RS232: Recommended Standard 232
USB : Universal Serial Bus
LAN : Local Area Network
RTLS : Real Time Local System
UHF : Ultra High Frequency
PWM: Pulse Width Modulation
AT : Attension
ID


: Identification


MISO : Master In Slave On
MOSI : Master On Slave In
SS

: Slave Select

SCK : Serial Clock


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Dưới dự phát triển không ngừng về khoa học – công nghệ. Đặc biệt là trong các
thiết bị tự động hoá phát triển mạnh mẽ. Trước nhu cầu đó đòi hỏi ở kỹ sư Cơ điện tử phải
liên tục nghiên cứu phát triển các thiết bị trong các lĩnh vực: đời sống hằng ngày, công
nghiệp, y tế, quân sự,…Nhờ đó mà các kỹ sư đã sáng tạo ra các thiết bị, robot giúp đỡ
hoặc thay thế con người trong công việc nặng nhọc, nguy hiểm, khó khăn đòi hỏi độ
chính xác cao..
Qua tìm hiểu thực tế tôi đã thấy trong những năm gần đây, các hệ thống nhận dạng
tự động (Auto Identification) ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng trong rất
nhiều các lĩnh vực. Nhưng phát triển mạnh nhất hiện nay chính là công nghệ nhận dạng tự
động sử dụng tần số sóng radio, đó chính là công nghệ RFID (Radio Frequency
Identification). Cùng với sự phát triển của công nghệ sản xuất chip và công nghệ không
dây, hệ thống RFID ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn về mọi mặt. Việc tìm hiểu,
nghiên cứu công nghệ này giúp chúng ta tiếp cận và tiến đến làm chủ công nghệ, từ đó

chúng ta có thể triển khai các ứng dụng trong thực tế như:
-Hệ thống nhận dạng sản phẩm qua mã vạch ở các Siêu thị
-Hệ thống nhận dạng sinh học trong đó chủ yếu nhận dạng các sinh vật
sống,nhưng chủ yếu là nhận dạng con người. Trong các hệ thống nhận dạng thì nhận dạng
sinh học có độ chính xác cao hơn nhờ nhận dạng các đặc điểm riêng của mỗi người như:
nhận dạng vân tay, nhận dạng giọng nói, nhận dạng võng mạc …
-Hệ thống nhận dạng thẻ thông minh : Thẻ thông minh là thiết bị lưu trữ dữ liệu
điện tử, có loại có thêm một chip để xử lý thông tin. Chúng thường được thiết kế trong
một thẻ nhựa có kích thước như thẻ điện thoại. Để hoạt động, thẻ thông minh phải được
đưa vào đầu đọc thẻ, thẻ được kết nối với đầu đọc thông qua các tiếp xúc điện. Thẻ được
cung cấp năng lượng và xung đồng bộ bởi đầu đọc thông qua tiếpxúc điện đó. Dữ liệu
truyền giữa đầu đọc và thẻ được truyền theo dạng nối tiếp hai chiều.
Qua đặc điểm của các hệ thống nhận dạng tự động trên, chúng ta có thể thấy rằng
hầu hết các hệ thống nhận dạng tự động trên đều yêu cầu kết nối vật lý tiếp xúc với
khoảng cách gần. Điều này gây rất nhiều bất tiện cho người sử dụng trong sử dụng hoặc
quản lý. Với hệ thống RIFD, việc kết nối không dây giữa thiết bị mang thông tin và thiết
bị đọc sẽ đem lại nhiều ứng dụng và tiện lợi hơn. Trong thực tế, chúng ta còn có thể

1


truyền năng lượng từ đầu đọc cho thiết bị di động thông qua việc sử dụng công nghệ
không dây này.
Đặc biệt, hiện nay việc ứng dụng công nghệ RFID để định vị xe trong các hệ
thống vận tải đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng rộng rãi như : Hệ thống kiểm soát
xe tải, ra vào kho hàng hóa, hệ thống kiểm soát các phương tiện vận tải ra vào cảng, hệ
thống nhận dạng và xác định vị trí container,…góp phần vào việc đảm bảo an ninh cho
hàng hóa, kiểm soát được vị trí của các phương tiện vận tải cũng như nhận dạng ra chúng
một cách có hiệu quả từ đó có thể dễ dàng quản lý các hoạt động tại tại kho bãi hoặc cảng
biển.

1.2 Mục đích
Thực tế hiện nay có rất nhiều người sử dụng các phương tiện vận tải công cộng,
nhất là xe buýt, không nắm bắt được thời gian đón trả khách tại các trạm chỉ dựa vào suy
đoán mơ hồ dựa vào tần số đón trả khách của một tuyến xe buýt hay sử dụng. Do
đó,không nắm bắt được chính xác thời gian để thuận tiện trong việc sắp xếp lịch trình di
chuyển phù hợp với cồn việc. Hiểu rõ được nhu cầu cần nắm bắt chính xác thời gian đón
trả khách của xe buýt tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Giám sát hành
trình xe tải bằng công nghệ RFID để cải thiện chất lượng dịch vụ”. Với mục đích nhận
dạng và định vị xe buýt từ đó tính toán được thời gian dự kiến các xe buýt sẽ đến một
trạm cố định nào đó để đón trả khách. Giúp người sử dụng dịch vụ công cộng này nắm
được gần như chính xác thời gian hoạt động của xe tại trạm mà người dùng quan tâm
thông qua màn hình LCD đặt tại các trạm hoặc bằng cách gửi tin nhắn đến một số điện
thoại được công bố. Còn đối với các nhà quản lý là giúp nâng cao chất lượng dịch vụ do
họ cung cấp, cũng như kiểm soát được thời gian hoạt động của các xe buýt do đơn vị
mình quản lý.
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn với những hạn chế về quy mô đề tài nên tôi
chỉ thực hiện nghiên cứu một số vấn đề cơ bản như sau:
-Dùng modul RFID RC522 làm trạm phát (Reader) để nhận tín hiệu từ thẻ từ
được gắn trên mô hình xe buýt sau đó so sánh với dữ liệu lưu trữ để nhận diện xe buýt.
Nếu đúng định vị được xe buýt( đúng mã số thẻ) thì truyền tín hiệu cho Arduino để điều
khiển modul sim 900A gửi tin nhắn cho các trạm kế tiếp sau nó.
-Sử dụng chuẩn truyền thông nối tiếp tốc đọ cao SPI (Serial Peripheral Bus) để
truyền nhận dữ liệu giữa modul RFID RC522 và modul vi điều khiển Arduino.
-Sử dụng modul sim 900A để truyền nhận tín hiệu điều khiển không dây giữa các
trạm phát và trạm xe buýt. Trả lời bằng tin nhắn cho người dùng khi nhận được tin nhắn
đúng cú pháp
- Sử dụng LCD 16.2 để hiển thị tín hiệu điều khiển từ vi điều khiển Arduino.

2



- Ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống để giám sát hành trình xe buýt từ đó
tính toán thời gian dự kiến xe buýt đến các trạm đón trả khách.

Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Một số khái niệm cơ bản trong hệ thống RFID
2.1.1 Tag / thẻ
Thẻ được sử dụng trong hệ thống RFID có chức năng như một bộ thu phát
(transponder) được thiết kế để có thể vừa có khả năng thu tín hiệu vô tuyến vừa có khả
năng tự động phát đi trả lời.
Cấu tạo một thẻ RFID thường bao gồm các thành phần sau: Mạch giải mã, bộ
nhớ, nguồn cung cấp, điều khiển giao tiếp, anten.
Thẻ có ba loại: tích cực, bán thụ động và thụ động.

Hình 2. 1 Tag/thẻ
Thẻ thụ động : Loại thẻ này không có nguồn bên trong (onboard) mà sử dụng
nguồn năng lượng nhận được từ Reader để tự tiếp sinh lực hoạt động và truyền tín hiệu về
dữ liệu được lưu trữ trong nó cho Reader. Thẻ thụ động có thời gian sống dài và thường
có sức chịu đựng rất tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Chẳng hạn, trong
các môi trường có hóa chất ăn mòn và nhiệt độ lên tới 4000F hoặc ở nhiệt độ cao hơn
nữa.

3


-Đối với loại thẻ này, khi thẻ và Reader truyền thông với nhau thì Reader luôn
truyền trước rồi mới đến thẻ. Cho nên bắt buộc phải có Reader để thẻ kích hoạt năng
lượng và truyền dữ liệu của nó.

-Thẻ thụ động có nhiều phạm vi đọc, tùy vào mục đích sử dụng mà khoảng đọc từ
ít hơn 1inch đến khoảng 30 feet (xấp xỉ 9 m).

Hình 2. 2 Thẻ thụ động
Thẻ tích cực: Thẻ tích cực có một nguồn năng lượng bên trong ( pin hoặc nguồn
năng lượng khác như năng lượng mặt trời) và điện tử học để thực thi những nhiệm vụ
chuyên dụng. Sử dụng nguồn năng lượng bên trong để truyền dữ liệu cho Reader. Điện tử
học bên trong gồm bộ vi mạch, cảm biến và các cổng vào/ra Những thành phần này có thể
đo được nhiệt độ vây quanh và phát ra dữ liệu nhiệt độ chuẩn và sử dụng dữ liệu này để
xác định các tham số khác như hạn sử dụng của item được gắn thẻ. Thẻ có thể truyền
thông tin này cho Reader (cùng với từ định danh duy nhất của nó).
Đối với loại thẻ này, trong quá trình truyền giữa thẻ và Reader, thẻ luôn truyền
trước. Nhờ vào nguồn năng lượng bên trong mà loại thẻ này tự kích hoạt hoạt động của
nó mà không cần nhờ vào năng lượng của Reader. Vì vậy, sự hiện diện của Reader không
cần thiết cho việc truyền dữ liệu nên thẻ tích cực có thể phát dữ liệu của nó cho những
vùng lân cận kể cả trong cả trường hợp Reader không có ở nơi đó.
Khoảng cách đọc của thẻ tích cực là 100 feet (xấp xỉ 30.5 m) hoặc hơn nữa khi
máy phát tích cực của thẻ được dùng đến. Tuổi thọ khi dùng pin của loại thẻ tích cực này

4


là từ 2 đến 7 năm tùy thuộc vào thời gian sống của nguồn năng lượng bên trong (pin) và
tần số phát tín hiệu của thẻ.

Hình 2. 3 Thẻ thụ động

Thẻ bán thụ động ( bán tích cực): Thẻ bán thụ động có một nguồn năng lượng bên
trong (chẳng hạn là bộ pin) và điện tử học bên trong để thực thi những nhiệm vụ chuyên
dụng. Nguồn bên trong cung cấp năng lượng cho thẻ hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình

truyền dữ liệu, thẻ bán tích cực lại sử dụng nguồn năng lượng từ Reader. Thẻ bán tích cực
hay còn được gọi là thẻ có hỗ trợ pin ( battery-assisted tag ).
Đối với loại thẻ này, trong quá trình truyền tín hiệu giữa Tag/thẻ và Reader thì
Reader luôn truyền trước rồi mới đến Tag/thẻ.
Phạm vi đọc (khoảng đọc) của thẻ bán thụ động lên đến 100 feet ( xấp xỉ 30,5m).
2.1.2 Reader (Đầu đọc)
Reader (Đầu đọc) thẻ RFID là một thiết bị điện tử tích hợp. Nó gồm các module
như: Module giao tiếp vô tuyến sử dụng Anten, Module mã hoá và giải mã, Module xử lý
tín hiệu từ thẻ, Module truyền thông ( Hỗ trợ kết nối RS232, SPI, USB, LAN…). Các
anten có thể gắn trong đầu đọc hoặc gắn rời. Chúng có nhiệm vụ thu và phát tín hiệu sóng
radio giao tiếp với thẻ.
Reader RFID được gọi là vật tra hỏi (interrogator), là một thiết bị đọc và ghi dữ
liệu các thẻ RFID tương thích. Hoạt động ghi dữ liệu lên thẻ bằng Reader được gọi là tạo
thẻ. Quá trình tạo thẻ và kết hợp thẻ với một đối tượng được gọi là đưa thẻ vào hoạt động
(commissioning the tag). Muốn đối tượng được gắn thẻ mất hiệu lực hoạt động ta tách thẻ
ra khỏi đối tượng được gắn thẻ hoặc làm mất hiệu lực hoạt động của thẻ ( vô hiệu hóa

5


thẻ). Thời gian mà Rreader có thể phát năng lượng RF để đọc thẻ được gọi là chu kỳ làm
việc của Reader.
Reader là hệ thần kinh trung ương của toàn hệ thống phần cứng RFID thiết lập
việc truyền dữ liệu với thành phần này và điều khiển nó, là thao tác quan trọng nhất của
bất kỳ thực thể nào muốn liên kết với thực thể phần cứng này. Một reader có các thành
phần chính sau:
Máy phát (Transmitter): Truyền nguồn AC và chu kỳ xung qua anten của nó đến
thẻ trong phạm vi đọc cho phép, chịu trách nhiệm gửi tín hiệu của Reader đến môi trường
xung quanh và nhận lại đáp ứng của thẻ qua anten. Số cổng anten của Reader được kết
nối với thành phần máy phát của nó. Hiện tại thì một số Reader có thể hỗ trợ đến 4 cổng

anten.
Máy thu: Là một phần của máy thu phát, nhận tín hiệu tương tự từ thẻ qua anten.
Sau đó nó gởi những tín hiệu này cho vi mạch của Reader chuyển thành tín hiệu số tương
đương.
Vi mạch: Thành phần này chịu trách nhiệm cung cấp giao thức cho Reader để
truyền thông với thẻ tương thích. Có nhiệm vụ thực hiện việc giải mã và kiểm tra lỗi tín
hiệu tương tự nhận từ máy thu. Thêm nữa là vi mạch có thể chứa luận lý để thực hiện việc
lọc và xử lý dữ liệu đọc được từ thẻ.
Bộ nhớ: Dùng lưu trữ dữ liệu như các tham số cấu hình Reader và một bản kê
khai các lần đọc thẻ. Vì vậy nếu việc kết nối giữa Reader và hệ thống mạch điều
khiển/phần mềm bị hỏng thì tất cả dữ liệu thẻ đã được đọc không bị mất. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào dung lượng của bộ nhớ,có một giới hạn liên quan đến việc nhiều lần đọc thẻ
như thế có thể được lưu trữ như thế nào vào lúc đó. Nếu việc kết nối xuống vượt quá thời
gian mở rộng cho phép thì một phần dữ liệu đã lưu bị mất (bị ghi đè bởi các thẻ khác
được đọc sau đó)
Các kênh nhập/xuất của các cảm biến, cơ cấu truyền động đầu từ và bảng tín hiệu
điện báo bên ngoài: Thành phần này cung cấp một cơ chế bật và tắt Reader tùy thuộc vào
các sự kiện bên ngoài. Sử dụng một số cảm biến quang hoặc cảm biến siêu âm để phát
hiện các đối tượng được gắn thẻ trong phạm vi đọc của Reader, các cảm biến này cho
phép Reader bật lên để đọc thẻ. Ngoài ra các kênh này cũng cho phép Reader cung cấp
xuất cục bộ tùy thuộc vào một số điều kiện qua một bảng tín hiệu điện báo (chẳng hạn,
báo bằng âm thanh) hoặc cơ cấu truyền động đầu từ (chẳng hạn, mở hoặc đóng van an
toàn, di chuyển một cánh tay robot, v.v…).
Mạch điều khiển: Mạch điều khiển cho phép con người hoặc chương trình máy
tính giao tiếp, điều khiển các chức năng của Reader, điều khiển bảng tín hiệu điện báovà
cơ cấu truyền động đầu từ kết hợp với Reader này. Thường thì hợp nhất thành phần này

6



vào Reader (như phần mềm hệ thống (firmware) chẳng hạn). Tuy nhiên, có thể tách làm
một thành phần phần cứng/phần mềm riêng.
Giao diện truyền thông :Giao diện truyền thông cho phép tương tác với bên ngoài
qua mạch điều khiển, để truyền dữ liệu’ nhận lệnh và gửi lại đáp ứng. Có thể xem là một
phần của mạch điều khiển hoặc là phương tiện truyền giữa mạch điều khiển và các thực
thể bên ngoài.
Nguồn năng lượng:Cung cấp nguồn năng lượng cho các thành phần của Reader.
Nguồn năng lượng được cung cấp cho các thành phần này qua một dây dẫn điện được kết
nối với một ngõ ra bên ngoài thích hợp.
2.1.3 Middleware ( phần mềm xử lí trung gian)
Phần mềm Middleware sẽ quản lý đầu và dữ liệu đến từ thẻ, chuyển nó tới hệ
thống cơ sở dữ liệu tập trung. Middleware được bố trí ở giữa đầu đọc và cơ sở dữ liệu.
Ngoài việc lấy dữ liệu từ thẻ và đưa dữ liệu vào cơ sở dữ liệu, Middleware còn thực hiện
các chức năng như lọc, quản lý và phối hợp đầu đọc. Khi các hệ thống RFID phát triển
lên, Middleware sẽ được bổ sung thêm các chức năng quản lý nâng cao và cải tiến cho cả
đầu đọc và thẻ, chưa kể đến các tuỳ chọn quản lý dữ liệu mở rộng.
2.1.4

Khoảng đọc
Là khoảng cách giữa đầu đọc và thẻ. Đối với các hệ thống RFID ghép cảm ứng,
năng lượng cảm ứng là một hàm của khoảng cách từ cuộn anten. Từ trường giảm đi với
tốc độ 1 / r3, với r là khoảng cách giữa đầu đọc và thẻ.
2.2

Tổng quan về hệ thống nhận dạng tự động
Một hệ thống nhận dạng tự động thông thường gồm các thành phần sau :
Nhận diện

Thẻ (Mã số,
mã vạch,)


Reader

Middleware (Phần
mềm xử lí)

(Đầu đọc)

Hiển thị

Cơ sở dữ liệu

7


Hình 2. 4 Sơ đồ hệ thông nhận dạng tự động
2.2.1 Các công nghệ nhận dạng tự động
Hiện nay việc nhận dạng tự động có thể sử dụng bằng nhiều phương pháp, công
nghệ khác nhau như bằng công nghệ GPS, sử dụng sóng RF, công nghệ RFID,…và mỗi
công nghệ, phương pháp lại có nhiều cách khác nhau. Và ở hiện tại, RFID đang là công
nghệ có nhiều tính ưu việt được sử dụng rộng rãi và phổ biến trông cuộc sống.

Hình 2. 5 Mô hình các hệ thống nhận dạng tự động
2.2.1.1 Khái niệm hệ thống RFID
RFID (Radio Frequency Identification) là phương pháp nhận dạng tự động dựa
trên khả năng lưu trữ và nhận dữ liệu từ xa bằng các thiết bị thẻ RFID. Thẻ RFID có kích
thước nhỏ vàcó thể gắn vào sản phẩm, gắn trên người, động vật. Thẻ RFID chứa các chip
silicon và các anten cho phép nhận lệnh và đáp ứng lại bằng tần số vô tuyến RF từ một
RFID phát đáp. Các thẻ thụ động không yêu cầu nguồn công suất nội bộ còn các thẻ tích
cực yêu cầu một nguồn công suất.

Hệ thống RFID lấy năng lượng từ trường điện từ của sóng radio và nhận dạng
dựa vào tần số sóng radio mang thông tin đó. Có khả năng nhận diện các đối tượng từ
khoảng cách từ vài inch cho đến hàng trăm mét tùy vào nhu cầu sử dụng. Do những đặc
tính ưu việt về công nghệ của hệ thống RFID so với các hệ thống nhận dạng tự động khác
nên hầu hết các hệ thống cần tính bảo mật và an ninh cao thường chọn công nghệ này. Hệ
thống RFID ngày nay được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực và ngày càng phát triển
vượt bậc hơn.

8


Cấu trúc cơ bản của một hệ thống RFID bao gồm Reader (đầu đọc), Tag ( thẻ )
và Middleware (phần mềm xử lý trung gian). Đầu đọc sẽ phát tín hiệu truy vấn thẻ, lấy
thông tin từ tín hiệu thẻ gửi về và sau đó xử lý theo thông tin vừa nhận được bằng các
mạch giải mã,các phần mềm xử lí trung gian.

Hình 2. 6 Hệ thông RFID cơ bản
2.2.1.2 Phân loại hệ thống RFID
Hệ thống RFID có thể được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau như: tần
số hoạt động, khoảng đọc, nguồn cung cấp cho thẻ, và giao thức truyền dữ liệu giữa thẻ
và đầu đọc…
Theo thiết kế anten, hệ thống RFID có thể được phân loại thành RFID trường gần
và RFID trường xa.
RFID trường gần: Trường gần là một hiện tượng xảy ra trong truyền sóng vô
tuyến, trong đó cường độ trường của trường điện từ đủ lớn để cảm ứng tạo ra một điện
trường trên cuộn dây anten của thẻ.Độ lớn của trường gần phụ thuộc vào bước sóng của
tín hiệu vô tuyến được sử dụng (r = λ/2π).
-Trong các hệ thống RFID trường gần, công suất cũng như thông tin cần truyền từ
đầu đọctới thẻ đều có thể thực hiện được bằng cách ghép cảm ứng qua tương tác với từ
trường, hoặcghép dung ứng qua tương tác với điện trường. Hệ thống RFID trường gần là

phương pháp đơn giản nhất để thực hiện một hệ thống RFID thụ động.Hạn chế chủ yếu

9


của nó là giới hạn về khoảng đọc (thường ngắn hơn 1.5m). Ngoài ra,cùng với tầm nhìn
của anten đầu đọc, cường độ trường trực giao với mặt phẳng anten đầu đọc thì rất mạnh,
trái lại cường độ từ trường song song với mặt phẳng anten đầu đọc thì lại rất yếu hoặc
thậm chí bằng không. Do đó, nếu thẻ được đặt song song với từ trường của anten đầu đọc,
đầu đọc sẽ không nhận biết được thẻ vì không có từ thông chảy qua thẻ. RFID trường
gần thông thường hoạt động ở băng tần HF với tần số 13,56 MHz
RFID trường xa: Đối với hệ thống này, thông tin truyền từ đầu đọc tới thẻ được
thực hiện bằng cách phát và thu sóng EM. Đầu đọc sẽ phát ra năng lượng qua anten, một
phần năng lượng đã phát sau đó sẽ bị phản xạ trở lại từ thẻ và đầu đọc sẽ nhận biết được.
Biên độ năng lượng phản xạ từ thẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trở kháng tải kết
nối tới anten của thẻ. Bằng cách thay đổi trở kháng tải của anten theo thời gian, thẻ có thể
phảnxạ nhiều hoặc ít so với tín hiệu tới và đó cũng là cách mã hoá ID của thẻ.
-Hoạt động ở các tần số lớn hơn 100MHz, chủ yếu là băng tần UHF như
868MHz, 915MHz hoặc 955MHz hay băng tần vi ba như 2.45GHz hoặc 5.8GHz. Khoảng
đọc của hệ thống RFID trường xa được xác định bởi mật độ năng lượng mà thẻ nhận được
và độ nhạy của phần thu đầu đọc đối với tín hiệu phản xạ từ thẻ.

Hình 2. 7 Dải tần chính dùng cho ứng dụng RFID
Theo phưong pháp cấp nguồn cho thẻ thì có thể phân loại hệ thống RFID thành
hệ thống RFID thụ động, tích cực và bán tích cực tương ứng với việc dùng các loại thẻ đã
được đề cập ở phần 2.1 Tag / thẻ.
Hệ thống RFID tích cực: Trong các hệ thống RFID tích cực, các thẻ điện tử đều
có máy phát điện và nguồn năng lượng vận hành của mình (dưới dạng pin). Các thẻ điện
từ khi hoạt động sẽ phát sóng tín hiệu riêng của mình để truyền tải các dữ liệu, thông tin
được lưu trữ trên các vi mạch. Hệ thống RFID tích cực, thông thường là loại UHF, có

băng tần số siêu cao và cung cấp một phạm vi quét khổng lồ có thể lên tới 100m. Nói
chung, các thẻ từ trong hệ thống RFID chủ động được sử dụng trong các trường hợp mà

10


đối tượng cần nhận dạng có kích cỡ lớn, ví dụ như xe hơi, container, đầu máy…và các đối
tượng có chiều dài hay cần theo dõi trong một phạm vi lớn. Đối với thẻ từ của hệ thống
RFID tích cực gồm có 2 bộ phận: bộ phát đáp tín hiệu sóng vô tuyến ( transponder) và ra
đa. Bộ phát đáp sẽ “hoạt động ” khi chúng nhận được tín hiệu vô tuyến truyền từ đầu đọc
của hệ thống RFID tích cực. Sau đó, bộ máy sẽ hoạt động và kết thúc bằng việc phát một
tín hiệu phản hồi lại tới bộ phận đầu đọc của hệ thống.

Hình 2. 8 Hoạt động của RFID dùng thẻ tích cực
Bộ phát tín hiệu của thẻ từ không chủ động phát tín hiệu liên tục, mà chúng chỉ
phát tín hiệu bằng sóng vô tuyến khi và chỉ khi chúng nhận được yêu cầu phát ra từ đầu
đọc. Cơ chế này, giúp tiết kiệm tối đa năng lượng của thẻ từ. Ngoài ra, anten của hệ thống
không giống như một bộ phận dò tín hiệu thông thường mà được sử dụng như một hệ
thống định vị đồng thời xác định thời gian thực (RTLS), nhằm liên tục theo dõi vị trí
chính xác của đối tượng mà người dùng muốn kiểm soát. Không giống bộ phận phát đáp
dữ liệu, anten của thẻ không hỗ trợ việc thu, quét tín hiệu của đầu đọc. Thay vào đó,
chúng sẽ phát ra tín hiệu trong một khoảng thời gian định trước. Tùy thuộc vào mức yêu
cầu, anten có thể được người dùng xác lập để phát tín hiệu vài giây/lần hay một ngày/lần.
Mỗi lượt tín hiệu để định vị đối tượng phát ra sẽ được anten của đầu đọc thu nhận, kiểm
định rồi truyền tải thông tin của thẻ đến đầu đọc của hệ thống.
Hệ thống RFID thụ động: Trong hệ thống RFID thụ động thì đầu đọc và anten
đọc sẽ tự động gửi tín hiệu vô tuyến đến các thẻ từ. Thẻ từ RFID sẽ sử dụng chính các tín
hiệu này để khởi động thẻ và gửi thông tin lại cho đầu đọc.

11



Hình 2. 9 Hoạt động của RFID dùng thẻ thụ động
-Hệ thống RFID thụ động có thể hoạt động ở tần số thấp trong LF, tần số cao HF
hay thậm chí cả tần số cực cao ở loại RFID UHF. Vì phạm vi hoạt động của dạng hệ
thống thụ động này bị giới hạn bởi khả năng tán xạ ngược các tín hiệu vô tuyến của thẻ
từ đến đầu đọc, cho nên, phạm vi đọc của hệ thống thụ động này thưởng chỉ giới hạn tối
đa là 10m. Ưu điểm của loại hệ thống RFID này, đó là các thẻ từ, chúng không đòi hỏi
phải có nguồn điện hay máy phát, pin mà chỉ cần bộ vi xử lý và anten. Do đó, so với các
thẻ từ hệ thống RFID tích cực, loại thẻ từ này rẻ hơn, kích thước nhỏ hơn và dễ sản xuất
hơn.
-Thẻ thụ động có thể được thiết kế dưới nhiều hình thái khác nhau, tùy thuộc vào
yêu cầu ứng cụ thể của loại RFID mà nó ứng dụng vào. Thẻ có thể được gắn trên một chất
nền, hoặc kẹp giữa một lớp keo dính và một nhãn giấy để tạo thành một nhãn RFID thông
minh. Ngoài ra, thẻ thụ động cũng có thể được bao bọc bởi các hóa chất hay vật thể, bao
bì.. nhằm làm thẻ tăng độ bền và khả năng chống nhiệt đối với môi trường nhiệt độ cao
hay có các hóa chất ăn mòn mạnh.
Hệ thống RFID bán thụ động (bán tích cực): Là hệ thống RFID kết hợp giữa hai
hệ thống trên. Loại thẻ RFID thụ động nhưng có sử dụng pin (BAP) cũng là một loại thẻ
từ trong hệ thống RFID thụ động nhưng được tích hợp thêm tính năng của thẻ từ RFID
chủ động, đó là có nguồn năng lượng bằng pin để vận hành. Hầu hết các thẻ RFID thụ
động thông thường chỉ thu nhận, sử dụng năng lượng của tín hiệu mà đầu đọc hệ thống
RFID phát ra rồi tán xạ ngược lại đến đầu đọc, còn thẻ BAP thì lại sử dụng một nguồn
điện tích hợp ( thường là pin) có trên chip, vì thế thẻ không cần lấy tín hiệu vô tuyến từ
đầu đọc RFID làm năng lượng nữa, mà có thể trực tiếp tán xạ tín hiệu thẳng tới đầu đọc
RFID thụ động. Tuy nhiên, không giống như như thẻ RFID trong hệ thống tích cực, thẻ
BAP không có bộ phận phát đáp tín hiệu sóng.
2.2.1.3 ID của Tag/ thẻ ( Mã thẻ)
Đối với Tag/ thẻ RFID có hai hoạt động cơ bản là:
- Gắn Tag/ thẻ : bất kì tag nào cũng được gắn lên item theo nhiều cách.


12


- Đọc Tag/ thẻ :tag RFID phải có khả năng giao tiếp thông tin qua sóng radio theo
nhiều các.
Một tag/thẻ về mặt vật lý thực tế có bộ nhớ trên tag/thẻ tùy nhà sản xuất và có cấu
trúc logic như sau:

Hình 2. 10 Cấu trúc vật lí của một tag/thẻ
Trong đó:
-CRC là một checksum.
-EPC là ID của tag ( Mã sản phẩm điện tử)
-Password là một “mã chết” để làm mất khả năng hoạt động của tag.
CRC (Cyclic Redundancy Check): là một phương pháp xác minh một khối dữ
liệu không thích hợp do đã bị sửa đổi. Người gửi khối dữ liệu này sẽ tính một giá trị bằng
cách xử lý toàn khối thành một số lớn và chia nó bởi một số được gọi là đa thức CRC. Số
dư của phép toán này là CRC. Người gửi sẽ gửi CRC này cùng với dữ liệu và người nhận
dùng phương pháp tương tự để tính CRC qua khối dữ liệu để so sánh. Nếu CRC từ người
gửi không thỏa với CRC đã được tính bởi người nhận thì người nhận yêu cầu dữ liệu
được gửi lại. Giao thức này dùng chuỗi 16 bit CRC sử dụng đa thức x 16+x12+x5+1. Nó có
thể bắt được 99.998% lỗi.
-Thuật toán tính CRC: Đầu tiên tính giá trị hex cho đa thức. Thực hiện bằng cách
tính từ 15 xuống (vì đây là chuỗi CRC 16 bit) và đánh dấu 1 cho mỗi lũy thừa xuất hiện
trong đa thức. Đối với mỗi lũy thừa không có trong đa thức ta đánh dấu 0. Điều này có
nghĩa là ta có 1 ở vị trí 2 12 và 1 ở vị trí 25. Vì đa thức kết thúc là 1, ta cộng 1 vào cuối số,
số đó là một số 0001000000100001 hoặc số hex 1021. Lấy đa thức khối dữ liệu chia cho
đa thức này, số dư là CRC.
Dưới đây là bảng các từ định danh ứng dụng và ví dụ về ứng dụng của chúng.
Định danh

ứng dụng
(21)
(00)
(414)
(8003)

Định
danh
SGTIN
SSCC
GLN
GRAI

Tên

Mục đích sử dụng

Serialized Global Trade Item Number
Serial Shipping Container Code
Global Location Number
Global Returnable Asset Identifie

Đánh dấu item
Thùng chứa hàng hóa
Đánh dấu vị trí
Sản phẩm cho thuê hoặc
trong thư viện

13



(8004)

GIAI
GID

Global Individual Asset Identifier
General Identifier

Đánh dấu tài sản cá nhân
ID cá nhân

Bảng 2. 1: Bảng các từ định danh và ứng dụng
EPC ( Electronic Product Code ) : Mã sản phẩm điện tử (EPC) được lưu trữ trong
bộ nhớ chip của thẻ được ghi vào thẻ bằng một máy in RFID và có hình dạng của một
chuỗi 96-bit của dữ liệu. 8 bit đầu tiên là một tiêu đề trong đó xác định các phiên bản của
giao thức. 28 bit tiếp theo xác định các tổ chức quản lý dữ liệu cho thẻ nhớ; 24 bit tiếp
theo là một hệ dữ liệu ghi nhớ các đặc trưng của đối tượng, xác định các loại sản phẩm;
36 bit cuối cùng dành để ghi nhớ mã số đặc biệt của thẻ. Tổng số mã sản phẩm điện tử có
thể được sử dụng như một chìa khóa mà chúng ta có thể dùng nó để xác định duy nhất
một loại sản phẩm, đối tượng cụ thể trong toàn bộ cơ sở dữ liệu toàn cầu.
Nhận dạng Tag/ thẻ: Khi một tag/ thẻ có trong vùng quét dữ liệu của Reader thì
Reader sẽ truy xuất mã thẻ (ID) khi đó thẻ sẽ gửi tín hiệu phúc đáp và Reader sẽ thu được
mã thẻ ở dạng tín hiệu tương tự. Nhờ các vi mạch chuyển đổi thành tín hiệu số và so sánh
với cơ sở dữ liệu của Reader, do mỗi thẻ có một mã số duy nhất trên hệ thống toàn cầu
nên sẽ được nhận dạng nếu có trong bộ nhớ lưu trữ của Reader.
2.3 Tổng quan về vi điều khiển Arduino
Arduino là một bo mạch vi xử, gồm một Vi điều khiển AVR kết hợp với nhiều
linh kiện bổ sung, được dùng để lập trình tương tác với các thiết bị phần cứng như cảm
biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị khác. Vi điều khiển AVR do Viện thiết kế tương tác

Ivrea, Italia phát triển đầu tiên còn phần cứng được đóng góp bởi Herrando Barragan
người Colombia. Phần cứng Arduino gốc được sản xuất bởi công ty Italy tên là Smart
Projects. Một vài board dẫn xuất từ Arduino cũng được thiết kế bởi công ty của Mỹ tên là
SparkFun Electronics. Hiện nay các sản phẩm board Arduino rất phong phú và đa dạng
gồm rất nhiều loại Arduino như: Uno R3, Mega, Mega 2560 R3, Nano, Leonardo, Due,
Duemilanove, Lily pad, Diecimila,…

14


×